Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn e.coli

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân

ppt35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7383 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn e.coli, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO VI KHUẨN E.COLI GIẢNG VIÊN: PHẠM THỊ TUYẾT MAI SINH VIÊN: ĐỒNG THỊ QUYẾT MỤC LỤC 1: Đặt vấn đề 2: Nội dung 2.1: Đặc điểm vi khuẩn E.coli 2.2: Nguyên nhân 2.3: Biện pháp 3: Kết luận 4: Tài liệu tham khảo 1: Đặt vấn đề Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100 - 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân Vậy ngộ độc thực phẩm : Từ đâu...?  NĐTP do 2 nguyên nhân chính: ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm hóa chất và NĐTP do nhiễm vi sinh vật hoặc do độc tố vi sinh vật. Một trong những loại ngộc độc thực phẩm gây ra bởi vi sinh vật thường gặp là ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.coli. 2.NỘI DUNG 2.1; Đặc điểm vi khuẩn E.coli -Thuộc nhóm vi trùng đường ruột Enterobacteriaceae, có nhiều trong tự nhiên, trong đường ruột của người và gia súc : gây ngộ độc thực phẩm do các tuýp gây bệnh phát triển mạnh mẽ trong thức ăn, có tên gọi chung là E.coli gây bệnh đường ruột -Vi khuẩn E.coli nhiễm vào đất, nước… từ phân của động vật. Chúng trở nên gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng E.coli một loại vi trùng đường ruột có độc tố. -Hình dạng: Vi khuẩn thuộc loại trực khuẩn gram âm, di động bằng tiêm mao quanh tế bào, không tạo bào tử, loại có độc lực thì có capsul, loại không có độc lực không có capsul Kích thước trung bình (0,5µ x 1-3µ) hai đầu tròn. Một số dòng có lông bám (pili). -Đặc điểm nuôi cấy và sinh hóa: Là loại hiếu khí hay hiếu khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp 370C nhưng có thể mọc trên 400C, pH 7,4.             + Trên môi trường thạch dinh dưỡng NA tạo khóm tròn ướt (dạng S) màu trắng đục.            + Trên thạch máu:             +Trên môi trường Rapid’ E.coli tạo khuẩn lạc màu tím.     + Trên môi trường Macconkey, Endo, SS tạo khóm hồng đỏ.   + Trên các môi trường đường Các phản ứng sinh hóa: Indol dương tính, Methyl Red (phản ứng MR) dương tính, Voges-Proskauer (phản ứng VP) âm tính và Citrat âm tính, H2S âm tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit, Lysine decarboxylaza dương tính.    2: Nguyên nhân: Đặc điểm kháng nguyên và độc tố  - Gồm 4 loại kháng nguyên: O, K, H, F và nội độc tố gây tiêu chảy, ngoại độc tố gây tan huyết và phù thủng.   - Độc tố của E.coli: Loại E.coli có giáp mô (kháng nguyên K) gây ngộ độ mạnh hơn loại không giáp mô. Kháng nguyên K có 13 loại KA, KB, KL. Ví dụ công thức kháng nguyên của một E.coli là: O55K5H21F5 -Nội độc tố đường ruột: Gồm 2 loại chịu nhiệt và không chịu nhiệt. Cả hai loại này đều gây tiêu chảy. Loại chịu nhiệt ST (Thermostable): gồm các loại STa, STb. Loại không chịu nhiệt LT (Thermolabiles): gồm các loại LT1, LT2.   -Những dòng E.coli sản sinh độc tố (ETEC) gồm nhiều type huyết thanh khác nhau nhưng thường gặp nhất là các type O6H16, O8H9, O78H12, O157 Cơ chế gây ngộ độc: khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn với số lượng nhiều kèm theo độc tố của chúng. Bệnh lây qua thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc có thể lây trực tiếp từ tay người chăm sóc Các hàng thịt bán lẻ ở các chợ Hà Nội chưa đảm bảo vệ sinh 2.2: Nguyên nhân  Vi khuẩn E.coli nhiễm vào đất, nước… từ phân của động vật. Chúng trở nên gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng E.coli một loại vi trùng đường ruột có độc tố. Ngộ độc thực phẩm thường xẩy ra do ăn phải thực phẩm có nhiễm vi khuẩn hay độc tố của chúng. Vi khuẩn này có nhiều trong phân người và gia súc. Trong quá trình chế biến thiếu vệ sinh, không có thói quen rửa tay trước khi ăn hay trước khi chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm không tốt để các loại côn trùng xâm nhập mang theo vi khuẩn E.coli từ phân, rác vào thức ăn. . Bệnh có thể tử vong do nhiễm độc hay mất nước nếu nhiễm E.coli 0.157 hay các loại E.coli khác gây bệnh giống như vi khuẩn tả. E.Coli là một trong nhiều vi khuẩn sống đông đúc ở ruột và được loại ra khỏi cơ thể qua phân, một ít trong nước tiểu. Do đó, vi khuẩn lan vào thực phẩm là do ruồi truyền từ phân Chế biến thức ăn mà không áp dụng vệ sinh cũng dễ dàng đưa tới ngộ độc thực phẩm Ăn uống mất vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm            Chú ý:  a; Các điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nhanh trong thực phẩm là : + Các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng là thức ăn mà các vi sinh vật cần tới để phát triển. + Độ ẩm, độ pH, nhiệt độ là các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Độ ẩm càng cao, pH trung tính (5-8) và nhiệt độ 10-600C là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy vậy cũng có một số loại vi khuẩn khác truyền bệnh một cách thụ động và không phát triển trong môi trường thực phẩm như viêm gan A, lỵ Amíp và Lao. b; Vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm thường từ 4 nguồn chủ yếu: - Do môi trường không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn từ đất, nước bẩn, không khí, dụng cụ, vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm. - Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân không bảo đảm, tiếp xúc với thực phẩm trong thời gian đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính. Thức ăn được nấu không chín kỹ, ăn thức ăn sống. - Do bảo quản thực phẩm không vệ sinh, không che đậy để côn trùng, vật nuôi... tiếp xúc vào thức ăn, mang theo các vi khuẩn gây bệnh: Số công nhân nhập viện đông nên hai người nằm chung một giường *: Triệu chứng trúng độc   Thời kỳ ủ bệnh 2-20 giờ. Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít khi nôn mửa. Thân nhiệt có thể hơi sốt. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp đổ mồ hôi. Thời gian khỏi bệnh vài ngày. Nguyên nhân là do nhiễm E.coli vào cơ thể với số lượng lớn và cơ thể đang suy yếu.  sau 4 giờ đến 48 giờ có các dấu hiệu đau bụng đi ngoài phân có máu hay nhiều nước tuỳ theo từng loại vi khuẩn E.coli. Bệnh có thể tử vong do nhiễm độc hay mất nước nếu nhiễm E.coli 0.157 hay các loại E.coli khác gây bệnh giống như vi khuẩn tả. Bệnh được điều trị sớm và xử trí đúng cách sẽ phục hồi nhanh chóng. Bệnh nhân cũng bị ói, đau bụng, tiêu chảy phân toàn nước     Xử lý cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào dạ dày (rửa dạ dày, gây nôn, tẩy ruột), làm cản trở sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tiếp đó điều trị bằng các thứ thuốc đặc hiệu cho từng loại ngộ độc, rồi mới chữa đến triệu chứng. Công việc tiến hành phải có tính chất tổng hợp 2.4: Biện pháp Đề phòng ngộ thực phẩm do vi khuẩn Thực phẩm thường rất dễ bị nhiễm bẩn do vi khuẩn nếu chúng ta không luôn duy trì vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản. Phòng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường không khó nếu chúng ta thực hiện tốt những lời khuyên về VSATTP: - Chọn thực phẩm tươi, sạch. - Thực hiện ăn chín uống chín. - Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được chế biến. - Ăn ngay khi vừa nấu xong (trong 2 giờ đầu). - Thức ăn đã nấu chín phải được bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh. - Đun chín kỹ mọi loại thức ăn trước khi sử dụng lại. - Không sử dụng các thức ăn quá hạn, thức ăn ôi thiu. - Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến. - Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính không tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm. - Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra phát hiện người lành mang trùng là Không ai dám chắc hàng quán vỉa hè là đảm bảo vệ sinh Thức ăn được chế biến không cẩn thận dễ bị nhiễm vi sinh, độc chất. Trong ảnh: Thức ăn bán ngoài hè phố -Mọi người liên can tới thực phẩm cần rửa tay với xà phòng và nước trước khi đụng vào thực phẩm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, đưa tay lên miệng, mũi, tóc. -Thực phẩm cần được rửa sạch sẽ với nước an toàn. -Tránh để lẫn lộn các loại thực phẩm như thịt, cá sống và rau trái cây với nhau -Nấu chín thịt, cá, gà vịt, trứng. Nhớ đừng nếm thức ăn với một cái thìa đã dùng rồi. -Sau khi nấu mà chưa ăn, cất ngay thức ăn trong tủ lạnh. -Cất thực phẩm chưa nấu ở tủ lạnh nhiệt độ dưới 4ºC (40ºF) là nhiệt độ mà vi khuẩn không tăng sinh được. -Không tiêu thụ thực phẩm quá hạn, gói thực phẩm bị rách, đồ hộp phồng lên hoặc bẹp lõm. -Không tiêu thụ thực phẩm có mùi vị bất thường. -Không ăn nấm độc. -Khi đi du lịch, chỉ ăn thực phẩm tươi, mới nấu chín, uống nước đã đun sôi. Không ăn rau sống hoặc trái cây khi không biết nguồn gốc. Với mọi sự đề phòng mà chẳng may vẫn bị ngộ độc thực phẩm với nóng sốt, máu trong phân, ói kéo dài, dấu hiệu khô nước cơ thể như giảm tiểu tiện, khô miệng, chóng mặt khi đứng lên, tiêu chẩy quá 3 ngày thì cần đi bác sĩ để được khám nghiệm, điều trị. Kết luận Bạn hãy luôn tuân theo những quy tắc về an toàn thực phẩm để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho cả gia đình mình nhé Tài liệu tham khảo Mạng Internet