Trong những người tham gia tố tụng hình sự quy định
tại chương 3 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 thì người
bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc
biệt.Tuy nhiên, cho đến nay trong lý luận pháp lý và
thực tiễn tố tụng hình sự vẫn chưa có khái niệm chính
thức và thống nhất và thống nhất về người bào chữa.
Đồng thời, những quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự về phạm vi những người tham gia tố tùng với tư
cách người bào chữa còn giới hạn. Hơn nữa, xuất
phát từ nhiều lý do khác nhau nên người bào chữa
trong thực tiễn tố tụng hình sự hiện nay chủ yếu là
luật sư, còn bào chữa viên nhân dân và người đại diện
hợp pháp của bị can, bị cáo chỉ tồn tại trong pháp luật
thực định.
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3610 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người bào chữa trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ
TRẦN VĂN BẢY
ThS. Khoa Luật hành chính - ĐH luật TP.HCM
Trong những người tham gia tố tụng hình sự quy định
tại chương 3 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 thì người
bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc
biệt. Tuy nhiên, cho đến nay trong lý luận pháp lý và
thực tiễn tố tụng hình sự vẫn chưa có khái niệm chính
thức và thống nhất và thống nhất về người bào chữa.
Đồng thời, những quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự về phạm vi những người tham gia tố tùng với tư
cách người bào chữa còn giới hạn. Hơn nữa, xuất
phát từ nhiều lý do khác nhau nên người bào chữa
trong thực tiễn tố tụng hình sự hiện nay chủ yếu là
luật sư, còn bào chữa viên nhân dân và người đại diện
hợp pháp của bị can, bị cáo chỉ tồn tại trong pháp luật
thực định. Bài viết này như là một trong những cố
gắng chung để làm sáng tỏ ngững vấn đề còn bất cập
nói trên.
I. Về khái niệm người bào chữa:
Hiện nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng
có những cách hiểu khác nhau về người bào chữa. Có
một số quan điểm cho rằng:: “Người bào chữa là
người giúp đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các
tình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa án ra một
bản án có căn cứ và đúng pháp luật”[1]. Một tác giả
khác còn khẳng định rõ hơn rằng người bào chữa là
người tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án[2]. Ngoài
ra, cũng có không ít người vẫn quan niệm người bào
chữa là “thầy cãi”…
Những cách hiểu nói trên là không chính xác, chưa
làm rõ được khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của
người bào chữa cũng như chưa phân biệt được người
bào chữa với người tiến hành tố tụng, với người bảo
vệ quyền lợi của đương sự. Thật ra, người bào chữa
là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích
liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị
buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến
hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng. Từ
“tham gia” nói lên tính chất, vai trò của người bào
chữa. “Người tham gia” chỉ là người góp phần hoạt
động của mình vào một hoạt động chung nào đó, do
những chủ thể khác chủ động và chính thức tiến
hành. Hơn nữa, người bào chữa không phải là người
được nhân danh quyền lực nhà nước và không được
sử dụng quyền lực nhà nước như những tiến hành tố
tụng. Bên cạnh đó, cũng không thể đồng nhất khái
niệm người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của
đương sự. Ngay trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988
đã có sự phân biệt giữa người bào chữa vời người bảo
vệ quyền lợi của đương sự. Tiêu chí để phân biệt
chính là chức năng của họ và đối tượng mà họ bào
chữa, bảo vệ[3]. Người bào chữa tham gia tố tụng
chủ yếu để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trong khi đó,
người bảo vệ quyền lợi cho đương sự tham gia tố
tụng chủ yếu là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
về dân sự cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án.
Như đã trình bày, người bào chữa không có quyền và
lợi ích trong vụ án hình sự. Việc họ tham gia tố tụng
bất luận trong trường hợp nào cũng chỉ để nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội.
Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong tố tụng hình sự
xuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bị
buộc tội (hoặc với người đại diện hợp pháp của người
bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan
tiến hành tố tụng. Trong trường hợp đặc biệt do Bộ
luật tố tụng hình sự quy định, nếu người bị buộc tội
hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời
người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng yêu
cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và dĩ
nhiên ngay trong trường hợp này sự tham gia của
người bào chữa cũng phải được sự đồng ý của người
bị buộc tội.
Từ những phân tích trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra
khái niệm người bào chữa trong tố tụng hình sự như
sau: “Người bào chữa trong tố tụng hình sự là người
tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội,
giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp
phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
II. Các loại người bào chữa theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự:
Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bào
chữa có thể là:
- Luật sư;
- Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo;
- Bào chữa viên nhân dân.
Trong những người nói trên thì luật sư là người bào
chữa chuyên nghiệp. Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987
đã quy định một trong những hình thức giúp đỡ pháp
lý chủ yếu của luật sư là tham gia tố tụng với tư cách
là người bào chữa. Thực tiễn hoạt động tố tụng hình
sự ở nước ta cũng cho thấy sự hiện diện của luật sư
với tư cách là người bào chữa trong các vụ án hình sự
ngày càng phổ biến.
Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo cũng
được pháp luật xác định là người bào chữa trong tố
tụng. Tuy nhiên, từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988 ra đời đến nay đã hơn 10 năm nhưng về phương
diện pháp lý chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào
giải thích rõ người đại diện hợp pháp của bị can, bị
cáo là ai. Trong Thông tư liên ngành số 01/TTLN
ngày 18/12/1988 của Tòa án nhân dân tối cao và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi đề cập đến quyền
kháng cáo đã hướng dẫn: “Đại diện hợp pháp của bị
cáo chưa thành niên là bố mẹ hoặc người đỡ đầu của
họ”[4]. Nội dung trên đã gián tiếp làm rõ người đại
diện hợp pháp nhưng chỉ là người đại diện hợp pháp
của bị cáo là người chưa thành niên chứ không phải
là người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo nói
chung như quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng hình
sự. Trong kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1991 đã
khẳng định: “ Người thân thích của bị cáo không phải
là người bào chữa, nhưng thực tiễn cho thấy có
những vấn đề, có những tình tiết thuộc về vụ án,
thuộc về nhân thân của bị cáo thì chỉ có những người
thân thích mới thấu hiểu và nắm bắt được một cách
tường tận và do đó họ có thể giúp cho Hội đồng xét
xử cân nhắc việc xử lý được chính xác hơn, bảo đảm
cho việc xét xử của Tòa án được đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật. Do đó, người thân thích của bị
cáo có quyền làm người bào chữa cho bị cáo”[5]. Rõ
ràng, nội dung hướng dẫn trên chứa đựng sự mâu
thuẫn có tính chất nội tại khi khẳng định người thân
thích của bị cáo không phải là người bào chữa nhưng
sau đó lại cho phép người thân thích của bị cáo có
quyền tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho bị
cáo. Hơn nữa, hướng dẫn này cũng đã không làm rõ
người thân thích của bị cáo là ai. Thực tiễn tố tụng
hình sự những năm qua cũng cho thấy là chưa có
trường hợp nào người đại diện hợp pháp của bị can,
bị cáo tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa.
Đây là một thiếu sót lớn của pháp luật thực định cần
sớm được khắc phục.
Người bào chữa trong tố tụng hình sự còn có thể là
Bào chữa viên nhân dân. Chức danh Bào chữa viên
nhân dân ở nước ta ra đời trên cơ sở Sắc lệnh số
69/SL ngày 18/6/1949. Sau đó, Nghị định số 01 – NĐ
– VY ngày 12/1/1950 của Bộ Tư pháp đã quy định rõ
tiêu chuẩn Bào chữa viên nhân dân. Trong suốt thời
gian dài ( từ 1949 – 1987) Bào chữa viên nhân dân đã
đóng một vai trò rất lớn trong tố tụng hình sự. Đến
năm 1987 cả nước có 30 Đoàn Bào chữa với tổng số
gần 400 Bào chữa viên nhân dân[6]. Tuy nhiên từ
năm 1989 đến nay khi các Đoàn luật sư được khôi
phục lại ở các địa phương thì các Đoàn Bào chữa đã
chấm dứt hoạt động và giải thể, do đó chức danh Bào
chữa viên nhân dân chỉ tồn tại trên phương diện pháp
lý.
Từ những lý do nói trên mà người bào chữa trong tố
tụng hình sự hiện nay chủ yếu chỉ là luật sư. Đội ngũ
luật sư ở nước ta hiện nay vừa thiếu về số lượng vừa
yếu về chất lượng lại phân bổ không đồng đều ở các
địa phương nên chẳng những làm hạn chế sự lựa
chọn của bị can, bị cáo mà trong nhiều trường hợp
còn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ
quan tiến hành tố tụng. Số liệu thực tế cho thấy
những vụ án hình sự có luật sư tham gia bào chữa
chiếm tỉ lệ rất thấp trên tổng số án hình sự mà Tòa án
đã đưa ra xét xử ( Theo báo cáo của 46 Đoàn Luật sư
thì từ khi thành lập Đoàn cho đến năm 1993 các Luật
sư đã tham gia bào chữa được 22.331 vụ chiếm tỉ lệ
khoảng 16% so với tổng số án hình sự mà Tòa án đã
đưa ra xét xử[7]).
Thực trạng đó buộc chúng ta phải suy nghĩ khi nói
đến nguyên tắc hiến định là đảm bảo quyền bào chữa
của bị can, bị cáo. Vấn đề đặt ra là cần phải mở rộng
phạm vi những người có quyền tham gia tố tụng với
tư cách là người bào chữa cả về phương diện pháp lý
lẫn thực tiễn.
III. Một số kiến nghị:
Với những suy nghĩ trên đây chúng tôi thấy cần phải
nêu lên những kiến nghị cụ thể sau:
+ Một là, trước mắt và về lâu dài cần tăng cường đội
ngũ luật sư cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng
kịp thời và có hiệu quả nhu cầu của thực tiễn tố tụng
hình sự. Để thúc đẩy tiến trình này trước hết cần sớm
ban hành Pháp lệnh tổ chức luật sư mới để thay thế
Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 vốn đã quá lạc
hậu. Theo đó, Pháp lệnh mới sẽ được quy định rõ
hơn, đầy đủ hơn về điều kiện, tiêu chuẩn của luật sư,
trong đó chú trọng đến tiêu chuẩn về đạo đức và
nghiệp vụ của luật sư. Đồng thời Pháp lệnh mới cần
tạo ra quy trình công nhận luật sư theo hướng thông
thoáng hơn trên cơ sở bảo đảm được sự quản lý của
Nhà nước và tôn trọng tính tự quản của tổ chức luật
sư.
+Hai là, việc sữa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự
sắp tới cần làm rõ người đại diện hợp pháp của bị cáo
trong tố tụng hình sự là những đối tượng nào để tạo
điều kiện cho quy định đó được thi hành trong thực
tiễn tố tụng hình sự. Theo chúng tôi, nên tham khảo
những quy định về người đại diện hợp pháp của bị
can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
+ Ba là, cần khôi phục lại chế định Bào chữa viên
nhân dân. Đã đến lúc Chính phủ nên ban hành Quy
chế hoặc Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của
Đoàn Bào chữa viên nhân dân để chính thức khôi
phục lại chế định có nhiều ưu điểm này.
+ Bốn là, trong tương lai cần nghiên cứu để từng
bước mở rộng phạm vi của những người có quyền
tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa không
chỉ giới hạn trong khuôn khổ của Điều 35 Bộ luật tố
tụng hình sự hiện hành mà phải tiến tới khả năng cho
phép bất kỳ ai có nhân thân tốt, có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, có bằng cử nhân Luật, được tín nhiệm
của bị can, bị cáo và sự chấp thuận của cơ quan tiến
hành tố tụng thì đều có quyền tham gia bào chữa. Dĩ
nhiên, khi đó pháp luật tố tụng hình sự sẽ phải có
những quy định chặt chẽ về việc tham gia bào chữa
của này.
Thiết nghĩ, tất cả những kiến nghị nêu trên nếu được
chấp thuận sẽ góp phần trực tiếp vào việc thực hiện
tốt nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị
cáo trong thực tiễn tố tụng hình sự ở nước ta.