Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Trên chặng đường ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước lâm nguy thì non sông ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại chính quyền, bảo vệ nền độc lập nước nhà. Trải qua các triều đại lịch sử: Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn, biết bao anh hùng đã làm rạng rỡ non sông. Đến thời nhà Nguyễn, vua quan sa đọa, bán nước cầu vinh, cả hai tay dâng đất nước cho thực dân Pháp. Trước thực tế đó, nhân dân ta hết sức căm phẫn, nhiều người đã đứng lên đấu tranh tìm mọi biện pháp để cứu dân, cứu nước như: Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập nhưng không thành, Phan Châu Trinh muốn ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, nâng cao dân khí tính chuyện giải phóng nhưng cũng thất bại. Hay như Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế dũng cảm đứng lên chống Pháp song còn mang nặng tư tưởng phong kiến. Con thuyền Việt Nam chưa rõ bến neo đậu. Đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng vừa cạnh tranh, xâu xé thuộc địa vừa hùa nhau nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Bởi vậy cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, lầm than, nhận thấy rõ con đường cứu nước của cha anh là sai lầm, Nguyễn Tất Thành - người con xứ Nghệ có lòng yêu nước nồng nàn đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua ba mươi năm bôn ba, vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, tới gần ba mươi nước quan sát, nghiên cứu thuộc địa và các nước tư bản, Nguyễn Tất Thành trở thành người có hiểu biết phong phú, thực tiễn và thời gian đã dần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

doc9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5255 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục trang I.Mở đầu:…………………………………………………………2 II.Nội dung: 1.Những giá trị truyền thống dân tộc…………………………………….3 2.Tinh hoa văn hóa nhân loại…….……………………………………….3 a. Những giá trị phương Đông……………………………………………3 b. Những giá trị phương Tây……………………………………………..4 3. Chủ nghĩa Mác – Lênin………………………………………………...5 4. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh…………………………………...…6 III Kết luận……………………………………………………....7 I.Mở đầu: Trên chặng đường ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước lâm nguy thì non sông ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại chính quyền, bảo vệ nền độc lập nước nhà. Trải qua các triều đại lịch sử: Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn, biết bao anh hùng đã làm rạng rỡ non sông. Đến thời nhà Nguyễn, vua quan sa đọa, bán nước cầu vinh, cả hai tay dâng đất nước cho thực dân Pháp. Trước thực tế đó, nhân dân ta hết sức căm phẫn, nhiều người đã đứng lên đấu tranh tìm mọi biện pháp để cứu dân, cứu nước như: Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập nhưng không thành, Phan Châu Trinh muốn ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, nâng cao dân khí tính chuyện giải phóng nhưng cũng thất bại. Hay như Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế dũng cảm đứng lên chống Pháp song còn mang nặng tư tưởng phong kiến... Con thuyền Việt Nam chưa rõ bến neo đậu. Đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng vừa cạnh tranh, xâu xé thuộc địa vừa hùa nhau nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Bởi vậy cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, lầm than, nhận thấy rõ con đường cứu nước của cha anh là sai lầm, Nguyễn Tất Thành - người con xứ Nghệ có lòng yêu nước nồng nàn đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua ba mươi năm bôn ba, vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, tới gần ba mươi nước quan sát, nghiên cứu thuộc địa và các nước tư bản, Nguyễn Tất Thành trở thành người có hiểu biết phong phú, thực tiễn và thời gian đã dần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. II.Nội dung: 1.Những giá trị truyền thống dân tộc. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất... tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thủy chung, khoan dung, độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc... Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người. 2.Tinh hoa văn hóa nhân loại. a. Những giá trị phương Đông: Những ảnh hưởng, tác động của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đến tiến trình hình thành, phát triển tưởng Hồ Chí Minh có cả những yếu tố duy tâm, lạc hậu và những yếu tố duy vật, tích cực. Song người đã gạt bỏ những yếu tố duy tâm, lạc hậu để tiếp thu và chuyển hóa những yếu tố duy vật, tích cực, phù hợp với điều kiện lịch sử - xã hội, con người và thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Mặt tích cực của Nho giáo là mặt triết lí hành động, tư tưởng về nhân thế hành đạo giúp đời; triết lí nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, lấy hành động để lập thân và có lí tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng. Nho giáo còn đề cao văn hóa và tạo ra truyền thống hiếu học trong xã hội. Hồ Chí Minh nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điểm không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Mặt tích cực của Phật giáo là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; có tinh thần bình đẳng, dân chủ, chất phác chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp (tư tưởng về Phật đã thành và sẽ thành); đề cao lao động, chống lười biếng theo luật “Chấp tác”; phái Trúc Lâm ở Việt Nam còn chủ trương gắn bó với nhân dân, với đất nước. Về chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn khai thác cả những mặt tích cực của Lão Tử, Mặc Tử,… để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Người thường dẫn lời của V.I. Lênin : “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”. b. Những giá trị phương Tây: Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi qua hầu hết các châu lục và đã sống ở nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp và hơn thế là những năm tháng sống và hoạt động ở Pháp. Người đã nhanh chóng tiếp thu được vốn tri thức của thời đại, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa Pháp và một số nước khác; tiếp thu được tư tưởng dân chủ và cách mạng của phương Tây, của các nhà khai sáng Pháp trong các sinh hoạt khoa học ở các câu lạc bộ và sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã hội Pháp. Không đơn giản chỉ chịu ảnh hưởng từ các nhà khai sáng như: Voltaire, Roussu, Moutesquieu mà Người còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp. Từ đó, Người đã dần hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở ấy, Người đã có thể tự do hội họp, viết văn, làm báo, tham gia các đảng phái và phát biểu ý kiến của mình trước dư luận Pháp, kể cả việc phê phán bọn quan lại phong kiến và bọn thực dân ở thuộc địa. Về tư tưởng dân chủ cảu cách mạng Mỹ, người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ. Như vậy, nhờ quá trình học hỏi và rèn luyện không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của nhân loại. 3. Chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hổ Chí Minh thuộc hệ tưởng Mác - Lênin mà hạt nhân lí luận là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin mà Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và chuyển hóa được những hiểu biết quý báu của các thế hệ trước để lại, tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm lịch sử và thời đại để giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra của cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta, những người Cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kì, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta. Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo, Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời mình đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và tạo ra một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề cương “Về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin viết năm 1920 đã thức tỉnh Nguyễn Ái Quốc, đưa người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, vì đây là chủ nghĩa duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa, hiểu sâu sắc khát vọng, tiềm năng và sức mạnh to lớn của dân tộc thuộc địa nên đã nêu lên luận điểm: “Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ vói cách mạng chính quốc nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào nó”. Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh đã xác định quy luật hình thành của Đảng là kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước: “Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc”. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nền chuyên chính vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam, một cuộc Cách mạng từ giải phóng dân tộc mà tiến lên, Hồ Chí Minh cho rằng “mục đích của Quốc tế cộng sản là làm thế giới vô sản cách mạng, thiết lập vô sản chuyên chính, nhưng chúng ta phải căn cứ vào trình độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước mà đề ra chiến lược cách mạng phù hợp” chứ không phải nước nào cũng phải làm cách mạng vô sản, chuyên chính như nhau. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin nằm trong sự thống nhất hữu cơ, cả hai đều là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Chúng ta không thể lấy chủ nghĩa Mác - Lênin thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như không thể hiểu, vận dụng quán triệt, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nếu không nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin. 4. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải kể đến các nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Không phải ai cũng có thể hiểu được mọi chân lí, có thể tất cả mọi người dều nhìn thấy quả táo rơi nhưng chỉ có một mình Niutơn phát hiện ra định luật “Vạn vật hấp dẫn”, hay cũng không phải bất cứ người Việt Nam nào là đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, từng đọc qua luận cương của Lênin cũng có thể tìm ra con đường cứu nước chân chính cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc thuộc địa mà chỉ có một mình Nguyễn Ái Quốc. Thứ nhất, khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và luôn sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại, Người đã đánh giá đúng bản chất của cuộc cách mạng đó, không để bị đánh lừa bởi cái hào nhoáng bề ngoài của những khái niệm tự do, bình đẳng, bác ái,… Thứ hai là sự khổ công học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, những kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới để có thể từng bước tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin. Thứ ba là tâm hồn của một nhà yêu nước, lý tưởng của một nhà cộng sản và một trái tim nhân hậu, yêu nước, thương dân, yêu thương những người cùng khổ,… và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. III Kết luận: Xét về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng. Cùng với thực tế của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh - một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng có nhân cách phẩm chất cách mạng cao đẹp. Danh mục tài liệu tham khảo Tư tưởng Hồ Chí Minh Một số nhận thức cơ bản (Sách tham khảo) TS. Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên) NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2009 Trang 30 - 36 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh Bộ giáo dục đào tạo (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng) NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005 Trang 9 - 15 3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia Cán bộ khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2003 Trang 30 -42 kilobooks.com vn.answers.yahoo.com
Luận văn liên quan