“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ảnh sâu sắc thực tiễn cách mạnh Việt Nam, cách mạng thuộc địa trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại nhằm giải phóng giai cấp, con người.” (Tiến sỹ. Nguyễn Mạnh Tường. “Tư tưởng Hồ Chí Minh – một số nhận thức cơ bản” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009).
Với khái niệm trên, chúng ta không những thấy được một cách toàn diện và sâu sắc nội dung cốt lõi, quan điểm cơ bản, hệ thống của Tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta còn thấy được nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Tinh hoa văn hóa nhân loại; Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
7 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4879 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ảnh sâu sắc thực tiễn cách mạnh Việt Nam, cách mạng thuộc địa trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại nhằm giải phóng giai cấp, con người.” (Tiến sỹ. Nguyễn Mạnh Tường. “Tư tưởng Hồ Chí Minh – một số nhận thức cơ bản” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009).
Với khái niệm trên, chúng ta không những thấy được một cách toàn diện và sâu sắc nội dung cốt lõi, quan điểm cơ bản, hệ thống của Tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta còn thấy được nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Tinh hoa văn hóa nhân loại; Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
I. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Muốn tìm hiểu nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh phải bắt đầu tìm hiểu từ những truyền thống tư tưởng – văn hóa của dân tộc đã góp phần hun đúc nên con người Hồ Chí Minh. Dân tộc Việt Nam, một dân tộc với hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa mang bản sắc riêng vô cùng phong phú với những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
– Chủ nghĩa yêu nước truyền thống và ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất để dựng nước và giữ nước theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc mà mọi học thuyết du nhập vào Việt Nam thì đều phù hợp với truyền thống của chủ nghĩa yêu nước đó. Có thể thấy, từ văn hóa dân gian, đến văn hóa bác học, từ nhân vật truyền thuyết đến các tên tuổi sáng ngời trong lịch sử: Hai bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,…đều đã phản ảnh chân lý đó một cách hùng hồn. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa – tinh thần Việt Nam. Mọi học thuyết, đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó.Tại Đại hội II (2/1957), Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của ta…”.
– Tinh thần nhân nghĩa, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ lẫn nhau,… trong hoạn nạn, khó khăn của con người Việt Nam. Truyền thống này hình thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Người Việt Nam quen sống gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm, tối lửa, tắt đèn có nhau. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa sâu sắc về giai cấp thì truyền thống này vẫn còn rất bền vững. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, nhấn mạnh 4 chữ “đồng” (Đồng tình, đồng sức, đồng lòng và đồng minh), để thể hiện sự kế thừa và phát huy những giá trị ấy.
– Thứ ba, dân tộc Việt Nam có một truyền thống lạc quan, yêu đời, có niềm tin vào sức mạnh của bản thân, của chính nghĩa và sự tất thắng của sức mạnh đó. Trong muôn nguy, ngàn khó người lao động vẫn động viên nhau “chớ thấy song cả mà ngã tay chèo”. Tinh thần lạc quan đó, có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa dù trước mắt còn đầy gian truân, khổ ải phải chịu đựng vượt qua. Có thể nói, Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan.
– Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, hơn nữa lại rất ham học hỏi và biết chọn lọc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Từ Nho giáo, Phật giáo, Lão tử của phương Đông đến tư tưởng văn hóa hiện đại phương Tây. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, ở giữa đầu mối của sự giao lưu văn hóa Bắc – Nam và Đông – Tây, người Việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình. Và Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
II. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ người đã được hấp thụ một nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người đã không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh hoa văn hóa nhân loại. Vì vậy, lúc đấu tranh, Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu tự bạch thì người lại làm thơ bằng chữ Hán. Chính điều đó làm nên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, một con người tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây.
+ Tư tưởng và văn hóa phương Đông:
Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, nói chung là khinh thường thực nghiệp, doanh lợi,… mà Hồ Chí Minh đã từng phê phán, bác bỏ. Nhưng Nho giáo cũng có những yếu tố tích cực nên mới có sức sống mãnh liệt trong mấy ngàn năm, những mặt tích cực đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính, đề cao văn hóa, đạo đức, lễ giáo, nhân nghĩa, có lý tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng. Nho giáo còn đề cao văn hóa và tạo ra truyền thống hiếu học trong xã hội.
Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm và đã có ảnh hưởng rất mạnh trong nhân dân. Nói Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống là đã bao hàm trong đó có ảnh hưởng của Phật giáo. Phật giáo là tôn giáo nên không tránh khỏi những hạn chế, tuy nhiên mặt tích cực của nó cũng đã ảnh hưởng lớn tới tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, làm nhiều việc thiện, có tinh thần bình đẳng, dân chủ chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp. Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Phật giáo Thiền Tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật tác, nhất nhật bất lực”, đề cao lao động, chống lười biếng. Phái Trúc Lâm ở Việt Nam còn chủ trương gắn bó với nhân dân, với đất nước.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn học hỏi những mặt tích cực của Lão Tử, Mặc Tử, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn… và tìm thấy trong đó những điều thích hợp với điều kiện nước ta.
Có thể khẳng định, những ảnh hưởng, tác động của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đến tiến trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh có cả những yếu tố duy tâm, lạc hậu và yếu tố duy vật, tích cực. Song, Người đã phê phán, gạt bỏ những yếu tố duy tâm, lạc hậu để tiếp thu và chuyển hóa những yếu tố duy vật tích cực, phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội, con người và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đúng như câu nói của Lê Nin mà người vẫn thường dẫn: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các thời đại trước để lại”.
+ Những giá trị văn hóa phương Tây.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi qua hầu hết các châu lục và đã sống ở nhiều nước, đặc biệt là Châu Âu nên Người cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây, hơn hết là Pháp. Sống tại Pari, nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người đã có cơ hội để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của Pháp. Người cũng đã sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã hội Pháp, từ đó dần hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong thực tiễn cuộc sống.
Trên cơ sở đó, Người có thể tự do hội họp, viết văn, làm báo, tham gia các Đảng phái và phát biểu ý kiến của mình trước dư luận Pháp, kể cả việc phê phán bọn quan lại Phong kiến và bọn thực dân ở thuộc địa.
Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển để tìm đường cứu nước cho dân tộc.
III. Chủ nghĩa Mác – Lênin:
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lê Nin, mà hạt nhân lý luận là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nói cách khác, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ vậy mà Người có thể hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng riêng của mình. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới.
Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin có những đặc điểm chủ yếu sau:
– Khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã được truyền thống dân tộc, quê hương và gia đình trang bị cho một vốn học vấn chắc chắn cùng với năng lực trí tuệ sắc sảo, đã giúp Người phân tích, đánh giá chính xác về các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dù là đường lối quân chủ hay dân chủ, cách mạng hay cải lương của các nhà yêu nước thời đó đều không thể đáp ứng được yêu cầu giải phóng dân tộc.
– Khác với các nhà yêu nước cách mạng khác, Người đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Bằng trí tuệ của mình và thực tiễn cuộc sống phong phú của cả nhân loại mà Người đã tiếp thu được, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, khát máu; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, khổ cực; dù màu da có khác nhau nhưng trên đời này chỉ có hai giống người, “giống người áp bức, bóc lột và giống người bị áp bức, bóc lột” và cũng chỉ có một tình hữu ái là thật, đó là tình hữu ái vô sản.
– Nguyễn Ái Quốc không phải đến với chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giải quyết vấn đề tư duy hơn là hành động, Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
– Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức Mácxit, đồng thời theo lối “đắc ý vong ngôn” của phương Đông, cốt nắm lấy cái “thần”, chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng sáng tạo lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để tìm ra những chủ trương, giải pháp và những đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam.
Như vậy, sự kết hợp cả hai phương pháp Đông – Tây với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã trở thành đặc điểm đặc trưng riêng có của Hồ Chí Minh trong quá trình pháp triển nhận thức, tư tưởng của mình.
IV. Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
Có bao nhiêu người đã nhìn thấy quả táo rơi mà chỉ có một mình NewTon phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn? Có bao nhiêu Đảng viên Đảng xã hội Pháp là người Việt Nam và người thuộc địa đã đọc Luận cương của Lê Nin mà chỉ có một mình Nguyễn Ái Quốc tìm thấy trong đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc địa? Có bao nhiêu người sinh ra và lớn lên trong một đất nước giàu truyền thống với một gia đình nho giáo giống như Hồ Chí Minh và đã có bao nhiêu người được tiếp thu tinh hóa văn háo phương Đông cũng như phương Tinh,… nhưng tại sao chỉ duy nhất của một người đó là Hồ Chí Minh có được những thành công trên con đường cuộc đời cũng như con đường cách mạng của mình? Chính những cái đó là sự khẳng định cho vai trò của những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Người.
Thứ nhất, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại, không để bị đánh lừa bởi cái hào nhoáng bên ngoài của những khái niệm tự do, bình đẳng, bác ái,…
Thứ hai, là sự khổ công học tập và rèn luyện nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới để có thể từng bước tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ ba, là lòng yêu nước thiết tha, nồng nàn, lý tưởng của một nhà cộng sản nhiệt thành có một trái tim nhân hậu, yêu thương nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và cuộc sống ấm no của nhân dân.
Những phẩm chất trên đã trở thành một trong những nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh và có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển tư tưởng của Người, giúp người hiểu rõ bản chất của những vấn đề trong thực tại, tìm và phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, có những tiên đoán chính xác về những vấn đề sẽ diễn ra trong tương lai.
Đây là những nguồn gốc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, vậy một câu hỏi được đặt ra là: nguồn gốc nào quan trọng nhất, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?
Theo nhóm em, đó chính là chủ nghĩa yêu nước. Có thể khẳng định rằng, chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cho cách mạng Việt Nam với tấm lòng của một người Việt Nam yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước của Người được tiếp thu từ truyền thống yêu nước từ ngàn đời của cha ông. Truyền thống đó đã khiến Người không cam tâm nhìn cảnh nước mất nhà tan, đồng bào mình lầm than trong kiếp nô lệ. Truyền thống đó đã thấm đẫm trong tâm hồn của Bác và Người đã mang nó theo trong suốt cuộc đời mình. Chính chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, là hành trang giá trị nhất giúp cho Người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đi tìm chân lý, giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi cảnh lầm than. Vì vậy, có thể nói, chủ nghĩa yêu nước chính là nguồn gốc quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh.