Đất đai là tài nguyên do thiên nhiên ban tặng vô cùng quý giá, là tài nguyên có thể tái tạo được.
Đất đai là nguồn lực cơ bản nhất dùng để sản xuất ra của cải vật chất trong các ngành sản xuất, có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động sống, lao động sản xuất nhất là ngành nông nghiệp.
Đất đai có vai trò khác nhau trong từng ngành sản xuất: Đối với các ngành công nghiệp-xây dựng , đất đai là nền móng, địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cơ sở để tiến hành thao tác; Đối với các ngành nông-lâm- ngư nghiệp đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nông nghiệp.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguồn lực đất đai trong kinh tế hộ gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN KINH TẾ NGÀNH SẢN XUẤT Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC Nhóm thực hiện: Nhóm BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM CHỦ ĐỀ: “Nguồn lực đất đai trong kinh tế hộ gia đình” NỘI DUNG TRÌNH BÀY PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết. Đất đai là tài nguyên do thiên nhiên ban tặng vô cùng quý giá, là tài nguyên có thể tái tạo được. Đất đai là nguồn lực cơ bản nhất dùng để sản xuất ra của cải vật chất trong các ngành sản xuất, có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động sống, lao động sản xuất nhất là ngành nông nghiệp. Đất đai có vai trò khác nhau trong từng ngành sản xuất: Đối với các ngành công nghiệp-xây dựng , đất đai là nền móng, địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cơ sở để tiến hành thao tác; Đối với các ngành nông-lâm- ngư nghiệp đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nông nghiệp. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết. Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế thế giới thì cơ cấu kinh tế thay đổi nên cơ cấu sử dụng đất đai cũng thay đổi để phù hợp. Để quản lý, khai thác, sử dụng đất đai một cách hiệu, hợp lý thì việc nghiên cứu về yếu tố này là rất cần thiết và có ý nghĩa. Nhận thức được vai trò và thực trạng của đất đai nhóm chúng em xin được trình bày về: “ nguồn lực đất đai nói chung và đất đai trong kinh tế hộ gia đình nói riêng”. PHẦN I: MỞ ĐẦU 2. Mục tiêu. Hiểu được đất đai là gì? Và những vấn đề liên quan đến đất đai, yếu tố ảnh hưởng đến đất đai. Phải hiểu được vai trò của đất đai đối với các ngành kinh tế nhất là ngành nông nghiệp nói chung và trong kinh tế hộ gia đình nói riêng. Biết được thực trạng sử dụng đất đai hiện nay như thế nào? Để từ đó đề ra các biện pháp, phương hướng sử dụng đất đai sao cho hợp lý, có hiệu quả và bền vững. PHẦN I: MỞ ĐẦU 3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thật tài liệu thứ cấp trên internet, các sách giáo trình liên quan: giáo trình Kinh tế ngành sản xuất – NXB Tài chính. Phương pháp phân tích số liệu. Phương pháp thống kê. PHẦN II: NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM ĐẤT ĐAI Theo luật đất đai của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng” 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI Đất đai có những đặc điểm chung cơ bản sau: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Đất đai có vị trí cố định: Đất đai không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Diện tích đất đai có hạn: diện tích đất đai có hạn vì bị giới hạn bởi diện tích của bề mặt trái đất có hạn. Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI Đất đai có những đặc điểm chung cơ bản sau: Đất đai thuộc sở hữu chung của xã hội không của riêng ai. Đất đai là hàng hóa đặc biệt: vì người ta có thể chuyển quyền sử dụng đất cho nhau. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI Ngoài những đặc điểm chung nêu trên thì đất đai trong kinh tế hộ còn có các đặc điểm riêng sau: Diện tích đất nhỏ lẻ, bị phân mảnh. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Do đó độ phì nhiêu, quy mô, vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ. Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Về hạn mức đất của mỗi hộ: Mỗi hộ gia đình được giao không quá 3ha đất nông nghiệp Mức độ canh tác cây trồng trên đất sử dụng là nhỏ lẻ, không chuyên sâu. 3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 3.1: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai. Gồm 3 chỉ tiêu đánh giá cơ bản: Năng suất đất đai là giá trị sản lượng sản phẩm tính trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định,thường tính cho một năm. Hệ số sử dụng đất (Hd): là tổng diện tích gieo trồng chia cho tổng diện tích canh tác trong thời gian của một chu kì sản xuất. Độ phì nhiêu của đất: là năng suất cây trồng vật nuôi thu được trên đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định. 3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 3.2: Nguyên tắc sử dụng đất đai. Đầy đủ: đưa hết diện tích đất nông nghiệp vào sử dụng không được bỏ hoang hóa, tăng diện tích đất nông nghiệp và diện tích gieo trồng. Hợp lý: nghĩa là sử dụng đất vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế để đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội vừa bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái của đất. Sử dụng đất đai có hiệu quả kinh tế cao: nghĩa là phải đem lại lợi ích kinh tế cao, lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích phải ngày càng tăng. 4. VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI Đất đai không chỉ có vai trò quan trọng đối với mọi sinh vật sống trên trái đất mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối các hoạt động kinh tế - xã hội: Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động. Đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp: đất đai là yếu tố tích cực của mọi quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động, công cụ hay là phương tiện lao động. 5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Thực trạng sử dụng đất đai trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn: Thứ nhất, dân số tăng nhanh, tài nguyên đất nông nghiệp giảm, làm tăng nguy cơ mất an ninh về lương thực, thực phẩm. Thứ hai, nông thôn đang được đô thị hoá và công nghịêp hoá trong bối cảnh chưa có quy hoạch tổng thể, rõ ràng về sử dụng đất. Thứ ba, vấn đề sở hữu đất đai chưa thực sự giúp cho đảm bảo an ninh về quyền tài sản đất đai. 5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Thứ tư, thời hạn giao đất 20 năm là quá ngắn, không kích thích người dân đầu tư lâu dài vào đất đai, cải tạo đất và thâm canh. Thứ năm, giá bồi thường đất nông nghiệp không sát với thị trường. Thứ sáu, thị trường đất đai trong nông nghiệp và nông thôn hoạt động chưa mạnh, đại bộ phận nông dân là các hộ sản xuất nhỏ và manh mún, tích tụ, tập trung ruộng đất chậm. 5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Thứ bảy, hạn điền 3 ha là quá nhỏ, hạn chế sức sản xuất và phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phân công lại lao động trong nông thôn. 6. PHƯƠNG HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 6.1: Phương hướng sử dụng đất. Tận dụng triệt để diện tích đất đai, kết hợp sử dụng đất theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó đầu tư theo chiều sâu là con đường cơ bản và lâu dài. Gắn việc sử dụng đất nông nghiệp với việc sử dụng các nguồn lực khác để nâng cao hiệu quả kinh tế. Xây dựng bản đồ phân bố và hiện trạng sử dụng đất. 6. PHƯƠNG HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Phát triển kinh tế tổng hợp, đa dạng các sản phẩm nông lâm sản. Đẩy mạnh công tác giao đất và cấp giấy CNQSDĐ cho từng hộ dân. Sử dụng cơ chế thị trường để đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi thành khu công nghiệp và đô thị. 6. PHƯƠNG HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 6.2: Biện pháp sử dụng đất đai. Về quản lý đất đai: Phải thể chế hóa quyền sử dụng đất đai như quyền hạn của người sử dụng đất. Quản lí đất theo đúng pháp luật. Về mặt khai thác và sử dụng đất đai: Phải mở rộng diện tích bằng tăng vụ và khai hoang. Đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp, tăng cường cơ sở hạ tầng Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng manh mún trong sử dụng đất. Phải kết hợp giữa việc khai thác với bảo vệ và cải tạo đất đai. 6. PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ngoài những định hướng trên cần có những chính sách cụ thể: Thứ nhất, về vấn đề sở hữu đất đai: nên chấp nhận phương thức đa sở hữu sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng của đất đai. Thứ hai, về thời hạn giao đất: Nên định thời hạn giao đất khi giao cho các hộ gia đình, cá nhân. Nên giao vĩnh viễn và lâu dài đất nông nghiệp cho các hộ. Thứ ba, cần vận dụng cơ chế thị trường trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, giá bồi thường đất nông nghiệp phải sát với thị trường. 6. PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ngoài những định hướng trên cần có những chính sách cụ thể: Thứ tư, thúc đẩy thị trường đất đai trong nông nghiệp và nông thôn phát triển. Thứ năm, cần nới rộng hạn điền một cách phù hợp và phải tính đến yếu tố hiệu quả. PHẦN III: KẾT LUẬN Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi mặt củ đời sống kinh tế xã hội và con người nhất là đối với sản xuất nông nghiệp cũng như đối với các hộ gia đình. Ngoài ra đất đai còn có nhiều vai trò khác nhau ở các hoạt động sản xuất vật chất trong công nghiệp, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng. => Vì vậy khi sử dụng nguồn lực đất đai cần phải kết hợp với các nguồn lực khác: lao động, vốn, khoa học – công nghệ, nguyên nhiên liệu,... PHẦN III: KẾT LUẬN Mặc dù đất đai là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được nhưng nếu khai thác, sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái đất làm nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. => Vì vậy, khi khai thác sử dụng đất đai cần phải có biện pháp tái tạo, nâng cao hiệu qủa sử dụng đất gắn liền với 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội – môi trường bề vững.