Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy.Phát triển kinh
tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực
(nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, ),
tài lực (bao gồm nguồn lực tài chính, tiền tệ) song chỉ có nguồn lực con người mới
tạo ra động lực cho sự phát triển. Từ thời xa xưa con người đã sử dụng công cụ lao
động thủ công, đơn giản để sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu của bản
thân.Ngày nay, Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng chi
tiết, hợp tác ngày càng chặt chẽ, những tiến bộ KHCN được áp dụng vào sản xuất làm
thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và trí tuệ.
Đối với các quốc gia đang phát triển như chúng ta, dân số đông nguồn lực dồi dào.
Nếu biết khai thác chúng một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh
chóng.Vì vậy hơn ai hết đảng và nhà nước ta hiểu được nguồn lực quan trọng nhất để
phát tiển đất nước đó chính là con người. Nếu như trước đây con người Việt nam được
biết đến với ý chí quật cừơng, sự thông minh, dũng cảm, thì ngày nay chúng ta được
biết đến như một dân tộc nghèo khổ, kém phát triển.Như vậy đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế thì chỉ có cần cù thôi thi chưa đủ. Do đó, con người Việt Nam hay đúng
hơn là nguồn cần phải học hỏi thật nhiều để tiếp thu kiến thức, văn minh nhân loại .
Những lĩnh vực mà chung ta chưa có điều kiện tiếp cận, hay tiếp cận nhưng còn hạn
chế như: công nghệ tin học, công nghệ sinh học Để làm dược điều đó nguồn nhân lực
Việt Nam cần phải đảm bảo những điều kiện gì, yếu tố gì, phẩm chất gì đó cung chính
là đề tài mà tôi nghiên cứu. Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu
hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế.
Kết cấu của đề án bao gồm các phần:
Chương I: Lí luận có bản về nguồn nhân lực và quá trình hội nhập kinh tế
Chương II: Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực Viêt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Chương III: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình tham
gia hội nhập
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5231 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách
thức và xu hướng phát triển trong tiến
trình hội nhập kinh tế
Lời nói đầu
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy.Phát triển kinh
tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực
(nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, …),
tài lực (bao gồm nguồn lực tài chính, tiền tệ) …song chỉ có nguồn lực con người mới
tạo ra động lực cho sự phát triển. Từ thời xa xưa con người đã sử dụng công cụ lao
động thủ công, đơn giản để sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu của bản
thân.Ngày nay, Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng chi
tiết, hợp tác ngày càng chặt chẽ, những tiến bộ KHCN được áp dụng vào sản xuất làm
thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và trí tuệ.
Đối với các quốc gia đang phát triển như chúng ta, dân số đông nguồn lực dồi dào.
Nếu biết khai thác chúng một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh
chóng.Vì vậy hơn ai hết đảng và nhà nước ta hiểu được nguồn lực quan trọng nhất để
phát tiển đất nước đó chính là con người. Nếu như trước đây con người Việt nam được
biết đến với ý chí quật cừơng, sự thông minh, dũng cảm, thì ngày nay chúng ta được
biết đến như một dân tộc nghèo khổ, kém phát triển.Như vậy đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế thì chỉ có cần cù thôi thi chưa đủ. Do đó, con người Việt Nam hay đúng
hơn là nguồn cần phải học hỏi thật nhiều để tiếp thu kiến thức, văn minh nhân loại .
Những lĩnh vực mà chung ta chưa có điều kiện tiếp cận, hay tiếp cận nhưng còn hạn
chế như: công nghệ tin học, công nghệ sinh học…Để làm dược điều đó nguồn nhân lực
Việt Nam cần phải đảm bảo những điều kiện gì, yếu tố gì, phẩm chất gì đó cung chính
là đề tài mà tôi nghiên cứu. Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu
hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế.
Kết cấu của đề án bao gồm các phần:
Chương I: Lí luận có bản về nguồn nhân lực và quá trình hội nhập kinh tế
Chương II: Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực Viêt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Chương III: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình tham
gia hội nhập.
Chương I
Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và tiến trình hội nhập kinh tế
I- nguồn nhân lực
1) Khái niệm nguồn nhân lực (NNL) và vai trò phát triển NNL
a) Khái niệm
Có nhiều cách hiểu khác nhau về NNL:
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía
cạnh. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bộ
dân cư có cơ thể phát triển bình thường.
nnl được hiểu với tư cách là tổng thể các cá nhân, những con người cụ thể tham gia
vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động
vào quá trình sản xuất.Với cách hiểu này NNL bao gồm người bắt đầu bước vào độ tuổi
lao động trở lên .
NNL với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế- xã hội là khả năng lao động
của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động. Cách hiểu này NNL tương đương với nguồn lao động.
Các cách hiểu này chỉ khác nhau về việc xác định quy mô NNL, song đều nhất trí với
nhau đó là NNL nói lên khả năng lao động của xã hội.
Phát triển NNL Việt Nam là tạo ra sự thay đổi về mặt chất lượng của NNL các mặt
thế lực, trí lực, chuyên môn khoa học-kỹ thuật, phẩm chất và nhân cách để đáp ứng
những đòi hỏi cao của nền kinh tế, văn hoá- xã hội trong bối cảnh cách mạng khoa học
công nghệ hiện đại và xu hướng phát triển của thế giới.
b) Vai trò của phát triển NNL đối với phát triển kinh tế- xã hội
Khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy sáng tạo của con người trở thành cần thiết và
chủ yếu đối với phát triển kt-xh. Trước đây nguồn lao động (NLĐ) nhiều và rẻ được coi
là thế mạnh hàng đầu về nhân lực thì ngày nay, yếu tố chất lượng ngày càng được nhấn
mạnhvà quan tâm. Tri thức trở thành thế mạnh mũi nhọn đối với nền kinh tế phát triển.
Cạnh tranh lành mạnh trong khoa học- kĩ thuật nói riêng và trong kinh tế thị trường nói
chung, suy cho cùng là cạnh tranh về tài năng trí tuệ của các nhân tài, kĩ thuật công
nghệ tiên tiến và thông tin là yếu tố quyết định phát triển kinh tế.
Mặt khác con người với khả năng của mình tác trực tiếp động lên công cụ lao động
và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân.
Cùng với quá trình sản xuất, sức mạnh và kĩ năng lao động của con người tăng lên, đặc
biệt là tư duy trí tuệ của con người không ngừng phát triển, hàm lượng lao động trí tuệ
ngày càng cao, sản phẩm làm ra ngày càng chứa hàm lượng chất xám nhiếu hơn. Sự
phát triển này đã làm thay đổi tính chất lao động từ thủ công sang lao động cơ khí, máy
móc hiện đại.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ song vai trò lao
động của con người vẫn không hề giảm sút, mà trái lại mọi hoạt động sản xuất không
thể tách rời con người bởi con người sáng tạo, phát minh ra máy móc thíêt bị hiện đại
đó. Mặt khác thực tế đã chứng minh rằng, sự giàu có và phát triển kinh tế của các nước
trên thế giới được giải thích bởi sự đóng góp phần lớn là do sự đóng góp của lực lượng
lao động ( trình độ, sức khoẻ, giới tính), trong khi đó các yếu tố nguồn vốn, tài nguyên
chỉ đóng vai trò phần nhỏ,bới nếu các yếu này chỉ được khai thác và hoạt động có hiệu
quả khi có sự tác động của con người. Do đó, ta có thể khẳng định con người là trung
tâm phát trỉên của lực lượng sản xuất, thước đo của sự phát triển xã hội.
Năm 1998 đề cập đến vấn đề PTNNL, UNESCO đã khẳng định phải coi giáo dục và
đào tạo là yếu tố then chốt, PTNNL là nội dung quan trọng hàng đầu của chiến lược
phát triển KT-XH đất nước. Nó được coi là tài nguyên cơ bản và quan trọng nhất của
mỗi quốc gia bởi tất cả những thay đổi trong sản xuất, dịch vụ, quản lí, đời sống đều
dựa trên cơ sở cách mạng KH-CN hiện đại nên đòi hỏi phải phát triển NNL, đồng thời
tạo ra NNL có trình độ cao nắm được KH-CN mới đưa vào sản xuất và đời sống. Quốc
gia nào không chú trọng phát triển NNL thì sẽ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa đối với
các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy, phát triển NNL đóng vai trò vô cùng quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước vì nó quyết định sự giầu có, hưng thịch
của một quốc gia.
2) Các chỉ tiêu đánh giá NNL
a) Chỉ tiêu vế số lượng NNL.
Quy mô NNL: Đựơc hiểu là tổng số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động được xác định tại một thời điểm nhất định.
Quy mô NNL ở các thời điểm khác nhau là khác nhau. Nó phụ thuộc vào quy mô dân
số và tốc độ tăng dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì quy mô và tốc độ
tăng NNL lớn và ngược lại.
Tốc độ tăng NNL: Tại một thời kì là sự chênh lệch về quy mô NNL ở thời điểm đầu
và thời điểm cuối của thời kì, tính bằng phần trăm so với NNL ở thời kì đầu và thường
được quy về một năm.
Như đã nói ở trên tốc độ NNL phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng dân số cao
thì tốc độ tăng NNL cao và ngược lại.
Cơ cấu NNL: Cơ cấu NNL là sự phân chia toàn bộ NNL thành các bộ phận khác
nhau theo các tiêu thức khác nhau tạo nên cơ cấu NNL, các đặc trưng chủ yếu để phân
chia là: độ tuổi, giới tính, tôn giáo, vùng, trình độ văn hoá…
b) Chất lượng NNL.
Khái niệm:
Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của nguồn lực thể hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL.
Chất lượng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kính tế, mà còn
là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lượng NNL sẽ
tạo ra động lực mạnh mẽ hơn thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.
Chất lượng NNL được thể hiện qua các tiêu chí:
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ dân cư.
Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn
thuần là không có bệnh tật. Sức khoẻ là tổng hoà nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài,
thể chất và tinh thần có nhiều chỉ tiêu biểu hiện về trạng thái sức khoẻ như: chiều cao,
cân nặng, vòng ngực, mắt, mũi , tai, họng.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của người lao động .
Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao động về kiến thức
phổ thông, tự nhiên, xã hội.Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hoá của dân số
biểu hiện bằng dân trí của quốc gia đó. Nó được thể hiện thông qua các tỷ lệ như:
_Số lượng người biết chữ và chưa biết chữ.
_Số lượng người có trình độ tiểu học.
_Số người có trình độ phổ thông cơ sở.
_Số người có trình độ phổ thông trung học.
_Số người có trình độ đại học và trên đại học.
Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và tác
động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng
tiếp thu và vận dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào thực tiễn.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động.
Là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó bỉêu hiện trình độ
được đào tạo tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học,
có khả năng chỉ đạo quản lí một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Chuyên
môn NNL đo bằng:
_Tỉ lệ cán bộ trung cấp.
_Tỉ lệ cán bộ cao đẳng đại học.
_Tỉ lệ cán bộ trên đại học.
Trình độ kĩ thuật của người lao thường dùng để chỉ trình độ được đào tạo ở các trường
kĩ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những khả năng thực hành công việc nhất
định. Nó được thể hiện thông qua chỉ tiêu:
_Số người lao động được đào tạo và lao động phổ thông.
_Số người có bằng kĩ thuật và không có bằng.
_Trình độ tay nghề theo bậc thợ.
Trình độ chuyên và kĩ thuật thương được kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua chỉ tiêu
số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong từng tập thể NNL.
Chất lượng NNL thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI).
Chỉ số này tính bởi ba chỉ tiêu chủ yếu.
_Tuổi thọ bình quân.
_Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người)
_Trình độ học vấn (tỉ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình dân cư).
Ngoài các chỉ tiêu trên còn có một số chi tiêu khác như: truyền thống dân tộc, bảo vệ
tổ quốc, truyền thống văn hoá văn minh dân tộc, phong tục tập quán , lối sống…
Đây là các chỉ tiêu nhấn mạnh đến ý chí tinh thần của người lao động.
II) Hội nhập kinh tế quốc tế (HNktqt) là gì ?
1)Khái niệm
HN là là việc các nước đi tìm kiếm một điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất
được với nhau, kể cả dành cho nhau những ưu đãi tạo ra những điều hiện cân bằng, có
đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau nhằm khai thác những khả năng của nhau phục
vụ cho nhu cầu của mình.
Như vậy HNKTQT: là tổng thể các quan hệ về kinh tế và khoa học công nghệ có
liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất xã hội diễn ra giữa các quốc gia
cũng như giữa các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế.
2)Bản chất của kinh tế quốc tế
Bản chất của kinh tế quốc tế là các nước mở cửa thị trường cho nhau cả về thương mại
hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư, sự chuyển dịch lao động giữa các nước.
Việc mở cửa thị trường thương mại hàng hoá thông qua việc bãi bỏ các biện pháp thuế
quan- giảm thuế, miễn thuế, và phi thuế quan như: Giấy phép, rào cản kĩ thuật, chống
trợ cấp, chống bán phá giá…
3) Ưu điểm nhược điểm của HNKTQT
a)Ưu điểm
_Mở cửa, HNKTQT giúp mở rộng thị trường sản xuất, thị trường xuất khẩu hàng hoá,
dịch vụ, tăng sức thu hút đầu tư, và chuyển giao kĩ thuật, công nghệ giữa các nước khác
nhau của nền kinh tế thế giới. Tạo điều kiện để các nước đang phát triển, khai thác tài
nguyên thiên nhiên có hiệu quả và sử dụng chúng hợp lí hơn, mở rộng cơ hội quan hệ,
học tập tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
HNKTQT giúp các nước đi sau tận dụng được những tiến bộ KHKT mà không quá
tốn kém thông qua việc đi tắt đón đầu thành tựu của các nước đi trước. Nhờ đó mà họ
rút ngắn được thời gian, tiết kiệm được nguồn lực về cả vật chất cũng như tinh thần cho
quá trình phát triển.
Nhờ có HN mà quá trình phân công lao động diễn ra sâu sắc hơn, có hiệu quả hơn.
Nó không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn diễn ra trên toàn thế giới. Vì vậy nâng
cao hiệu quả kinh tế, lao động , gắn chặt mối liên hệ giữa các nước.
b)Nhược điểm
Khi tiến hành hội nhập kinh tế chính phủ phải dỡ bỏ các biện pháp thuế quan- giảm
thuế, miễn thuế và phi thuế quan như: giấy phép, các rào cản kĩ thuật… Ví dụ các
nước trong khuôn khổ AFTA phải cam kết cắt giảm thuế xuống mức 0-5% theo lộ
trình nhất định, trong khuôn khổ WTO các nước công nghiệp phát triển phải giảm thuế
xuất nhập khẩu hàng công nghiệp xuống còn 3.4%, nông sản xuống còn 6%, các nước
đang phát triển được duy trì với thuế xuất ở mức 12.3% và 10%. Điều này làm nhà
nước giảm thu ngân sách từ thuế, hàng hoá nhập khẩu giá rẻ xâm nhập vào trong nước
liên tục gia tăng, tình trạng này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước( công
nghệ lạc hậu, vốn ít…), không còn được sự bảo hộ của nhà nước nên không thể cạnh
tranh được hàng hoá nhập khẩu từ bên ngoài. Làm cho họ có thể dẫn đến phá sản, tăng
tình trạng thất nghiệp.
Khi hội nhập kinh tế các nước có cơ hội nhận được nguồn vốn tài trợ, đầu tư của
các tổ chức kinh tế, chính phủ từ các nước khác song bên cạnh đó điêu này thường đi
kèm với các điều kiện vế chính trị. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vế chính trị dẫn đến
phụ thuộc về kinh tế điều này có thể vô tình dẫn đến cản trở phát triển kinh tế.
Trong quá trình hội nhập kinh tế nếu nhà nước không có chính sách quản lí tốt thì có
thể dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, khai thác tài nguyên một
cách tràn lan, tăng các tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm…
III) Mối quan hệ giữa NNL và HNKTQT
1) NNL tác động đến tiến trình HNKTQT
Hội nhập kinh tế đòi hỏi mỗi tổ chức và quốc gia phải có đầy đủ tiềm lực về tài
chính, khoa học công nghệ đặc biệt là yếu tố NNL cần được coi trọng. Nó là nhân tố cốt
lõi, chủ đạo, quyết định sự thành công của mỗi quốc gia khi tham phân công lao động
quốc tế. Thật vậy một tổ chức chỉ đủ khả năng cạnh tranh hàng hoá trên thị trường khi
họ có một đội ngũ nhân lực kĩ thuật cao, lành nghề,… điều này làm cho sản phẩm của
họ có lợi thế hơn so với các tổ chức khác như: giá rẻ, chất lượng cao… từ đó có đựơc
uy tín với khách hàng, làm cho tổ chức thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập vì đã có
chỗ đứng trên thị trường. Như vậy có thể nói NNL là nhân tố thúc đẩy HNKT diễn ra
mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn giúp tổ chức phát huy được lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
Mặt khác nếu NNL kém, chất lượng chuyên môn tay nghề kém sẽ kìm hãm khả năng
sản xuất của tổ chức, không cạnh tranh đươc hàng hoá của đối thủ, từ đó hàng hoá sản
phẩm của tổ chức, doanh nghiệp này không thể thâm nhập được thị trường khác, dẫn
đến hạn chế hội nhập kinh tế quốc tế của tổ chức.
2)HNKT tác động đến phát triển NNL
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới lao động giản đơn ngày
càng giảm ý nghĩa trong sản xuất và cạnh tranh mang tính toàn cầu, trái lại năng lực và
tư chất của con người biến những cơ hôị do môi trường mang lại thành những hoạt
động sản xuất thiết thực, tiến kịp các nước đi trước.
Hội nhập ngày càng phát triển, các thị trường ngày càng được mở rộng, thương mại
ngày càng tự do thì sức ép về tính cạnh tranh ngày càng cao đối với mỗi nền kinh tế,
mỗi doanh nghiệp thậm chí là mỗi cá nhân. Trước đây gía nhân công rẻ là lợi thế của
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và
xuất khẩu lao động. Nhưng hiện nay lợi thế này đã và đang ngày càng giảm ý nghĩa bởi
hiện tại khả năng tiếp cận đối với các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại của các
doanh nghiệp là gần như nhau, yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp,
mỗi nền kinh tế nằm ở yếu tố quản lí và chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra yếu tố nguồn lao động rẻ chỉ có ý nghĩa đối với các ngành kinh tế sử dụng
nhiều lao động như: dệt may, giầy dép, chế biến nông lâm thuỷ sản…. chứ không hề có
lợi trong các ngành sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn. Bởi vậy,
việc không ngừng nâng cao tính cạnh tranh của NNL đang trở thành cuộc chạy đua
giữa các doanh nghiệp, các nền kinh tế. Có thể nói hội nhập đang tạo ra yêu cầu, động
lực và điều kiện để phát triển NNL. Việc nâng cao tay nghề, đào tạo chuyên môn kĩ
thuật cho NNL trở thành thách thức đối với Việt Nam trong việc phát triển NNL.
Bên cạnh đó hội nhập cũng đã có một số tác động tích cực đến việc nâng cao chất
lượng lao động Việt Nam cụ thể là:
Thứ nhất: HNKTQT kích thích sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ đòi
hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ cho theo kịp với sự phát triển
kinh tế.
Thứ hai: Đối với lao động đang làm việc tai các doanh nghiệp có phương pháp và
quản lí tiên tiến trong và ngoài nước, qua quá trình làm việc họ đã học tập tiếp thu được
tay nghề năng lực quản lí và tác phong làm việc.
Quá trình này cũng làm bộc lộ hạn chế của lực lượng lao động Việt Nam. Cả nước
đang phải chứng kiến một nghịch lí là trong khi ta thừa lao động trên thị trường thì vẫn
thiếu cục bộ đối với mốt số ngành đang có nhu cầu cao, tại một số khu chế xuất, khu
công nghiệp và đặc biệt là thị trường lao động nước ngoài. Sức cạnh tranh yếu của NNL
Việt Nam không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn, thiếu ngoại ngữ mà còn ở tinh
thần chấp hành kỉ luật, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, văn hoá ứng xử trong công việc
chưa thích nghi được với nền kinh tế hiện đại. Đó cũng là thách thức lớn với Việt Nam
trong quá trình hội nhập.
3)Vì sao phải HNKTQT
Lý do của HN có cả nhân tố khách quan và chủ quan.
Về mặt chủ quan về mặt chủ quan thì nhờ công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã
phát triển nhanh chóng, trạng thái của nền kinh tế đã thay đổi một cách cơ bản: nếu
như trong những năm 70-80 của thế kỷ 20 hầu như cái gì cũng khan hiếm, thì ngày nay
nền kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, và nhiều măt hàng tỷ
suất khá cao. Tình hình đó phải đẩy mạnh tiêu thụ thì mới tái sản xuất mở rộng được.
Hay nói cách khác nhân tố đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng, trong nhiều trường hợp
thậm chí có ý nghĩa quyết định. Ngoài quan tâm kích cầu trong nước thì xuất khẩu là
không thể thiếu được. Bên cạnh đó, mặc dù khả năng tích luỹ của nền kinh tế trong
nước ngày càng cao, trình độ khoa học kĩ thuật, quản lí càng được nâng cao, song quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta vẫn cần tranh thủ rất nhiều vốn, trình
độ khoa học công nghệ, quản lí kinh tế của nước ngoài.
Toàn bộ nhu cầu chủ quan trên đòi hỏi nước ta phải chủ động hội nhập nền kinh tế khu
vực và thế giới vì lợi ích của chính bản thân mình.
Về mặt khách quan, chúng ta đang sống trong một thế giới mà xu hướng toàn cầu hoá
đang phát triển nhanh chóng, gia tăng mạnh mẽ quy mô và phạm vi giao dịch hàng hoá,
dịch vụ xuyên quốc gia . Dòng vốn đầu tư lan toả ra toàn cầu, công nghệ kĩ thuật truyền
bá rộng rãi, nhanh chóng. Cục diện ấy vừa tạo ra những khả năng mới để mở rộng thị
trường, thu hút vốn, công nghệ, vừa tạo ra những thách thức mới về nguy cơ tụt hậu
ngày càng xa và sự cạnh tranh rất gay gắt. Chỉ có HNKTQT mới đem đến cho chúng ta
cơ hội này.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ và tiến bộ của KH-CN thì việc PTNNL là sự cần
thiết, quan trọng đối với sự HN với nền kinh tế thế giới. Sự tiến bộ này đã làm cho nền
kinh tế thế giới có những bước nhảy khổng lồ. Của cải vật chất được tạo ra, văn hoá
dịch vụ được tạo ra lớn gấp bội, giao lưu trao đổi khoa học-kĩ thuật, kinh tế-văn hoá- xã
hội diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy mô hình kinh tế đóng cửa, không giao lưu trao đổi
kinh tế thế giới, chỉ