Nguyên lý truyền động cơ cấu đẩy tay gầu

GCP : máy phát một chiều cơ cấu đẩy tay gầu và di chuyển xích trái, 100% kích từ độc lập, có công suất tới 115 Kw, cung cấp nguồn động lực cho cơ cấu đẩy tay gầu , di chuyển MC : động cơ truyền động cơ cấu đẩy tay gầu có công suất tới 100 Kw M1P : động cơ truyền động cơ cấu di chuyển xích trái , công suất tới 54 Kw KV1C: Rơle trung gian. Cùng với KTC , KTS khống chế không cho chuyển mạch sang chế độ di chuyển , hoặc ngược lại khi máy phát đang phát điện ( U khác 0 ) KV2C: Rơle dòng điện cực đại ,nólấy điện áp rơi trên hia cực từ phụ của máy phát và động cởa vào. ở chế độ di chuyển thì tiếp diểm KVP được đóng lại làm cho tổng trở của mạch giảm xuống , dẫn đến rơ le này tác động phù hợp với với truyền động di chuyển . Ở chế độ ra vào tay gầu , tiếp điểm KVP sẽ được mở ra , lúc này sự tác động của nó ở mức khác để phù hợp với chế độ ra vào tay gầu. KVP :tiếp điểm rơ le trung gian điều khiển chế độ ra vào - di chuyển và chế độ thường .

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý truyền động cơ cấu đẩy tay gầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 Nguyên lý truyền động cơ cấu đẩy tay gầu 4.1 Hệ truyền động điện máy phát động cơ cơ cấu đẩy tay gầu Mạch động lực Hình 4.1 sơ đồ mạch lực GCP : máy phát một chiều cơ cấu đẩy tay gầu và di chuyển xích trái, 100% kích từ độc lập, có công suất tới 115 Kw, cung cấp nguồn động lực cho cơ cấu đẩy tay gầu , di chuyển MC : động cơ truyền động cơ cấu đẩy tay gầu có công suất tới 100 Kw M1P : động cơ truyền động cơ cấu di chuyển xích trái , công suất tới 54 Kw KV1C: Rơle trung gian. Cùng với KTC , KTS khống chế không cho chuyển mạch sang chế độ di chuyển , hoặc ngược lại khi máy phát đang phát điện ( U khác 0 ) KV2C: Rơle dòng điện cực đại ,nólấy điện áp rơi trên hia cực từ phụ của máy phát và động cởa vào. ở chế độ di chuyển thì tiếp diểm KVP được đóng lại làm cho tổng trở của mạch giảm xuống , dẫn đến rơ le này tác động phù hợp với với truyền động di chuyển . ở chế độ ra vào tay gầu , tiếp điểm KVP sẽ được mở ra , lúc này sự tác động của nó ở mức khác để phù hợp với chế độ ra vào tay gầu. KVP :tiếp điểm rơ le trung gian điều khiển chế độ ra vào - di chuyển và chế độ thường . GCP : cuộn dây cực từ phụ của máy phát ra vào di chuyển. MC : cuộn dây cực phụ của động cơ ra vào. M1P :cuộn dây cực phụ của động cơ di chuyển số một. XA :vành nhận điện (vành hạ thế). UA-C : cảm biến dòng điện . RSC : điện trở sun dùng để lấy tín hiệu báo dòng điện cấp cho đồng hồ đo PA1C , PA2C lắp trên cabin và ở tủ A2. 4.1.2 Kích từ máy phát Hình 4.2 sơ đồ nguyên lý mạch điện kích thích máy phát QFC- attômat 3 pha 40A có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho biến áp TVC, biến áp Y/Yo này có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho hai bộ chỉnh lưu có điều khiển ba pha , hình tia dấu sng song ngược , chúng làm việc theo nguyên tắc điều khiển riêng. Để có thể đảo chiều quay của động cơ chấp hành. Bộ chỉnh lưu này được chế tạo theo kiểu phát hở, có tính lắp lẫn cao, trong đó có đầy đủ các khối như : đồng pha ,biến diệu , so sánh ...tín hiệu điều khiển thì được lấy từ các bộ điều khiển từ bên ngoài.Tên bộ biến đổi này là: ΠΤЭМ‐2Ρ-22M KM2C - Công tắc tơ đóng cho cuộn dây kích từ máy phát ra vào . KM1C- công tắc tơ đóng điện xoay chiều ba pha 380v vào biến áp TVC. KA1C rơle dòng điện cực đại kích thích maý phát ra vào( khống chế quá dòng điện trong mạch kích thích máy phát ,tiếp điểm KA1C đầu dây 129-130 sẽ mở ra cắt toàn bộ điều khiển truyền động ra vào ) PA3C đồng hồ đo dòng điện kích từ máy phát được lắp ở tủ A2. Khi bộ blốc ΠΤЭМ‐2Ρ-22M được đấu để làm nhiệm vụ cấp điện kích thích máy phát, di chuyển. Vì yêu cầu của kích thích là có điều chỉnh và đảo chiều quay, do đó người ta đã nối hai đầu N1 và N2 thành N , chuyển sơ đồ chỉnh lưu cầu thành hai sơ đồ chỉnh lưu tia song song ngược và được điều khiển theo nguyên tắc điều khiển riêng. Nghĩa là khi điều khiển các tiristor phía anốt chung làm việc thì không điều khiển được các tiristor phía catốt chung và ngược lại. Khi nhóm van phía anốt chung mở thì dòng điện kích từ có chiều từ 107 (H4) đến 109 (H1). Khi nhóm van phía catốt chung mở thì dòng điẹn kích từ lại có chiều từ 109 (H1) đến 107 (H4). Chiều của dòng kích từ thay đổi sẽ dẫn đến việc thay đổi chiều và trị số của áp phát ra của máy phát. 4.1.2b Kích từ động cơ Do yêu cầu của kích từ động cơ không đòi hỏi đảo chiều quay , mà ở đây đơn thuần là nguồn dòng .do đó bộ blốc ΠΤЭМ‐2Ρ-22M lúc này được đấu thành một sơ đồ chỉnh lưu cầu có điều khiển, hai đầu cuộn dây kích từ động cơ được nối trực tiếp vào hai điểm N1 và N2. MC- cuộn dây kích từ động cơ ra vào KA3C,KA2C- rơ le chống mất từ thông động cơ ra vào , trong đó KA2C được đấu thông qua cuộn dây rơ le điện áp giảm của áttômát QF33, nghĩa là sau khi ta đóng áttômát QF33 nếu không có dòng điện kích từ của động cơ thì tiếp điểm KA2C sẽ hở làm cho áttômát này không đóng được (tự đổ), ngược lại nó sẽ được duy trì do cuộn dây điện áp giảm đã được nối kín mạch . KA3C lại bảo vệ ở mạch truyền động ra vào , nếu không có dòng điện trong mạch kích từ động cơ thì KA3C (128,129) hở, lúc này nó sẽ không cho phép ta đóng điện điều khiển truyền động ra vào . UA- cảm biến dòng điện của kích thích động cơ ra vào , tín hiệu phản hồi này được đưa vào blốc ΠΤЭМ‐2Ρ-22M để ổn định dòng điện kích từ. Hình 4.3 sơ đồ nguyên lý mạch điện kích thích động cơ Các tín hiệu phản hồi dòng và áp Các tín hiệu phản hồi dòng và áp được lấy từ các thiết bị chuyên dùng UA - C ,UV- C. các thiết bị này có nguyên tắc làm việc như kiểu một khối khuyếch đại từ một pha. Khi Icđ có chiều từ A đến B sức từ hóa của khối sẽ làm cho Iw1 tăng dần, dẫn đến U(M) âm dần và ngược lại. Khi Icđ có chiều từ B đến A sức từ hóa của khối sẽ làm cho Iw2 tăng dần, dẫn đến U (M) dương dần Khi Icđ=0 dẫn đến U(M)=0 Hình 4.4 nguyên lý làm việc của các phần tử lấy tín hiệu dòng và áp 4.2 Cấu trúc hệ thống điều chỉnh truyền động điện Sơ đồ khối ở mạch điện ra vào di chuyển người ta lấy hai tín hiệu phản hồi âm dòng và âm áp để làm ổn định hệ thống truyền động điện . K/K là khâu tạo tín hiệu đầu vào điều khiển PЗИ: Khâu tạo gia tốc điều khiển ПЭ :Khâu hạn chế gia tốc PH : Bộ điều chỉnh điện áp PT : Bộ điều chỉnh dòng điện TB : Bộ biến đổi cung cấp nguồn cho kích từ máy phát G :Phần ứng máy phát ra vào di chuyển M :Phần ứng động cơ ДT :Bộ cảm biến dòng ДH :Bộ cảm biến điện áp Hình 4.5 sơ đồ khối hệ thống TĐĐ cơ cấu đẩy tay gầu 4.2.2 Mạch vòng điều chỉnh dòng điện Mạch vòng này sử dụng khuyếch đại thuật toán đảo DA4.1 , với sơ đồ điều chỉnh kiểu PI, do có sự tham gia của tụ điện C10, điện trở R28 . Đầu vào của mạch vòng điều chỉnh dòng điện được lấy ra từ sau bộ điều chỉnh điện áp (8A) cùng với tín hiệu phản hồi dòng , đầu ra được dưa tới các đầu vào (19A,12Б ,15Б ) của mạch tạo xung điều khiển xung theo pha СИФУ. Khi chuyển sang chế độ di chuyển tiếp điểm K1 đóng R11 được tham gia vào mạch làm cho tổng trở R11và R1 giảm xuống , dẫn đến tín hiệu ở đầu ra của phản hồi dòng điện mạch này tăng lên để phù hợp với chế độ di chuyển. Nếu ở chế độ ra vào K1 hở , R11 sẽ không tham gia vào mạch . nó làm cho tín hiệu phản hồi nhỏ hơn và phù hợp với chế độ ra vào . Tiếp điểm K4 sẽ được chuyển sang vị trí mới khi ta bắt đầu khởi động bộ gúp (lấy đà cho động cơ đồng bộ 6KV ), Lúc này máy phát ra vào tay gầu được dùng làm động cơ sơ cấp khởi động ban cho động cơ đồng bộ (tạo quán tính ban đầu ).sơ đồ và nguyên lý làm việc của nó được thể hiện ở hình 4. 9 mục 2.6 Muốn thay đổi dòng ngắt của khâu này ta cần thay đổi trị số điện trở R2 Hình 4.6 mạch vòngđiều chỉnh dòng điện Mạch vòng điều chỉnh điện áp Hình 4.7 mạch vòng điều chỉnh điện áp Mạch vòng điều chỉnh điện áp được sử dụng khuyếch đại thuật toán đảo DA4.2 trong mạch chế độ cộng đảo tín hiệu chủ đạo và phản hồi, tín hiệu phản hồi được lấy từ UV-C. Tương tự mạch phản hồi dòng, để điều chỉnh điện áp cực đại ta cần điều chỉnh điện trở R3. Điện trở R30 sẽ không tham gia vào mạch khi chuyển sang chế độ di chuyển,thông qua K5 và VD14 UV - C: Cảm biến điện áp mạch ra – vào Tín hiệu ở đầu ra là U1 là tín hiệu đầu ra sau khâu tạo gia tốc U2 Là tín hiệu phản hồi âm điện áp được lấy ra từ bộ lấy tín hiệu Uvc R1 là R25 ;R2 là R26 Rht là R24, R29, R30 được mắc song song ở chế độ ra vào tay gầu K5 kín , thông qua VD14,R30 sẽ tham gia vào mạch điện ,khi giá trị điện áp tại đầu ra của DA2.4 lớn hơn mức cho phép (VD14). tức là lúc này hệ thống đang có gia trị dòng điện rất lớn , điện áp lại nhỏ (đây là hiện tượng quá tải thường gặp ). nó sẽ làm cho tổng trở của R hồi tiếp giảm xuống dẫn đến hệ số khuyếch đại giảm xuống . ở chế độ di chuyển do máy phát được chế tạo là phát ra điện áp không quá lớn ,trong khi động cơ di chuyển cần mômen lớn để vượt vật cản, do đó R30,VD14 không tham gia vào mạch (K5 hở) Để điều chỉnh được điện áp mạch này ta cần thay đổi trị số điện trở R3. 4.2.4. Khâu tạo gia tốc Để thực hiện việc tạo gia tốc điều khiển người ta sử dụng ba khuyếch đại thuật toán : DA3.4 khuyếch đại không đảo tạo tín hiệu đầu vào . DA3.1 khâu tích phân đảo đưa vào tín hiệu hồi tiếp của DA3.4 đảm bảo tín hiệu tăng từ từ tuyến tính . DA3.3 mạch khống chế tín hiệu , ở đây tín hiệu sau khuyếch đại đảo DA3.3 sẽ được đưa về đầu vào của DA3.1 ,nhiệm vụ làm chậm tốc độ tăng gia tốc của tín hiệu chủ đạo và điều khiển ở mức cho phép do có VD13, tín hiệu mà bộ hạn chế gia tốc lấy là sau khâu khống chế điện áp đầu 18A. Điện áp sau các khuyếch đại : DA3.1: DA3.4 : Ura = (U1+U2).(R1+Rht) / 2R1 Trong đó: U1 là tín hiệu từ bộ điều khiển U2 là tín hiệu sau bộ hạn chế tốc độ tăng gia tốc R1 tương đương R11 trong mạch Rht tương đương R12 trong mạch DA3.3: Ura = -kUv ở đây tín hiệu điều khiển được đưa tới đầu không đảo của DA3.4, đầu ra của nó đươc đưa vào đầu đảo của khuyếch đại DA3.1. Cùng với thời gian nạp của tụ C4 *R13 (thời gian tích phân) tín hiệu sẽ được đưa trở về để bão hoà tín hiệu điều khiển thông qua R28. Hình 4.8 khâu tạo gia tốc DA3.3: Đơn thuần là bộ khuyếch đại thuật toán đảo nó được lấy tín hiệu từ sau khâ khống chế điện áp DA4.2, đầu ra của nó được đưa vào khâu tích phân DA3.1 với hệ số K=-Ura/Uvào,và tín hiệu này được khống chế bởi VD13, R18 4.2.6. Khâu phản hồi dòng điện chế độ lấy đà động cơ đồng bộ D4.4: Khuyếch đại đảo tích phân điều chỉnh dòng điện ở chế độ lấy đà Hình 4.9 mạch vòng ổn định tốc độ chế độ lấy đà ở chế độ lấy đà cho động cơ đồng bộ, máy phát ra vào được chuyển sang chế độ động cơ. Nó trở thành động cơ sơ cấp kéo động cơ đồng bộ trong quá trình động cơ này khởi động (tạo quán tính ban đầu cho động cơ đồng bộ). Nguồn điện cấp cho kích từ vẫn từ bộ blốc cũ , còn nguồn cáp cho mạch phần ứng được lấy từ nguồn cấp cho động cơ mở đáy gầu ( blốc US7 ) Lúc này K4 được chuyển sang vị trí mới đưa R19 tham gia vào mạch loại các khâu phản hồi dòng và áp ở chế độ thường (chế độ ra vào di chuyển). Nó lấy tín hiệu trực tiếp từ –15 vào bộ điều chế xung СИФУ.Để điều chỉnh tốc độ ở vùng điều chỉnh từ thông kích từ điện người ta sử dụng khuyếch đại đảo DA4.4 và các điốt ổn áp VD15, VD16 như một bộ cảm biến dòng điện mạch phần ứng, khi dòng điện đủ nhỏ (tức là điện áp phần ứng định mức) lúc này VD15,VD16 sẽ thông ,điện áp ỏ đầu ra sẽ bão hoà dần điện áp điều khiển kích từ (-15) Phân tích mạch điều khiển tín hiệu 4.3.1 Khâu tạo tín hiệu đầu vào BCC: Tay điều khiển chế độ ra vào Bộ BBC làm việc như một biến thế vi sai ,cuộn sơ cấp được phân bố đều trên mạch từ , còn 2 cuộn thứ cấp có cấu tạo hoàn toàn giống nhau và được phân bố đều về hai nửa của mạch từ. mạch cũng được chia làm hai nửa , phần tĩnh và phần động . Hình 4.10 khâu tạo tín hiệu điều khiển Khi sơ cấp nối với U xoay chiều sẽ có điện áp cảm ứng lên hai cuộn thứ cấp. Giá trị U1 ,U2 phụ thuộc vào vị trí của lõi phe rít. khi lõi phe rít ở vị trí trung gian --> U1 = U2 => Ur = 0 nếu dịch chuyển lên trên => U1 > U2 =>Ur = U1 – U2 nếu dịch chuyển xuống dưới => U1 Ur = U2 – U1 Do cách quấn của hai cuộn thứ cấp là ngược nhau Hình 4.11 nguyên lý làm việc của biến thế vi sai Khi mắc VD6 ; VD7 vào mạch , hai đi ốt chỉnh lưu này làm cho điện điện thế ở U2 ,U1 luôn dương. Nếu U1 dương hơn U2 => tín hiệu điều khiển sẽ là dương (so với điểm đất tương đối ) ,tương ứng với chiều ra tay gầu. Nếu U2 dương hơn U1 => tín hiệu điều khiển sẽ âm hơn ( so với điểm đất tương đối ) , tương ứng với chiều vào tay gầu. Khi U1 =U2 thì tín hiệu điều khiển sẽ bằng không. tương ứng với vị trí không của tay điều khiển. Các tụ C6 đến C9 là các tụ lọc ổn định tín hiệu , điện trở R16 ,R17 là các điện trở phân áp , đi ốt ổn áp VD5 làm nhiệm vụ khống chế tín hiệu quá cao , tụ điện C5 tạo sự chênh lệch điện áp với đất của điện áp điều khiển. TV5: Biến thế nguồn điều khiển 220/44V VD3 , VD4. .. K2, K3: tiếp điểm khóa hành trình khi ra-vào tay gầu. nếu ra hết tay gầu thì công tắc 1SQC hở ,làm cho tiếp điểm K2 mở ,khoá hành trình ra. lúc naỳ do có VD1 nên mạch cho phép tín hiệu điều khiển vào tay gầu thông qua VD1 và K3. Khi vào hết tay gầu thì K3 hở ,K2 đóng hành trình ngược lại sẽ diễn ra. 4.3.2. Điều khiển truyền động ra vào tay gầu (Sơ đồ nguyên lý mạch điện ra vào - di chuyển, bản vẽ A0) Muốn điều khiển chiều quay cũng như tốc độ ta điều khiển tay điều khiển BCC (động cơ từ trường) ở đay nó làm việc như một biến thế visai. Tín hiệu ra sau VD6, VD7 là tín hiệu một chiều. Ví dụ đưa tay điều khiển sang vị trí ra, thế ở 181 cao hơn ở 183, tín hiệu điều khiển là dương. Nó qua VD3 qua K2, K3 ra đầu dây 186, qua SA1C (công tắc kiểm tra), qua đầu dây 172 và vào blốc điều khiển bằng đầu 105 (U3) ở đây tín hiệu này qua bộ tạo gia tốc ,bộ điều chỉnh điện ap , bộ điều chỉnh dòng điện , qua K4 và đến bộ điều khiển xung theo pha. СИФУ bằng các cọc đấu 19A, 12 Б, 15Б . Tín hiệu phản hồi điện áp được lấy từ UV-C (110 – R4 – R3 UV-C –169) ra đầu dây UOH. ... qua R26 vào DA4.2 (mạch cộng) làm cho giá trị điện áp không tăng quá mức cho phép. Tín hiệu phản hồi dòng điện lấy từ (UA-C) ДΤ đầu ra 118 qua R2, R22 tới mạch cộng tích phân DA4.1 đầu ra qua K4 đến bộ điều chế xung СИФУ. 4.3.3. Chức năng của các phần tử phụ trong sơ đồ K2, K3 được đóng mở theo công tắc hành trình ra vào 1SQC, 2SQC. Nếu hết hành trình ra 1SQC hở dẫn đến K2 mất điện tiếp điểm K2 mở lúc này không thể điều khiển được hành trình ra mà chỉ còn điều chỉnh được hành trình vào tay gầu qua tiếp điểm K3 và đi ốt VD1. K1 được đóng để loại K11 khỏi mạch khi ta đóng mạch lực động cơ di chuyển. K5 cũng tương tự như K1 nó làm tăng tín hiệu phản hồi trong mạch cộng DA4.2 để máy phát không phát với điện áp như khi ra vào trong chế độ di chuyển K4 làm việc khi 1KV1 làm việc, nó có nhưiệm vụ lấy tín hiệu 1 chiều để đưa vào bộ điều chế xung khi máy phát ra vào được sử dụng để lấy đà cho bộ gúp. DA3.3 khuyếch đại đảo tín hiệu để đưa vào khâu tạo gia tốc làm tốc độ tăng trưởng tín hiệu giảm đi thêm một bậc. DA4.4 có nhưiệm vụ đảm bảo cho máy phát ra vào khi ở chế độ động cơ lấy đà không quá dòng kích thích khi mới khởi động . Mạch điều khiển lo gic 4.4.1. Điều kiện làm việc Trước khi đưa mạch điều khiển truyền động ra vào di chuyển vào làm việc, người vận hành máy phải làm tất cả các thao tác về quy trình quy phạm an toàn cũng nhưư quy trình vận hành máy. Đóng tất cả các nguồn điện xoay chiều hạ thế phục vụ cho truyền động này .Khởi động động cơ sơ cấp 6kV lai bộ 3 máy phát. Khi kiểm tra thấy các tín hiệu cho phép làm việc mới được đưa máy vào làm việc. * Đóng điện điều khiển chung ấn nút SB4 để đóng điện mạch điều khiển kích thích chung, điện áp 110V từ +351 qua Q1 (tiếp điểm gửi ở cầu dao chân không) qua rơ le KVB (role đóng điện mạch điều khiển chung) qua tiếp điểm KM3, KM4 (tiếp điểm liên động của các quạt máy phát, động cơ), qua SB4, SB2, SB1 trở về đầu 350. Cuộn rơle KVB làm việc,nó sẽ đóng tiếp điểm KVB (350; 330) , đóng điện cho 2KV1 (đóng điện biến thế điều hiển TV5 ). Hình 4.12 sơ đồ mạch điện điều khiển chung 4.4.2. Điều khiển truyền động ra vào ấn nút SB2C điện áp 110V từ +351 qua cuộn KM2C (cuộn công tắc tơ kích thích máy ra vào ) qua tiếp điểm thường đóng KV2C 132;133 (rơ le dòng điện cực đại , nó lấy sụt áp trên hai cực từ phụ của máy phát và động cở ra vào), qua tiếp điểm thường mở KVC (rơle báo nguồn + 15 -15 của bộ blốc kích thích máy phát ra vào ), qua tiếp điểm thường đóng KA1C 129 ;130 (rơle khống chế quá dòng mạch kích thích máy phát), qua KA3C (rơle chống mất từ thông kích từ động cơ ), qua SQ2C, SQ1C (công tắc điểm không của tay điều khiển chế độ ra vào tay gầu), qua SB2C, SB1C (nút điều khiển đóng cắt mạch điẹn ra vào).trở về đầu -330. KM2C có điện đóng tiếp điểm KM2C ở mạch kích thích máy phát ra vào di chuyển (108; 111) đóng tiếp điểm phụ KM2C (134a; 134). Khi đó áptômát QFC làm cho cuộn dây KM1C có điện, điện áp 110V từ +351 qua KM1C qua tiếp điểm gửi KM2C , qua tiếp điểm phụ QFC về –350. KM1C có điện đóng tiếp điểm lực KM1C ở mạch cung cấp điện mạch lực cho biến thế TVC (biến thế kích thích máy phát ra vào ) đồng thời đóng tiếp điểm phụ KM1C (125;128) để duy trì cho cuộn dây KM2C lúc này biến áp TVC có điện cấp cho blôc . Khi tay chuyển mạch 1SA1 ở vị trí làm việc (+450) tay chuyển mạch SA1 (tay chuyển mạch ra vào di chuyển) ở vị trí ra vào (-450)công tắc tơ KM3C có điện, điện áp từ +351 qua KM3C, qua KM1P (tiếp điểm khóa liên động mạch lực động cơ di chuyển số 1) qua 2VD13 qua SA1 qua KM2C trở về –135. Rơle trung gian KV5C có điện do KM3C duy trì, lúc này KV5C (142;143) đóng điện mở phanh động cơ ra vào (YAC) Để chuyển sang chế độ di chuyển ta vặn tay chuyển mạch SA1 sang vị trí +450, công tắc tơ KM3C chưa mất điện ngay do sự duy trì của rơle trung gian KV1C và 2 rơle thời gian KTS và KTC. Nó chỉ mất điện khi điện áp máy phát phát ra điện áp xấp xỉ bằng 0 và khi 2 rơ le thời gian này đã tác động. Rơle KV5C mất điện dẫn đến cuộn phanh YAC mất điện làm cho động cơ ra vào được hãm lại. Khi máy phát ra vào không phát điện làm KV1C (135;145) mở ra dẫn đến KM3C mất điện nó mở tiếp điểm ở mạch động lực loại động cơ MC ra khỏi truyền động này (động cơ đẩy tay gầu) , đồng thời nó đóng tiếp điểm phụ KM3C (146;147) cuộn công tắc tơ KM1P có điện, điện áp 110V từ +351 qua KM1P, qua KM3C qua SA1 qua KM2C trở về –135. Tiếp điểm lực KM1P được đóng lại, động cơ di chuyển M1P được đưa vào chuẩn bị làm việc. Kích thích của cả hai động cơ di chuyển được đóng nhờ rơle KV5S (tiếp điểm thường đóng ) ở mạch điều khiển quay.Khi mất điện cuộn này thì KM3P sẽ được cấp điện (công tắc tơ kích từ 2 động cơ di chuyển) .Nguồn này được cấp từ blốc US5 (của kích thích hai động cơ quay máy) KM3P đóng điện mở hai cuộn phanh điện từ YBP1, YBP2 và mạch kích thích chung Hình 4.13 Sơ đồ mạch điện điều khiển truyền động ra vào tay gầu 4.5 mạch tạo xung điều khiển ПУ Trên bảng điều khiển có bố trí các phần tử điều khiển xung theo pha СИФУ ở trên đầu vào 33, 35 có đưa ra tín hiệu đầu ra của bộ điều chỉnh hệ thống quản lý bằng dây dẫn, hoặc là tín hiệu điều khiển bên ngoài. ở các điểm 34, 36 có áp hỗn hợp tương ứng với (+15), (-15) 3 -14 7 B 14 -7 -6 -3 B Hình 4.13a đặc trưng kỹ thuật của bộ cảm biến DA2.4 6 -14 7 B 14 -7 -6 -3 B Hình 4.13b đặc trưng kỹ thuật của bộ cảm biến DA1.3 Trên hình có nêu ra các đường đặc trưng của bộ khuyếch đại DA1.3 và DA2.4 các thành tố cơ bản của hệ thống điều khiển xung theo pha là DA1.4, DA1.1, DA1.2 đối với nhóm Anốt chung DA2.3, DA2.2, DA2.1 cho catốt chung của Tiristor. Đến lượt pha của các đầu đo được đưa vào các chân điều khiển của Tranzitor của kênh điều khiển T VT1 đến VT3 là cho Anốt chung VT4 đến VT6 là cho catốt chung Ngoài ra trên cơ sở của các tranzitor thì nhưững điểm kết nối 18, 31 có những tín hiệu từ sơ đồ blốc bảo vệ Các mạch ra của Tranzitor 19 đến 21, 28 đến 30 được kết nối vào các kênh đầu vào ЯПР (kênh hình thành xung lực thuộc nhóm AK) Sơ đồ điều khiển pha xung lực СИФУ được thực hiện theo nguyên tắc thẳng đứng. Đầu vào của DA1.1...đến DA2.1... nhận các tín hiệu của góc điều khiển với các DA1.3 đối với Anốt của T và DA2.4 của Catốt của T Chúng được so sánh với điện áp gốc đồng bộ. ngoài ra ở đầu vào đảo thì có tín hiệu của góc hạn chế α=300, α=1500 Để nhận được tín hiệu hạn chế TV2 và TV3 được nối vào sơ đồ ziczắc để đồng bộ sự chuyển dịch của áp lên 300. Với đầu ra A3, B3, C3 là hai bộ chỉnh lưu được đấu theo sơ đồ ba pha VD10, VD11 dùng để nuôi mạch điều khiển ЯПР Đầu ra của A2, B2, C2 của ПУ (25, 26, 27) được góp lại thành hình ngôi sao bằng các điốt đấu song song ngược chiều từ VD1 đến VD6 và các ổn áp VD7 đến VD12 tương ứng bộ chuyển dòng điện. Người ta giảm các xung thẳng góc có bề rộng là 1200 ở từng cực và chuyển dịch đối với các điểm của mạch lực 300. Các xung lực dương được hướng vào bộ đo A Các xung lực âm được hướng vào bộ đo K * Mọi xung lực điện áp СИФУ là yếu tố dịch pha. Hình 4.14 tín hiệu điều khiển pha A nhóm katốt chung Để tạo ra tín hiệu điều khiển pha A, người ta thực hiện việc cộng gép hai tín hiệu kế tiếp ( Ua và đảo của Ub ), cùng với tín hiệu điều khiển ban đầu (sau DA2.4) sẽ có được thời điểm bắt đầu phát xung, với bề rộng xung là 120 độ Điện áp tựa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 4.DOC
  • docChuong 2 -Thong so co ban may xuc.DOC
  • docChuong 3.DOC
  • docchuong 5 khao sat he.DOC
  • docChuong I.DOC