Nguyên nhân của việc hệ thốn ngân sách nhà nước thường được thiết kế theo mô hình hệ thống chính quyền Nêu ví dụ minh họa (9điểm)

Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là xác định, sắp xếp, bố trí các bộ phận cấu thành của hệ thống ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng như của toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước. Nhìn chung, ở các nước, hệ thống ngân sách thường được tổ chức phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước

doc4 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân của việc hệ thốn ngân sách nhà nước thường được thiết kế theo mô hình hệ thống chính quyền Nêu ví dụ minh họa (9điểm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Nguyên nhân của việc hệ thốn ngân sách nhà nước thường được thiết kế theo mô hình hệ thống chính quyền Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là xác định, sắp xếp, bố trí các bộ phận cấu thành của hệ thống ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng như của toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước. Nhìn chung, ở các nước, hệ thống ngân sách thường được tổ chức phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước. Để giải thích cho đặc điểm này, nói chung gồm các nguyên nhân cơ bản sau đây: 1.1 Các cấp chính quyền cần phải có kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường. Bản thân mỗi cấp cần có kinh phí để hoạt động, để có thể tự vận hành bộ máy và tự “nuôi” được bản thân. Việc mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách sẽ bảo đảm cho cấp chính quyền đó có thể tự bảo đảm được cho sự tồn tại của mình, việc mỗi cấp có thể tự chủ trong thu, chi sẽ tạo điều kiện việc duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy, bảo đảm các kinh phí cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình. Có một số ý kiến cho rằng không cần phải phân cấp, mà các cấp chính quyền vẫn có thể vận hành và duy trì bộ máy bằng nguồn chi từ trung ương xuống, tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, việc “tự mình nuôi sống được bản thân” luôn tốt hơn so với chờ đợi từ trên xuống, vì sự phân phối từ trên xuống mà không có sự phân cấp thì cho dù có tốt và nhanh đến đâu cũng khó có thể kịp thời đáp ứng được nhu cầu riêng của từng địa phương. Lấy ví dụ thực tế từ Việt Nam, theo Điều 120 Hiến pháp 1992 đã quy định: hội đồng nhân dân có quyền ra nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước; để thực hiện được nghị quyết của hội đồng nhân dân ở mỗi cấp, đương nhiên mỗi cấp chính quyền nhà nước ở địa phương phải có nguồn thu riêng bảo đảm cho địa phương chủ động bố trí chi tiêu, thực hiện các nhiệm vụ của cấp chính quyền trên địa bàn. 1.2 Việc phân cấp sẽ bảo đảm tận thu các khoản thu, hợp lí tối đa các khoản chi, tránh thất thoát ngân sách nhà nước Trong một quốc gia, các khoản thu chi ngân sách là rất lớn, đa dạng và phong phú, vì thế nhà nước trung ương không thể bao quát hết, vì vậy, cần phải có sư phân cấp về địa phương để bảo đảm tận thu các khoản thu, cũng như hợp lí tối đa các khoản chi, bảo đảm việc tránh thất thoát ngân sách nhà nước một cách tối đa, vì hơn ai hết, chính chính quyền địa phương sẽ là người hiểu rõ nhất về địa phương mình, về thế mạnh cũng như nhu cầu của mình, cũng sẽ là người có điều kiện nhất để thực hiện thu các khoản thu và chi các khoản chi của địa phương mình. Lấy ví dụ ở nước ta hiện nay, có rất nhiều khoản thu chi đã được giao cho địa phương thực hiện, bảo đảm tối đa sự hợp lí các khoản thu chi: các khoản thu từ thuế và các khoản tiền thu có liên quan đến đất và tài nguyên, thuế môn bài, lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự nghiệp.. hay là các khoản chi như: chi đầu tư phát triển trong phạm vi địa phương, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới, chi thường xuyên… rõ ràng việc giao các khoản thu, chi này cho địa phương là hoàn toàn hợp lí, góp phần tạo nên hiệu quả cao nhất trong thu chi, các khoản thu, chi này nếu không có sự phân cấp cho địa phương mà chỉ tập trung vào chính quyền trung ương thì sự quá tải đối với trung ương là rõ ràng, sự thất thoát, chậm trễ trong thu chi ngân sách là điều không thể tránh khỏi 1.3 Việc phân cấp ngân sách nhà nước theo cấp chính quyền sẽ góp phần khuyến khích các cấp chính quyền địa phương phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong việc huy động và khai thác nguồn tài chính trên địa bàn để phục vụ nhu cầu địa phương mình, hạn chế tư tưởng ỷ lại, trông chờ của các đơn vị hành chính địa phương vào sự trợ giúp của ngân sách trung ương; góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lí và sử dụng ngân sách. Ta có thể đơn cử một ví dụ rõ ràng về hiệu quả của việc phân cấp ngân sách qua tác dụng của nghị quyết số 108/CP ngày 13/5/1978, với việc chuyển hệ thống ngân sách nhà nước của nước ta từ hai cấp sang hệ thống ngân sách ba cấp gồm trung ương, tỉnh và cấp huyện đã phần nào khắc phục được những nhược điểm của hệ thống ngân sách hai cấp, khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động các nguồn thư phát sinh trên địa bàn mình quản lý. Theo các con số thống kê, số thu ngân sách địa phương trong năm 1980 tăng 43,5% so với năm 1976, trong khi đó ngân sách địa phương trong năm 1980 so với năm 1976 chỉ tăng 1,5(1) 2. Một số ví dụ về hệ thống ngân sách nhà nước được thiết kế theo mô hình hệ thống chính quyền Xuất phát từ những nguyên nhân trên, nên hiện nay, nhìn chung ở các nước, hệ thống ngân sách thường được tổ chức phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước, tuy nhiên, không nhất thiết mỗi cấp chính quyền phải là một cấp ngân sách, để một cấp chính quyền trở thành một cấp ngân sách cần đáp ứng các điều kiện sau: (1) nhiệm vụ của cấp chính quyền được giao phó phải tương đối toàn diện trên các lĩnh vực phát triển hành chính, xã hội và kinh tế trên vũng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý; (2) tổng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý phải có khả năng giải quyết được phần lớn nhu cầu chi tiêu của mình. Chính những điều này đã lý giải cho sự khác nhau giữa cơ cấu của hệ thống ngân sách ở nhà nước liên bang và nhà nước phi liên bang. Ở các nước có tổ chức hành chính theo kiểu nhà nước liên bang thì hệ thống ngân sách cũng được cấu thành bởi các khâu: ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương. Ví dụ như: Mỹ, Đức và Malaysia. Ở Mỹ, các cấp chính quyền nhà nước ở cấp liên bang và địa phương đều có ngân sách của mình, mỗi cấp chính quyền nhà nước có những nguồn thu riêng, tuy nhiên chính quyền cấp cấp bang và địa phương ngoài nguồn thu riên còn được hưởng những khoản trợ cấp từ Chính phủ liên bang để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình (2) Ở các nhà nước tổ chức hành chính theo kiểu nhà nước đơn nhất như Trung Quốc và Nhật Bản: hệ thống ngân sách gồm các khâu: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ở Nhật Bản, ngân sách địa phương gồm ngân sách tỉnh, ngân sách huyện/quận/thị xã, ngân sách thị trấn/xã/phường. (1)Xem: bộ tài chính, Viện khoa học tài chính, “Lịch sử tài chính Việt Nam” 1995, tr .104 (2) Xem: Harvey S. Rosen, “Public Finance”, Richard D. Irwin, INC, 1992, tr. 524-525 và 556-558 Ở Việt Nam, theo quy định cua luật ngân sách nhà nước năm 2002: “ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy bản nhân dân”, hiện nay, các đơn vị hành chính có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân nước ta gồm có đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện và xã. Vì vậy, hệ thống ngân sách nhà nước ta cũng gồm hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong đó ngân sách địa phương gồm có ba cấp là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã