Liên tục trong những năm của thập niên 90, Argentina thực hiện chương trình
tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật l à chương trình tư hữu hóa các xí nghiệp
quốc doanh, bán chúng cho các ông chủ nước ngoài cùng với việc vay nợ nước ngoài
đã giúp Chính phủ Argentina ổn định được giá trị đồng nội tệ, bước đầu đạt được sự
tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian sau đó. Vào thời gian đó, Argentina là một
trong những “học trò xuất sắc” của IMF, được ngợi khen như một điển hình của sự
thần kỳ mới.
Thế rồi đến tháng 12/2001 hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm
một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công tại khu vực Nam Mỹ. Gần
như chỉ sau một đêm, đất nước này đã rơi vào cảnh đói nghèo, chỉ trong vòng 2 tuần 5
vị tổng thống lên chức xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức ùa xuống đường
biểu tình .Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà IMF và
WB áp dụng tại nước này từ những năm 1990. Người dân thì cho rằng các nhà lãnh đạo
đất nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những nỗi khổ mà họ đang phải chịu
đựng.
Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này là do đâu? Đó là một vấn đề lớn mà
nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề tài mà nhóm
chúng tôi đưa ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho
Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, khi Việt Nam cũng đang được xem là một thần kỳ
mới.
Bài tiểu luận của của nhóm được phân chia làm 3 phần chính:
PHẦN I: DIỄN BIẾN
PHẦN II: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG ARGENTINA
PHẦN III: KẾT LUẬN
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân khủng hoảng argentina, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
1
LỜI MỞ ĐẦU
Liên tục trong những năm của thập niên 90, Argentina thực hiện chương trình
tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật là chương trình tư hữu hóa các xí nghiệp
quốc doanh, bán chúng cho các ông chủ nước ngoài cùng với việc vay nợ nước ngoài
đã giúp Chính phủ Argentina ổn định được giá trị đồng nội tệ, bước đầu đạt được sự
tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian sau đó. Vào thời gian đó, Argentina là một
trong những “học trò xuất sắc” của IMF, được ngợi khen như một điển hình của sự
thần kỳ mới.
Thế rồi đến tháng 12/2001 hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm
một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công tại khu vực Nam Mỹ. Gần
như chỉ sau một đêm, đất nước này đã rơi vào cảnh đói nghèo, chỉ trong vòng 2 tuần 5
vị tổng thống lên chức xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức ùa xuống đường
biểu tình….Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà IMF và
WB áp dụng tại nước này từ những năm 1990. Người dân thì cho rằng các nhà lãnh đạo
đất nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những nỗi khổ mà họ đang phải chịu
đựng.
Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này là do đâu? Đó là một vấn đề lớn mà
nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề tài mà nhóm
chúng tôi đưa ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho
Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, khi Việt Nam cũng đang được xem là một thần kỳ
mới.
Bài tiểu luận của của nhóm được phân chia làm 3 phần chính:
PHẦN I: DIỄN BIẾN
PHẦN II: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG ARGENTINA
PHẦN III: KẾT LUẬN
Nhóm tiểu luận cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Mai Thu Hiền
và ThS. Kim Hương Trang đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành bài
tiểu luận.
2
PHẦN I: DIỄN BIẾN
1. Giai đoạn phát triển thần kì 1992 - 1998
a. Chính sách 1991
Tổng thống Carlos MENEM bắt đầu nhiệm kỳ năm 1989 khi Argentina rơi vào
tình trạng nợ nước ngoài lớn, lạm phát lên tới 200%/tháng và năng suất giảm mạnh. Để
vượt qua khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã thực hiện các biện pháp sau:
1. Ngày 1/4/1991, quốc hội Argentine thông qua “ currency board”. Điều luật
này cho phép thành lập hội đồng tiền tệ với nhiệm vụ chính nhằm duy trì tỷ giá giữa
peso với USD, và giới hạn việc in ấn đồng peso xuống mức cần thiết cho việc mua
dollar trên thị trường tiền tệ
2. Xây dựng hệ thống tiền tệ kép (bi-monetary) đảm bảo vai trò ngang nhau giữa
đồng peso với ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Người dân Argentina có quyền trả bằng
bất kỳ đồng tiền nào trong các giao dịch của mình.
3. Tự do hóa hoàn toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa gần như
tất cả các ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trung
bình và lớn cho nước ngoài.
4. Tự do hóa hoàn toàn việc luân
chuyển tư bản - cả tài chính lẫn đầu tư trực
tiếp - mà không có bất kỳ hạn chế nào.
5. Tư nhân hóa các công ty nhà
nước từ công ty hàng không đến công ty
điện và Bưu điện, trong khi nước này chưa
hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ.
6. Loại bỏ gần như tất cả các hàng rào phi thuế quan, và cắt giảm thuế từ trung
bình 45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000.
Với 3 giai đoạn cải cách 1991. 1995, 1998, thị trường việc làm linh hoạt ở nước
này đã được cải thiện đáng kể, điển hình là số lượng công nhân được kí kết hợp đồng
3
và được dào tạo tăng từ 6% năm 1995 lên 12% năm 1997.Năng suất lao động trung
bình tăng 3% từ 1991-1998.GDP tăng trưởng
từ mốc giảm liên tục 0.5% trong suốt những
năm 1980 đã bật mạnh mẽ lên tới hơn 10%
trong 2 năm đầu tiền của chính sách cải cách
và 5% năm 1993-1994.
Kết quả: lạm phát giảm đáng
kể, ổn định giá được đảm bảo, và giá trị của
tiền tệ được bảo tồn.
Những yếu tố đó khiến Argentina được ngợi khen như là một điển hình của sự
thần kỳ mới và là một trong những “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận.
2. Những dấu hiệu bất ổn – Khủng hoảng xảy ra:
Cuối những năm 90, chính phủ Argentina đã tận dụng uy tín đang lên của quốc
gia để liên tục vay nợ nước ngoài, các khoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lên dần,
bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới 50% GDP (35% trong năm 1995 cho
đến gần 65% năm 2001).
Cuối thập kỷ 90, đồng dollar Mỹ tăng giá dẫn đến việc đồng peso cũng tăng giá
theo so với đồng tiền các nước đối tác thương mại nước này, làm giảm khả năng
cạnh tranh hàng xuất khẩu của Argentina
Năm 1994 khủng hoảng đồng peso Mexico làm ảnh hưởng đến nguồn vốn, mất
nguồn tiền gửi ngân hàng, và khủng hoảng nghiêm trọng trong thời gian ngắn;
một loạt chính sách cải cách để nâng đỡ hệ thống ngân hàng trong nước được đưa
ra. Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế được phục hồi nhanh chóng, đạt 8% vào năm
1997.
4
Năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ
Châu Á nổ ra và lan ra khắp các
nước đang phát triển trên thế giới
Năm 1998, tình hình tài chính thế
giới rối loạn do các vấn đề của Nga
và nỗi lo lắng của các nhà đầu tư
vào Brazil đã làm cho lãi suất trong
nước tăng lên mức cao nhất trong hơn ba năm, làm giảm một nửa tỷ lệ tăng
trưởng của nền kinh tế.
Năm 1999 Brazil buộc phải phá giá đồng real 29% làm ảnh hưởng rất lớn đến
Argentina vì đây là nước xuất khẩu chủ yếu của Argentina.
Từ những năm 1999, Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong chi
tiêu ngân sách.
Tháng 12 năm 1999, chính phủ đã tăng thuế và cắt giảm chi tiêu để giảm thâm
hụt, làm GDP ở mức 2,5% năm 1999.
Tăng trưởng năm 2000 càng trở nên tồi tệ ở mức 0,8%. Cả các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài đều hoài nghi về khả năng trả nợ của chính phủ và giữ tỷ giá
cố định theo đồng USD.
3. Khủng hoảng Argentina 2001-2002 (giai đoạn sau 2001)
Hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ vào vào tháng 12/2001, nhấn chìm một
trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công nhất tại khu vực Nam Mỹ. Gần
như chỉ sau một đêm, đất nước này rơi vào cảnh đói nghèo. Tình cảnh sau đó hết sức
5
hỗn độn. Chỉ trong vòng 2 tuần, có tới 5 vị Tổng thống lên và xuống chức. Người dân,
công nhân, viên chức xuống đường biểu tình. Chính quyền Argentina cho rằng thủ
phạm là các chính sách mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới áp dụng tại đây
từ những năm 1990. Kể từ đó đến nay, giới lãnh đạo nước này đi theo một đường lối
tài chính độc lập và đã phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường xa để
Argentina đạt được sức mạnh như họ đã từng có.
Diễn biến:
Năm 2000, Argentina thông báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp
đỡ từ IMF
Tháng 11/2001, người dân Argentina hoài nghi đã rút 1,2 tỷ USD từ tài
khoản ngân hàng
Cuối năm 2001 IMF ngừng cấp các khoản cho vay. Argentina tuyên bố
phá sản ngay sau đó. Cướp bóc và bạo loạn nổ ra khắp nơi khiến vài chục người chết.
Tháng 12/2001, Chính Phủ ra hạn mức rút tiền là 1000 USD/tháng. Thay
các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm
Tháng 1/2002, thả nổi tiền, Peso mất giá 29%, USD/peso = 1,4
Tháng 2/2002, USD/peso=2,6 người dân Argentina rút 100 triệu USD
khỏi ngân hàng mỗi ngày. Chính Phủ phải ra hạn mức rút tiền mới là 500 USD/tháng
Tháng 3/2002, tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, các
ngân hàng lỗ khoảng 10-20 tỷ USD. USD/peso=3,75, các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền
mặt
Tháng 4/2002, các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vô thời hạn
6
PHẦN II: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG ARGENTINA
I. Nguyên nhân nội tại
1. Hệ thống chuẩn tiền tệ currency board:
Theo TS. Quách Mạnh Hào, một currency board tồn tại khi NHTW một quốc
gia cam kết hỗ trợ tiền tệ quốc gia, mức cung tiền, bằng dự trữ nước ngoài tại mọi thời
điểm.
Về cơ chế vận hành của currency board như sau: cấm không cho phép NHTW
phát hành các khoản nợ - tiền có quyền lực cao (high-power money) - nếu như không
được bảo đảm hỗ trợ 100% bằng lượng dự trữ ngoại tệ tương đương. Hệ thống này chỉ
cho phép NHTW phát hành thêm một lượng tiền tương ứng với lượng ngoại tệ vừa mới
bổ sung. Do đó, giá trị đồng tiền luôn được bảo đảm và đồng thời cũng giúp kiềm chế
lạm phát. Tuy nhiên, currency board khác với hệ thống “tỷ giá cố định” (fixed
exchange rate system). Bởi vì, “tỷ giá cố định” mặc dù cũng duy trì giá trị đồng tiền
như currency board nhưng lại không có độ tin cậy cao, nói là “tỷ giá cố định” nhưng
thật ra đồng tiền cũng có khả năng bị phá giá. Còn currency board thì không như vậy,
nó luôn giữ đúng tỷ giá trao đổi đã được ấn định trước đó. Do đó, currency board luôn
đạt được sự tin tưởng cao từ các nhà đầu tư.
Với việc áp dụng currency board, Argentina đã đạt được những thành công bước
đầu
Khống chế lạm phát: việc giữ cố định tỉ giá làm hạn chế lượng cung tiền bởi
chính phủ phải giữ cân bằng lượng cung tiền peso và lượng USD có trên thị
trường. Thực tế chính sách này thực sự có hiệu quả trong kiềm chế lạm phát từ
năm 1991 đến năm 1994 .
Cuộc sống của người dân được nâng lên, giá cả ổn định, người dân có thể vay
nợ bắng đồng dollar với mức lãi suất thấp.
7
Việc cố định tỉ giá cũng khiến Argentina thu hút và giữ chân được các nhà đầu
tư do lãi suất ngân hàng được đảm bảo bởi chính sách neo tỉ giá vào đồng USD,
nhà đầu tư nước ngòai có thể yên tâm rằng trong tương lai không phải lo lắng về
sự biến động tỷ giá.
Tuy nhiên, những nhược điểm của nó được bộc lộ thời gian không lâu sau đó:
Đầu tiên, là việc NHTW không thể tự chủ trong chính sách tiền tệ. Nguyên
nhân là do lãi suất của đồng nội tệ phải đúng bằng lãi suất của đồng ngoại tệ, nếu
không hoạt động arbitrage sẽ xảy ra. Do đó, NHTW không thể giảm lãi suất để
kích thích đầu tư hoặc tăng lãi suất để kiềm hãm lạm phát.
Thứ hai, currency board có khuynh hướng khuyến khích các nhà đầu tư trong
nước kinh doanh quốc tế vay nợ bằng ngoại tệ mà không hề có bất cứ biện pháp
phòng ngừa rủi ro nào cả, dẫn đến vay nợ quá mức. Chính vì vậy mà khi khủng
hoảng xảy ra, các nhà đầu tư này sẽ là những người chịu thiệt hại lớn nhất.
Thứ ba, NHTW không thể thực hiện chức năng là người cho vai cuối cùng
(nguyên nhân là do hệ thống currency board quy định không cho phép ngân hàng
phát hành tiền nếu không có lượng ngoại tệ tương ứng bổ xung). Do đó, khi
khủng hoảng niềm tin xảy ra, NHTW không thể cung cấp cho các NHTM những
khoản vay ngắn hạn được, làm cho các NHTM này không thể chi trả các khoản
nợ sắp đáo hạn cho khách hàng. Cuối cùng, tất yếu là hệ thống ngân hàng sẽ sụp
đổ.
Thứ tư, do không thể in thêm tiền và dự trữ ngoại tệ ngày càng ít đi nên ngân
sách chính phủ sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng. Chính vì vậy, chính phủ Argentina
phải bù đắp thăm hụt ngân sách bằng các khoản vay nợ từ nước ngoài. Điều này
làm cho tình trạng nợ nước ngoài của Argentina ngày càng gia tăng.
Thứ năm, chính sách currency board làm cho hàng hoá xuất khẩu ngày càng
tăng lên (do đồng đôla tăng giá) và hàng nhập khẩu ngày càng rẻ đi. Do đó, hàng
8
trăm doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp
nước ngoài, buộc phải dẫn đến phá sản.
Thứ sáu, việc đôla hoá nền kinh tế đã tạo ra một hệ thống “tiền tệ kép”
(bimonetary system), cho phép người dân tự do quy đổi từ Peso sang đôla một
cách dễ dàng. Điều này đã làm cho một lượng lớn ngoại tệ “chảy” ra nước ngoài
(nguyên nhân là từ những chuyến du lich, nghỉ mát, mua hàng hóa nhập khẩu với
giá rẻ từ nước ngoài), dẫn đến dự trữ ngoại tệ trong nước bị giảm sút.
2. Thâm hụt ngân sách quá lớn:
Theo những số liệu chính thức của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ Nợ/GDP tăng trưởng
đều đặn kể từ năm 1993 và có bước đột phá đáng kể từ sau năm 1998. Tuy nhiên
những số liệu thực tế này đã đánh giá thấp những món nợ này trong suốt nửa đầu của
những năm 90 có nghĩa là những con số này trên thực tế còn cao hơn và sự tăng
trưởng của chúng cũng có ít tác dụng tích cực trong giai đoạn này. Ngoài ra, một
phần của các khoản nợ sau năm 1995 phản ánh quá trình cải cách hệ thống lương hưu
(Cải cách lương hưu sang hệ thống tự tài trợ làm giảm nợ cho chính phủ vì ko phải
trả lương hưu cho người dân)
9
Do đó, yếu tố khủng hoảng thứ hai của Argentina gắn liền với việc chính phủ của
Tổng thống Carlos Menem trong nhiệm kỳ thứ hai của mình đã tận dụng uy tín đang
lên của quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài. Đương nhiên mọi lý lẽ lúc bấy giờ
đều được lý giải khá hợp lý. Cứ như thế các khoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lên
dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới 50% GDP (35% trong năm 1995 cho
đến gần 65% năm 2001)
Việc chính phủ mắc nợ nhiều đã làm lãi suất trong nước gia tăng (tăng lãi suất để
bù đắp ngân sách). Nhiều công ty trong nước đã phải đóng cửa vì tín dụng cho sản
xuất, kinh doanh trở nên quá khả năng thanh toán. Sự thâm hụt ngân sách quá lớn tạo
ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khả năng trả nợ. Chính phủ gặp khó khăn
trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu của mình và không thể tài trợ bằng
các khoản cho vay nước ngoài; để xử lý vấn đề khó khăn về ngân sách, chính phủ
buộc các ngân hàng phải mua một lượng lớn trái phiếu. Khi các nhà đầu tư mất niềm
tin vào khà năng của chính phủ trong việc hoàn trả các khoàn nợ, thì giá của chúng
giảm xuống, tạo nên một lỗ hổng lớn trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng
thương mại. Sự suy yếu như vậy trong bảng tổng kết tài sản làm ngân hàng có ít
nguồn lực để cho vay và tình hình thiếu vốn cho vay góp phần tạo ra sự thu hẹp trong
hoạt động kinh tế.
3. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm:
Sai lầm đầu tiên của chính phủ Argentina là việc tự do hóa hoàn toàn hệ thống
ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa hoàn toàn gần như tất cả các ngân hàng nhà
nước ở địa phương và bán một ít tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài.
Hệ thống ngân hàng tiềm ẩn những yếu kém đã làm suy yếu dần khả năng chống chịu
trước những cú sốc, và cả chế độ tỷ giá cố định 1 peso đổi 1 đô la. Trước hết, các
ngân hàng hoàn toàn thiếu những quy định được quy định rõ ràng để phòng ngừa
những hậu quả lên khả năng thanh toán của khu vực phi mậu dịch của việc điều chỉnh
10
tỷ giá thực dẫn tới không cân bằng. Do không có sự mất giá danh nghĩa, điều chỉnh
này sẽ dẫn tới thời kỳ lạm phát danh nghĩa và thất nghiệp chậm chạp. Thứ hai, hệ
thống tài chính ngày càng tư nhân hóa và trở nên quá yếu đuối trước tình trạng khủng
hoảng nợ nước ngoài không thể kiểm soát được. Thứ ba, những biện pháp bảo vệ
thanh khoản cho hệ thống ngân hàng cho phép bất cứ người gửi tiền nào rút tiền, cho
thấy sự không phù hợp của hệ thống thanh toán khi tình trạng rút tiền ồ ạt xảy ra.
Thứ hai, đó là việc tự do cho luân chuyển tư bản - cả trực tiếp và gián tiếp - mà
không có bất kỳ hạn chế nào, dẫn đến việc ngoại tệ bị “bay hơi” do những chi tiêu
mua sắm của người dân ở nước ngoài, và tiêu dùng hàng xuất khẩu.
Thứ ba, tư nhân hóa các công ty nhà nước, từ công ty hàng không đến công ty
điện và bưu điện, trong khi Argentina không hề có luật lệ mạnh và đầy đủ, dẫn đến
nguồn thu ngân sách của chính phủ không có gì ngoài thuế, không thể tự chủ trong
thu – chi ngân sách. Làn sóng tư hữu hóa trong những năm 1990, dưới thời tổng
thống Menem, đã làm nhiều người mất việc. Và do phần lớn các công ty tư nhân hóa
thuộc lĩnh vực dịch vụ nhu yếu như cung cấp điện, nước... nên các công ty này đẩy
giá cả các mặt hàng dịch vụ của mình cao hơn. Cuộc khủng hoảng của Argentina trở
nên trầm trọng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá
sản và ngày càng có thêm nhiều người bị sa thải. Các khoản nợ của chính phủ cũng
theo đó gia tăng vì thất thu từ nguồn thuế thu nhập đánh vào doanh nghiệp. Trong khi
đó Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định mình sẽ không giúp Argentina thoát khỏi
khủng hoảng bằng cách chi trước những khoản tiền vay đã được thông qua để nước
này thanh toán nợ.
Thứ tư, loại bỏ gần như hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế xuất khẩu từ trung
bình 45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000. Khi đồng USD lên giá, nguồn
thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm cùng đó là khoản nhập khẩu tăng liên tục, và mọi thứ
đều dần bộc lộ. Bên cạnh đó, chính sách Hội đồng tiền tệ làm cho hàng hoá xuất khẩu
11
ngày càng mắc lên do đồng đôla tăng giá và hàng nhập khẩu ngày càng rẻ đi. Do đó,
hàng trăm doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp
nước ngoài, buộc phải dẫn đến phá sản
II. Ảnh hưởng từ bên ngoài
1. Các tổ chức tin dụng quốc tế (IMF)
Trong suốt những năm 90, Argentina trở thành một của tổ chức quốc tế, đặc biệt
đối với IMF. Đây được coi như hình mẫu cho các nền kinh tế mới nổi noi theo. Tổ
chức Tiền tệ thế giới đã ủng hộ cho các chính sách kinh tế vĩ mô các cải cách quan
trọng trong nền kinh tế (tự do hóa thị trường tài chính, tư nhân hóa, cải cách hệ thống
tiền lương…) của chính phủ Argentina. Ban đầu, IMF có chút hoài nghi về quá trình
chuyển đổi. Tuy nhiên, bằng chứng về việc Argentina đã vượt qua được khủng hoảng
Tequila (tên gọi khác của khủng hoảng Mexico) đã thuyết phục các nhà chức trách
của IMF. Bất chấp những con số cho thấy kinh tế tăng trưởng bền vững , một phần
lớn người dân ko được hưởng lợi từ những thành quả của nền kinh tế: trong suốt
những năm 90, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ người nghèo vẫn duy trì ở mức cao và
sự bất bình đẳng trong xã hội ngày một trầm trọng. Điều này cho chúng ta thấy
những con số đó đã được đánh giá quá cao so với giá trị thật của nó, đây cũnng là
một trong những nguyên nhân khiến cho chính phủ Argentina chủ quan vào những
chính sách của mình trong suốt những năm 90.
Khi Argentina lâm vào khủng hoảng, tháng 11/2000 IMF hợp tác WB , IDB
thông qua chương trình hỗ trợ với quy mô lớn, tên gọi “el blindaje”. IMF đồng ý cho
Argentina vay tiền với điều kiện nước này phải thắt chặt các chính sách tài chính,
như không để tham hụt ngân sách và nâng lãi suất. “Blindaje” - chương trình được
thiết kế đặc biệt với mục đích làm giảm sự lan truyền của khủng hoảng và kích thích
tăng trưởng đã thất bại. Xác suất thành công vô cùng thấp, tỷ lệ vẫn duy trì ở mức
12
ban đầu. Cụ thể : chương trình chỉ hoạt động hiệu quả trong 2 tháng, sau đó bắt đầu
đi xuống. Những chính sách của chương trình này dẫn đến những cuộc biểu tình và
đình công khắp quốc gia.
Vào cuối năm 2001, khi tình hình đất nước đang vô cùng khó khăn với dự trữ
ngoại tệ của ngân hàng trung ương chỉ còn đúng 2 tỷ. Để tăng ngân sách, Tổng thống
de la Rua quyết định người dân chỉ được rút tối đa 1000 đô la một tháng. Ngay sau
đó, IMF đã quay lưng lại với Argentina, tuyên bố ngừng cấp các khoản cho vay mới
với lý do chính phủ nước này không đáp ứng được các đòi hỏi tài chính. Điều này đã
khiến cho Argentina tuyên bố phá sản. Cướp bóc và bạo loạn nổ ra khắp nơi khiến
vài chục nghìn người chết
2. Các quốc gia các
Năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á nổ ra và lan ra khắp các nước đang
phát triển trên thế giới
1- Mỹ: Vào những năm 90, nền kinh tế Mỹ đã có thời kỳ phát triển liên tục và kéo dài
nhất trong lịch sử của mình:
Tỷ lệ lạm phát thấp: trung bình khoảng 2.5%/năm (ngoại trừ năm 1990 là
5%/năm).
Tỷ lệ thất nghiệp thấp: 21 triệu việc làm mới được tạo ra từ 1990-2000.
Tỷ lệ tăng trưởng trung bình gần 4%/năm.
Thâm hụt ngân sách giảm từ 1993-1997 và từ năm 1998-2001 có thặng dư ngân
sách.
Với sự phát triển của mình, Mỹ là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài lớn dẫn
đến đồng USD tăng giá . Để giữ tỷ giá cố định, Chính phủ Argentina đã buộc phải
dùng dữ trữ ngoại hối để mua đồng peso vào và bán đồng USD ra; đồng thời phải
13
tăng lãi suất của đồng peso để hạn chế rút tiền của người dân. Hành động đó của
Chính phủ Argentina đã đẩy đồng peso tăng giá theo dẫn đến 1 loạt các hệ qủa: tính
cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm; lãi suất cao hạn chế việc đầu tư giảm phát xuất
hiện.
2 - Mêhico : Mêhico đã phá giá đồng tiền của mình vào năm 1994 với cuộc khủng
hoảng tequila cũng đã tác động đến Argentina. Các ngân h