Nguyên tắc và phương pháp kế toán các loại tiền gửi trong ngân hàng thương mại

Chương 1 Khái quát về các loại tiền gửi trong NHTM 1.1. Phân loại tiền gửi trong NHTM: 1.1.1. Tiền gửi: 1.1.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn: - Tiền gửi không kỳ hạn (KKH) là loại tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân tại NH nhằm mục đích thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Với loại tiền gửi này, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào để chi trả cho người được hưởng về tiền hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cũng như chi trả các hình thức như Séc, Ủy nhiệm chi. Chính vì vậy, nó thường được gọi là tiền gửi thanh toán. - Đối với ngân hàng thì khoản tiền gửi KKH này ngân hàng chỉ phải chi trả lãi thấp, đồng thời cũng thu phí thanh toán khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Đây là loại nguồn vốn có tính ổn định thấp.

docx14 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc và phương pháp kế toán các loại tiền gửi trong ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRANG Chương 1: Khái quát về tiền gửi trong NHTM 2 1.1. Phân loại tiền gửi trong NHTM 2 1.1.1. Tiền gửi 2 1.1.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn 2 1.1.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 2 1.1.2. Tiền gửi tiết kiệm 2 1.1.2.1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 2 1.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 2 1.2. So sánh các loại tiền gửi 3 Chương 2: Nguyên tắc và phương pháp kế toán các loại tiền gửi trong NHTM 6 2.1. Tiền gửi không kỳ hạn 6 2.1.1. Nguyên tắc kế toán 6 2.1.2. Phương pháp kế toán 6 2.2. Tiền gửi có kỳ hạn 7 2.2.1. Nguyên tắc kế toán 7 2.2.2. Phương pháp kế toán 7 2.3. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 8 2.3.1. Nguyên tắc kế toán 8 2.3.2. Phương pháp kế toán 9 2.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 9 2.4.1. Nguyên tắc kế toán 9 2.4.2. Phương pháp kế toán 9 2.4.2.1. Loại lãi trả sau 9 2.4.2.2. Loại lãi trả trước 10 Chương 3: Phân biệt phương pháp kế toán chí phí lãi phải trả của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn 12 3.1. So sánh phương pháp kế toán trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn 12 3.2. Phân biệt tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn 14 Chương 1 Khái quát về các loại tiền gửi trong NHTM Phân loại tiền gửi trong NHTM: Tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn (KKH) là loại tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân tại NH nhằm mục đích thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Với loại tiền gửi này, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào để chi trả cho người được hưởng về tiền hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cũng như chi trả các hình thức như Séc, Ủy nhiệm chi... Chính vì vậy, nó thường được gọi là tiền gửi thanh toán. Đối với ngân hàng thì khoản tiền gửi KKH này ngân hàng chỉ phải chi trả lãi thấp, đồng thời cũng thu phí thanh toán khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Đây là loại nguồn vốn có tính ổn định thấp. Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi thanh toán nhưng khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) gửi tiền có kỳ hạn vì kế hoạch chi tiêu của mình hoặc những khoản vốn chuyên dùng mà khách hàng cần phải quản lý riêng. Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền nhàn rỗi của dân cư gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi. Hình thức phổ biến nhất và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ, người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để ghi số tiền gửi vào và rút ra. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chủ yếu là tiền nhàn rỗi của dân cư và do nhu cầu chi tiêu được xác định trước, có kế hoạch nên khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích chính để hưởng lãi. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn. Tuy nhiên, nếu khách hàng rút vốn trước hạn, tùy theo chính sách của từng ngân hàng, khách hàng có thể được trả lãi theo lãi suất không kỳ hạn hoặc có cách tính phù hợp tùy theo thời gian gửi thực tế. Do tính ổn định cao hơn nên tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn; kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao. Xét theo cách thức trả lãi, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm 3 loại: + Loại trả lãi trước + Loại trả lãi hàng tháng hoặc theo định kỳ + Loại lĩnh lãi và vốn 1 lần khi đáo hạn So sánh các loại tiền gửi trong NHTM Chỉ tiêu so sánh Tiền gửi Tiền gửi tiết kiệm Không kỳ hạn Có kỳ hạn Không kỳ hạn Có kỳ hạn Khái niệm Là loại tiền gửi mà người gửi tiền được sử dụng khoản tiền gửi đó vào bất cứ thời điểm nào để phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ gửi vào ngân hàng trong một khoảng thời gian xác định. Là loại tiền nhàn rỗi của dân cư do nhu cầu không xác định trước nên gửi không kỳ hạn vào NH để hưởng lãi, KH có thể rút bất kỳ lúc nào. Là loại tiền nhàn rỗi của dân cư và do nhu cầu chi tiêu xác định trước, có kế hoạch nên gửi vào NH để hưởng lãi. KH chỉ được rút vốn khi đến hạn. Nếu rút trước hạn sẽ nhận với lãi suất thấp theo quy định của NH Đối tượng Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Doanh nghiệp, cá nhân Cá nhân Cá nhân Phương thức Số tiền của khách hàng được theo dõi qua giấy báo Nợ và báo Có của ngân hàng Gửi vào TK của DN hoặc tổ chức, DN sẽ làm một hợp đồng tiền gửi với NH Khách hàng được ngân hàng trao cho một quyển sổ tiết kiệm để theo dõi. Gửi vào tài khoản tiết kiệm của cá nhân, ngân hàng sẽ phát hành cho khách hàng sổ tiết kiệm tương ứng số tiền, kỳ hạn và lãi suất Với Ngân hàng - Nguồn vốn dễ biến động- nguy cơ cho NH - NH không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này - Số dư không lớn nhưng số lượng rất nhiều làm cho tổng vốn huy động qua tiền gửi thanh toán tăng đáng kể. ( Tạo ra nguồn thu phí cho NH) - Nguồn vốn tương đối ổn định - Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. NH có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào việc kinh doanh. - Nguồn vốn khá ổn định. - NH chỉ được phép sử dụng tồn khoản khi đã đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả. - Có tính ổn định cao hơn tiền gửi không kỳ hạn - NH chủ động trong việc huy động vốn Với khách hàng Có thể rút tiền và dùng thanh toán bất cứ khi nào. KH chỉ có thể rút tiền sau một khoảng thời gian nhất định nhưng NH vẫn cho KH rút tiền trước hạn nhưng phải hưởng mức lãi suất thấp hơn Khách hàng có thể gửi và nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. KH chỉ được rút ra khi đến hạn nhưng thực tế NH vẫn cho phép KH rút trước hạn nhưng hưởng mức lãi suất thấp hơn. Mục đích Nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua NH Chủ yếu để hưởng lãi KH mong muốn được hưởng lãi từ khoản tiền nhàn rỗi của mình Mục đích chính để hưởng lãi Lãi suất Lãi thấp hoặc không hưởng lãi Tính lãi theo phương pháp tích số và nhập vốn - Lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn - Tính lãi theo phương pháp số dư và không nhất thiết phải nhập vốn - Lãi suất thấp - Định kỳ, lãi được tính và nhập vào vốn theo phương pháp tích số - Lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn - Lãi tính theo phương pháp số dư nhưng định kỳ không được nhập vào vốn Hình thức thể hiện Mỗi KH được cấp một số tài khoản để NH theo dõi KH được cấp một số tiền gửihoặc chứng chỉ tiền gửi KH được NH trao cho một quyển sổ tiết kiệm để theo dõi KH được trao cho một quyển sổ tiết kiệm để giao dịch Chương 2 Nguyên tắc và phương pháp kế toán các loại tiền gửi Tiền gửi không kỳ hạn: Nguyên tắc kế toán tiền gửi không kỳ hạn Khách hàng có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào thông qua công cụ thanh toán, đây là khoản tiền mà NH phải có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng bất cứ lúc nào. Phương pháp kế toán tiển gửi không kỳ hạn Kế toán khi khách hàng gửi tiền: KH nộp tiền mặt: Nợ TK 1011, 1031 Có TK 4211, 4221/KHNếu nhận tiền gửi bằng chuyển khoản VNĐ KH nhận tiền gửi từ KH khác chuyển đến: Nếu cùng hệ thống NH: Nợ TK 4211 (TK người chi trả) Có TK 4211 (TK của người thụ hưởng) Nếu khác hệ thống NH: Nợ TK 5012 : Thanh toán bù trừ giữa các NH Có TK 4211 (TK của người thụ hưởng) Kế toán chi trả tiền cho khách hàng: Chi trả bằng tiền mặt: Nợ TK 4211, 4221... Có TK 1011, 1031... Nếu chi trả bằng chuyển khoản Nếu cùng hệ thống ngân hàng: Nợ TK 4211 (4221) Có TK 4211 (4221): Người thụ hưởng Nếu khác hệ thống ngân hàng: Nợ TK 4211 (4221): Người chi trả Có TK 5012: tài khoản thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng Trong trường hợp chủ tài khoản trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán để chuyển đến một ngân hàng khác thì ngân hàng còn thu lệ phí chuyển tiền của khách hàng và thuế giá trị gia tăng (VAT) theo số tiền chuyển. Tính và trả lãi tiền gửi không kỳ hạn Ngoại trừ những NH áp dụng công nghệ tính lãi cộng dồn hàng ngày, thông thường lãi tiền gửi thanh toán được ngân hàng tính và trả hàng tháng theo phương pháp tích số, được nhập lãi vào gốc. Việc tính lãi thường được thực hiện vào một ngày nhất định ở giai đoạn cuối tháng cho tất cả các khách hàng. Số lãi phải trả trong tháng = Tổng tích số dư TKTG trong tháng X Lãi suất ngày KH đến lĩnh lãi hàng tháng: Nợ TK 801: tài khoản chi trả lãi tiền gửi Có TK 1011 KH không đến lĩnh lãi hàng tháng: + Hàng tháng, NH tính lãi phải trả cho KH: Nợ TK 801: Tài khoản trả lãi tiền gửi Có TK 4911: TK lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam + Khi NH thanh toán lãi cho KH: Nợ TK 4911 Có TK 1011 + KH đề nghị lãi nhập vốn: Nợ TK 4911(801) Có TK 4211, 4221 Tiền gửi có kỳ hạn: Nguyên tắc kế toán tiền gủi có kỳ hạn Theo đúng nguyên tắc thì khách hàng chỉ có thể rút tiền gửi loại này theo đúng quy định trên hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng cho phép khách hàng rút trước thời hạn nhưng với điều kiện hưởng lãi suất thấp hơn. Phương pháp kế toán tiền gửi có kỳ hạn Kế toán khi KH gửi tiền: KH nộp tiền mặt Nợ TK 1011, 1031 Có TK 4212, 4222 Nếu khách hàng trích từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Nợ TK 4211(4221) Có TK 4212 (4222) Kế toán chi trả tiền cho khách hàng Chi trả bằng tiền mặt: Nợ TK 4212, 4222 Có TK 1011, 1031 Nếu khách hàng chuyển từ tài khoản tiền gửi cho kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Nợ TK 4212 (4222) Có TK 4211 (4221) Tính và trả lãi tiền gửi có kỳ hạn Đối với tiền gửi có kỳ hạn việc trả lãi được thục hiện khi đáo hạn (trả lãi cùng gốc) Số lãi phải trả hàng tháng = Số dư tiền gửi x Lãi suất tháng (Tính lãi đơn) Hàng tháng kế toán phải tính lãi sau đó ghi: Nợ TK 801: tài khoản trả lãi tiền gửi Có TK 4911: TK lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam Khi đáo hạn khách hàng lĩnh lãi và gốc: Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi Có TK 1011 (4211): Chú ý: Nếu đến hạn khách hàng không đến lĩnh lãi và gôc thì nhập toàn bộ số lãi và gốc để theo dõi kỳ sau. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Nguyên tắc kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tương tự tiền kế toán tiền gửi không kỳ hạn, không được hưởng dịch vụ thnah toán, chỉ nộp và rút tiền mặt. Khách hàng có thể gửi tiền vào nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. Phương pháp kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Khi KH gửi tiền đến: KH gửi tiền mặt: Nợ TK 1011, 1031 Có TK 4231, 4241 Khi chi trả Nợ TK 4231, 4241 Có TK 1011, 1031 Tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Cũng phải tính lãi hàng tháng vào ngày cuối tháng và ghi: Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi Có TK 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam Nếu khách hàng nhận tiền luôn: Nợ TK 801 Có TK 1011 Nếu khách hàng lãi nhập gốc: Nợ TK 801 Có TK 4231 Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Nguyên tắc kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Gửi có kỳ hạn thì không được rút trước hạn, nếu rút trước hạn thì sẽ phải hưởng lãi suất khác nhỏ hơn lãi suất đúng hạn (thường là lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc không có tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng). Phương pháp kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Phương pháp kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại lãi trả sau Khi gửi tiền: Nợ TK 1011 Có TK 4232/KH Kế toán tính lãi tiền gửi Chú ý: Lãi dịnh kỳ hàng tháng không được nhập vào vốn gốc của KH vì trong tỷ lệ lãi suất hàng tháng đã tính đến phần lũy tiến cho toàn thể một hạn kỳ. Việc nhập vốn sẽ làm tăng số dư và tăng tiền lãi của tháng kế tiếp làm sai mức lãi suất quy định cho kỳ hạn. Đối với cả 2 loại: lĩnh lãi hàng tháng, theo định kỳ và lĩnh lãi khi đáo hạn thì việc lĩnh lãi vẫn được thực hiện hàng tháng và được hạch toán vào TK lãi phải trả vì: về mặt tài chính, đúng 1 tháng phải có phát sinh tiền lãi phải trả cho số tiền huy động đó là chi phí trả lãi hàng tháng, do vậy cần phải được phân bổ hàng tháng nhằm xác định đúng hiệu quả kinh doanh hàng tháng, tránh tình trạng lãi trước lỗ sau. Lãi dự trả hàng tháng = Số tiền gửi X Lãi suất tháng Hàng tháng kế toán tính lãi và hạch toán vào TK “Lãi phải trả cho tiền gửi” TK 491: Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi Có TK 491: TK lãi phải trả cho tiền gửi Khi hết kỳ hạn Nếu KH không đến lĩnh lãi, kế toán tự động nhập lãi vào tiền gốc cho khách hàng và ghi cụ thể vào phiếu lưu để theo dõi lãi kỳ tiếp theo. Hạch toán: Nợ TK 491: TK lãi phải trả cho tiền gửi Có TK 4232/KH Nếu KH đến lĩnh lãi và gốc vào cuối kỳ hạn, về nguyên tắc sẽ làm thủ tục tất toán sổ luôn cho KH Trường hợp KH đến rút tiền trước hạn Thoái chi tiền lãi cộng dồn và dự trả theo lãi suất có kỳ hạn cho thời gian gửi thực tế (Số tiền thục tế đã trích vào tài khoản này). Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế. Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại lãi trả trước Khi gửi tiền: NH thực hiện tính và trả luôn lãi của cả kỳ hạn cho KH, tuy nhiên số lãi đó phải được ghi nhận vào TK 388: TK chi phí chờ phân bổ để phân bổ đân theo định kỳ kế toán. Nợ TK 1011 Nợ TK 388: TK chi phí chờ phân bổ Có TK 4232/KH: Hàng tháng: Thực hiện phân bổ lãi trả trước vào chi phí Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi Có TK 388: TK chi phí chờ phân bổ Đáo hạn: NH trả cho KH số tiền bằng đúng số gốc danh nghĩa mà KH gửi. Nợ TK 4232/KH: Có TK 1011: Trường hợp KH đến rút tiền trước hạn: Thoái chi tiền lãi trả trước đã phân bổ vào chi phí theo lãi suất có kỳ hạn cho thời gian gửi thực tế. Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế trên số tiền gửi thực tế. Chương 3 Sự khác nhau giữa phương pháp trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn So sánh phương pháp kế toán trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn Chỉ tiêu so sánh TGTK không kỳ hạn TGTK có kỳ hạn Loại lãi trả trước Loại lãi trả sau Thủ tục trả lãi Người rút tiền viết giấy lĩnh tiền mặt kèm thẻ tiết kiệm và chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu gửi nhân viên giao dịch tiết kiệm. Nhân viên giao dịch kiểm soát chứng minh thư, thẻ tiết kiệm, giấy lĩnh tiền, chữ kí của người rút tiền so với chữ kí mẫu đã đăng kí trên phiếu lưu, nếu không có gì sai sót sẽ xử lý. Giấy lĩnh tiền mặt được chuyển cho bộ phận ngân quỹ để chi tiền cho người rút tiến. TGTK có kỳ hạn: Sau khi hoàn thành chi tiền cho người gửi thì sổ TK được giữ lại bảo quản cùng phiếu lưu. Phương thức trả lãi Tính theo phương pháo tích số và lãi được nhập gốc. Số lãi/ tháng = Tổng số dư TKTG x Lãi suất ngày + Theo thời điểm tròn tháng + Tính lãi vào ngày gần cuối tháng cho tất cả các KH Trả lãi theo 2 cách: trả bằng tiền mặt trực tiếp cho người gửi tiền hoặc là nhập vào TKTK của người gửi (lãi nhập gốc). Tính và trả luôn lãi cho cả kì hạn cho KH Áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích nên hàng tháng phải dự chi lãi trong kì để hạch toán số lãi này vào TK chi phí đối ứng với TK “lãi phải trả” để xác định đúng hiệu quả kinh doanh từng tháng, tránh việc lãi trước lỗ sau Hình thức trả lãi: + Trả hàng tháng hoặc định kì. + Lĩnh lãi và vốn 1 lần khi đáo hạn. Hạch toán Nếu KH đến lĩnh lãi vào ngày tính lãi thì trả lãi cho KH bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 801 số tiền lãi Có TK 1011 : số tiền lãi Không có dự chi lãi Nếu KH không đến lĩnh lãi thì lãi lại được nhập gốc. Nợ TK 801: Trả lãi tiền gửi CóTK 4231: TGKKH của KH + Hàng tháng: phân bổ lãi trả trước vào CP: Nợ TK 801: Trả lãi tiền gửi Có TK 388: Chi phí chờ phân bổ Đã chi trả lãi trước, hàng tháng phân bổ lãi để giảm chi phí + Đáo hạn: Nợ TK 4232/KH: Có TK 1011, TK thích hợp + Hàng tháng: Tính lãi, hạch toán Nợ TK 801: trả lãi tiền gửi Có TK 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm Dự chi lãi để xác định đúng kết quả kinh doanh + Đáo hạn: Lập phiếu chi, hạch toán. Nợ TK 4913: lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm Có TK 1011, thích hợp Ghi chú Tính lãi tiết kiệm và hạch toán lãi có thể thực hiện theo 2 thời điểm: đúng ngày KH gửi tiền vào của các tháng sau đó (tính tròn tháng) hoặc thực hiện đồng loạt vào các ngày gần cuối tháng. * KH đến rút trước hạn: - Thoái chi tiền lãi trả trước đã phân bổ vào chi phí theo lãi suất có kì hạn cho thời gian gửi thực tế. - Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lí cho thời gian gửi thực tế trên số tiền gửi thực tế. Lĩnh trước hạn thì KT phải làm thủ tục hoàn nhập số lãi hàng tháng đã hạch toán dự trả sau khi trừ số lãi người gửi TK KH lĩnh trước hạn được hưởng theo quy định của NHTM nhận tiền gửi. - Trả lãi Nợ TK 4913 Có TK 1011 Hoàn nhập để giảm chi phí: Nợ TK 4913 Có TK 801 Nếu KH không đến lĩnh lãi đúng hạn, KT tự động nhập lãi vào tiền gốc cho KH: Nợ TK 4913 Có TK4232/KH Phân biệt giữa trả lãi tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn:. Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Còn được gọi là tiền gửi thanh toán vì khách hàng có thể rút bất kì lúc nào để sử dụng cho mục đích của mình Mục đích: an toàn tài sản và thanh toán không dùng tiền mặt => Linh động Nguồn vốn bất ổn định khiến cho NH không kiểm soát được. Nếu KH rút với khoản tiền khá lớn có thể gây bất lợi cho việc quay vòng vốn của NH Kế toán trả lãi không có dự chi lãi hàng tháng Với tiền gửi có kỳ hạn, NH đã xác định được thời điểm KH đến rút để NH có sự tính toán hợp lý cho vòng quay vốn để tránh rủi ro Mục đích: để lấy lãi => Ít linh động Nguồn vốn có tính ổn định cao, NH có thể sử dụng linh hoạt cho mục đích kinh doanh Kế toán trả lãi có dự chi lãi hàng tháng Lãi của tiền gửi có kỳ hạn luôn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn
Luận văn liên quan