Nhà máy sản xuất nước trái cây

- Tên dự án : Nhà máy sản xuất nước trái cây - Địa điểm xây dựng : - Diện tích đầu tư : 20.000 m2 - Quy mô dự án : Công suất sản xuất tối đa 2.835 tấn/năm nước trái cây cô đặc - Mục đích đầu tư : + Chế biến sâu các loại trái cây nhiệt đới của vùng ĐBSCL, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất trái cây. + Cung cấp sản phẩm trái cây cô đặc và nước trái cây đóng hộp giấy cho thị trường trong nước và xuất khẩu. + Xây dựng vùng nguyên liệu xung quanh nhà máy, hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới 2 dây chuyền chế biến trái cây + Dây chuyền cô đặc nước trái cây công suất 5.000 tấn thành phẩm/năm + Dây chuyền chế biến và đóng hộp giấy nước trái cây công suất 5.000 tấn thành phẩm / năm - Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. - Tổng mức đầu tư : 170,000,000,000 đồng + Vốn tự có là : 70,000,000,000 đồng chiếm 41%. + Vốn vay ngân hàng: 100,000,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 59% (dùng để mua sắm thiết bị công nghệ) - Tiến độ đầu tư : + Khởi công: quý III/2015 + Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền cô đặc nước trái cây: quý II/2017 + Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền nước trái cây đóng hộp giấy: quý IV/2018.

doc32 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 7027 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhà máy sản xuất nước trái cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa điểm đầu tư: CHỦ ĐẦU TƯ: THUYẾT MINH DỰ ÁN Hậu Giang - 1/2016 NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC TRÁI CÂY THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC TRÁI CÂY MỤC LỤC TÓM TẮT DỰ ÁN 1) Giới thiệu chủ đầu tư 2) Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Nhà máy sản xuất nước trái cây Địa điểm xây dựng : Diện tích đầu tư : 20.000 m2 Quy mô dự án : Công suất sản xuất tối đa 2.835 tấn/năm nước trái cây cô đặc Mục đích đầu tư : + Chế biến sâu các loại trái cây nhiệt đới của vùng ĐBSCL, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất trái cây. + Cung cấp sản phẩm trái cây cô đặc và nước trái cây đóng hộp giấy cho thị trường trong nước và xuất khẩu. + Xây dựng vùng nguyên liệu xung quanh nhà máy, hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới 2 dây chuyền chế biến trái cây + Dây chuyền cô đặc nước trái cây công suất 5.000 tấn thành phẩm/năm + Dây chuyền chế biến và đóng hộp giấy nước trái cây công suất 5.000 tấn thành phẩm / năm Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 170,000,000,000 đồng + Vốn tự có là : 70,000,000,000 đồng chiếm 41%. + Vốn vay ngân hàng: 100,000,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 59% (dùng để mua sắm thiết bị công nghệ) Tiến độ đầu tư : + Khởi công: quý III/2015 + Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền cô đặc nước trái cây: quý II/2017 + Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền nước trái cây đóng hộp giấy: quý IV/2018. CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 1) Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau: Luật đầu tư 2014 ( luật số 67/2012/QH13 ngày 26/11/2014 ) Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 định nghĩa chi tiết về ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/09/2014 hướng dẫn thực hiện nghị định 210/2013/NĐ-CP Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/07/2015 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55/2015/NĐ-CP Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 về phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Quyết định19/2015/QĐ-TTG ngày 15/06/2015 về Quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao Quyết định 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 về quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quyết định 20/2015/QĐ-UBND ngày 22/07/2015 của Tỉnh Hậu Giang chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn 2) Nghiên cứu thị trường Việt Nam là nước có thế mạnh và rất nổi tiếng về trái cây nhiệt đới như: khóm, xoài, chanh không hạt, bưởi, chanh dây, đu đủ, chuối, dưa hấu, mãng cầu, sơ ri...Vùng đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm trái cây nhiệt đới của cả nước chiếm khoảng 70-75% lượng trái cây nhiệt đới của cả nước, chất lượng, mùi vị trái cây vùng ĐBSCL rất ngon và rất nổi tiếng trên thế giới, tỉnh Hậu Giang là trung tâm về địa lý của vùng ĐBSCL và có một số vùng chuyên canh trái cây nổi tiếng như: khóm Cầu Đúc, cam sành, chanh không hạt, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu. Giá trị thành phẩm của trái cây nhiệt đới rất cao, trên các kệ siêu thị ở Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Nhật giá bán trái cây nhiệt đới luôn luôn cao hơn giá thịt gà, cá, thịt bò, gạo. Tuy có nhiều tiềm năng và thế mạnh như vậy nhưng kiêm ngạch xuất khẩu trái cây của nước ta luôn ở mức rất thấp thua xa các sản phẩm nông sản khác:gạo, cà phê, cá da trơn...là do chúng ta chưa đầu tư sâu vào nông nghiệp từ các khâu : giống, phân, trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến sâu và tiêu thụ. Hiện tại cả nước Việt Nam có khoảng 10 công ty về chế biến đông lạnh trái cây đạt chuẩn xuất khẩu ( phía bắc có Đồng Giao, Nafoods, phía Nam có rau quả Tiền Giang, Westfood, Antesco, Phú Thịnh ) trong đó khoảng 5 công ty đạt chuẩn BRC, và có 4 công ty về chế biến cô đặc nước trái cây ( Đồng giao, Nafoods, Tiền Giang, Chiamea ( Đài Loan ); và chế biến nước trái cây đóng hộp giấy thì có duy nhất Vinamilk chỉ bán ở thì trường nội địa. 3) Địa điểm đầu tư dự án 3.1Vị trí đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất nước trái cây được đầu tư tại ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang. Hình: Vị trí đầu tư dự án (¶) Vị trí đầu tư có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp hướng đi thị trấn Ngã Bảy Phía Nam giáp kinh Sáu Kình, hướng đi Cà Mau Phía Đông giáp đường quản lộ Phụng Hiệp Phía Tây giáp sông Bún Tàu - Nhà máy nằm ở vị trí chiến lược có 2 mặt tiền: mặt trước là quản lộ Phụng Hiệp xe container có thể ra vào được, mặt sau giáp sông Bún Tàu là sông chính để đi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng về Hậu Giang và Cần Thơ, xà lan 2.000 tấn có thể đi qua sông này được. 3.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình Khu đất dự án có địa hình tương đối bằng phẳng là đặc trưng chung của vùng ĐBSCL, với cao độ trung bình 1-2 m, thuận lợi để xây dựng nhà máy. Khí hậu Khí hậu khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27oC, độ ẩm trung bình từ 80 – 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; Mùa mưa từ tháng 05 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 04 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 – 1.600 mm có điều kiện tốt cho xây dựng nhà máy sản xuất nước trái cây cô đặc. Thủy văn Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No... thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa. 3.3 Điều kiện kinh tế xã hội Sản xuất nông nghiệp Diện tích gieo trồng lúa cả năm là 211,995 ha, giảm 2.139 ha so năm trước và vượt 2.72% kế hoạch. Tuy diện tích có giảm do chuyển sang trồng hoa màu và cây ăn trái, nhưng năng suất 3 vụ đều tăng, nên sản lượng vẫn đạt 1.19 triệu tấn, tăng 14,000 tấn so năm 2012. Niên vụ mía năm 2013 trồng được 14,007 ha, giảm 188 ha so cùng kỳ, vượt 1.5% KH, năng suất 103 tấn/ha. Cây ăn trái: diện tích 29,357 ha, đạt 99% KH và tăng 12% so cùng kỳ, sản lượng 229,000 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ. Rau màu: diện tích 19,901 ha, vượt 1% KH, sản lượng 230,000 tấn, tăng 3.23% so cùng kỳ. Mặc dù dịch bệnh không xảy ra, nhưng chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, giá thành tăng trong khi giá bán thấp, nhất là giá heo hơi, nên chăn nuôi có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Đàn heo: 115,000 con, đạt 87.4% KH, giảm 7% so cùng kỳ. Đàn gia cầm 3.5 triệu con, giảm 3.9%, đạt 86% KH. Diện tích thả nuôi thủy sản 10,658 ha, vượt 7% KH, sản lượng đạt 72,000 tấn, tăng 8% so cùng kỳ và đạt 80% KH, chủ yếu là cá da trơn, cá rô đồng và cá Thát lát..., sản lượng đạt thấp so với KH chủ yếu là do khâu giống, kỹ thuật và ảnh hưởng của dịch bệnh. Công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp được thực hiện tốt, phòng chống cháy rừng mùa khô được các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 2.2%, tăng 0.2% so cùng kỳ. Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt, lồng ghép nhiều nguồn vốn, có sự tham gia tích cực của người dân, đến nay 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới đạt 11 - 19 tiêu chí (KH 13 - 17 tiêu chí), trong đó có 3 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, gồm xã Tân Tiến (TP Vị Thanh), xã Đại Thành (thị xã Ngã Bảy) và xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy); 43 xã còn lại đạt từ 4 - 10 tiêu chí (KH 7 - 10 tiêu chí), bình quân nhiều xã đã đạt thêm từ 3 - 4 tiêu chí so cùng kỳ. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện 5 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1,357 ha, bao gồm 1,506 hộ, trong đó chọn 2 cánh đồng làm điểm chỉ đạo là cánh đồng xã Trường Long Tây và xã Vị Thanh, đến nay cơ bản mỗi cánh đồng đạt 03 tiêu chí đầu (1, 2, 4), các tiêu chí (3, 5, 6) tiếp tục xây dựng, kêu gọi doanh nghiệp và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, với quy mô 5,200ha, có các loại hình sản xuất chủ lực là lúa chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, chăn nuôi, nấm và chế phẩm vi sinh, cây ăn quả,. Chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và trồng cây năm 2013 được các địa phương nỗ lực thực hiện, kết quả xây dựng đường vượt 75% KH; xây dựng cầu vượt 61% KH; thủy lợi vượt 21.2% KH và trồng cây xanh vượt 48% KH. Tình hình kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tác, hợp tác xã được củng cố, từng bước nâng chất, toàn tỉnh có 187 HTX, mô hình kinh tế trang trại đang từng bước được phát triển, tổng số trang trại đang hoạt động là 25, trong đó: huyện Long Mỹ: 20 trang trại; Vị Thủy: 4 trang trại; Phụng Hiệp: 01 trang trại. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (khu vực II) theo giá thực tế thực hiện được 22,771 tỷ đồng, tăng 11.89% so cùng kỳ, đạt 96.9% KH. 3.4 Nhân lực Dân số Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh Hậu Giang trên 772,239 người, trong đó: Nam: 379,069 người; nữ: 393,170 người; Người kinh: chiếm 96.44%; Người Hoa: chiếm 1.14%; Người Khơ-me: 2.38%; Các dân tộc khác chiếm 0.04%. Khu vực thành thị: 115,851 người; nông thôn; 656,388 người. Lao động Lực lượng lao động xã hội hiện tại bằng 60% dân số. Tổng số: 470,130 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382,035 người; lao động dự trữ: 88,095 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382,035 người; lao động dự trữ: 88,095 người. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn khác trong đội ngũ công chức, viên chức do tỉnh quản lý trên 10,000 người, trong đó: Trung học chuyên nghiệp gần 5,000 người, cao đẳng gần 2,500 người, đại học và trên đại học gần 2,600 người. 4) Hiện trạng khu đất xây dựng dự án 4.1 Hiện trạng sử dụng đất Đất xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất nước trái cây cô đặc và đóng hộp giấy thuộc diện tích của Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh. Giai đoạn này dự án đầu tư xây dựng trên diện tích đất là 10.000 m2 nằm trong quy hoạch 20.000 m2 mà Tiến Thịnh đã xin chủ trương của UBND tỉnh Hậu Giang. 4.2 Đường giao thông Nhà máy nằm ở vị trí chiến lược có 2 mặt tiền: mặt trước là quản lộ Phụng Hiệp xe container có thể ra vào được, mặt sau giáp sông Bún Tàu là sông chính để đi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng về Hậu Giang và Cần Thơ, xà lan 2.000 tấn có thể đi qua sông này được. 4.3 Hiện trạng thông tin liên lạc Mạng lưới điện thoại đã phủ khắp khu vực tỉnh Hậu Giang nên rất thuận lợi về thông tin liên lạc. 4.4 Hiện trạng cấp điện Nguồn điện sử dụng: sử dụng hệ thống lưới điện huyện Châu Thành A thuộc mạng lưới điện quốc gia. 4.5 Cấp –Thoát nước Sử dụng nguồn nước từ giếng khoang. Nước cấp đáp ứng được những yêu cầu vệ sinh đối với nước sạch dùng để ăn uống và sinh hoạt theo quy định hiện hành của nhà nước (tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002). Nhận xét chung: Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào dây chuyền trái cây cô đặc và đóng hộp giấy theo công nghệ hiện đại. CHƯƠNG III: SẢN PHẨM 1) Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường mục tiêu mà công ty nhắm đến là thị trường xuất khẩu do công ty có trên 5 năm kinh nghiệm xuất khẩu trái cây nhiệt đới. + Đối với sản phẩm nước trái cây cô đặc thị trường mục tiêu của công ty là xuất khẩu cho các thị trường: Mỹ, Canada, châu Úc, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu.. bán sĩ cho các công ty chế biến nước giải khát, sữa, kem, mứt... Vì vậy giá bán thật rẽ và thật cạnh tranh, + Đối với sản phẩm nước trái cây đóng hộp giấy dung tích từ 200 ml đến 1.000 ml , mang thương hiệu Tiến thịnh trước tiên thị trường chủ lực vẫn xuất khẩu vào các siêu thị ở Mỹ, Canada, châu Úc, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu, sau đó sẽ tiến đến bán thị trường nội địa trong nước 2) Sản Phẩm Sản phẩm chính của nhà máy là: Nước trái cây đóng hộp giấy dung tích 200ml -1.000 ml Nước cam đóng hộp giấy Nước bưởi đóng hộp giấy Nước dưa hấu đóng hộp giấy Nước ổi đóng hộp giấy Nước khóm đóng hộp giấy Nước dừa đóng hộp giấy Sản phẩm nước trái cây cô đặc đóng túi Aseptic, đóng trong thùng phi 250kg Hình đóng container 3) Logo: Công ty Tiến Thịnh xây dựng thương hiệu " Fresh Fruits " cho sản phẩm nước ép trái cây đóng hộp giấy 4) Slogan : Cầu Nối Giữa Nông Dân Việt Nam Và Thế Giới 5) Mục Tiêu: - Đạt chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao - Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Huyện Phụng Hiệp cho: khóm, chuối, đu đủ. Tạo chuỗi liên kết bao tiêu các sản phẩm trên - Đạt chứng nhận an toàn thực phẩm Iso 22.000, BRC đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho các thị trường trên thế giới - Xây dựng thương hiệu Fresh Fruits cho sản phẩm nước trái cây đóng hộp giấy 6) Tầm nhìn: - Là công ty dẫn đầu trong ngành chế biến trái cây xuất khẩu của Việt Nam và lên sàn chứng khoán trong 5 năm tới 7) Sứ mệnh - Mang sản phẩm trái cây nhiệt đới của Việt Nam ra thế giới thông qua công nghệ chế biến hiện đại nhất. 8) Phương án quản lý – vận hành dự án Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QA PHÒNG NGUYÊN LIỆU- VẬT TƯ PHÒNG CƠ ĐIỆN PHÒNG ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN Nhân sự dự án Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có công nhân ở nhà máy, tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng là: Giám đốc điều hành: 1 người 1. Phòng kinh doanh : 10 người 2. Phòng kế toán : 7 người 3. Phòng hành chính: 10 người 4. Kĩ thuật sản xuất: 20 người 5. Công nhân lao động trực tiếp: 100 người Tổng cộng: 148 người - Nhà máy vận hành dựa trên tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Iso 22.000 và BRC food CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.Hạng mục xây dựng Xem chi tiết trong bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy. 2.Hạng mục máy móc thiết bị 3.Quy trình công nghệ tại nhà máy 3.1 Quy trình cô đặc trái cây nhiệt đới Nước trái cây cô đặc được đóng thùng phi tiệt trùng 200 kg đến 250 kg : từ 12 độ Brix thành 60 độ Brix STT CÔNG ĐOẠN THÔNG SỐ MÔ TẢ 1 Tiếp nhận nguyên liệu Phân loai sơ bộ: - Lớn nhỏ, theo tiêu chuẩn qui định - Độ chín: chỉ sử dụng trái cây chín sinh học - Chín nhiều theo chín nhiều, ít theo ít - Thu mua từ đại lý 2 Rửa 1 - Rửa bằng nước giếng khoang đã qua xử lý - Dùng máy rửa có sụt khí mục đích là loại bỏ rác, đất, vi sinh vật bám trên trái. 3 Rửa 2 - Nước clorin 5 ppm - Thời gian ngâm 8 -10 phút 4 Xé bằng máy xé - công suất 5 tấn / giờ - máy cắt quả thành nhiều mãnh nhỏ 5 Ép lấy nước - qua máy ép hiện đại lấy triệt để dịch quả - công suất 5-10 tấn / giờ - máy chỉ lấy dịch quả, vỏ và hạt được tách ra 6 Ly tâm tách tạp chất - Công suất 5-8 tấn / giờ - máy ly tâm tách các tạp chất nhỏ, chấm đen 7 Máy cô đặc - công suất 1-1,5 tấn / giờ - độ Brix ban đầu 12 thành 60 độ 8 Đóng túi tiệt trùng Aseptic 200 kg / túi - công suất 1,5- 2 tấn / giờ - máy đóng túi 2 đầu đóng, túi bằng bạc Aseptic tiệt trùng 9 Lưu kho bảo quản - Đưa vào kho khô, để bảo quản chờ ngày xuất - Nhiệt độ bảo quản thông thường, thời gian bảo quản 3 năm. 10 Xuất hàng - xuất bằng thùng phi :200 kg/phi,4 phi / 1 pallet, 36 pallet /1 container - 28 tấn / 1 container - Hàng được xuất khẩu đi các nước trên thế giới bằng đường biển 3.2 Quy trình nước trái cây đóng hộp giấy Quy trình nước trái cây tự nhiên đóng hộp giấy dung tích 200 ml đến 1.000 ml STT CÔNG ĐOẠN MÔ TẢ 1 Tiếp nhận nguyên liệu - Nguyên liệu đầu vào là nước trái cây tự nhiên đã được đóng vào túi Aseptic 250 kg của dây chuyền cô đặc trên - Lấy từ kho thành phẩm của dây chuyền cô đặc 2 Phối trộn, pha chế - Đưa vào bồn phối trộn pha chế - Cho vào 1 số chất ổn định mùi vị và màu sắc - phối trộn nhiều loại nước trái cây với nhau (mix) hoặc nước trái cây đơn chất - pha loãng với nước theo tỷ lệ nhất định 3 Tiệt trùng - Sau khi phối trộn qua hệ thống tiệt trùng nhanh đảm bảo giữ được màu sắc và mùi vị 4 Đóng hộp giấy - Sau khi tiệt trùng sản phẩm đi vào máy đóng hộp giấy của Tetrapak dung tích từ 200ml đến 1.000 ml - công suất 10.000 ml trên giờ 5 Đóng thùng carton - Đóng thùng carton theo yêu cầu khách hàng 6 Lưu kho bảo quản - Đưa vào kho khô, để bảo quản chờ ngày xuất CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư - Tổng mức đầu tư cho dự án “Nhà mày sản xuất nước trái cây” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây : - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình; - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng; - Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”; - Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP; - Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp. - Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; - Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; - Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; - Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình. 2. Nội dung tổng mức đầu tư 2.1. Nội dung Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất nước trái cây”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đàu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án là 170,000,000,000 đồng(Một trăm bảy mươi tỉ đồng) bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Dự phòng phí và các khoản chi phí khác. Chi phí xây dựng và lắp đặt Đvt: 1,000 vnđ STT HẠNG MỤC ĐVT SL Đơn giá TT trước thuế TT sau thuế 1 Xưởng chế biến m2 4,350 4,500 19,575,000 21,532,500 2 Nhà bảo vệ m2 25 2,500 62,500 68,750 3 Cổng chính cái 1 30,000 30,000 33,000 4 Cổng sau cái 1 18,000 18,000 19,800 5 Sân đường BTCT m2 2,955 1,000 2,955,000 3,250,500 6 Tường rào m2 1,200 500 600,000 660,000 7 Hệ thống cấp nước và xử lý nước cấp hệ 1 1,250,000 1,250,000 1,375,000 8 Hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải hệ 1 2,250,000 2
Luận văn liên quan