Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam đã phát triển rất mạnh kể
từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay và đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát
triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn tín
dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010. Hệ
thống các TCTD nói chung, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đã
đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với tổng số tiền gửi lên tới trên 100% GDP và trở
thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Một số NHTM và tổ chức tín
dụng lớn đã vươn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn điều lệ tương đương
hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tư trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất
động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính, thông qua hệ thống hàng
trăm chi nhánh, sử dựng hàng vạn lao động, thành lập nhiều công ty con, đạt lợi
nhuận mỗi năm tới hàng nghìn tỷ VND, kể cả khi nền kinh tế gặp khó khăn như những
năm 2009 hay năm 2011.
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận định về xu hướng cải cách hệ thống ngân hàng thương mại trong tình hình tài chính Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
oOo
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
NHẬN ĐỊNH VỀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRONG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: TS. Diệp Gia Luật
NHÓM 7
TP, HCM 3-04-2012
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
1. Nguyễn Hữu Thái Bình
2. Nguyễn Thanh Bình
3. Lý Thị Kim Cương
4. Chu Đại Minh Doanh
5. Lê Hoàng Dũng
6. Trần Trung Kiên
7. Huỳnh Thị Thanh Loan
8. Nguyễn Viết Ngọc
9. Trần Thị Kim Quyên
10. Lê Phát Tài
11. Tô Chí Thành
12. Võ Văn Thiết
13. Nguyễn Hoàng Phương Vy
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 04
CHƯƠNG I ..................... ............................................................... 05
I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............. 05
I.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại .................................................................. 05
II.2 Các chức năng cơ bản ....................................................................................... 06
I.3 Phân loại ngân hàng thương mại ........................................................................ 10
CHƯƠNG II ........................................................................................................... 11
II. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ ..................................................................................... 11
CHƯƠNG III .......................................................................................................... 15
III. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY ....................................................................................................................... 15
CHƯƠNG IV.......................................................................................................... 25
IV. XU HƯỚNG CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – TRONG QUÁ KHỨ
............................................................................................................................... 25
IV.1 Ngành ngân hàng giai đoạn trước 1990 ........................................................... 25
IV.2 Những cải cách từ 1990 - nay ......................................................................... 26
IV.3 M&A - xu thế tất yếu ..................................................................................... 29
CHƯƠNG V ........................................................................................................... 40
V. XU HƯỚNG CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – TRONG HIỆN
TẠI ........................................................................................................................ 40
V.2 Xu hướng cải cách NHTMCP .......................................................................... 40
V.2.1 Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các
NHTMCP ............................................................................................................... 40
V.2.2 Tiến hành đánh giá và phân loại các ngân hàng: NH lành mạnh, NH thiếu thanh
khoản tạm thời, NH yếu kém. ................................................................................. 41
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 3
V.2.3 Xu hướng sáp nhập, hợp nhất ....................................................................... 51
V.2.4 Cơ cấu lại ngân hàng thương mại nhà nước ................................................... 54
V.2.5 Tiếp tục thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các NHTMNN ................................ 55
V.2.6 Giảm thiểu tín dụng chỉ định với NHTMNN và chuyển các hoạt động cho vay
chỉ định sang ngân hàng chính sách ........................................................................ 56
V.2.7 Minh bạch hóa bộ máy lãnh đạo và quản lý của NHTMNN.......................... 56
V.2.8 Tăng cường giám sát các hoạt động cho vay của NHTMNN ........................ 56
V.2.9 Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ và áp dụng các tiêu chuẩn để quản lý hệ
thống ngân hàng...................................................................................................... 56
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 57
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam đã phát triển rất mạnh kể
từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay và đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát
triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn tín
dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010. Hệ
thống các TCTD nói chung, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đã
đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với tổng số tiền gửi lên tới trên 100% GDP và trở
thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Một số NHTM và tổ chức tín
dụng lớn đã vươn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn điều lệ tương đương
hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tư trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất
động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính,… thông qua hệ thống hàng
trăm chi nhánh, sử dựng hàng vạn lao động, thành lập nhiều công ty con,… đạt lợi
nhuận mỗi năm tới hàng nghìn tỷ VND, kể cả khi nền kinh tế gặp khó khăn như những
năm 2009 hay năm 2011.
Tuy nhiên, chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của
hệ thống ngân hàng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ
lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương
mại. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất buộc Việt Nam phải cơ cấu lại hệ thống ngân
hàng nói riêng, cơ cấu lại hệt hống tài chính nói chung nhằm ngăn chặn rủi ro hệ
thống trước khi sự đổ vỡ của một tổ chức tài chính có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ
thống như bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính quốc tế đã chỉ ra.
Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ,
trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng
hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản lao dốc hay
do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 5
chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ không đáp ứng yêu
cầu… thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được cơ cấu lại, cả cơ
cấu lại từng ngân hàng cũng như cơ cấu lại cả hệ thống ngân hàng. Và đó là l ý do
nhóm 7 thực hiện đề tài “Nhận định về xu hướng cải cách hệ thống ngân hàng
thương mại trong tình hình tài chính Việt Nam hiện nay” nhằm nêu lên những xu
hướng cải cách và nhận định của hệ thống ngân hàng và tác dụng của những xu hướng
cải cách đó
CHƯƠNG I
I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
I.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian tiêu biểu, đóng vai trò
quan trọng trong việc khai thông các nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tư của
các chủ thể trong nền kinh tế.
Ở mỗi nước khác nhau, việc định nghĩa ngân hàng thương mại đều dựa trên chức
năng và phương thức hoạt động của nó. Ở Pháp, ngân hàng thương mại được định
nghĩa là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền bạc của
công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Còn ở Mỹ thì
ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Nhưng ở Việt Nam, theo điều
20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997) định nghĩa như sau:
“ Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 6
là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh
toán.”
Ngân hàng thương mại hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu dài gắn
liền với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Thời kỳ đầu từ thế kỷ 15 đến
thế kỷ 18, các ngân hàng thương mại hoạt động độc lập với nhau thực hiện các chức
năng: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế và phát hành giấy
bạc ngân hàng. Về sau, các ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ huy động
vốn với thời gian dài hơn, thực hiện các khoản tín dụng trung và dài hạn và đầu tư tài
chính. Cùng với sự ra đời của thị trường tài chính, để thích ứng với môi trường mới,
ngân hàng thương mại kinh doanh phát triển theo hướng hỗn hợp, với nghiệp vụ kinh
doanh ngày càng đa dạng.
I.2 Các chức năng cơ bản
Chức năng trung gian tín dụng
Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa
đóng vai trò là chủ thể cho vay. Là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những
người có nhu cầu lớn về vốn, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng cho
nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, nắm
bắt tình hình cung cầu về vốn tín dụng sẽ thực hiện tiếp nhận và chuyển giao vốn một
cách có hiệu quả. Qua đó mà ngân hàng thương mại có thể giải quyết mối quan hệ
giữa cung và cầu vốn tín dụng về khối lượng và cả thời gian tín dụng.
- Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm, có vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế.
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, các tổ
chức xã hội, cá nhân dưới hình thái tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ).
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân.
- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội.
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 7
- Cấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế xã
hội.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế cá nhân.
- Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá.
- Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các hình thức cấp tín dụng khác.
Thông qua chức năng này, các ngân hàng sẽ tìm kiếm được khoản lợi nhuận từ
chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Đây là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng làm chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu cầu của
khách hàng như trích một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng
hóa, dịch vụ hoặc nhập vào một khoảng tiền gửi của khách hàng từ bán hàng hóa hoặc
các khoản thu khác.
Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi của khách
làm cho ngân hàng thực hiện được vai trò trung gian thanh toán. Và chức năng này đã
giúp khắc phục được những hạn chế và rủi ro cao khi thanh toán giữa các chủ thể kinh
tế bằng tiền mặt như việc tập hợp, kiểm tra, vận chuyển làm chi phí thanh toán cao.
Các nhiệm vụ cụ thể:
- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng
- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. Thanh toán
qua ngân hàng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện qua
việc phản ánh trên sổ sách ngân hàng. Các chứng từ dùng làm căn cứ hạch toán vào sổ
sách phải chuẩn xác do ngân hàng cung cấp và kiểm soát. Do đó ngân hàng sẽ thiết kế
và cung cấp cho khách hàng các phương tiện thanh toán khác nhau như: giấy chuyển
tiền, ủy nhiệm chi, séc, thư tín dụng,…
- Tổ chức và kiểm soát quá trình thanh toán giữa các khách hàng. Để đảm bảo yêu
cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi đòi hỏi ngân hàng thương
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 8
mại phải tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. Tùy theo
từng phương thức thanh toán sẽ có những quy trình khác nhau, khách hàng sẽ cảm
nhận được những tiện ích và ưu điểm của từng phương thức để lựa chọn cho từng giao
dịch thanh toán thích hợp.
- Chức năng thanh toán có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động của nền kinh tế xã
hội. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng góp phần tiết
giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông, bảo đảm an toàn trong thanh toán.
Ngoài ra, hoạt động này còn tiết kiệm thời gian và nhanh chóng, tăng tốc độ lưu thông
hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Việc
cung ứng các dịch vụ không cần tiền mặt giúp ngân hàng thu hút nhiều khách hàng mở
tài khoản tại ngân hàng, thu hút nguồn vốn tiền gửi.
Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính
Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thị trường, ngoài kênh điều tiết vốn trực
tiếp qua các định chế tài chính trung gian thì kênh điều tiết vốn trực tiếp qua thị
trường tài chính ngày càng chiếm vị thế quan trọng. Sự ra đời và phát triển của thị
trường tài chính tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại đa dạng hóa việc cung cấp
các dịch vụ tài chính cho thị trường với mục tiêu tối đa hóa thu nhập và lợi nhuận.
Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính của ngân hàng được thực hiện dựa trên việc
khai thác các lợi thế so sánh:
- Ngân hàng có ưu thế về cơ sở vật chất: với hệ thống cơ sở vật chất hình thành
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như: trụ sở, chi nhánh ở các địa phương trong
nước và nước ngoài, các phương tiện quản lý… giúp cho các ngân hàng dễ dàng tiếp
xúc và cung cấp cho khách hàng trong các dịch vụ tài chính như: tư vấn phát hành, lưu
ký chứng khoán, đầu tư và kinh doanh chứng khoán, mở tài khoản và thanh toán,…
- Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của đội ngũ nhân viên: đội ngũ nhân
viên ngân hàng có kiến thức chuyên môn cao, được đào tạo và có kinh nghiệm là điều
kiện thuận lợi khi ngân hàng mở rộng các hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính.
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 9
- Ưu thế về thông tin: ngân hàng trở thành trung tâm lưu trữ thông tin về tình hình
kinh doanh, tài chính của khách hàng tương đối đầy đủ và sâu sắc khi cung cấp các
dịch vụ tín dụng, thanh toán cho khách hàng và thiết lập mối quan hệ với nhiều doanh
nghiệp tổ chức kinh tế. Với khả năng tập hợp và phân tích thông tin nhạy bén kịp thời
về tình hình thị trường tài chính tiền tệ, những dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung
cấp góp phần làm giảm rủi ro đầu tư tài chính trên thị trường.
Các dịch vụ tài chính mà ngân hàng thương mại cung cấp cho thị trường tài chính:
. Tư vấn tài chính
. Môi giới tài chính
. Lưu k ý chứng khoán
. Mở tài khoản ký quỹ kinh doanh chứng khoán
. Ngân quỹ và chuyển tiền thanh toán
. Ủy thác bảo quản, thu hộ, chi hộ… mua bán hộ.
. Dịch vụ ngân hàng điện tử…
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ
sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản,
tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Nếu ngân hàng thực hiện tốt chức
năng thanh toán sẽ làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của ngân
hàng.
Khi kết hợp chức năng trung gian tín dụng với chức năng trung gian thanh toán
tạo cho ngân hàng thương mại khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Từ một tài khoản ban đầu,
qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chuyển khoản, đã làm cho số dư trên tài khoản
tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên.
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 10
I.3 Phân loại ngân hàng thương mại
Căn cứ vào phạm vi hoạt động và tính chất kinh tế
. Ngân hàng thương mại chuyên doanh: gồm những ngân hàng hoạt động
kinh doanh trên từng lĩnh vực kinh tế xã hội cụ thể: công nghiệp, thương nghiệp,
ngoại thương, nhà đất, bất động sản,… Hoạt động của các ngân hàng này hướng đến
sự độc quyền trên thị trường tín dụng.
. Ngân hàng thương mại hỗn hợp: loại ngân hàng này hoạt động theo hướng
đa ngành đa lĩnh vực. Để phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh với sự ra
đời nhiều kênh huy động vốn, các ngân hàng từng bước đa dạng hóa các nghiệp vụ
kinh doanh ngân hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Căn cứ vào tính chất sở hữu
. Ngân hàng thương mại nhà nước: đây là những ngân hàng thuộc sở hữu
nhà nước, vốn tự có do ngân sách nhà nước cấp phát ban đầu khi mới thành lập vã
cũng được xem xét bổ sung khi cần thiết, do đó thông qua nó để nhà nước thực hiện
các chính sách kích thích và điều tiết quá trình luân chuyển vốn, mở rộng cung ứng
vốn cho sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển. Hoạt động của những ngân hàng này
nhằm mục đích thực hiện ý chí quản l ý của nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng,
tạo nguồn thu cho ngân sách.
Tuy nhiên, với tiến trình phát triển kinh tế thị trường, các ngân hàng này từng
bước chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần nhằm làm giảm sự can
thiệp của nhà nước trên lĩnh vực tài chính tín dụng.
. Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng có loại hình sở hữu hỗn hợp.
Đây là loại hình phổ biến trong cơ chế kinh tế thị trường phát triển với cơ chế quản lý
và điều hành kinh doanh năng động, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đảm bảo quyền
lợi cho nhà đầu tư nên hoạt động của ngân hàng rất đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh
vực kinh tế xã hội. Vốn điều lệ của những ngân hàng hình thành theo cơ chế góp vốn
cổ phần, nếu muốn mở rộng quy mô ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phiếu mới
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 11
nên nó càng chiếm thị phần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín
dụng.
. Ngân hàng thương mại liên doanh: các ngân hàng được hình thành dựa
trên cơ chế góp vốn liên doanh giữa đối tác trong nước (nhà nước hoặc một ngân hàng
thương mại quốc doanh) với đối tác nước ngoài, đặt trụ sở kinh doanh trong nước và
vận hành trong khuôn khổ pháp lý trong nước.
. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là những ngân hàng nước ngoài nhưng
có trụ sở đặt trong nước, hoạt động theo luật pháp trong nước. Vốn điều lệ do ngân
hàng chính quốc cung ứng theo mức vốn quy định của ngân hàng trung ương nước sở
tại quy định.
. Ngân hàng thương mại nước ngoài: bao gồm những ngân hàng thương mại
được thành lập bằng 100% vốn nước ngoài, có hội sở chính được đặt trong nước và
hoạt động theo luật pháp trong nước. Do các ngân hàng có thể mở rộng chi nhánh qua
nhiều quốc gia khác nên sự hình thành các ngân hàng thương mại đa quốc gia trở nên
phổ biến.
CHƯƠNG II
II. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ
Năm 2011 tình hình kinh tế - xã hội nước ta phát triển trong bối cảnh có nhiều khó
khăn, thách thức. Đầu năm, giá các hàng hóa và vật tư chủ yếu trên thị trường thế giới
biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau
khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn.
Tình trạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi,
Trung Đông đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ở các mức
độ khác nhau. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, một số
Môn Tài Chính Ti n T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 12
vấn đề xã hội còn nhiều bất cập... Nhận thức đầy đủ bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội và
Chính phủ đã ban hành kịp thời nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng, đồng thời tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, và các địa phương triển khai
thực hiện. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm