Nhận thức chung đốI với Tội pham về môi trường và một số vấn đề liên quan

Bảo vệ môi trường được nhận thức từ rất lâu trên thế giới, song vấn đề này được tập trung giải quyết cả ở tầm quốc gia và quốc tế chủ yếu trong nửa sau thế kỷ XX. Những hậu quả của việc tàn phá môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên, xã hội và con người, đặc biệt phải kể đến nạn sa mạc hóa; ô nhiễm đất, nước và không khí; hiệu ứng nhà kính v.vẹấu tranh với những hành vi tàn phá môi trường chưa thu được hiệu quả cao, cùng với tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn.

pdf52 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận thức chung đốI với Tội pham về môi trường và một số vấn đề liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức chung đốI với Tội pham về môi trường và một số vấn đề liên quan TRẦN LÊ HỒNG Tiến sĩ, Giảng viên khoa Luật Trường ĐH An Ninh 1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Bảo vệ môi trường được nhận thức từ rất lâu trên thế giới, song vấn đề này được tập trung giải quyết cả ở tầm quốc gia và quốc tế chủ yếu trong nửa sau thế kỷ XX. Những hậu quả của việc tàn phá môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên, xã hội và con người, đặc biệt phải kể đến nạn sa mạc hóa; ô nhiễm đất, nước và không khí; hiệu ứng nhà kính v.vẹấu tranh với những hành vi tàn phá môi trường chưa thu được hiệu quả cao, cùng với tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn. Trong giới hạn của quốc gia, một trong những mắt xích chủ yếu của cơ chế này là chính sách hình sự đối với những hành vi xâm hại môi trường. Phần lớn các nước trên thế giới đều có những quy định cụ thể đối với tội phạm về môi trường. Nhiều nước thể hiện quyết tâm đấu tranh với loại tội phạm này thông qua những hình phạt hết sức nghiêm khắc. Cộng hòa các tiểu Vương quốc Ả Rập, khi coi bảo vệ môi trường là yếu tố chung của quốc gia cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước, mới thông qua Bộ luật về bảo vệ môi trường với hơn 100 điều quy định cụ thể các hình phạt đối với hành vi làm ô nhiễm nguồn nước, đất, gây thiệt hại cho khu bảo tồn. Đặc biệt, hình phạt cao nhất đối với tội phạm về môi trường đặc biệt nghiêm trọng là tử hình. Chính sách hình sự của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường có sự đột phá quan trọng với việc xây dựng một chương riêng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 cho các tội phạm về môi trường (Chương XVII). Trong BLHS năm 1985 chưa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại môi trường. Điều này không chỉ thể hiện qua việc BLHS 1985 chưa dành riêng một Chương cho các tội phạm về môi trường, mà còn dễ dàng nhận thấy qua việc một số tội phạm về môi trường được gộp lại với những tội phạm khác và được hiểu không phải với tư cách là những tội phạm về môi trường. “Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (Đ.179)”, “tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai (Đ.180)”, “tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (Đ.181)” trong BLHS 1985 được hiểu là những tội phạm kinh tế và xếp vào Chương VII “Các tội phạm về kinh tế”. Tương tự như vậy, tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng danh lam, thắng cảnh (Đ.216) được hiểu là tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Mục C Chương VIII). Cả BLHS 1985 chỉ có một điều duy nhất trực tiếp quy định trách nhiệm hình sự cho những hành vi xâm hại đến môi trường. Đó là Đ.195 “tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng”. Nền tảng của chính sách hình sự về bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp đã khẳng định việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của mọi người và toàn xã hội: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” (Đ.29). Chính sách hình sự về bảo vệ môi trường của Việt Nam được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng những tội phạm về môi trường cụ thể. Chương XVII BLHS 1999 quy định đối với 10 tội phạm về môi trường: tội gây ô nhiễm không khí (Đ.182), tội gây ô nhiễm nguồn nước (Đ.183), tội gây ô nhiễm đất (Đ.184), tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Đ.185), tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Đ.186), tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Đ.187), tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Đ.188), tội huỷ hoại rừng (Đ.189), tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Đ.190), tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Đ.191). Những hành vi cấu thành tội phạm quy định trong Chương XVII BLHS là những hành vi xâm hại đến môi trường có tính nguy hiểm xã hội cao. Điều này có nghĩa là, không phải tất cả những hành vi xâm hại đến môi trường đều được quy định trong BLHS. Những hành vi có tính nguy hiểm xã hội thấp hơn, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác như áp dụng trách nhiệm hành chính hay thông qua tuyên truyền, giáo dục. Với diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, những hành vi xâm hại đến môi trường sẽ được nghiên cứu thường xuyên giúp cho quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường. BLHS không đưa ra khái niệm chung của tội phạm về môi trường. Phân tích khoa học khái niệm này là khởi điểm cho việc giải quyết về bản chất tất cả các vấn đề của trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc hiểu đúng đắn tội phạm về môi trường là cơ sở phương pháp luận cho quá trình lập pháp đối với loại tội phạm này. Trong trường hợp không có sự nhận thức đúng đắn về những tội phạm này sẽ không thể xây dựng được các hình thức chế tài, phạm vi và nhiệm vụ của hoạt động phòng ngừa. Trong các tài liệu nghiên cứu có một số khái niệm tội phạm về môi trường, song vẫn còn có những điểm chưa hoàn toàn rõ ràng hoặc đầy đủ. Một số tác giả cho rằng: “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái”(1). Trong khái niệm này có hai điểm chưa được rõ ràng: - Thứ nhất, khái niệm trên chưa chỉ ra một đặc trưng hết sức quan trọng của tội phạm nói chung, tội phạm về môi trường nói riêng, mà được tất cả các nhà luật học công nhận: “tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự”. Cũng chính vì lý do này nên khái niệm sẽ chưa hoàn toàn chính xác. Không có ai nghi ngờ “Hành vi nguy hiểm cho xã hội” là đặc trưng chung của các hành vi vi phạm pháp luật như: vi phạm hành chính, tội phạm, vi phạm kỷ luật .v.v., vậy khái niệm nêu trên có thể bao gồm cả những hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực môi trường. - Thứ hai, khái niệm trên có thể gây sự hiểu nhầm giữa đối tượng và khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội và lợi ích xã hội bị xâm hại và được chỉ ra rất rõ ràng trong Đ.1 BLHS 1999: “Chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Đối tượng của tội phạm là những vật của thế giới khách quan mà hành vi phạm tội trực tiếp tác động đến. Trên cơ sở phân tích này, có thể khẳng định “sự bền vững và ổn định của môi trường” là đối tượng chung của các tội phạm về môi trường và việc đưa đối tượng này vào khái niệm là chưa hoàn toàn xác đáng vì có thể dẫn tới đồng nhất với khách thể “các quan hệ xã hội về quản lý và bảo vệ môi trường”. Khái niệm tội phạm về môi trường cũng đã được đưa vào giáo trình giảng dạy. Giáo trình của trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng: “Các tội phạm về môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường”(2). Khái niệm này có ưu điểm là rất ngắn gọn, tuy nhiên cũng còn có vài điểm cần bàn thêm: - Cũng giống như ở khái niệm trước, khái niệm tội phạm về môi trường trong giáo trình Luật Hình sự của trường ĐH Luật Hà Nội chưa tạo ra được sự khác biệt giữa tội phạm về môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Có thể khẳng định rằng: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường và có khả năng gây hậu quả bất lợi cho môi trường. - Việc đưa “thiệt hại cho môi trường” vào trong khái niệm tội phạm về môi trường có thể dẫn tới sự hiểu lầm. Yếu tố “thiệt hại” trong cấu thành tội phạm chỉ bắt buộc đối với những cấu thành tội phạm vật chất. Những cấu thành hình thức khẳng định việc tội phạm đã được thực hiện (hoàn thành) ngay khi đã thực hiện hành vi, bất kể hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa. Như vậy, sử dụng cấu trúc “gây thiệt hại cho môi trường” trong khái niệm có thể dẫn tới sự hiểu nhầm rằng: “tất cả tội phạm về môi trường có cấu thành vật chất”. Trên thực tế không phải như vậy, một số tội phạm về môi trường có cấu thành hình thức như: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Đ.186), Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Đ.190). - Ngoài ra, khái niệm kể trên chưa chỉ rõ khách thể bị xâm hại. Có thể nói rằng, một trong những đặc trưng cơ bản nhất của tội phạm cụ thể chính là khách thể giúp phân biệt với các tội phạm khác. Ngay khái niệm chung về tội phạm tại Đ.8 BLHS Việt Nam cũng liệt kê những khách thể mà tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam xâm hại đến. Trong quá trình xây dựng khái niệm một loại tội phạm cụ thể, để đặc trưng loại tội phạm này, đồng thời xác định giới hạn, cần chỉ rõ khách thể chính. Việc xây dựng khái niệm tội phạm về môi trường phức tạp còn do cấu trúc của chế định pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường không trùng khớp với hình thức biểu hiện trong BLHS. Hệ thống các tội phạm về môi trường theo nghĩa thuần tuý trong BLHS không hề tồn tại. Nhận định này được minh chứng bằng việc những tội phạm khác, tuy không nằm trong chương tội phạm về môi trường, nhưng một phần cũng hướng tới việc sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường. Ví dụ như: Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Đ.172), Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Đ.173), Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Đ.174), Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Đ.175), Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Đ.176), được đưa vào Chương XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Tuy nhiên, việc sắp xếp như nêu trên trong BLHS về cơ bản cũng hợp lý vì khách thể chính của các tội phạm (từ Đ.172 đến Đ.176) là các quan hệ trong lĩnh vực quản lý kinh tế của Nhà nước. Tình trạng khó có thể đưa tất cả các tội phạm có sự xâm hại đến môi trường vào một Chương trong BLHS không phải chỉ đối với Việt Nam. Nghiên cứu pháp luật hình sự của các nước khác cũng có tình trạng tương tự. Trước thực trạng này và sự thiếu vắng một khái niệm thống nhất của tội phạm về môi trường trong pháp luật hình sự, nhiều tác giả nước ngoài thậm chí đã mở quá rộng khái niệm tội phạm về môi trường. Điển hình là một số tác giả người Nga cho rằng tội phạm về môi trường bao gồm tất cả các tội phạm có quan hệ với những bộ phận của môi trường thiên nhiên(3). Với cách hiểu rộng như vậy, khả năng toàn bộ hoạt động tội phạm, bằng cách này hay cách khác, có thể coi là có sự xâm hại tới môi trường, hay nói một cách ngắn gọn: tội phạm về môi trường bao hàm hầu như tất cả các tội phạm cụ thể. Trên cơ sở phân tích ở trên, chúng tôi cũng mạnh dạn đưa quan điểm đối với khái niệm tội phạm về môi trường như sau: “Tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS Việt Nam, xâm hại tới các quan hệ xã hội về giữ gìn môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý những tài nguyên của nó và đảm bảo an toàn môi trường cho dân cư”. Khái niệm này không chỉ đặc trưng cho những tội phạm về môi trường được quy định trong Chương XVII BLHS Việt Nam, mà nó rộng hơn nhằm thể hiện được chính sách hình sự của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có thể coi đây là khái niệm tội phạm về môi trường theo nghĩa rộng, còn khái niệm tương ứng theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Chương XVII “Các tội phạm về môi trường”. Trong các phần tiếp theo sẽ chỉ đề cập đến các tội phạm về môi trường theo nghĩa hẹp, tức các tội phạm trong chương XVII BLHS Việt Nam. 2. CẤU THÀNH CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Khái niệm chung của tội phạm về môi trường nêu trong phần 1 giúp chúng ta xác định phạm vi của loại tội phạm này, cũng như là cơ sở cho việc xây dựng các tội phạm cụ thể. Để hiểu các tội phạm về môi trường rõ ràng và cụ thể hơn, đặc biệt nhằm áp dụng chính xác các quy định tương ứng của BLHS trong cuộc sống, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu thành tội phạm thể hiện qua: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. a. Khách thể của tội phạm về môi trường Khách thể của loại tội phạm về môi trường là những quan hệ xã hội về giữ gìn môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý những tài nguyên của nó và đảm bảo an toàn môi trường cho dân cư. Để hiểu khách thể của tội phạm về môi trường cần làm rõ khái niệm “môi trường”. Khái niệm này được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường, theo đó “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (K.1 Đ.1). Đặc biệt, Luật không chỉ xây dựng khái niệm về môi trường, mà còn chỉ rõ những bộ phận cấu thành của môi trường. “Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác” (K.1 Đ.2). Nội dung của các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm về môi trường không giới hạn trong một lĩnh vực nào, như trong hoạt động kinh tế chẳng hạn. Hậu quả của những hành vi xâm hại môi trường gây ra không chỉ đối với hoạt động kinh tế, mà đối với toàn bộ cuộc sống trên trái đất. Trên cơ sở phân tích khách thể của loại tội phạm này, khách thể trực tiếp trong từng tội phạm là những quan hệ xã hội cụ thể về bảo vệ và sử dụng hợp lý những bộ phận cấu thành của môi trường, cũng như đảm bảo an toàn môi trường cho dân cư. Ví dụ, khách thể của tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là các quan hệ xã hội về bảo vệ và sử dụng hợp lý những nguồn lợi thuỷ sản, tức các quan hệ về bảo vệ và sử dụng hợp lý sông, hồ, biển. Đối tượng của tội phạm về môi trường chính là đối tượng của các hành vi xâm hại đến môi trường. Đó là những bộ phận cấu thành của môi trường mà đã được liệt kê trong K.1 Đ.2 Luật Bảo vệ môi trường. Những bộ phận này hình thành và tồn tại một cách tự nhiên, hoặc có sự kết tinh của lao động con người nhưng vẫn tồn tại trong thiên nhiên hoặc được đưa vào thiên nhiên để thực hiện chức năng sinh vật và những chức năng tự nhiên khác. Chính bởi bản chất gắn với tự nhiên nên những thành phần cấu thành môi trường có thể phân biệt được với những đối tượng tội phạm khác mà thường được biết dưới dạng “hàng hoá” hay “tài sản”. b. Mặt khách quan của tội phạm về môi trường * Các tội phạm về môi trường có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Các hành vi tội phạm về môi trường rất đa dạng: gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại tài nguyên môi trường, không thực hiện quy tắc bảo vệ môi trường, gây dịch bệnh v.v. Những hành vi trong mặt khách quan của tội phạm về môi trường là sự thể chế hoá trong lĩnh vực hình sự những hành vi bị nghiêm cấm quy định trong Luật Bảo vệ môi trường: 1- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; 2- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; 3- Thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; 4- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; 5- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý, hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ; 6- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; nhập khẩu, xuất khẩu chất thải; 7 - Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật. (Đ.29) Đặc trưng của các tội phạm về môi trường quy định trong BLHS là thường sử dụng kết cấu dẫn chiếu. Để xác định việc thực hiện tội phạm về môi trường thường phải căn cứ vào việc xác định các hành vi vi phạm các quy tắc về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, trong đó các quy tắc này được quy định trong những văn bản chuyên ngành khác. Ví dụ, muốn khẳng định hành vi gây ô nhiễm không khí theo Đ.182, thì cần căn cứ trên cơ sở giới hạn tối đa được phép thải vào không khí các chất độc, khói, bụi v.v. Giới hạn này được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành (TCVN 5939-1995). Vì vậy, để có thể áp dụng chính xác BLHS đối với các tội phạm về môi trường cần phải vận dụng chính xác các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, trong đó cần đặc biệt lưu ý một số văn bản quan trọng như: - Luật bảo vệ môi trường ngày (27-12-1993); - Luật bảo vệ và phát triển rừng (12-8-1991); - Luật tài nguyên nước (20-5-1998); - Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (25-4-1989); - Nghị định số 18-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ (17-2-1992); - Nghị định số 175-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (18-10-1994); - Quyết định số 2920-QĐ/MTg của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (21-12-1996); - Quyết định số 2019/1997/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng (1-12- 1997); - Quyết định số 10/2001/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành tạm thời Danh mục các loại phế liệu đã được xử lý thành nguyên liệu được phép nhập khẩu (11-5-2001); * Tuyệt đại bộ phận tội phạm về môi trường có cấu thành vật chất (9 trong số 10 tội: Đ.182, Đ.183, Đ.184, Đ.185, Đ.186, Đ.187, Đ.188, Đ.189, Đ.191). Để khẳng định tội phạm hoàn thành cần chứng minh được những hành vi vi phạm gây hậu quả cụ thể. Trong diễn biến xâm hại môi trường phức tạp và phổ biến hiện nay, việc xây dựng các tội phạm về môi trường với cấu thành vật chất chưa phát huy hết được vai trò của mình đối với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Những hành vi tàn phá, huỷ hoại môi trường sống cần được ngăn chặn ngay từ đầu và có những biện pháp chế tài kiên quyết. Đây là một trong số những điều kiện cơ bản để giữ vững sự tăng trưởng ổn định về mặt kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Việc nghiên cứu và sửa đổi các quy định của BLHS về bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý ngay từ khi thực hiện các hành vi vi phạm là hết sức cần thiết. Căn cứ để xử lý hình sự các hành vi này không dựa vào đánh giá hậu quả mà có thể bằng việc xác định quy mô vi phạm. Nói một cách ngắn gọn: nên thay đổi tính chất của cấu thành các tội phạm về môi trường sang cấu thành hình thức là chủ yếu. Hậu quả trong các tội phạm về môi trường được quy định trong các cấu thành cơ bản là “hậu quả nghiêm trọng”. Ngoài ra trong một số cấu thành với tình ti
Luận văn liên quan