Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học. Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học và cách thức tác động phù hợp nhằm hạn chế các hành vi đó.

pdf24 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội Trần Văn Hô Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học. Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học và cách thức tác động phù hợp nhằm hạn chế các hành vi đó. Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị thành niên; Rối loạn hành vi; Học sinh Content Lý do chọn đề tài Sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội phát triển cân bằng, hài hòa là cơ sở cho một cá nhân có tri thức, có nhân cách đưa lại các hiệu quả của lao động có hữu ích cho phát triển xã hội và cá nhân. Nếu sức khỏe tâm thần có vấn đề sẽ dẫn tới thiếu hứng thú trong công việc, học tập, vui chơi, suy nghĩ không hợp lý, thiếu thực tế và dẫn đến các hành vi lệch lạc, quấy nhiễu cuộc sống của cá nhân và các thành viên trong gia đình và xã hội, cản trở sự phát triển chung. Vì thế, hiện nay trên thế giới, chương trình sức khỏe tâm thần cho trẻ em là một trong ba chương trình lớn của chăm sóc sức khỏe (tai nạn, nhiễm khuẩn, sức khỏe tâm thần), cùng với những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội, đô thị hóa nhanh, toàn cầu hóa về thông tin, nền công nghiệp phát triển, cạnh tranh thị trường…đã tác động nhiều đến tâm lý con người nói chung. Giống như người lớn, trẻ em gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Những vấn đề sức khỏe tâm thần nặng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, dẫn đến những xung đột bạn bè, gia đình, xã hội, lạm dụng thuốc, bạo lực và thậm chí là tự tử. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, nhịp độ cuộc sống theo đó tăng nhanh, đồng nghĩa với việc áp lực công việc nặng nề hơn cho mọi đối tượng. Và trẻ em vô tình đã bị đẩy vào những tình huống buộc phải tự lập cũng như phải đối mặt với quá nhiều tác động có hại do mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong khi các em chưa có cơ hội được trang bị đủ những kiến thức cần thiết về tâm lý. Từ Liêm là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hoá rất nhanh, bên cạnh nhiều thuận lợi cũng không tránh khỏi những mặt còn tồn tại trong quá trình phát triển. Từng lúc từng nơi, các vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh rất phức tạp. Hệ thống trường học trong huyện luôn phải đương đầu với các đối tượng học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm thần: những học sinh học kém, học sinh cá biệt thường gây nhiều rắc rối do những phản ứng khác nhau cho giáo viên và gia đình mà chủ yếu là do mức độ nhận thức của giáo viên, gia đình và cộng đồng còn hạn chế. Bởi vì, mỗi môi trường và mỗi ngành đều có những đặc thù riêng nên không phải khi nào và ở đâu mọi người cũng sẵn sàng quan tâm tìm hiểu. Thực tế cho thấy đã có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong các trường học, các trung tâm hỗ trợ tâm lý học đường song các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở học sinh, đặc biệt là rối loạn hành vi vẫn chưa được giáo viên quan tâm quan tâm nhận thức rõ ràng và đầy đủ để có cách ứng xử phù hợp với các em cũng như lên kế hoạch phòng ngừa và can thiệp sớm. Chính vì thế mà tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. ” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần và giúp các em có một sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học và cách thức tác động phù hợp nhằm hạn chế các hành vi đó. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học 3.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội 3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học và cách thức tác động phù hợp nhằm hạn chế các hành vi đó 4. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học và nhận thức của giáo viên tiểu học về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học 4.2. Khách thể điều tra, khảo sát: giáo viên tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. 4.3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tác động đến nhận thức của giáo viên tiểu học về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học. 5. Giả thuyết khoa học Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ chuyên môn, quan điểm sống... Nhận thức của giáo viên có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phòng ngừa và khắc phục rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học. Tại một số trường tiểu học nhận thức giáo viên về rối loạn hành vi còn chưa được đầy đủ và rõ ràng, giáo viên chưa có những ứng xử và cách thức tác động phù hợp để hỗ trợ, khắc phục rối loạn hành vi ở học sinh. 6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Do thời gian làm luận văn có hạn nên chúng tôi tiến hành thực hiện tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến sức khỏe tâm thần, đến rối loạn hành vi để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi Xác định thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội - Phương pháp trò chuyện, trao đổi Trò chuyện, trao đổi với giáo viên tiểu học về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học trong việc làm rõ thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội - Phương pháp quan sát: hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi trong việc làm rõ thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội - Phương pháp toán học Sử dụng phương pháp toán học để xử lý số liệu đã thu thập được, từ đó có thể đưa ra những kết luận về thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài - Về vấn đề nhận thức Trước khi cách tiếp cận nhận thức ra đời, các nhà tâm lý học hành vi cho rằng nhận thức của con người bắt đầu khi có kích thích tác động vào họ theo công thức S-R (kích thích- phản ứng). Cuối năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ 20 các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, không phải cứ có kích thích là gây ra được hành vi. Cùng lúc đó cách tiếp cận hành vi đã bộc lộ nhiều điểm yếu vì nó không để ý đến các quá trình nhận thức, các quá trình tâm hồn. Bản chất của cách tiếp cận nhận thức là quan sát người khác và quan sát hành vi của mình. Thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget, khi nghiên cứu về sinh học ông phát hiện ra quá trình sinh học gần như gắn liền với quá trình tâm lý và coi là quá trình phát triển duy nhất. Luận thuyết của Piaget cung cấp cho chúng ta một cái khung để nhìn thấy sự phong phú và phức tạp của nhận thức. Các công trình nghiên cứu về nhận thức có cống hiến to lớn từ các nhà tâm lý học Liên Xô. Đó là các tên tuổi như: E.N.Xôcônôp, A.A.Ximiecnôp, N.A.Mensunxkaia, X.L.Rubinstein... Các công trình nghiên của các nhà tâm lý học này cho thấy: nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong não người, quá trình đó đi theo nhiều mức độ khác nhau và họ cũng đã có những nghiên cứu rất sâu về các mức độ của quá trình nhận thức. - Về vấn đề rối loạn hành vi X.N.Miaxisshev đã có công trình nghiên cứu rối nhiễu hành vi và chỉ ra: rối nhiễu hành vi là một căn bệnh của nhân cách có căn nguyên tâm lý. Xixon, M.M Model và L.L.Galpêrin (1935) đã chỉ ra rằng: theo sự gia tăng theo tuổi, những xung đột nội tâm do phát triển khả năng tự đánh giá, yêu cầu với bản thân và khả năng xử lý nội tâm. Trong tập phân loại bệnh quốc tế 10F do các nhà tâm thần có uy tín trên thế giới nghiên cứu và phân loại, đã phân loại rối nhiễu hành vi thành 3 mục và lưu trong phân mục F9: F91- 0 : rối nhiễu hành vi khu trú trong môi trường gia đình. F91-1 : rối nhiễu hành vi ở những người kém thích ứng với xã hội. F91-2 : rối nhiễu hành vi ở những người còn thích ứng với xã hội. Trong DSM 4 - tập phân loại bệnh của các nhà tâm lý học Mỹ, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và chia thành 4 nhóm chủ yếu: xâm hại người khác hay súc vật, phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản), lừa đảo hay trộm cắp, vi phạm nghiêm trọng các luật lệ. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước - Về vấn đề nhận thức Ở Việt Nam vấn đề nhận thức cũng được nhìn nhận như một đối tượng cần nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có những công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Các nghiên cứu chỉ mang tính chất định nghĩa, khái niệm và những ứng dụng chỉ được khái quát trên bình diện lý luận và phương pháp nghiên cứu một cách căn bản trong tác phẩm tâm lý học (tập 10 do Phạm Minh Hạc chủ biên), tác giả cho chúng ta hiểu rõ khái niệm về nhận thức, các cách phân loại nhận thức và các mức độ nhận thức. Trong cuốn “Những khía cạnh trong tâm lý học quản lý”. Mai Hữu Khê cho rằng: các sự vật, hiện tượng diễn ra trong thực tế có mối quan hệ tương hỗ với thế giới bên trong và tâm lý của con người, đặc biệt là nghiên cứu về cảm giác của ông, cảm giác là công dụng nhất nối liền ý thức với thế giới bên ngoài còn tư duy là nguồn gốc chủ yếu của sự nhận thức. - Về vấn đề rối loạn hành vi Năm 1989, Viện tâm thần học Việt Nam đã nghiên cứu 124.194 thanh thiếu niên thì có tới 21.960 em có biểu hiện rối nhiễu hành vi. Giáo sư Nguyễn Việt đã nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp chuẩn đoán và điều trị rối nhiễu hành vi. Giáo sư Đặng Phương Kiệt cũng đã nghiên cứu nhiều về rối loạn hành vi, ông đã chỉ ra rằng: nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi là stress gia đình, được hiểu là những căng thẳng trong gia đình do cha mẹ ly dị, mất người thân, do bố mẹ trộm cắp... Bác sĩ Nguyễn Văn Siêm là người tham gia giảng dạy bộ môn Tâm lý học lâm sàng của khoa Tâm lý học trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, cũng là một trong những người đã nghiên cứu rất nhiều về rối nhiễu hành vi ở trẻ vị thành niên. Từ những công trình nghiên cứu của mình và qua tham khảo những công trình nghiên cứu khác, ông đã đưa ra những lý luận chung về rối nhiễu hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên, những lý luận này hiện đang sử dụng làm giáo trình học tập cho sinh viên khối tâm lý học lâm sàng trong khoa. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm nhận thức Nhận thức, thái độ, hành vi là ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý con người, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không ngang bằng nhau, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng tâm lý khác. Trong cuộc sống, để tồn tại, thích ứng và phát triển con người buộc phải tiếp nhận phản ánh và đáp lại những kích thích trong hiện thực. Vì vậy hoạt động nhận thức là hoạt động có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình sống và hoạt động của con người. Tác giả Nguyễn Khắc Viện trong tâm từ điển tâm lý học định nghĩa: Nhận thức là một quá trình tiếp cận, tiến gần đến chân lý nhưng không bao giờ nhận thức hết hiệu lực, phải thấy dần đến cái sai, tức không ăn khớp với hiện thực để đi hết bước này đến bước khác. K.K.Platonov định nghĩa: Nhận thức là một quá trình tiếp nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội. Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: Nhận thức được coi là một quá trình hoặc kết quả sự phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. Mặc dù nhìn nhận và nhấn mạnh các góc độ khác nhau trong nội hàm khái niệm nhận thức nhưng hầu hết tất cả các tác giả đều thống nhất những khía cạnh sau trong nội hàm khái niệm này Nhận thức là một quá trình Một hiện tượng tâm lý được coi là một quá trình tâm lý, nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng. Với tư cách là một quá trình tâm lý, các hiện tượng tâm lý được biểu hiện và phát triển trong một hệ thống kế tiếp nhau của các mức độ, trong một diễn trình về mặt thời gian. Sự phát triển theo một quá trình không chấp nhận sự nóng vội đốt cháy giai đoạn. Với tư các là một mặt của đời sống tâm lý của con người. Nhận thức là một quá trình tâm lý xét cả dưới góc độ bản thân của các quá trình nhận thức cũng như sự phát triển nhận thức của các nhân và sự phát triển nhận thức của các nhân và sự phát triển nhận thức của loài người. Trong các cấp độ nhận thức của con người, các quá trình nhận thức từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính mặc dù khác nhau rõ ràng cả về cấp độ, cơ chế và kết quả của sự phản ánh nhưng đều giống nhau ở chỗ được diễn ra vào thời điểm khởi đầu hay bắt đầu xuất hiện khi có một vài sự vật hiện tượng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Dưới góc độ phát triển tâm lý cá nhân, sự phát triển nhận thức của một các nhân là quá trình cá nhân tiếp thu lĩnh hội nhũng tri thức của loài người và quá trình cá nhân tự sáng tạo để củng cố bổ sung để phát triển tri thức của loài người, diễn ra với những cấp độ và các giai đoạn phát triển khác nhau. Nhận thức là sự phản ánh về hiện thực. Hơn thế nữa đây không phải là sự phản ánh máy móc, giản đơn mà là sự phản ánh sáng tạo. Từ những định nghĩa của các tác giả khác nhau về nhận thức và sự phân tích trên có thể đưa ra khái niệm nhận thức như sau: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua quá trình sống và hoạt động”. 1.2.2. Giáo viên tiểu học Giáo dục tiểu học nhằm đạt đến mục tiêu : "... giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở " ( điều 27, mục 2, chương II, luật giáo dục ) có thể nói bậc tiểu học như cái nền nhà của ngôi nhà kiến thức của mỗi con người. Do vậy lao động sư phạm của giáo viên tiểu học cũng sẽ mang những đặc thù riêng biệt. Giáo viên tiểu học là người có uy tín, là "thần tượng" đối với tuổi nhỏ. Lời thầy là sự thuyết phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của người thầy là tấm gương đối với các em. 1.2.3. Đặc điểm học sinh tiểu học 1.2.3.1. Đặc điểm về mặt cơ thể - Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,... - Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,... - Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng 1.2.3.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống * Hoạt động của học sinh tiểu học + Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động. + Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa... + Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,... 1.2.3.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) * Nhận thức cảm tính - Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. - Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định. * Nhận thức lý tính - Tư duy mang màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. - Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. * Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo * Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế.Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. * Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. * Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. 1.2.3.4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ. 1.2.3.5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. 1.2.4. Một số rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học 1.2.4.1. Hành vi nổi loạn Chủ yếu gặp ở trẻ trai, ở những những em gặp khó khăn khi phải chịu đựng trách nhiệm về những hậu quả hành động do chúng gây ra thì chúng lại ứng xử không chấp nhận, tạo nên sự nổi loạn gây lo buồn cho người khác. 1.2.4.2. Tặng động giảm chú ý Trẻ bị tăng động/giảm chú ý thường hay bị đãng trí và không thể hướng dẫn làm việc gì. Chúng thường hay phá phách và không yên, bồn chồn chạy nhảy thái quá. 1.2.4.3. Rối loạn tâm thần thể c