Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập kinh tế thế giới,thì quá trình toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội như văn hóa, kinh tế,. nó vừa là điều kiện,vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội. Ngày nay, Nhân loại đang có những bước tiến dài trên con đường phát triển của mình,tuy nhiên có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đang nảy sinh,tác động không nhỏ đến đời sống quốc tế,cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới,không phân biệt màu da,chủng tộc hay tôn giáo. Việt Nam chúng ta cũng vậy, con đường hội nhập chủ động tích cực vào quá trình toàn cầu mà Đảng ta lựa chọn là con đường đúng đắn,điều này được chứng minh rất rõ rằng bằng những gì chúng ta đã đạt được trong nhiều năm vừa qua.

pdf33 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 15836 | Lượt tải: 12download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA .............................................................. 3 1. Khái quát về toàn cầu hóa. .............................................................................. 3 a. Khái niệm toàn cầu hóa. ................................................................................ 3 b. Lịch sử của toàn cầu hoá. .............................................................................. 3 2. Bản chất của toàn cầu hóa. ............................................................................. 4 3. Ý nghĩa của toàn cầu hóa. ............................................................................... 5 II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ .......................... 6 1. Tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế:.................................................. 6 2. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế ................................................... 7 III. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................... 8 1. Tích cực: ........................................................................................................... 8 2. Tiêu cực: ......................................................................................................... 10 IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. ........................................................... 13 1. Điểm mạnh. .................................................................................................... 13 2. Điểm yếu. ........................................................................................................ 14 3. Phương hướng phát triển đối với các doanh nghiệp Việt Nam. .................. 21 4. Các giải pháp phát triển đối với các doanh nghiệp Việt Nam ..................... 26 a. DN cần làm gì để đạt được điều kiện cần có cho hội nhập toàn cầu? ......... 26 b. Chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình toán cầu hóa: ..................................................................................................................... 28 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 33 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập kinh tế thế giới,thì quá trình toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội như văn hóa, kinh tế,.. nó vừa là điều kiện,vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội. Ngày nay, Nhân loại đang có những bước tiến dài trên con đường phát triển của mình,tuy nhiên có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đang nảy sinh,tác động không nhỏ đến đời sống quốc tế,cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới,không phân biệt màu da,chủng tộc hay tôn giáo. Việt Nam chúng ta cũng vậy, con đường hội nhập chủ động tích cực vào quá trình toàn cầu mà Đảng ta lựa chọn là con đường đúng đắn,điều này được chứng minh rất rõ rằng bằng những gì chúng ta đã đạt được trong nhiều năm vừa qua. Nhưng chúng ta cũng nhìn nhận rằng,cũng như các quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng phải chịu tác động từ những vấn đề toàn cầu,những vấn đề này đang gây nhiều nhức nhối trong đời sống xã hội,ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. về mặt kinh tế,trong thời buổi ngày nay, toàn cầu hóa làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt và người lao động có thể sa thải bất cứ lúc nào nhưng mặt khác có cạnh tranh thì mới có phát triển,toàn cầu hóa là cơ hội phát triển thị phần cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. vậy toàn cầu hóa là gì? Và nó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam ra sao? Chúng em xin trình bày “ Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam” trong bài tiểu luận này. 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA 1. Khái quát về toàn cầu hóa. a. Khái niệm toàn cầu hóa.  Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu.  Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế giới, đó là sự ảnh hưởng tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là lĩnh vực kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.... Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. b. Lịch sử của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá). Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thông hàng hoá. Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm 4 tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá". "Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự do". Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. 2. Bản chất của toàn cầu hóa.  Với tính cách là một xu thế lịch sử, toàn cầu hoá được quyết định bởi sự phát triển mạnh mẽ, mang tính bước ngoặt của lực lượng sản xuất trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ.  Toàn cầu hoá vừa mang bản chất khách quan, vừa chứa đựng tính chất tự do tư bản; vừa tích cực vừa tiêu cực; vừa đem lại thời cơ, thuận lợi và nguy cơ, thách thức đối với các quốc gia dân tộc, nhất là các nước kém phát triển và đang phát triển.  Toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác rộng mở, vừa đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá nhân... với nhau.  Để bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình tham gia toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đã và đang triển khai mạnh mẽ quá trình khu vực hoá. 5 3. Ý nghĩa của toàn cầu hóa. Thuật ngữ toàn cầu hóa xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mai; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ XX. "Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:  Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu.  Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.  Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.  Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển.  TCH thúc đẩy mạnh, nhanh sự phát triển đặc biệt là sự xã hội hóa các LLSX đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao.  TCH thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới.  TCH thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.  TCH thúc đẩy sự gia tăng lưu thông quốc tế về vốn. 6 II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ Các đặc trưng của toàn cầu hoá mà chúng ta đã nêu nói nên một điều rằng toàn cầu hoá đã và đang phát triển mở rộng mạnh mẽ, nó là một xu thế khách quan của thời đại, các quốc gia dù muốn hay không thì vẫn phải lao vào cuộc chơi có tính hai mặt đó. Các quốc gia hiện nay vẫn đang luôn tích cực để làm “trong sáng” quá trình toàn cầu hoá kinh tế và đã gặt hái được không ít những lợi ích mà nó mạng lại và không ngừng thúc đẩy nó lên một cách mạnh mẽ. Nhưng một vấn đều quan trọng đặc ra hiện nay là làm thế nào để có thể vận dụng một cách triệt để những lợi ích mà nó mang lại? Điều đó không phải là dễ và cũng không phải là quá khó. Một trong những yếu tố và cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự thành công của các quốc gia khi tham gia và quá trình đó là: Cần phải biết xác định những tác động tích cực mà nó mang lại để phát huy nó trở thành một thế mạnh của mình và xác định những mặt tiêu cực của nó để hạn chế một cách tối thiểu ảnh hưởng của nó tới nền nền kinh tế, chính trị của mình.vậy đâu là tác đọngtích cực và đâu là tác động tiêu cực của nó, điều đó sẽ được làm sáng tỏ trong phần này. 1. Tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế: Mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế thẻ hiện ở chỗ:  Trước hết thông qua tự do hóa thương mại sự thu hóa đầu tư và chuyển dao công nghệ, nó tạo cơ hội cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng.  Thứ hai, là thúc đẩy quá trình cạnh tranh của hang hóa, dịch vụ, buộc các nền kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp, mở rộng nền kinh tế thị trường, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.  Thứ ba, là tạo ra một môi trường thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tri thức mới, giao lưu văn hóa thế giới trên cơ sở đó các quốc gia buộc phải cải cách hệ thống tài chính, ngân hang, chuẩn hóa nền tài chính quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh. 7  Thứ tư, là làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển, tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế toàn cầu hóa phát triển ở mức ngày càng cao hơn. 2. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầ hóa kinh tế bộc lộ những mặt tiêu cực:  Thứ nhất, là khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng, dễ dẫn tới tình trạng chủ quyền quốc gia từng bước bị suy giảm không chỉ bên lĩnh vực kinh tế mà còn cả bên lĩnh vực chính trị, văn hóa, đặc biệt là đối với những nước chậm hoặc đang phát triển; đồng thời, cũng làm gia tăng tính phụ thuộc về vốn và công nghệ… với bên ngoài, mà sự phụ thuộc này dễ gây ra những tác động dây chuyền tiêu cực trong nền kinh tế thế giới (tính lan truyền nhanh và mạnh của khủng hoảng kinh tế).  Thứ hai, là tạo ra sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc hơn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng một tăng các tệ nạn xã hội, tội phạm và buôn lậu quốc tế có cơ hội và môi trường để gia tăng.  Thứ ba, là kéo tình trạng làm giảm môi trường sinh thái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhân loại.  Thứ tư, sự phân phối không đều lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa kinh tế tất yếu dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các quốc gia. Với ưu thế vượt trội hơn hẳn về tiềm lực tài chính và trình độ khoa học – công nghệ so với các nước đang phát triển, các nước tư bản khống chế cục diện kinh tế toàn cầu. Mâu thuẫn này thể hiện rõ qua những cuộc biểu tình rầm rộ, thậm chí dẫn đến bạo loạn đẫm máu trên đường phố ở một số nước nhằm phản đối sự bất bình đẳng trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế.  Thứ năm, tác động của toàn cầu hóa kinh tế trong mặt tiêu cực của nó đối với chính trị: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế càng được tăng cường thì quốc gia của mỗi nước càng bị hạn chế và thu hẹp một cách tương đối thúc đẩy các nguồn vồn đầu vào hình thành các “bong bóng xà phòng”, nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên phạm vi rộng lớn; khoảng cách giàu nghèo trên thế giới và 8 trong mỗi quốc gia ngày càng mở rộng hơn; môi trường toàn cầ hóa là điều thuận lợi cho các nước phương tây tiến hành chiến tranh kinh tế, chiến tranh tâm lý, “diễn biến hòa bình” buộc các nước đang hoặc chậm phát triển theo sự áp đặt của họ. Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình phức tạp, đầu những mâu thuẫn; giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa trung tâm và ngoại vi, giữa Bắc và Nam, giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ và công bằng xã hội, … Hiện nay toàn cầu hóa đã diễn ra trên những chiều hướng trái ngược nhau, xu hướng tự do hóa kinh tế đồng hành với xu hướng bảo hộ mậu dịch, toàn cầu hóa đi liền với phản toàn cầu hóa, phát triển đồng hành với nhân tố phát triển. Đúng như văn kiện Đại hội IX của Đảng ta khẳng định: “toàn cầu hóa là xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia xu thế này đang bị một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đầu tranh”. III. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Tích cực: Hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những cơ hội đó có thể kể đến là: Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư. 9  Thị trường rộng lớn. Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường tiêu thụ và thị trường yếu tố sản xuất. Trong giao lưu thương mại thị trường rộng lớn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, … của mình cho thị trường các nước khác trên thế giới. Đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì những vướng mắc trong hàng rào bảo hộ: phi thuế quan,.. phần nào được giải tỏa. Các nước tham gia vào sân chơi này phải mở cửa thị trường để hàng hóa, sản phẩm được giao lưu buôn bán tự do, dễ dàng. Do đó, Các doanh nghiệp Việt Nam cũng được lựa chọn và sử dụng các nguồn đầu vào có chất lượng, giá cả hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất…  Thu hút vốn đầu tư, các nguồn tài trợ từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt nam thường xuyên đối mặt với khả năng tài chính hạn hẹp do tiềm lực vốn đất nước chư đủ mạnh. Quá trình toàn cầu hóa với làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các chủ đầu tư nước ngoài, các nguồn tài trợ vốn từ các tổ chức lớn như Ngân hàng thế giới (WB),…là cơ hội rõ ràng để các doanh nghiệp Việt giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu.  Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Thông qua các dự án, các hợp đồng hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với công nghệ, máy móc hiện đại, cách quản lý tiên tiến. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ như ngày nay, thêm vào đó là những thuận lợi do toàn cầu hóa các doanh nghiệp có thể dễ dàng đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, công xuất sản xuất, nâng cao trình độ quản lý,…  Cơ hội khẳng định được vị thế của doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Một thế giới kết nối, sự bảo hộ thương hiệu được quan tâm, cùng các hình thức quảng cáo quảng bá sản phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú. Đây là cơ hội rõ nét để các doanh nghiệp khẳng định vị thế, quảng bá, nâng tầm hình ảnh của mình trên trường quốc tế, với bè bạn các nước. 10 Ví dụ: nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên, may mặc Việt Tiến, Viettell...là nhưng thương hiệu đã có vị thế của riêng mình.  Cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi học hỏi với các doanh nghiệp khác trên thế giới.  Toàn cầu hóa cũng tạo cơ hội cho các doanh ngiệp giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với thế giới, với các doanh nghiệp khác không chỉ trong mà cả ngoài nước. 2. Tiêu cực:  Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không được đối xử một cách công bằng VN hiện nay vẫn hơn 70% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn mà lĩnh vực sản xuất chính là nông nghiệp. Trong cơ cấu xuất khẩu, những mặt hàng chủ yếu của chúng ta chiếm tỷ trọng không nhỏ vẫn là những mặt hàng nông phẩm (Thủy sản, Gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su, rau quả…). Các sản phẩm này khi xuất khẩu hầu hết dưới dạng thô và sơ chế, giá trị thu được rất thấp. Bên cạnh đó, những mặt hàng này vấp phải những hàng rào hàng bảo hộ gay gắt từ nước ngoài. Khi chúng ta gia nhập WTO, một sân chơi được cho là bình đẳng, tự do, các hàng hóa là lợi thế các quốc gia sẽ được trao đổi, mua bán thuận lợi. Lật lại lịch sử khi ra đời 1995, WTO đã phớt lờ những vấn đề các nước đang phát triển bức xúc nhất là nông nghiệp. Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn duy trì một chế độ bảo hộ dưới dạng trợ cấp nông nghiệp ở mức cao (khoảng 300 tỷ USD/năm) khiến cho giá trị nông sản xuất khẩu của họ thấp hơn mức giá sản xuất ở các quốc gia đang phát triển. Điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta không thể cạnh tranh được. Hội nghị Seattle năm 1999 đánh dấu một bước ngoặt: lần đầu tiên, các nước đang phát triển đã đương đầu với các nước phát triển và bác bỏ đề xuất của họ mở ra một v.ng đàm phán mới về tự do hoá thương mại (mang tên vòng Thiên niên kỷ). Trong khi đó, bên ngoài hội nghị, các tổ chức của xã hội dân sự thế giới xuống đường biểu tình ồ ạt, phản kháng WTO. Thông qua tại hội nghị Doha năm 2001, tuyên bố khai mạc của vòng đàm phán “về phát triển” xác định “đặt nhu cầu và lợi ích của các nước đang phát triển vào trung tâm chương tr.nh làm việc”, và “thương mại quốc tế có thể giữ vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và giảm bớt đói nghèo”. Dù đặt chữ ký dưới bản tuyên bố này, nhiều nước phía Nam tỏ ra hoài nghi lời hứa của phía Bắc, và họ đã có lý. Một lần nữa, các nước phát triển nuốt lời cam kết của họ, trước tiên trong hồ sơ nông nghiệp. Năm 2002, Mỹ ra đạo luật tăng trợ 11 cấp cho nông nghiệp lên gấ
Luận văn liên quan