Những biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và Dịch Vụ Ast

Theo cách tiếp cận của nhà kinh doanh du lịch tại Việt Nam thì lữ hành được hiểu là: “Việc thực hiện chuyến đi du lịch, theo kế hoạch, lộ trình, chương trình định trước”. Như vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành có nghĩa là hoạt động cung cấp chuyến đi du lịch với mục đích sinh lợi. Kinh doanh lữ hành (Tour operators) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói, hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình du lịch này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành.

doc54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và Dịch Vụ Ast, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG: 1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành: 1.1.1. Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành: Theo cách tiếp cận của nhà kinh doanh du lịch tại Việt Nam thì lữ hành được hiểu là: “Việc thực hiện chuyến đi du lịch, theo kế hoạch, lộ trình, chương trình định trước”. Như vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành có nghĩa là hoạt động cung cấp chuyến đi du lịch với mục đích sinh lợi. Kinh doanh lữ hành (Tour operators) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói, hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình du lịch này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành. 1.1.2. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành và các chức năng của nó: 1.1.2.1. Định nghĩa: Hiện nay còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ hành. Có sự khác nhau này một mặt do sự phong phú và đa dạng về sản phẩm của hoạt động lữ hành. Đồng thời, xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau và quan trọng hơn là hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng luôn luôn có sự biến đổi theo thời gian, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch cũng luôn có hình thức và nội dung mới bởi sự đa dạng và tổng hợp của cầu về sản phẩm du lịch. Do đó, ở mỗi thời kì khác nhau đã có những định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ hành du lịch. Theo nhóm tác giả khoa Du lịch-Khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân định nghĩa về doanh nghiệp du lịch như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn tiến hành trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác nhằm đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ”. Theo Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, doanh nghiệp lữ hành được phân thành 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. “Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam, đưa người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần hay trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hanh nội địa”. “Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam”. 1.1.2.2. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành du lịch: Sự xuất hiện của các doanh nghiệp lữ hành du lịch nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu du lịch, tức là các công ty này vừa giúp đỡ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch kinh doanh có hiệu quả vừa giúp khách du lịch có được một chuyến đi tốt đẹp nhất. Do đó, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty lữ hành du lịch là làm trung gian giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các khách du lịch. Trước hết, các doanh nghiệp lữ hành du lịch sẽ phải tìm hiểu nghiên cứu, lữa chọn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và xây dựng lên các chương trình du lịch phù hợp với mong đợi của khách trên thị trường mục tiêu. Chương trình du lịch này có thể chỉ do một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp hoặc là sự kết hợp của nhiều nhà cung cấp trong cùng một chuyến đi. Chính điều này tạo ra một sản phẩm du lịch có tính tổng hợp cao, thỏa mãn một cách tốt nhất các yêu cầu của du khách. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch còn là trung gian giới thiệu nơi ăn ở (các khách sạn, nhà hàng) cho khách du lịch công vụ, khách du lịch đi lẻ. Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành du lịch còn có nhiệm vụ giúp khách du lịch nắm bắt được những thông tin cần thiết về một điểm du lịch nào đó, tổ chức các chuyến đi du lịch cho khách có nhu cầu. Ngày nay, khi đời sống xã hội được nâng cao, quỹ thời gian rỗi của con người cũng tăng lên, do đó, con người ngày càng có nhiều nhu cầu muốn đi du lịch để tham quan, giải trí, đồng thời họ cũng muốn tìm hiểu các phong tục tập quán của những người dân khu vực khác. Thông qua các doanh nghiệp lữ hành du lịch, họ sẽ được đáp ứng phần nào nhu cầu của mình và họ sẽ thấy chuyến đi thật sự bổ ích, mang lại nhiều sảng khoái và họ cũng cảm thấy hưng phấn khi lại tiếp tục công việc của mình. Cũng nhờ các doanh nghiệp lữ hành du lịch mà khách du lịch tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức, sắp xếp và bố trí các chuyến du lịch. Họ sẽ cảm thấy an tâm trong chuyến đi vì các nhà xây dựng các chương trình du lịch đều có kinh nghiệm, tri thức và sự hiểu biết, do đó, các chương trình du lịch sẽ vừa phong phú, hấp dẫn, đồng thời vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức các tài nguyên du lịch một cách khoa học nhất. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp du lịch, đã có rất nhiều điểm du lịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch được thành lập, do đó, khi dự định đi du lịch thì khách rất băn khoăn không biết đi du lịch ở đâu thì tốt hơn và tổ chức đi như thế nào? Chính lúc này, các doanh nghiệp lữ hành du lịch sẽ phải cung cấp cho khách tất cả những thông tin về các điểm du lịch thích hợp trong thời gian đó, đồng thời giúp cho khách lựa chọn một chương trình du lịch phù hợp với khả năng thanh toán và đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Tóm lại, các doanh nghiệp du lịch có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là làm trung gian, là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tổ chức thực hiện chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang tiêu dùng. Các doanh nghiệp này vừa giúp đỡ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong việc khai thác tài nguyên du lịch, thu hút khách, quảng cáo khuyếch trương, đông thời còn cung cấp cho khách du lịch những thông tin cần thiết, hướng dẫn, giúp đỡ họ trong việc lựa chọn chương trình du lịch và thực hiện tổ chức thực hiện các chương trình du lịch để thỏa mãn nhu cầu của họ. 1.2. Phân loại các doanh nghiệp lữ hành và chức năng của từng loại doanh nghiệp. Cho đến nay tồn tại nhiều cách phân loại doanh nghiệp lữ hành du lịch, mỗi quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch của quốc gia đó. Các tiêu thức thông thường dùng để phân loại gồm: - Căn cứ vào tính chất của hoạt động doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm của công ty lữ hành du lịch phân thành 3 loại: + Đại lí lữ hành + Công ty lữ hành + Công ty lữ hành tổng hợp - Căn cứ vào phạm vi hoạt động: + Công ty lữ hành quốc tế + Công ty lữ hành nội địa - Căn cứ vào chức năng hoạt động: + Công ty lữ hành gửi khách + Công ty lữ hành nhận khách + Công ty lữ hành tổng hợp - Các đại lý lữ hành là đại diện bán sản phẩm cho các nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa du lịch. Các đại lý lữ hành chủ yếu là bán vé máy bay, các chương trình du lịch, đăng kí chỗ ở trong các khách sạn, bán vé tàu hỏa, tàu thủy, mô giới cho thuê xe ô tô… + Các đại lý du lịch bán buôn thường là các công ty lữ hành rộng lớn có hệ thống đại lý bán lẻ và điểm bán độc lập. Các đại lý du lịch bán buôn mua sản phẩm của các nhà cung cấp số lượng lớn với mức giá rẻ, sau đó tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ với mức giá phổ biến trên thị trường. + Các đại lý bán lẻ có thể là những đại lý độc lập hoặc những đại lý độc quyền. - Các công ty lữ hành là những công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trọn gói và kinh doanh du lịch tổng hợp. + Các công ty lữ hành gửi khách thường được tổ chức tại các nguồn khách lớn nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch, đưa họ đến những điểm du lịch nổi tiếng. + Các công ty lữ hành nhận khách thường được thành lập gần các vùng có tài nguyên du lịch để đón nhận và phục vụ khách du lịch do công ty gửi khách đưa tới. + Các công ty lữ hành tổng hợp là các công ty lữ hành trực tiếp khai thác các nguồn khách và đảm nhận cả việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch có nghĩa là đảm đương cả hai trách nhiệm nhận khách và gửi khách. - Công ty lữ hành du lịch quốc tế là những công ty lữ hành du lịch có chức năng tiến hành mọi hoạt động để tổ chức những chương trình du lịch trong nước cho khách nước ngoài và những chương trình du lịch đi các nước trên thế giới cho khách là người trong nước. - Công ty lữ hành du lịch nội địa là công ty lữ hanhfdu lịch có chức năng khai thác khách và tổ chức các chương trình du lịch trong nước và trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tóm lại, cần phải khẳng định rằng sự phân loại trên đây chỉ mang tính chất tương đối vì các công ty lữ hành lớn có thể bao gồm cả một hệ thống các đại lý du lịch, đại lý bán buôn cũng có thể tự tổ chức thực hiện các chương trình du lịch của chính bản thân họ. Hiện nay, trên thế giới phân loại các công ty lữ hành chủ yếu dựa vào sơ đồ sau:  Sơ đồ 1: Hệ thống các công ty lữ hành 1.3.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Các công ty lữ hành du lịch khác nhau có thể có cơ cấu tổ chức không giống nhau bởi vì cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, khả năng, điều kiện phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành du lịch có quy mô trung bình, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.  Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức của công ty lữ hành ở Việt Nam - Từ mô hình trên cho thấy cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành du lịch gồm có 3 bộ phận cơ bản. Đó là bộ phận tổng hợp, bộ phận kinh doanh du lịch và bộ phận hỗ trợ phát triển. + Bộ phận tổng hợp: Là bộ phận đảm bảo điều kiện kinh doanh của công ty bao gồm tài chính kế toán, lao động, hành chính tổng hợp, đó là các phòng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình. + Bộ phận hỗ trợ phát triển: Bộ phận này được coi là phương hướng phát triển của các công ty lữ hành, nhiệm vụ của bộ phận này là vừa thỏa mãn nhu cầu của công ty vừa đảm bảo mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh. Hệ thống các chi nhánh là đầu mối thu hút khách, đầu mối triển khai các hoạt động công ty tại thị trường hoặc tại điểm du lịch, thực hiện việc khuyếch trương cho công ty trên địa bàn. Trong những điều kiện nhất định thì các chi nhánh có thể phát triển thành công ty con trực thuộc công ty mẹ. + Bộ phận kinh doanh du lịch: Được coi là bộ phận sản xuất, là sương sống trong toàn bộ hoạt động của công ty lữ hành du lịch. Bộ phận này bao gồm 3 phòng: Phòng thị trương Phòng điều hành Phòng hướng dẫn a. Phòng thị trường: - Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch quốc tế và nội địa, tuyên truyền, quảng cáo, thu hút khách du lịch đến công ty. Nó có chức năng như chiếc cầu nối giữa khách du lịch với công ty lữ hành, hợp nhất mong muốn của khách du lịch với đặc điểm sản phẩm của công ty. - Phối hợp với phòng điều hành xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách và chủ động đưa ra các ý kiến, ý đồ mới về nội dung sản phẩm và cải tiến sản phẩm cho công ty. - Ký kết hợp đồng với các hãng, các công ty du lịch nước ngoài và các tổ chức du lịch trong nước để khai thác nguồn khách quốc tế và nội địa. - Duy trì các mối quan hệ của công ty với nguồn khách. - Đề xuất và xây dựng các phương án mở các chi nhánh đại diện ở trong nước và ngoài nước. - Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty lữ hành du lịch với các nguồn khách, thông báo cho các bộ phận có liên quan trong công ty về kế hoạch đón tiếp các đoàn khách và nội dung hoạt động đón tiếp, phối hợp với các bộ phận có liên quan theo dõi việc thanh toán và quá trình phục vụ khách. - Trong những điều kiện nhất định phòng thị trương có trách nhiệm thực hiện việc nghiên cứu và phát triển, là bộ phận chủ yếu trong việc xây dựng các chiến lược chính sách hướng tới thị trường của công ty. b. Phòng điều hành Là bộ phận sản xuất của công ty lữ hành du lịch tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện các chương trình du lịch của công ty. Nếu phòng thị trường là chiếc cầu nối giữa khách du lịch với công ty lữ hành thì phòng điều hành là chiếc cầu nối giữa nhà cung cấp với công ty lữ hành. - Là đầu mối triển khai toàn bộ các công việc điều hành các chương trình du lịch, cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch về khách và phòng thị trương gửi tới. - Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch trọn gói như đăng kí chỗ trong khách sạn, đăng kí chỗ trên các phương tiện vận chuyển, làm thủ tục, visa, hộ chiếu… - Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan, kí hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín và chất lượng. - Theo dõi quá trình thực hiện chương trình du lịch, phối hợp với các bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán, nhanh chóng xử lí các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. c. Phòng hướng dẫn: Được tổ chức theo nhóm ngôn ngữ. Đội ngũ lao động là các hướng dẫn viên trực tiếp cùng khách thực hiện các chương trình du lịch. Các công việc cụ thể bao gồm: - Căn cứ vào kế hoạch khách, tổ chức, điều động, bố trí hướng dẫn viên cho các chương trình du lịch. - Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và công tác viên chuyên nghiệp. - Tiến hành tốt các hoạt động bồi dưỡng, duy trì, phát triển hoạt động hướng dẫn. - Phối hợp chặt chẽ với các hoạt động khác trong công ty để tiến hành công việc một cách có hiệu quả nhất, hướng dẫn viên phải thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo đúng các quy định của công ty. - Đại diện trực tiếp cho công ty trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch, với các công ty gửi khách và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch, tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. 2.CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH DU LỊCH VỚI HỆ THỐNG SẢN PHẨM CỦA NÓ Như ta đã nói ở trên rằng sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch như là một tất yếu khách quan và đặc trưng của công nghiệp du lịch. Đồng thời ta đã nêu lên chức năng quan trọng, chủ yếu của các công ty lữ hành du lịch là làm cầu nối trung gian giữa khách du lịch và nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình, các công ty lữ hành du lịch đã tiến hành các hoạt động trên 3 mảng chủ yếu là hoạt động trung gian, hoạt động tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói và các hoạt động tổng hợp khác. 2.1. Hoạt động trung gian: Khi thực hiện hoạt động này, các công ty lữ hành du lịch đóng vai trò trung gian giữa khách du lịch với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đồng thời là người trực tiếp bán cho du khách các hàng hóa và dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Đây chính là hoạt động đầu tiên, và truyền thống nhất của ngành kinh doanh lữ hành du lịch và là nền tảng cho các hoạt động hiện tại. 2.2. Hoạt động tổ chức, xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói: Hoạt động tổ chức, xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói là hoạt động chính, quan trọng nhất của các công ty lữ hành du lịch. Trong hoạt động này bao gồm 3 hoạt động cơ bản là: Hoạt động ghép nối cung, hoạt động tổng hợp cầu và hoạt động kết nối cung cầu. Sản phẩm của hoạt động này chính là các chương trình du lịch trọn gói và đây là sản phẩm đặc trưng, chủ yếu nhất của công ty lữ hành du lịch. Các chương trình du lịch trọn gói vẫn có sự tham gia cung cấp của nhà cung cấp dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hang, điểm du lịch, hàng không, bảo hiểm…). Tuy nhiên sản phẩm lúc này đã có sự liên kết của các công ty lữ hành du lịch nên nó trở thành sản phẩm của công ty lữ hành du lịch. 2.3. Các hoạt động tổng hợp khác: Ngoài các hoạt động truyền thống nêu trên, ngày nay các công ty lữ hành du lịch còn kinh doanh các hoạt động tổng hợp khác nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình. Các hoạt động tổng hợp bao gồm: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, làm thủ tục xuất nhập cảnh, gia hạn visa, đổi tiền, phát hành sec du lịch… Thực hiện các hoạt động tổng hợp, các công ty lữ hành du lịch đã đóng vai trò như một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bình thường bởi vì các sản phẩm do công ty sản xuất ra đều có tính chất là một hàng hóa và trực tiếp do công ty cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, các hàng hóa và dịch vụ này chỉ nhằm phục vụ cho mục đích đi du lịch của du khách như: chỗ ăn, ngủ, hàng lưu niệm, hộ chiếu, xe ô tô… 3. Ý NGHĨA CỦA KINH DOANH LỮ HÀNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH Hoạt động lữ hành là đặc thù của ngành công nghiệp du lịch. Các công ty lữ hành du lịch liên kết những dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm du lịch tổng hợp, hấp dẫn và chào bán trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Công ty lữ hành là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các công ty này vừa giúp đỡ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong việc khai thác tài nguyên du lịch, thu hút khách, quảng cáo, khuyếch trương, đồng thời còn cung cấp cho khách du lịch những thông tin cần thiết, hướng dẫn, giúp đỡ họ trong việc lựa chọn chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Như vậy, việc hình thành các công ty lữ hành du lịch đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành du lịch của đất nước, vừa giúp khách du lịch có được chuyến đi tốt đẹp vừa giúp đỡ các nhà cung cấp kinh doanh có hiệu quả. Trên thế giới công nghiệp du lịch và lữ hành được coi là ngành kinh doanh nhiều lợi nhuận, là ngành có đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, là ngành quan trọng tạo công ăn việc làm và là một ngành có tiềm năng phát triển to lớn. Ở Việt Nam lực lượng kinh doanh lữ hành đang ngày càng phát triển, có bước trưởng thành và thực sự đóng góp vai trò chủ lực trong việc khai thác khách và hướng dẫn khách đi tour. Hiện nay, toàn ngành đã có hơn 600 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển hơn nữa: số lượng khách quốc tế tăng nhanh, người Việt Nam đi du lịch trong nước và ra nước ngoài tham quan, khảo sát tìm hiểu thị trường ngày càng nhiều. Điều này kéo theo những lợi ích cho nên kinh tế quốc dân, giúp tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành còn kéo theo sự phát triển của một số ngành kinh tế khác như giao thông, các ngành thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống, dịch vụ thông tin liên lạc, ngân hàng… Tóm lại, hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển không chỉ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành du lịch mà còn có ý nghĩa to lớn và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một đât nước. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ AST 1, KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ AST: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST travel (AST TRAVEL.,JSC) được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2006, số đăng kí kinh doanh số 0103024055, loại hình công ty là công ty cổ phần. Bà Nguyễn Thị Việt Loan là giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị. Trụ sở chính tại 45 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư của công ty tính đến ngày 31/12/2008 là gần 8.500.000.000 đồng. Với ngành nghề kinh doanh: Lữ hành và các dịch vụ khác để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST bước vào hoạt động gặp nhiều khó khăn ban đầu như vốn ít, trang thiết bị của công ty còn thiếu thốn… nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể nhân viên công ty, công ty cổ phần AST đã và đang từng bước ổn định hoạt động kinh doanh và đạt được một số thành quả nhất định sau gần 3 năm đi vào ho
Luận văn liên quan