Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, Khi toàn cầu
hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội
nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách.Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi
nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển.Và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế chung của thế giới
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có sự cạnh tranh,Việt Nam của chúng ta cũng
vậy. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và
toàn cầu hóa thế giới đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như
nhiều thách thức. Sức cạnh tranh là một yếu tố cần thiết, cấp bách và không
thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước
phải xóa bỏ rào cản,chấp nhận tự do buôn bán,vì thế mỗi nước phải mở cửa
thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh
tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải
làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (về chất
lượng và giá cả) .Nhưng làm sao và làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hoá nước ta hiện nay đang là vấn đề hết sứcnan giải và có thể nói là
đầy khó khăn, đang được nhiều người quan tâm
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - Giải pháp để vượt qua những thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Những cơ hội và thách thức của hàng hoá
Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua
những thách thức
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, Khi toàn cầu
hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội
nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách.Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi
nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển.Và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế chung của thế giới
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có sự cạnh tranh,Việt Nam của chúng ta cũng
vậy. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và
toàn cầu hóa thế giới đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như
nhiều thách thức. Sức cạnh tranh là một yếu tố cần thiết, cấp bách và không
thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước
phải xóa bỏ rào cản,chấp nhận tự do buôn bán,vì thế mỗi nước phải mở cửa
thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh
tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải
làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (về chất
lượng và giá cả) .Nhưng làm sao và làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hoá nước ta hiện nay đang là vấn đề hết sức nan giải và có thể nói là
đầy khó khăn, đang được nhiều người quan tâm.
Với trình độ và khả năng hiểu biết của mình còn hạn chế, em xin trình
bày đề tài: “Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách
thức" .
2
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao
gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị
trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán
kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng
hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh
thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người
với người.
Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh
tế h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để
trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát
triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của
quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có
được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao
động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các
yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể
chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết
thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy
vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh
nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng
cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh
về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa
3
học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của
doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật.
Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ
nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã
hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem
lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho
khách hàng, cho người tiêu dùng.
Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi
lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về
lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay
đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên,
tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một
tất yếu khách quan.
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất
kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh
tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường
thể hiện qua một số chức năng sau:
Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh
trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh
tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá
trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa
4
vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào
có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn
những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ
thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành
với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác
nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh
nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh
tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng
hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận
bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị
trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có
hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao
động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ
là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như
nhau.
Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách
hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng
hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm
trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có
năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho
việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại
lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử
dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã
hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên
không cần thiết.
Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích
thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và
5
tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn
hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi
nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm
xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn
không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí
sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được.
Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản
xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa
khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.
Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của
thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả
của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều
này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách
ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có
được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư
cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Điều
này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần
bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những
người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp.
Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ
tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn
thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người
mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ
thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả.
Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn
mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới
6
được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc nâng cao các doanh
nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó
muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự
phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự
huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo.
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh trong kinh doanh
Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đến
việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nhưng cạnh tranh trên
thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn
muốn xoá bỏ cạnh tranh đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ. Độc quyền
trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những điều kiện
kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Độc quyền thường dẫn đến xu hướng cửa quyền,
bạo lực và trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, làm chậm thâm chí lãng phí các nguồn lực xã hội. Bởi lẽ với thế độc
quyền các doanh nghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến máy
móc kĩ thuật, không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn thu
được lợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán. Độc quyền là
sự thống trị tuyệt đối trong lưu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độc
quyền, giá cả lũng đoạn cao,... Do vậy, sự phục vụ của người tiêu dùng nói
riêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do.
Trong nhiều trường hợp độc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội. Chính
do cung cách ấy mà độc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng
khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến
nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường. Để có sự
cạnh tranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quyền và tạo nên cạnh
tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước. Để tạo nên
7
cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì cần phải có
những điều kiện nhất định.
a) Điều kiện về các yếu tố pháp lý - thể chế đối với hoạt động kinh
doanh
Để có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thì cần phải hoạt động sản xuất
kinh doanh. Ngày nay trong quá trình hội nhập ngày càng cao thì các thể chế
pháp lý không chỉ do nhà nước ban hành mà nó còn được ban hành bởi các tổ
chức quốc tế hoặc do một khu vực kinh tế gồm nhiều quốc gia ban hành. Yếu
tố pháp lý thể chế nhân tố quan trọng trong hình thành nên môi trường kinh
doanh - là đất sống của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mõi yếu tố pháp lí -
thể chế đều tác động vào một lĩnh vực nhất định trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó được dùng để điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể kinh tế muốn tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực nào đều phải dựa vào các thể chế - pháp lí đã được
ban hành đối với lĩnh vực nào đó để tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy sẽ
hình thành nên một môi trường kinh doanh ổn định khoa học.
b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân
Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định
pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này đảm
bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui định để điều
hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò
của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan
trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế được thực hiện. Do
vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước đòi hỏi bộ
máy quản lý nhà nước phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực trong quản
lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt.
Việc các công ty hoặc các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ dàng. Do
vậy để chống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh
tế non kém thì nhà nước sẽ không thể quản lí được nền kinh tế, các bản qui
8
định không thể đưa vào áp dụng trong thực tế, hoặc nếu có đưa vào áp dụng
được thì khó lòng mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện. Điều này sẽ gây ra việc
làm thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh bất ổn định, tạo
điều kiện cho các tổ chức độc quyền hình thành. Thực tế ở Việt Nam cho
thấy: trong xây dựng cơ bản việc đầu tư dàn trải không có trọng điểm gây
lãng phí vốn đầu tư. Trong các dự án, công trình xây dựng việc thất thoát vốn
là rất lớn do việc câu kết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa các chủ đầu tư và
xây dựng. Tất cả các điều trên phần lớn là do bộ máy quản lý còn non kém.
Chưa đưa ra được những qui định pháp lí - thể chế để điều chỉnh các hoạt
động kinh tế. Việc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc đầu cơ, thông
đồng với nhau tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá thuốc lên cao. Điều này
cũng tương tự đối với thị trường bất động sản.
Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới
nên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng để
tạo nên cạnh tranh .
c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các
chủ thể kinh doanh
Các chủ thể kinh tế là đối tượng tác động của các văn bản pháp lí - thể
chế. Nhà nước ban hành và giám sát, chỉ đạo các chủ thể kinh tế thi hanh các
qui định của văn bản pháp lí - thể chế. Để các qui định được thực hiện tốt thì
ngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nước còn có hành vi thực hiện của các chủ
kinh doanh và nhân dân. Ý thức thực hiện các qui định văn bản của các chủ
thể khi tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện đủ để tạo nên cạnh tranh trong
kinh doanh. Năng lực của các cơ quan quản lí là có hạn cho nên trong quá
trình quản lý không thể khong mắc những sai lầm, thiếu sót. Khi đó sẽ là điều
kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền lợi
dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động. Trong những tình huống như
vậy để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền rất cần có tinh thần,
ý thức của các chủ thể kinh doanh cũng như của nhân dân. Tinh thần trách
9
nhiệm, ý thức tốt của các chủ thể kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý của các cơ quan quản lý.
10
PHẦN II
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM
KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO).
GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC
I. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đó khẳng định
quá trỡnh đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế tăng tốc.
Việc vào WTO sẽ mang lại những cơ hội, cũng như thách thức mới cho nước
ta.
1. Cơ hội khi gia nhập WTO
1.1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp
cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại
song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vỡ vậy sẽ cú cơ hội lớn
hơn và bỡnh đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số
ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành
được WTO rất quan tâm và đó đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào
cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi
hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ
thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO. Đối với
thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đó và đang đưa ra
nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế
quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt
Nam.
11
1.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn
chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước
ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rừ ràng về quyết tõm cải
cỏch của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại
Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác
một cách bỡnh đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO,
cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
1.3. Nõng cao tớnh hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ
sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.
Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh
nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mỡnh, nõng cao tớnh hiệu
quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ
các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố
đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh
tranh không những ở trong nước mà cũn trờn thị trường quốc tế.
1.4. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đó trở
lờn thụng thoỏng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh
nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó
có cả những rào cản trá hỡnh nỳp búng cỏc cụng cụ được WTO cho phép như
chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn
mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia
nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức
này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bỡnh
đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đó thu
được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.
12
2. Thỏch thức của việc gia nhập WTO
Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn
đối với nền kinh tế nói chun