Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Tổng Công ty Chè VN
Chương I Lý luận chung về xuất khẩu và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu I. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1. Vai trò và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa a) Vai trò của kinh doanh xuất khẩu Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta được thể hiện trên những mặt sau: - Xuất khẩu góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân thương mại, giảm tình trạng nhập siêu. - Xuất khẩu khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất quốc gia tăng lên thông qua mở rộng thị trường quốc tế, góp phần tăng tích luỹ vốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế. - Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Xuất khẩu có tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập ổn định. - Xuất khẩu tăng cường sự hợp tác giữa các nước, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: " đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực". b) Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu Cũng như nhập khẩu xuất khẩu là hoạt động kinh tế tương đối tổng hợp và phức tạp của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp này được Nhà nước cho phép kinh doanh mua bán hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở hợp đồng kinh tế, các hiệp định, nghị định mà chính phủ đ• ký với nước ngoài và giao cho doanh nghiệp thực hiện. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và đảm bảo có l•i, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống công nhân viên. Đặc điểm chủ yếu của kinh doanh xuất khẩu bao gồm: - Thị trường rộng lớn trong và ngoài nước, chịu ảnh hưởng của sản xuất trong nước và thị trường nước ngoài. - Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, trình độ quản lý, phong tục tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương khác nhau. - Hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao, mẫu m• bao bì đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng từng khu vực, từng quốc gia, từng thời kỳ. - Điều kiện về mặt địa lý, phương tiện chuyên chở, điều kiện thanh toán làm cho thời gian giao hàng và thời gian thanh toán có khoảng cách khá xa. c) Các trường hợp hàng hoá được coi là xuất khẩu - Hàng bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đ• ký kết, thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng gửi đi triển l•m hội trợ sau đó bán thu bằng ngoại tệ. - Hàng bán cho khách nước ngoài hoặc Việt kiều thanh toán bằng ngoại tệ. - Các dịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do Nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Hàng bán cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc bán cho doanh nghiệp ở trong khu chế xuất. 2. Các hình thức và phương thức kinh doanh xuất khẩu hàng hóa a) Các hình thức xuất khẩu - Xuất khẩu theo nghị định thư: Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, các Chính phủ đàm phán ký kết với nhau những văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hóa dịch vụ và việc đàm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở các nội dung đ• ký kết, Nhà nước xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện. - Xuất khẩu ngoài nghị định thư: Các quan hệ đàm phán ký kết hợp đồng do các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trên cơ sở các quy định trong chính sách pháp luật của Nhà nước. Đối với những hợp đồng này các đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện cũng như phân phối kết quả thu được từ các hoạt động đó. - Xuất khẩu hỗn hợp: Hình thức này kết hợp cả hai hình thức trên có nghĩa là doanh nghiệp vừa xuất khẩu theo nghị định thư, vừa tiến hành xuất khẩu trực tiếp ngoài nghị định thư.