Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam

Bước sang thiên niên kỷ mới, toàn cầu hóa đang trở thành một đặc trưng phổ biến của sự phát triển thế giới, nó bao trùm toàn bộ đời sống của cộng đồng dân tộc ở những mức độ và quy mô ngày càng sâu sắc hơn. Nhưng vấn đề quan trọng hơn ở chỗ, tất cả các quốc gia dường như đều bị cuốn vào vòng xoáy chung ấy. Điều đó chứng tỏ rằng toàn cầu hóa không thể là quá trình đẩy lùi lịch sử mà là xu hướng khách quan của chính thời đại. Theo hướng đó, Việt Nam đang từng bước tham gia vào hệ thống thương mại thế giới. Tháng 7 năm 1994, Việt Nam đã trở thành quan sát viên của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch - GATT. Đầu năm 1995, sau khi có những kết quả nghiên cứu về vòng đàm phán Urgoay, GATT đã được thay thế bằng tổ chức thương mại thế giới - WTO, Chính phủ Việt Nam đã quyết định nộp đơn xin gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế trong tương lai. Thông qua các cuộc thương lượng về sự gia nhập của Việt Nam vào WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước và mở cửa nền kinh tế. Hơn nữa, sự tham gia đầy đủ vào WTO sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi các cơ cấu tổ chức mới và nhất là các yêu cầu mới về sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng của cán bộ các cấp và các nhà quản lý kinh doanh của Việt Nam về hệ thống thương mại thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của quá trình gia nhập tổ chức WTO nên việc xem xét, nghiên cứu và đưa ra "Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam" là một công việc rất bổ ích và có ý nghĩa thiết thực vì vậy, em xin chọn chủ đề "Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam" . Để đạt được mục đích trên đây, đề tài được kết cấu gồm ba chương. Chương 1: Sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình phát triển Chương 2: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO cho Việt Nam

doc63 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Bước sang thiên niên kỷ mới, toàn cầu hóa đang trở thành một đặc trưng phổ biến của sự phát triển thế giới, nó bao trùm toàn bộ đời sống của cộng đồng dân tộc ở những mức độ và quy mô ngày càng sâu sắc hơn. Nhưng vấn đề quan trọng hơn ở chỗ, tất cả các quốc gia dường như đều bị cuốn vào vòng xoáy chung ấy. Điều đó chứng tỏ rằng toàn cầu hóa không thể là quá trình đẩy lùi lịch sử mà là xu hướng khách quan của chính thời đại. Theo hướng đó, Việt Nam đang từng bước tham gia vào hệ thống thương mại thế giới. Tháng 7 năm 1994, Việt Nam đã trở thành quan sát viên của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch - GATT. Đầu năm 1995, sau khi có những kết quả nghiên cứu về vòng đàm phán Urgoay, GATT đã được thay thế bằng tổ chức thương mại thế giới - WTO, Chính phủ Việt Nam đã quyết định nộp đơn xin gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế trong tương lai. Thông qua các cuộc thương lượng về sự gia nhập của Việt Nam vào WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước và mở cửa nền kinh tế. Hơn nữa, sự tham gia đầy đủ vào WTO sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi các cơ cấu tổ chức mới và nhất là các yêu cầu mới về sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng của cán bộ các cấp và các nhà quản lý kinh doanh của Việt Nam về hệ thống thương mại thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của quá trình gia nhập tổ chức WTO nên việc xem xét, nghiên cứu và đưa ra "Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam" là một công việc rất bổ ích và có ý nghĩa thiết thực vì vậy, em xin chọn chủ đề "Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho Việt Nam" . Để đạt được mục đích trên đây, đề tài được kết cấu gồm ba chương. Chương 1: Sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình phát triển Chương 2: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO cho Việt Nam Chương I Sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình phát triển I. Lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế 1. Khái niệm chung Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung. Trươc kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế quan mở cửa thị trường. Chẳng hạn Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) suốt trong 38 năm ròng, qua 7 vòng đàm phán cũng chỉ tập trung vào đàm phán giảm thuế quan. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư. 2. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan và chủ đạo của thời đại chúng ta, đã, đang và sẽ tiếp tục định hướng, chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn thế giới. Xét về bản chất kinh tế, mà theo đó mỗi quốc gia ngày càng tạo điều kiện tự do hóa và hỗ trợ thuận lợi nhất cho các hoạt động của các dòng vốn, hàng hóa, dịch vụ và công nghệ qua biên giới nước mình theo cả hai chiều hợp vào và dòng ra, cũng như trên thị trường trong nước và quốc tế phù hợp với các cam kết chính phủ song phương và đa phương. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với quá trình tự do hóa kinh tế là hai quá trình song song và hợp thành của một quá trình rộng lớn hơn, đó là quá trình toàn cầu hóa (tức là quá trình quốc tế hóa kinh tế trên cơ sở phát triển cách mạng khoa học - kỹ thuật và cơ chế thị trường đã phát triển trên quy mô toàn cầu mà mới chỉ thực sự phát triển từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh những năm 1990 của thế kỷ XX). Đích hội tụ bao trùm của quá trình toàn cầu hóa - do đó, nền kinh tế toàn cầu hóa với tư cách một chỉnh thể chung thống nhất, không còn biên giới quốc gia về kinh tế. Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế là cụ thể hóa từng bước và sự bảo đảm tính tất yếu, thống nhất của tự do hóa trên quy môn toàn cầu hóa theo những khuôn khổ, không gian và thời gian xác định trên thực tế. Tham gia vào các hiệp định song phương và đa phương, các tổ chức thương mại tự do và thị trường chung, các liên minh thuế quan hay các liên minh kinh tế và các khối kinh tế khu vực, liên khu vực và toàn cầu là những nấc thang khác nhau trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tùy thuộc vào trình độ phát triển, cũng như nhận thức và quyết tâm của mỗi nước. 3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế. Phản ánh xu hướng hình thành nền kinh tế toàn cầu thống nhất như là nội dung cơ bản của quá trình toàn cầu hóa, song hội nhập kinh tế quốc tế có những nội dung riêng mang tính giai đoạn. Những thỏa thuận mang tính nguyên tắc của WTO trong vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994) được coi là thể hiện tập trung và rõ nhất nội dung hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cụ thể bao gồm các khía cạnh, vấn đề sau: - Về thương mại hàng hóa: Giữa các nước thành viên phải cam kết và thực hiện theo lộ trình thỏa thuận về: + Cắt giảm thuế nhập khẩu, tiến tới thực hiện thuế suất nhập khẩu bằng 0. + Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các hàng rào phi quan thuế (từ cấm nhập, hạn chế nhập, nhập theo quata, đến các biện pháp phòng dịch, giá tham chiếu, các thủ tục hải quan phức tạp v.v…) + Công nhận quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho mọi loại hình công ty không phân biệt trong nước hay ngoài nước. - Về thương mại dịch vụ: Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại dịch vụ (bao gồm 12 nhóm dịch vụ với tổng cộng 155 tiểu ngạch khác nhau) tiến dần tới mở cửa tự do hóa thị trường dịch vụ cho nhau theo 4 phương thức: + Cung cấp dịch vụ qua biên giới từ lãnh thổ của nước thành viên này sang lãnh thổ nước thành viên khác. + Tiêu dùng ngoài lãnh thổ. + Hiện diện thương mại của công ty một nước thành viên trên lãnh thổ một nước thành viên khác với hình thức lập liên doanh, chi nhánh, công ty 100% vốn nước ngoài. + Hiện diện thể nhân, di chuyển thể nhân. - Về đầu tư: Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường cho tự do hóa thương mại hơn nữa (vòng đàn phán Uruguay chưa đi đến một hiệp định chung, mà mới chỉ thông qua được một số quy định về đầu tư liên quan đến thương mại). - Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thống nhất. Nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và tương đối thống nhất bởi những quy tắc và luật chơi chung quốc tế (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại) ở mọi quốc gia cho các chủ thể kinh doanh có quyền hoạt động toàn cầu, các nước thành viên tiến hành những điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của mình theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử, nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc công khai và minh bạch, nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nguyên tắc cho phép các nước có hành động tự vệ trong các trường hợp cần thiết để bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ một ngành công nghiệp non trẻ bị bên ngoài tấn công; đồng thời cho dành chế độ ưu đãi được kéo dài lộ trình, chậm thực hiện cam kết (khoảng 5 năm) và các ưu đãi cùng các sự hợp tác, trợ giúp khác cho các nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế chuyển đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Hiện nay, những nội dung và nguyên tắc hội nhập nêu trên ở các mức độ khác nhau đang chi phối nội dung các hiệp nghị thương mại, các khối kinh tế thương mại song phương và khu vực. Trong thời gian tới, những nội dung, nguyên tắc và lĩnh vực hội nhập trên đây chắc chắn sẽ được nâng cao và mở rộng hơn. 4. Tác động hai mặt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến các nước đang phát triển. Nhu cầu tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn thế giới trước hết bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, do họ ở thế mạnh nên thường áp đặt các luật chơi. Các nước đang phát triển vừa có yêu cầu tự bảo vệ, vừa có yêu cầu phát triển nên cũng tham gia tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lợi ích ở đây là: tìm được thị trường cho hàng xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được kinh nghiệm quản lý… Đương nhiên, đối với những nước đang phát triển, kinh tế còn yếu kém, doanh nghiệp nhỏ bé, sức cạnh tranh còn thấp, trình độ quản lý nhà nước và kinh doanh còn hạn chế, thì hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không chỉ có cơ hội mà còn có cả khó khăn, thách thức thậm chí khó khăn, thách thức là lớn, nhưng nếu cứ đứng ngoài cuộc, khó khăn có thể còn lớn hơn nhiều. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quan niệm độc lập tự chủ theo kiểu tự cấp tự túc, xây dựng một cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh của nền kinh tế hướng nội được thể hiện qua kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy đây không phải là xu thế phù hợp với sự phát triển chung của thời đại và không có hiệu quả, đẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển, hoặc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vì vậy ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách hội nhập (ngay cả Trung Quốc, một nước có thị trường 1,2 tỷ dân, lớn hơn bất cứ một khu vực mậu dịch tự do nào, lại có khả năng tự sản xuất được gần như mọi thứ, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn kiên trì chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới). Đặc biệt là chủ động hội nhập gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, cải cách hành chính… trên cơ sở đó phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển đất nước. Nhiều nước đang phát triển sau một thời gian tham gia vào hội nhập nền kinh tế thế giới đã thu được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế các nước này đã thu hút và sử dụng một khối lượng vốn nước ngoài khá lớn kết hợp với việc phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực trong nước, nhiều nước thực hiện chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu một cách linh hoạt, hiệu quả, do vậy tiềm lực kinh tế không ngừng được nâng cao. Nhiều nước đã có đầu tư ra nước ngoài hoặc đầu tư vào các nước phát triển, điển hình như NICs Châu á. Theo báo cáo của UNCTAD năm 1996, trước khi nổ ra khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu á, các nước đang phát triển đã tiếp nhận 129 tỷ USD FDI và đầu tư ra nước ngoài 51 tỷ USD. Đến năm 199, FDI vào các nước này tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 198 tỷ USD, trong đó vào Mỹ la tinh 97 tỷ USD (riêng Braxin chiếm 31 tỷ USD), Châu á chiếm 91 tỷ USD (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỷ USD). Cơ cấu kinh tế của nước nước này đã có nhiều biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực xuất khẩu (chỗ dựa kinh tế ở các nước này), cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện, chất lượng hàng hóa được nâng cao hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng thành phẩm trong xuất khẩu đã tăng từ 5,65% năm 1980 lên 77,7% năm 1994. Cơ sở hạ tầng về kinh tế được phát triển, thu nhập của người dân được tăng lên, đời sống được cải thiện trên một số mặt. Tuy nhiên, đằng sau những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế, người ta vẫn nhận thấy mặt trái của nó đối với các nước đang phát triển, nhất là tính phụ thuộc, dễ bị tổn thương rất lớn của nền kinh tế vào nước ngoài nên sự phát triển tỏ ra chưa chắc chắn. Có thể minh chứng rõ điều này trên một số khía cạnh. Một là, sau một số năm tham gia toàn cầu hóa, nợ nần của các nước đang phát triển càng thêm chồng chất. Khoản nợ quá lớn (trên 2000 tỷ USD), thậm chí ở một số nơi xảy ra khủng hoảng nợ, là gánh nặng kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo của WB về tình hình tài chính toàn cầu năm 1999, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP: của Braxin là 24%, Mêhicô: 38%, Inđônêxia: 65%, Philippin: 53%, Thái Lan: 63%, Malaixia: 51%… Hai là, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, nhưng khối lượng xuất khẩu lại tùy thuộc vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường các nước lớn, vào sự ổn định của thị trường thế giới, nên chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước. Ba là, cùng với sự phát triển của kỹ thuật sử dụng công nghệ cao tiết kiệm lao động, tài nguyên, sự lớn mạnh của kinh tế tri thức trong đó sở hữu trí tuệ mới là sở hữu mang lại sự giàu có, thì những cái được coi là lợi thế của các nước đang phát triển như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp sẽ mất dần đi, còn ưu thế về công nghệ, vốn của các nước phát triển lại tăng lên. Bốn là, nền kinh tế chưa đủ sức để chịu đựng cái gọi là "chu kỳ kinh doanh". Các nước có nền kinh tế phát triển cao có thể sử dụng nhiều cơ chế phúc lợi khác nhau để đối phó với thất nghiệp, tỷ lệ xí nghiệp phá sản cao trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Trong khi đó, đối với hầu hết các nước đang phát triển, do thực lực tư bản trong nước và kết cấu của nó còn thấp kém, chưa thật thích hợp với cơ chế thị trường, lại dựa nhiều vào vốn nước ngoài (trong đó vốn ngắn hạn chiếm 60%) thì "chu kỳ kinh doanh" đôi khi có nghĩa là nạn đói, các nhu cầu thiết yếu về lương thực, thuốc men không được đáp ứng mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á năm 1997 đã làm cho hơn 1000 tỷ USD sức mua của các nước Châu á bị tàn phá. Các khoản tiền tiết kiệm được tung ra để chống đỡ với những chấn động về tài chính đã kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này xuống dưới số 0. ở Inđônêxia, một năm sau cuộc khủng hoảng, số người nghèo tăng từ 30 triệu lên trên 80 triệu người. Năm là, nhiều nước đang phát triển đang và sẽ vấp phải những vấn đề về ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị khai thác quá mức, sự bất bình đẳng trong chuyển giao công nghệ, gia tăng thất nghiệp và tệ nạn xã hội, v.v… 5. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế thế giới trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX được khắc họa bởi rất nhiều những đặc điểm phát triển mới: chu kỳ kinh tế ngày càng không rạch ròi với những chấn động ngắn và thời gian tăng trưởng kéo dài; các nền kinh tế quốc gia, lớn nhỏ ngày càng tương thuộc chặt chẽ với nhau và đang kết nối thành một mạng thống nhất trên quy mô toàn cầu; các nền kinh tế quốc gia và khu vực đang xúc tiến tích cực các quá trình liên kết, hội nhập và mở cửa theo hướng tự do hóa và theo đó làm xuất hiện hàng loạt các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế dưới nhiều cấp đọ; làn sóng "sáp nhập" của các tập đoàn xuyên quốc gia với quy mô khổng lồ đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Theo xu thế đó hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển không chỉ về nội dung như đã nêu trên, mà còn cả về các hình thức của chúng. Cho đến nay, có thể kể ra một số hình thức chủ yếu sau: (1) Các hiệp định kinh tế thương mại song phương. Đây là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế mang tính nền tảng, phổ biến nhất và quan trọng nhất dù là với các nước phát triển hay đang phát triển. Trong đa số trường hợp, các hiệp định kinh tế thương mại song phương được ký kết và thực hiện trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên và tuân thủ nguyên tắc bình đẳng, "có đi có lại", cùng có lợi, không làm trở ngại đến quan hệ của mỗi bên đối với nước thứ ba. (2) Các khối kinh tế khu vực và liên khu vực. Cho đến nay đã có hàng chục khối kinh tế khu vực các nhau về số lượng thành viên và mức độ cam kết hợp tác nội bộ. Có khối hoạt động theo quy chế khu vực mậu dịch tự do như AFTA của ASEAN, NAFTA của Bắc Mỹ (những thành viên thuộc khu vực này sẽ thực hiện giảm thiểu thuế quan cho nhau. Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên. Những hàng rào phi thuế quan cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, khu vực mậu dịch tự do không quy định mức thuế quan chung áp dụng cho những nước ngoài khối, thay vào đó từng thành viên vẫn có thể duy trì chính sách thuế quan khác nhau đối với các nước không phải thành viên), hoặc quy chế liên minh thuế quan (ngoài việc thực hiện tự do hóa mậu dịch thông qua cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan như ở khu vực mậu dịch tự do, các thành viên còn cùng nhau xây dựng biểu thuế quan chung áp dụng cho các nước ngoài liên minh. ở đây quá trình nhất thể hóa về thuế quan bắt đầu được thực hiện. Khối cộng đồng chung Châu Âu (EC) trước đây thuộc dạng này và quy chế thị trường chung (ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa ở khu vực mậu dịch tự do, các yếu tố khác như vốn, nhân lực, dịch vụ, v.v… cũng được dự do lưu thông giữa các nước thành viên trong thị trường chung. Thị trường chung đầu tiên trên thế giới là thị trường chung Châu Âu, chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1993. Ngoài ra còn một số thị trường chung Châu Phi, thị trường chung Arập…), quy chế liên minh kinh tế (kiểu EU) là nấc thang phát triển cao nhất của hình thức hội nhập theo khối kinh tế hiện nay (theo quy chế này, trong khối thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại, công nghệ, an ninh, và chính trị chung, thậm chí EU đã có quốc hội chung, tòa án chung và một đồng tiền chung). Đặc biệt, hiện nay đang manh nha một hình thức hội nhập mới, mang tính chất khối kinh tế liên khu vực mở. Tiêu biểu cho hình thức hội nhập này là diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) (ra đời năm 1989) và diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) ra đời năm 1996. Đặc trưng của các diễn đàn này là tiến trình đối thoại với những nguyên tắc linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa trên bình diện toàn cầu. Mặc dù vẫn còn dừng lại ở hình thức diễn đàn, song APEC đang có xu hướng định hình thành cơ cấu tổ chức mang tính thể chế thường xuyên hơn, để chuyển hóa dần thành một khối kinh tế mở có sự tham gia của các nước thuộc cả Châu á và Châu Âu (liên khu vực). Trong tương lai không xa, có thể nhiều khối kinh tế khu vực khác trên thế giới cũng áp dụng quy chế thành viên mở, kết nạp các nước không chỉ thuộc khu vực địa lý; và giữa các khối kinh tế khu vực ngày càng có sự gần gũi nhau về mô thức, quy chế cam kết, môi trường đầu tư hơn,… nghĩa là các khối kinh tế khu vực sẽ ngày càng hội tụ và trở thành "phòng chờ" để các nước thành viên tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu chung, thúc đẩy quá trình tự do hóa cả ở cấp khu vực và toàn cầu. (3) Các tổ chức kinh tế toàn cầu. Các tổ chức kinh tế toàn cầu với tư cách là hình thức và cũng là công cụ thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành 2 loại: Thứ nhất, những tổ chức kinh tế liên chính phủ như WTO, IMF, WB, G7 trước kia mới thêm Nga thành G8 hiện nay, OECD hoặc UNDP… Những tổ chức này đang đóng vai trò thiết kế và chi phối các "luật chơi chung" mang tính toàn cầu, trước hết đối với các dòng chảy thương mại, tiền tệ và đầu tư chính thức. Đồng thời chúng đang và sẽ dần cải tổ và chuyển hóa thành các tổ chức có chức năng, phạm vi điều tiết rộng hơn (ví dụ WTO có thể sử dụng được chuyển hóa thành tổ chức kinh tế thế giới và IMF, WB sẽ có thêm chức năng điều tiết dòng vốn đầu tư tư nhân). Thứ hai, các tổ chức kinh doanh toàn cầu mà trước hết và phổ biến hơn cả hiện nay là các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này đang có xu hướng phình lên nhanh chóng về quy mô thông qua sáp nhập và bao quát hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các quốc gia dù đang phát triển hay phát triển. Đặc biệt, đang có xu hướng các nước đang phát triển tích cực phát triển các công ty xuyên quốc gia của mình thông qua liên doanh, liên kết với các công ty xuyên quốc gia nước ngoài hoặc hỗ trợ nhà nước để phát triển công ty quốc gia thành công ty xuyên quốc gia. Có thể nói các công ty xuyên quốc gia cổ phần chính là hình thức doanh nghiệp cơ bản của nền kinh tế toàn cầu thống nhất tương lai. Ngoài những hình thức hội nhập kinh tế quốc tế chủ yếu trên đây, thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn những hình thức đặc thù như thành phố cảng tự do, các đặc khu kinh tế quốc gia và cả những"tam giác", "tứ giác" vùng (nghĩa là những vùng kinh tế giáp biên giới của 3-4 nước liên kề nhau, bổ sung cho nhau về những lợi thế. Và mở cửa tự do cho tất cả mọi doanh nghiệp trên thế giới….) Tóm lại, các hìn
Luận văn liên quan