Những khái niệm về động vật có dây sống – Chordata

Động vật có dây sống là ngành có tổ chức cao nhất, phân hóa thành nhiều dạng nhất, từ dạng nguyên thủy như động vật có bao (Tunicata), có cuống (Appendiculariae), đến cá Lưỡng tiêm (Branchiostoma/Amphioxus), cá Miệng tròn (Cyclostomata), và các động vật có xương sống (Vertebrata) khác: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Chúng phân bố hầu như trên khắp trái đất, trong tất cả các môi trường sống. Ngành dây sống hiện nay có trên 50.000 loài, đứng thứ 3 về số lượng loài trong các ngành động vật, chỉ sau Chân khớp (Arthropoda) và thân mềm (Mollusca). Mặt dù có nhiều loài, phân ly theo nhiều hướng tiến hóa, ngành có dây sống thể hiện một kiểu cấu tạo chung thống nhất không thấy ở các ngành động vật khác. Những đặc điểm cấu tạo cơ bản và chung nhất của chúng là: 1. Có dây sống chạy dọc sống lưng cơ thể con vật. Đúng như tên gọi của ngành, cơ thể các động vật có dây sống có một dây sống rắn và xốp, có nguồn gốc từ nội bì chạy dọc sống lưng của con vật. Dây sống được cấu tạo từ các mô đặc biệt, gồm toàn những tế bào có không bào lớn. Sự tồn tại của dây sống phụ thuộc vào mức độ phát triển và tiến hoá của nhóm động vật. Dây sống tồn tại suốt đời sống của con vật ở các nhóm có mức độ tiến hóa thấp, hoặc chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi, sau đó bị các tế bào xương sống chèn ép làm cho dây sống thoái hoá chỉ để lại vết tích ở trung tâm thân đốt sống hay thoái hoá không để lại vết tích như đa số các loài động vật có xương sống tiến hóa cao (bò sát, chim, thú). 2. Có hệ thần kinh hình ống. Hệ thần kinh trung ương là một ống thần kinh chạy dọc lưng ở phía trên dây sống. Ống thần kinh có nguồn gốc từ ngoại bì. Lòng ống được gọi là xoang thần kinh (neurocoelum). Sự phát triển của ống thần kinh phụ thuộc tuyến tính với mức độ phát triển và tiến hoá của động vật. Động vật có tổ chức cao, ống thần kinh phát triển hơn các động vật có tổ chức thấp. Sự phát triển của ống thần kinh là thước đo mức độ tiến hoá của từng nhóm động vật có dây sống.

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7684 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khái niệm về động vật có dây sống – Chordata, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT CÓ DÂY SỐNG – CHORDATA Chương I ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHÂN LỌAI ĐẠI CƯƠNG NGÀNH CÓ DÂY SỐNG – CHORDATA 1. Đặc điểm chung Động vật có dây sống là ngành có tổ chức cao nhất, phân hóa thành nhiều dạng nhất, từ dạng nguyên thủy như động vật có bao (Tunicata), có cuống (Appendiculariae), đến cá Lưỡng tiêm (Branchiostoma/Amphioxus), cá Miệng tròn (Cyclostomata), và các động vật có xương sống (Vertebrata) khác: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Chúng phân bố hầu như trên khắp trái đất, trong tất cả các môi trường sống. Ngành dây sống hiện nay có trên 50.000 loài, đứng thứ 3 về số lượng loài trong các ngành động vật, chỉ sau Chân khớp (Arthropoda) và thân mềm (Mollusca). Mặt dù có nhiều loài, phân ly theo nhiều hướng tiến hóa, ngành có dây sống thể hiện một kiểu cấu tạo chung thống nhất không thấy ở các ngành động vật khác. Những đặc điểm cấu tạo cơ bản và chung nhất của chúng là: 1. Có dây sống chạy dọc sống lưng cơ thể con vật. Đúng như tên gọi của ngành, cơ thể các động vật có dây sống có một dây sống rắn và xốp, có nguồn gốc từ nội bì chạy dọc sống lưng của con vật. Dây sống được cấu tạo từ các mô đặc biệt, gồm toàn những tế bào có không bào lớn. Sự tồn tại của dây sống phụ thuộc vào mức độ phát triển và tiến hoá của nhóm động vật. Dây sống tồn tại suốt đời sống của con vật ở các nhóm có mức độ tiến hóa thấp, hoặc chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi, sau đó bị các tế bào xương sống chèn ép làm cho dây sống thoái hoá chỉ để lại vết tích ở trung tâm thân đốt sống hay thoái hoá không để lại vết tích như đa số các loài động vật có xương sống tiến hóa cao (bò sát, chim, thú). 2. Có hệ thần kinh hình ống. Hệ thần kinh trung ương là một ống thần kinh chạy dọc lưng ở phía trên dây sống. Ống thần kinh có nguồn gốc từ ngoại bì. Lòng ống được gọi là xoang thần kinh (neurocoelum). Sự phát triển của ống thần kinh phụ thuộc tuyến tính với mức độ phát triển và tiến hoá của động vật. Động vật có tổ chức cao, ống thần kinh phát triển hơn các động vật có tổ chức thấp. Sự phát triển của ống thần kinh là thước đo mức độ tiến hoá của từng nhóm động vật có dây sống. 3. Có khe mang là cơ quan hô hấp. Phần đầu của ống tiêu hoá gọi là hầu có thủng nhiều đôi khe mang, làm khoang hầu thông ra ngoài. Sự phát triển và tồn tại của khe mang ngược với sự phát triển tiến hoá của con vật. Các loài có dây sống bậc thấp ở nước (các loài cá) có khe mang tồn tại suốt đời sống và tạo thành cơ quan hô hấp chính của chúng gọi là mang. Các loài có dây sống ở cạn hoặc ở nước thứ sinh, khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi, về sau thoái hoá và cơ quan hô hấp chính của chúng là phổi. 4. Có đuôi nằm phía sau hậu môn. Đuôi là phần kéo dài của cơ vân và dây cột sống, thường có vai trò vận chuyển và điều tiết thăng bằng của cơ thể. Ở động vật có xương sống, hậu môn không bao giờ nằm ở mút cuối thân như động vật không xương sống, mà vị trí của nó thường là ranh giới của phần thân và phần đuôi. Ngòai các đặc điểm riêng tiến bộ nói trên ngành động vật có dây sống còn có những đặc điểm chung giống với một số ngành động vật không xương sống khác, thể hiện mối quan hệ nguồn gốc phát sinh của chúng như : 1. Có xoang cơ thể thứ sinh (coelum), đặc điểm này chung cho các động vật ba lá phôi: nửa dây sống, da gai, hàm tơ, thân mềm, giun đốt, chân khớp,... 2. Có miệng thứ sinh (deuterostomia) phân biệt với các ngành động vật miệng nguyên sinh (Protostomia). Đặc điểm này chung với Ngành da gai, hàm tơ, nửa dây sống và nhiều ngành động vật ba lá phôi khác. 3. Có sự phân đốt cơ thể. Các hệ cơ quan chính như hệ thần kinh, hệ cơ, hệ xương (đốt sống), hệ tuần hoàn (một số mạch máu), hệ bài tiết (đơn thận), trong cơ thể động vật có dây sống có sự phân đốt dị hình. Tính chất phân đốt càng mờ dần từ thấp đến cao. Sự phân đốt rõ nhất ở các động vật có dây sống thấp và phôi của các động vật có dây sống cao. Đặc điểm này chung với nhiều ngành động vật không xương sống như giun đốt, chân khớp. 4. Cơ thể có đối xứng hai bên (bilateria) phải và trái, tức đối xứng theo mặt phẳng thẳng dọc theo cơ thể con vật. Đặc điểm này chung cho tất cả các ngành động vật đa bào trừ các ngành hải miên, ruột khoang và sứa lược. Hình 1. Sơ đồ cấu tạo chung của động vật dây sống. 2. Phân loại đại cương Ngành dây sống (Chordata) Ngành có dây sống (Chordata) hiện nay được chia làm 3 phân ngành khác nhau về cấu tạo nguồn gốc và hướng tiến hoá. 1. Phân ngành Có bao (Tunicata) hay Sống đuôi (Urochordata) 2. Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) hay Không sọ (Acrania) 3. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata) hay Có sọ (Craniota) II. Phân ngành Có bao (Tunicata) 1. Đặc điểm chung - Cơ thể được bọc trong một cái bao đặt biệt bằng chất tunixin do da tiết ra - Cơ thể trưởng thành không có dây sống, không có ống thần kinh lưng, chỉ giữ lại 2 trong 5 đặc điểm chung tiến bộ của ngành dây sống là: hầu thủng thành khe mang và có đuôi. - Chỉ gặp ở biển, phân ly theo lối sống ít vận động tiến tới định cư. 2. Sự đa dạng của phân ngành Có bao (Tunicata) Phân ngành có bao (sống đuôi) hiện đã biết khoảng 1500 loài phân bố rộng ở biển, được chia làm 3 lớp: Lớp có cuống (Appendiculariae) - Lớp hải tiêu (Ascidiae) - Lớp san-pê (Salpae) III. Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) hay Không sọ (Acrania) 1. Đặc điểm chung Sống đầu bao gồm một số ít loài sống ở biển, chuyên hóa theo lối sống ít vận động, có các đặc điểm: - Cơ thể phân tiết - Bộ xương chưa đầy đủ, thiếu chi chẵn, hộp sọ Tuy nhiên vẫn giữ được những nét điển hình chung của ngành: có dây sống và ống thần kinh, có hầu thủng thành khe mang và có đuôi sau hậu môn. 2. Sự đa dạng của phân ngành Sống đầu Chỉ có 1 lớp Lưỡng tiêm (Amphioxi) gồm 1 bộ Amphioxiformes, 1họ Amphioxidae, 2 giống Amphioxus và Asymmetron với khoảng hơn 20 loài. IV. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata) hay Có sọ (Craniota) 1. Những đặc điểm cấu tạo thích nghi, tiến hoá của Động vật có xương sống Cơ thể chia thành 3 phần rõ rệt : đầu, thân và đuôi. Cơ quan vận chuyển ở nước là vây chẵn, vây lẻ, ở cạn là tứ chi. Cơ thể đối xứng hai bên. Da có 2 lớp: lớp biểu bì kép và lớp biểu bì liên kết. Bên ngoài cơ thể có vẩy hoặc lông bao phủ. Có bộ xương trong phát triển gồm xương trục, sọ não, sọ tạng và các xương chi, bằng sụn hoặc bằng xương. Bao dây sống có mô sinh xương tạo thành cột xương sống. Hệ cơ rất phát triển, gắn với xương làm nhiệm vụ vận động. Hệ tiêu hoá phân hoá phức tạp. Tuần hoàn kín, có tim và hệ mạch phát triển. Cơ quan bài tiết tập trung thành khối thận lớn. Thần kinh trung ương rất phát triển chia thành hai trung khu lớn : não bộ và tủy sống, có 5 giác quan phát triển giúp hệ thần kinh hoạt động. Hệ sinh dục phát triển, chỉ sinh sản hữu tính, hầu hết phân tính. Có nhiều tuyến nội tiết có vai trò phối hợp với hệ thần kinh điều hoà hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. 2. Hệ thống phân loại và tiến hóa 2.1 Hệ thống phân loại Động vật có xương sống phân ly theo nhiều hướng tiến hóa khác nhau, phát triển đa dạng, hiện đã biết trên 50.000 loài phân thành 11 lớp nằm trong hai tổng lớp : Tổng lớp không hàm (Agnatha) : Chưa hình thành hàm để bắt mồi, chia thành 2 lớp : Lớp Bám đá (Petromyzones) Lớp Myxin (Myxini) Tổng lớp có hàm (Gnathostomata) : Trong quá trình phát triển, các cung tạng đầu tiên phân hoá thành hàm để bắt và tiêu hóa mồi, lá mang có nguồn gốc ngoại bì, gồm 7 lớp : Lớp Cá giáp có hàm (Aphetohyoidei) (đã tuyệt diệt) Lớp Cá Sụn (Chondrichthyes) Lớp Cá xương (Osteichthyes) Lớp Lưỡng cư (Amphibia) Lớp Bò sát (Reptilia) Lớp Chim (Aves) Lớp Thú (Mammalia) 2.2 Tiến hóa của động vật có xương sống Trong phân ngành Có xương sống có cá giáp (Ostracodermi) là nhóm cá cổ nhất, chúng thuộc nhóm cá không hàm (Agnatha). Cuối kỉ Đêvôn, đại bộ phận cá không hàm bị tuyệt diệt, chỉ còn cá miệng tròn (Cyclostomata). Cuối kỉ Silua từ cá Không hàm đã hình thành dòng có xương sống khác là tổ tiên của nhóm Có hàm (Gnathostoma), cá Có hàm đã phân hóa đa dạng hình thành nhiều lớp cá khác nhau: cá Móng treo (Placodermi), cá sụn (Chondrichthyes) và cá xương (Osteichthyes). Cuối kỉ Đêvôn, từ một nhóm cá Vây tay thuộc lớp Cá xương đã chuyển lên trên cạn phát sinh ra lớp Lưỡng cư (Amphibia), sau đó Lưỡng cư lại phát sinh ra lớp Bò sát (Reptilia), Bò sát là nguồn gốc của 2 lớp có xương sống bậc cao: Chim (Aves) và Thú (Mammilia) PHẦN THỨ II SỰ TIẾN HÓA VỀ CẤU TẠO CÁC HỆ CƠ QUAN CỦA ĐỘNG VẬT CÓ DÂY SỐNG Chương 2 DA VÀ SẢN PHẨM CỦA DA 1. Cấu tạo chung của da Da của động vật có dây sống gồm 2 lớp điển hình có nguồn gốc khác nhau (hình 2): Lớp biểu bì (epidermis) : gồm biểu mô chỉ có một lớp tế bào (ngành phụ không sọ) hoặc nhiều tầng tế bào (ngành phụ có sọ hay có xương sống) có nguồn gốc từ ngọai bì. Những tầng tế bào ngòai cùng dẹt dần và hóa sừng, trong cùng của lớp biểu bì là tầng manpighi luôn sản sinh ra những tế bào mới. - Lớp bì (dermis) : là thành phần chính của da, được cấu tạo bới chất keo (ngành phụ không sọ) hoặc từ các sợi mô liên kết có khả năng đàn hồi. Lớp bì chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh và các tuyến da. 2. Da và sản phẩm của da qua các lớp động vật có xương sống 2.1 Tổng lớp cá (Pisces) - Da : - Biểu bì + Không có tầng sừng, có 1 tầng cutin mỏng + Có nhiều tế bào tuyến - Bì + Là nơi sinh ra vảy cá. Có nhiều sợi liên kết. + Mỏng (cá xương), dày (cá sụn) - Sản phẩm của da - Vảy - Tế bào sắc tố + Tế bào sắc tố đen (melanophore) + Tế bào sắc tố đỏ (erythrophore) + Tế bào sắc tố vàng (xanthrophore) - Các tuyến tiết (do tầng biểu bì hình thành) Dựa vào cấu tạo tuyến: + Tuyến đơn bào + Tuyến đa bào Dựa vào các chất tiết: + Tuyến quánh (tuyến đơn bào) + Tuyến nhầy (tuyến đơn bào) + Tuyến độc (có thể đơn bào hoặc đa bào) - Cơ quan phát sáng + 1 tế bào tuyến + Nhiều lọai tế bào: tế bào tuyến, tế bào sắc tố, tầng phản chiếu 2.2 Lớp Lưỡng cư (Amphibia) - Da + Biểu bì + Nhiều tầng tế bào, ngòai cùng có một tầng tế bào chết hóa sừng ngấm kêratin + Có nhiều tuyến đa bào; tuyến đơn bào chỉ có ở ấu trùng - Bì +Có nhiều sợi đàn hồi + Phân bố nhiều mạch máu - Hạ bì tiêu giảm dính với lớp cơ bên dưới làm thành những vách ngăn các túi chứa đầy bạch huyết - Các sản phẩm của da - Tuyến da + Tuyến đơn bào: Chỉ có ở ấu trùng, tập trung thành đám ở mõm con vật, có tác dụng tiết chất hòa tan vỏ trứng. + Tuyến đa bào: Tuyến nhầy và tuyến độc Tuyến nhầy tiết chất musin kết hợp với nước làm da ẩm ướt Tuyến độc thường tập trung vào vào những nơi trọng yếu của cơ thể để tự vệ. 2.3 Lớp bò sát (Reptilia) - Da - Biểu bì: tầng bên ngòai hóa sừng dày - Bì: phát triển, có nhiều tế bào sắc tố hơn lưỡng cư - Sản phẩm của da - Tuyến da : kém phát triển, một số tuyến phân hóa thành tuyến xạ - Vẩy sừng : do tầng sừng dày lên mà thành. Có 2 lọai: + Vẩy xếp chồng lên nhau, chỉ có phần gốc liền với nhau (ở thằn lằn và rắn) + Vẩy phát triển riêng biệt và ghép lên nhau tạo thành giáp cứng - Móng, vuốt: là sản phẩm sừng của da 2.4 Lớp chim (Aves) - Da - Biểu bì: mỏng - Bì: là tổ chức liên kết, có sự tham gia của cơ vân và cơ trơn Lớp bì sâu có nhiều đám tế bào mỡ và nhiều khe hở chứa không khí. - Sản phẩm của da - Tuyến da: tiêu giảm, chỉ còn tuyến phao câu - Sản phẩm sừng: Lông vũ; mỏ; vảy-móng-cựa +Lông vũ : Gồm lông bao (lông mình, lông cánh, lông đuôi); lông nệm (lông tơ) và lông đặt biệt + Mỏ, vảy – móng – cựa: - Mỏ : tạo thành bởi xương hàm được bao bọc bằng bao sừng hợp thành mỏ. - Vảy – móng – cựa: Vảy - móng: Cổ chân, bàn chân và ngón chân thường có vảy sừng hợp thành bao chân, đầu các ngón có móng Cựa: Là những móng sừng lớn, nhọn, có tác dụng tự vệ 2.5 Lớp thú (Mammalia) - Da -Biểu bì: bề dày thay đổi tùy từng loài thú và bộ phận cơ thể - Bì: Dày - Hạ bì có nhiều tế bào mỡ - Các sản phẩm của da - Lông mao: + Lông phủ: cứng, thô, tủy lông lớn + Lông nệm: ngắn, mềm, tủy lông thiếu hoặc nhỏ - Tuyến da + Tuyến mồ hôi + Tuyến xạ + Tuyến sữa (vừa là tuyến nội tiết, vừa là tuyến ngọai tiết) + Tuyến bã - Vuốt, móng, guốc + Vuốt: là tấm sừng dẹp bên, sắc cạnh, uốn cong và nhọn + Móng: là tấm sừng hẹp trên dưới che mặt trên của đầu ngón + Guốc: là tấm sừng cuốn thành ống cùng với phần nệm cũng hóa sừng - Vẩy + Một số lòai thú có vẩy sừng bao bọc, da những lòai thú ấy có nhiều tuyến và xen giữa các vẩy vẫn có lông mao. Chương 3 HỆ XƯƠNG SỰ TIẾN HÓA VỀ BỘ XƯƠNG CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG – VERTEBRATA 1. Xương sọ (Skeleton skull) 1.1 Sự tiến hóa của xương sọ - Sọ não phát triển theo hướng ngày càng bao trùm kín lấy não bộ. Hộp sọ chỉ hòan tòan kín khi chất sụn hóa xương và khi xuất hiện thêm các xương bì ở nóc sọ (các đôi xương trán, xương đỉnh...) - Sọ tạng : + Nhóm không hàm (Agnatha) sọ tạng có cung mang nguyên thủy không phân đốt + Nhóm có hàm (Gnathostomata) sọ tạng phát triển theo hướng nâng cao chức năng hô hấp và tiêu hóa. Nhóm cá Cá miệng tròn thuộc nhóm không hàm sọ có cấu tạo nguyên thủy : sọ não chưa bao kín não bộ, sọ tạng có sọ miệng và cung tạng chính thức gồm 9 đôi sụn mang nối với nhau thành mạng lưới. Nhóm cá : sọ khá phát triển. Sọ có thể ở dạng hòan tòan bằng sụn hoặc phủ thêm xương bì hoặc hóa xương hòan tòan. Số xương sọ khá lớn Cách treo hàm của cá theo các kiểu đặc trưng của ĐVCXS (amphistylic, hyostylic, methyostylic). Sọ tạng cá phát triển liên quan đến sự phát triển các cung mang để hô hấp trong môi trường nước 1.2 Lưỡng cư - Sọ não : Phần chẩm đã hình thành hai xương bên chẩm, mỗi xương bên chẩm hình thành 2 lồi cầu chẩm để khớp động với hai diện khớp của đốt sống cổ. Nhờ vậy sọ ếch nhái có thể cử động được theo một mặt phẳng thằng đứng. - Sọ tạng : Đáng chú ý là sọ lưỡng cư có xương vuông chuyển sang bên làm cho sọ rộng và dẹt, điều này liên quan đến cơ chế hô hấp bằng cách nuốt không khí. Một điểm khác nữa so với cá là xương móng hàm vốn làm nhiệm vụ treo hàm ở cá đã chuyển vào tai giữa biến thành xương tai giữ chức năng thính giác. 1.3 Bò sát Về cơ bản sọ bò sát không khác nhiều so với lưỡng cư. Chỉ khác một số đặc điểm cơ bản như : - Nền sọ rộng đã hóa xương, chỉ có một lồi cầu chẩm. - Trong quá trình tiến hóa theo hướng giảm xương bì của giáp sọ, sọ của bò sát đã hình thành các cung thái dương và các hố thái dương đảm nhận chức năng làm cho sọ nhẹ và là nơi ẩn của các cơ nhai. - Vùng đáy sọ ở các nhóm cá là xương bên bướm thì ở bò sát xương này nhỏ lại và được thay thế bằng xương gốc bướm làm thành đáy sọ. Sự hình thành các hố thái dương và xương bên bướm là điểm đặc trưng của các lòai động vật có màng ối. 1.4 Chim Sọ chim rất gần với bò sát, chỉ khác vài điểm cơ bản : Sọ nhẹ, hộp sọ lớn, lổ chẩm ở đáy sọ. Các xương có xu thế gắn liền lại với nhau không để lại vết nối. Đặt biệt ở chim hàm không có răng, thay thế bằng mỏ sừng để làm nhẹ phần đầu. 1.5 Thú Sọ thú tiến hóa hơn nhiều so với các ĐVCXS khác : Xương răng khớp trực tiếp với sọ, có cung má và 2 lồi cầu chẩm. Xương chẩm, xương đá gắn với xương vẩy và xương màng nhĩ thành một xương thái dương đặc trưng cho thú. Các xương ở vùng sọ gắn với nhau rất muộn liên quan đến sự phát triển nhanh về khối lượng não bộ. Sọ tạng có những đặc trưng đáng kể  so với các động vật khác : + Hai hàm thú rất phát triển, xương hàm đề có lổ để cắm chân răng. + Xương vuông của hàm trên làm nhiệm vụ treo hàm ở các động vật khác đã chuyển vào tai giữa thành xương đe, phần sau sụn Merken (xương khớp ở bò sát và chim) thành xương búa. Như vậy ở tai thú đã có thêm 2 xương tai mới  ngòai xương bàn đạp đã thấy xuất hiện từ lớp Lưỡng cư. 2. Cột sống - Ở các nhóm thấp và phôi các nhóm cao : cột sống là dây sống có bao mô liên kết bảo vệ - Ở các nhóm ĐVCXS (trừ lớp cá miệng tròn) dây sống tiêu giảm và được thay thế bởi cột sống có nhiều đốt sống. So với dây sống chỉ có chức năng nâng đỡ cơ thể và bảo vệ hệ thần kinh trung ương thì cột sống gồm những đốt sống khớp lại với nhau không những làm tốt hơn chức năng bảo vệ hệ thần kinh trung ương trong khi vẫn đảm bảo cử động dễ dàng các phần của cơ thể mà còn có chức năng bảo vệ nội quan và là chỗ dựa của các chi. 2.1 Lớp cá - Cá miệng tròn và các loài cá cổ : cột sống chỉ là dây sống. - Cá xương, cá sụn hiện đại : + Dây sống tiêu giảm + Cột sống chia làm 2 phần : phần mình có mang sườn (thường 10-12 đôi) có chức năng bảo vệ nội quan, phần đuôi có chức năng vận động. 2.2 Lưỡng cư Cột sống chia làm 4 phần : cổ (1 đốt), mình, chậu (1 đốt), đuôi. Đốt sống cổ có hai diện khớp để khớp với 2 lồi cầu chẩm. Phần mình có mấu ngang dài và không mang sườn. Phần đuôi ở bộ không đuôi chỉ có một xương dài gồm nhiều đốt gắn chặt với nhau gọi là trâm đuôi. 2.3 Bò sát Các loài động vật có màng ối cột sống rất linh họat : Hai đốt sống cổ đầu tiên biến đổi nhằm phát huy tác dụng của các giác quan trên đầu : đốt thứ nhất là đốt chống có hình vòng, phía trước của phần dưới đốt này có 1 (bò sát, chim) hoặc 2 (thú) diện khớp để ăn khớp với lồi cầu chẩm của sọ. Đốt sống thứ 2 gọi là đốt trục Lồng ngực kín do sườn ăn khớp với xương mỏ ác. 2.4 Chim Cột sống chia làm 4 phần : cổ, ngực, chậu, đuôi Các đốt sống cổ nhiều (trên 10 đốt) và rất linh hoạt Có 5 đôi xương sườn khớp với xương ức làm thành lồng ngực Vuông góc với xương ức có xương lưỡi hái rất lớn, là nơi bám của cơ đập cánh Phần chậu gồm 13-14 đốt hình thành bộ chậu phức tạp, làm nơi tựa vững chắc cho các chi sau. Phần đuôi gồm 5-6 đốt gắn lại thành đốt cụt, là nơi bám của cơ phao câu. 2.5 Thú Cột sống chia làm 5 phần : cổ , ngực, thắt lưng, chậu , đuôi - Cổ : 7 đốt, đốt thứ nhất là đốt chống có hai diện khớp để ăn khớp với 2 lồi cầu chẩm của sọ. - Phần ngực gồm 13 đốt đều mang sườn - Thắt lưng : 6-7 đôi thiếu sườn - Phần chậu : đa số thú gồm 4 đốt gắn với nhau - Phần đuôi còn nhiều đốt 3. Xương chi 3.1 Lớp cá Xương chi gồm 2 lọai : xương chi lẻ và xương chi chẳn Xương chi lẻ nâng đỡ các vây lẻ, có cấu tạo đơn giản gồm những que sụn hay xương căng màng da của các vây (vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi) Xương chi chẵn gồm 2 phần : đai và chi tự do + Xương đai có cấu tạo đơn giản và không khớp với cột sống + Xương chi tự do có cấu tạo giống xương chi lẻ 3.2 Lưỡng cư Xương chi có cấu tạo theo kiểu chi 5 ngón gồm đai vai hoặc đai hông và chi tự do Đai vai : xương bả, xương quạ và xương trước quạ gắn với xương đòn. Do thiếu xương sườn, xương mỏ ác không gắn với xương sống. Không có lồng ngực, đai vai và mỏ ác làm thành cung tự do trong khối cơ – đặc trưng cho lưỡng cư. Đai hông :: xương chậu cùng với xương ngồi và xương háng làm thành hố khớp đùi Xương các chi tự do : là đặc trưng cho các động vật có xương sống ở cạn. So với cấu tạo chung thì xương chi tự do của lưỡng cư không đuôi có một số sai khác : + Ở chi trước 2 xương ống tay gắn làm một + Ba xương nhỏ của dãy thứ 3 của xương cổ tay gắn chặt với nhau và gắn với dãy giữa thành 1 xương + Ngón tay không phát triển gồm 4 ngón + Chi sau hai xương ống chân gắn làm một + Trước ngón chân I có di tích của ngón phụ + Dãy thứ hai và dãy thứ 3 của xương cổ chân gắn với nhau 3.3 Bò sát Đai vai : có thêm xương đòn và xương gian đòn hình chữ thập Đai hông : gồm 3 đôi xương điển hình. Chi tự do : có cấu trúc điển hình theo kiểu chi 5 ngón nhưng có thêm khớp trung gian giữa 2 hàng xương cổ chân gọi là lớp gian cổ. 3.4 Chim Do thích nghi với điều kiện bay xương chi 5 ngón của chim có những biến đổi đáng kể Đai vai : Gồm 3 xương : xương bả có hình lưỡi kiếm dài đặc trưng cho chim, xương quạ rất lớn, 2 xương đòn gắn với nhau thành chạc hình chữ V đặc trưng cho chim. Đai hông : có cấu tạo thích hợp với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng và làm chỗ tựa vững chắc cho chi sau. Xương đai hông không khớp với nhau và phần bụng mở rộng (hông hở) đặc trưng cho chim.. Chi tự do : + Chi trước : xương bàn tay biến đổi và tiêu giảm một phần. Chim chỉ còn lại 3 ngón tay + Chi sau : gồm 3 xương cơ bản : xương đùi lớn, khỏe. Xương chày rất lớn và xương mác nhỏ. Bàn chân chim có 4 ngón theo qui tắc 3 ngón hướng trước, 1 ngón hướng sau. 3.5 Thú - Đai vai
Luận văn liên quan