Những lợi ích khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý nhà hàng

Chúng ta đang sống trong thời kỳ phát triển rất nhanh chóng và sôi động của Công nghệ thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của Công nghệ thông tin trên khắp thế giới đã làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia. Công nghệ thông tin đã và đang đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ngày càng khẳng định được tính phổ dụng, tiện lợi, nhanh chóng và rẻ tiền mà không một hình thức xử lý thông tin nào khác có được. Ứng dụng Công nghệ thông tin liên tục được phát triển trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế, quốc phòng, giáo dục Ngày nay dưới sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của Internet đã đưa con người chúng ta sang một kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên của xã hội thông tin, của nền kinh tế số. Và việc sử dụng máy tính vào tất cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất để thay thế một phần sức lực của con người đã trở nên quen thuộc. Trong kinh doanh, việc quản lý vốn rất đau đầu trong việc cân đối, kê khai, báo cáo thì việc quản lý chúng bằng phần mềm trên máy tính thực sự dễ dàng hơn rất nhiều đối với các nhà quản lý cũng như người dùng. Những công việc quản lý phức tạp như quản lý nhà hàng, quản lý bệnh viện đòi hỏi rất nhiều giấy mực để ghi chép và rất dễ mắc sai lầm, thiếu sót. Việc đưa vào áp dụng phần mềm quản lý bằng máy tính sẽ là lựa chọn tối ưu cho những khối công việc quản lý kia.

doc71 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những lợi ích khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý nhà hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN Cho phép em gửi lời cảm ơn tới Khoa Công Nghệ Tin Học - Viện Đại Học Mở Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ công tác tại khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong những năm học tập tại trường. Để hoàn thành đồ án này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã dạy em trong suốt bốn năm học qua. Sự chỉ bảo của các thầy cô đã cho em nguồn kiến thức quý giá trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Thái Thanh Tùng, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo về nghiệp vụ và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn cùng với nhiều nguyên nhân khác, mặc dù em đã nỗ lực hết mình xong đồ án của em vẫn còn mắc phải nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và sự chỉ bảo của Thầy Cô cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 7 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thùy Dương LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời kỳ phát triển rất nhanh chóng và sôi động của Công nghệ thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của Công nghệ thông tin trên khắp thế giới đã làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia. Công nghệ thông tin đã và đang đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ngày càng khẳng định được tính phổ dụng, tiện lợi, nhanh chóng và rẻ tiền mà không một hình thức xử lý thông tin nào khác có được. Ứng dụng Công nghệ thông tin liên tục được phát triển trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế, quốc phòng, giáo dục… Ngày nay dưới sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của Internet đã đưa con người chúng ta sang một kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên của xã hội thông tin, của nền kinh tế số. Và việc sử dụng máy tính vào tất cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất để thay thế một phần sức lực của con người đã trở nên quen thuộc. Trong kinh doanh, việc quản lý vốn rất đau đầu trong việc cân đối, kê khai, báo cáo…thì việc quản lý chúng bằng phần mềm trên máy tính thực sự dễ dàng hơn rất nhiều đối với các nhà quản lý cũng như người dùng. Những công việc quản lý phức tạp như quản lý nhà hàng, quản lý bệnh viện…đòi hỏi rất nhiều giấy mực để ghi chép và rất dễ mắc sai lầm, thiếu sót. Việc đưa vào áp dụng phần mềm quản lý bằng máy tính sẽ là lựa chọn tối ưu cho những khối công việc quản lý kia. Với mong muốn giảm thiểu những vấn đề rắc rối đó cùng hy vọng giúp giảm thiểu sức lực của con người vào công việc lưu trữ, xử lý dữ liệu…một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Mục đích của phần mềm là đưa những nghiệp vụ quản lý của nhà hàng vào ngay trên phần mềm để máy tính lưu trữ và con người quản lý. Như thế, công tác quản lý nhanh hơn, chính xác hơn để công việc kinh doanh trở nên dễ dàng, suôn sẻ và hiệu quả. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thùy Dương CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài Ngành nghề ẩm thực ở Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự đổi mới và hội nhập của thế giới. Quy mô của các nhà hàng hiện nay đã và đang lớn dần lên, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Chính sự phát triển đó mà việc quản lý nhà hàng cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn nếu như vẫn sử dụng phương thức quản lý trên giấy tờ. Trước đây, khi máy tính chưa được ứng dụng rộng rãi, các công việc Quản Lý Nhà Hàng đều được làm thủ công nên rất mất thời gian và tốn kém về nhân lực cũng như tài chính. Ngày nay, với sự phát triển công nghệ thông tin mà máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, nhà máy, trường học... giúp cho công việc được tốt hơn. Việc sử dụng máy tính vào công tác Quản Lý Nhà Hàng là một yêu cầu cần thiết nhằm xóa bỏ những phương pháp lạc hậu, lỗi thời gây tốn kém về nhiều mặt. Đối với việc kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, ngoài việc phải quảng bá giới thiệu cho mọi người biết về nhà hàng, còn phải có sự tổ chức quản lý các nghiệp vụ trong nhà hàng, điều đó góp phần làm cho nhà hàng có sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, nó cũng góp phần tạo sự rành mạch trong việc quản lý từng loại nghiệp vụ. Điều này cũng giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý, đồng thời họ có nhiều thời gian hơn để đưa ra những kế hoạch trong kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở việc giúp các nhà quản lý quản lý hệ thống của mình dễ dàng, mà nó cũng giúp cho các nhân viên –người trực tiếp thao tác với phần mềm làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, tránh nhầm lẫn trong việc tính toán nhập xuất hàng. Trong đồ án mà em xây dựng là những giải pháp quản lý các nghiệp vụ cụ thể cho một nhà hàng. Phần mềm này giúp cho người quản lý nắm bắt được các thông tin về nhân viên trong nhà hàng, quá trình nhập nguyên liệu, quy trình bán hàng, các thống kê báo cáo về doanh thu… Cho phép nhân viên sử dụng phần mềm trực tiếp ghi lại những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Bên cạnh đó, còn có thể tính toán kiểm tra lượng hàng trong kho, biết được số lượng hàng tồn để nhập hàng tiếp hay tạm ngưng nhập hàng. Đưa ra các thống kê báo cáo về hoạt động kinh doanh để biết được tình hình kinh doanh từ đó có những kế hoạch tốt nhất mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà hàng. Những lợi ích khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý nhà hàng Tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự phát triển của các doanh nghiệp với hệ quả là sự thịnh vượng của các quốc gia không còn là vấn đề tranh cãi. Ứng dụng công nghệ thông tin do vậy trở thành một thành phần không thể thiếu trong các chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp và quốc gia. Ở Việt Nam, những năm gần đây số người sử dụng máy tính, Internet, số trang web của doanh nghiệp, cơ quan chính phủ tăng lên rất nhiều. Khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc quản lý nhà hàng nó mang lại một số lợi ích cơ bản sau: Dữ liệu được lưu dưới dạng số hóa, dễ dàng thống kê, báo cáo tuyệt đối chính xác, đảm bảo an toàn dữ liệu. Tiết giảm thời gian làm việc. Do tất cả các công việc liên quan đến dữ liệu được lập trình, các thao tác phức tạp trước đây được đơn giản hóa. Cải thiện chất lượng quá trình điều khiển và hiệu suất quá trình sản xuất. Kiểm soát được việc khai thác và sử dụng dữ liệu. Giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng: việc tính toán được thực hiện trên máy tính nên sẽ nhanh và chính xác hơn, như thế khi thanh toán khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu. Chống tiêu cực, gian lận trong việc quản lý: các công việc do máy tính thực hiện, xử lý và lưu trữ nên các nhân viên khó có thể sửa chữa, thay đổi gian lận trong quá trình làm việc. Truy tìm nhanh cho việc thống kê, báo cáo. Giúp tránh nhầm lẫn khi tính toán. Minh bạch hóa các nguồn thông tin. … Phạm vi đề tài Phần mềm được xây dựng phục vụ cho 2 đối tượng người sử dụng. Đó là nhà quản lý và nhân viên trong nhà hàng. Nhà quản lý Với nhà quản lý, có toàn quyền với hệ thống: Quản trị, cấp phát quyền cho các nhân viên trong nhà hàng. Quản lý các thông tin về nhà cung cấp. Quản lý các thông tin về khách hàng, quy định mức giảm giá cho từng đối tượng khách hàng. Quản lý thông tin nhân viên, bộ phận công tác của nhân viên. Tổng hợp các báo cáo về doanh thu của nhà hàng. Tìm kiếm các thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu. Quản lý công việc thu chi, lý do thu chi. Quản lý hệ thống các báo cáo về doanh thu, nguyên liệu tồn. … Nhà quản lý có thể cập nhật, sửa, xóa các thông tin liên quan đến việc quản lý các hóa đơn nhập xuất. Sau khi nhân viên cập nhật và tổng hợp các hóa đơn, nhà quản lý có thể xem các báo cáo liên quan để nắm bắt được hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Đây là công việc mà nhân viên cấp dưới không được phép thao tác. Nhân viên Nhân viên là người trực tiếp thao tác sử dụng phần mềm để thực hiện những nghiệp vụ liên quan dưới những mức cấp quyền mà nhà quản lý đã cấp. Nhập các thông tin về nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, hóa đơn xuất nhập. Tổng hợp các báo cáo, thống kê doanh thu. Tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho công việc của mình. … CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG 2.1 Công nghệ .NET Vào tháng 7/2000, tại hội nghị Professional Developers' Conference ở Orlando hãng Microsoft đã công bố dự án bí mật nhất của họ trong gần 3 năm có tên gọi là Next Generation Windows Services (dự án này bắt đầu từ đầu năm 1998). Đến tháng 11/2000 thì Microsoft cho phát hành bản Beta 1 của công nghệ mới nhất có tên chính thức là .NET gồm ba CD. .NET mang dấu tích những sáng kiến đã được áp dụng trước đây như p-code trong UCSD Pascal cho đến Java Virtual Marchine. Có điều Microsoft góp nhặt những sáng kiến của người khác, kết hợp với những sáng kiến của chính mình để làm nên một sản phẩm tuyệt hảo. Theo công bố của hãng Microsoft, thì 80% ngân sách R&D (nghiên cứu & phát triển) trong suốt những năm đó được dành cho .NET, và trong tương lai toàn bộ các sản phẩm của Microsoft sẽ được chuyển sang nền tảng công nghệ .NET - .NET có rất nhiều các tính năng ưu việt khác nhau, mang đến phương pháp xây dựng và vận hành hệ thống một cách hiệu quả, tại đây chỉ xin nhắc lại hai đặc điểm quan trọng của .NET Framework: Thứ nhất: Framework của .NET gói toàn bộ các dịch vụ của hệ điều hành lại, khiến lập trình viên không phải quan tâm đến những việc liên hệ đến hệ điều hành như dịch vụ làm việc với tệp (file handling), quản lý và cấp phát bộ nhớ (memory allocation). .NET Framework mang đến mọi tầng lớp triển khai phần mềm từ việc trình bày (presentation) cho đến các bộ phận (components) và dữ kiện (data). Thứ hai: .NET đã được thiết kế từ con số không để giúp cho các lập trình viên có thể xây dựng cho Internet dễ dàng như cho desktop. 2.2 Visual Studio.NET và Visual C# .NET Visual Studio. NET cung cấp một môi trường phát triển mức cao để xây dựng các ứng dụng trên .NET Framework. Với bộ Visual Studio.NET chúng ta có thể đơn giản hoá việc tạo, triển khai và tiếp tục phát triển các ứng dụng Web và các dịch vụ Web có sẵn một cách an toàn, bảo mật và khả nǎng biến đổi được. Visual Studio. NET là một bộ đa ngôn ngữ các công cụ lập trình. Ngoài C# (Visual C#.NET), Visual Studio.NET còn hỗ trợ Visual Basic, Visual C++, Visual J#.NET và các ngôn ngữ script như VBScript và JScript. Trong đó C# nổi bật về tinh chặt chẽ và ưu việt. Visual C# .NET là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng an toàn kiểu (type-safe) và có nguồn gốc từ các ngôn ngữ C và C++. C# là một ngôn ngữ rất thân thiện với người lập trình C và C++. C# là kết quả của việc kết hợp hiệu nǎng cao của Visual Basic và sức mạnh của C++. C# được Microsoft giới thiệu để xây dựng với Web và đòi hỏi quyền được cung cấp một môi trường đồng bộ với HTML, XML và SOAP. Tóm lại C# là một ngôn ngữ lập trình hiện đại và là một môi trường phát triển đầy tiềm nǎng để tạo ra các dịch vụ Web XML, các ứng dụng dựa trên Microsoft .NET và cho cả nền tảng Microsoft Windows cũng như tạo ra các ứng dụng Internet thế hệ kế tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả. 2.3 NET FRAMEWORK .NET Framework là thành quả tối ưu của sự kết hợp công sức và trí tuệ của Microsoft, nhằm tạo ra một nền tảng cho việc xây dựng và triển khai nhanh chóng các dịch vụ và ứng dụng Web XML. Tầm nhìn của nền tảng .NET Framework kết hợp một mô hình lập trình đơn giản, dễ sử dụng với các giao thức mở và biến đổi được của Internet. Để đạt được tầm nhìn này, việc thiết kế .NET Framework nhằm một số mục đích: Sự hợp nhất thông qua các chuẩn Internet công cộng: Để giao tiếp với những đối tác kinh doanh, những khách hàng phụ thuộc vào các khu vực theo vị trí địa lý, thậm trí cả những ứng dụng cho tương lai, những giải pháp phát triển cần được đề nghị hỗ trợ cho các chuẩn Internet mở và tích hợp chặt chẽ với các giao thức mà không bắt buộc người phát triển phải thông hiểu cơ sở hạ tầng bên dưới nó. Khả nǎng biến đổi được thông qua một kiến trúc "ghép nối lỏng": Đa số các hệ thống lớn, biến đổi được trên thế giới được xây dựng trên những kiến trúc không đồng bộ dựa trên nền thông điệp (message-based). Nhưng công việc xây dựng các ứng dụng trên một kiến trúc như vậy thường phức tạp và có ít các công cụ hơn so với những môi trường phát triển ứng dụng N lớp (N-tier) "ghép nối chặt" .NET Framework được xây dựng để đem lại những lợi thế về nǎng suất của kiến trúc "ghép nối chặt" với khả nǎng biến đổi được và vận hành với nhau của kiến trúc "ghép nối lỏng". Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: Các nhà phát triển sử dụng những ngôn ngữ khác nhau do mỗi ngôn ngữ riêng có những ưu thế đặc thù : một số ngôn ngữ đặc biệt thích hợp với thao tác toán học; một số khác lại đa dạng ở các hàm tính toán tài chính v.v. .NET Framework cho phép các ứng dụng được viết trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và chúng có khả nǎng tích hợp với nhau một cách chặt chẽ. Ngoài ra, với .NET Framework, các công ty còn có thể tận dụng những lợi thế của kỹ nǎng phát triển sẵn có mà không cần phải đào tạo lại và cho phép những người phát triển sử dụng ngôn ngữ mà họ ưa thích. Nâng cao nǎng suất cho các nhà phát triển: Với số lượng các nhà phát triển ứng dụng không nhiều nên mỗi giờ làm việc họ phải cho ra kết quả công việc cụ thể. Các nhóm phát triển với .NET Framework có thể loại bỏ những công việc lập trình không cần thiết và tập trung vào viết các lôgic doanh nghiệp. Chẳng hạn như .NET Framework có ưu điểm tiết kiệm thời gian như thực hiện các giao dịch tự động và dễ sử dụng, quản lý bộ nhớ một cách tự động và có chứa một tập các đối tượng điều khiển đa dạng bao hàm nhiều tác vụ phát triển chung. Bảo vệ những sự đầu tư thông qua việc bảo mật đã được cải tiến: Một trong những vấn đề liên quan lớn nhất đến Internet hiện nay là bảo mật. Kiến trúc bảo mật của .NET Framework được thiết kế từ dưới lên để đảm bảo các ứng dụng và dữ liệu được bảo vệ thông qua một mô hình bảo mật dựa-trên-bằng-chứng (evidence-based) và tinh vi. Tận dụng những dịch vụ của hệ điều hành: Windows cung cấp một số lượng đa dạng các dịch vụ có sẵn với bất kỳ nền tảng nào; như truy cập dữ liệu một cách toàn diện, bảo mật tích hợp, các giao diện người dùng tương tác, mô hình đối tượng thành phần đáng tin cậy và các giám sát quá trình giao dịch. .NET Framework đã tận dụng lợi thế đa dạng và phong phú này để đưa ra cho mọi người theo cách dễ sử dụng nhất. 2.4 Tổng quan về mô hình N-TIER N-Tier là một kiến trúc phần mềm mà theo đó các ứng dụng được xây dựng bằng cách sắp xếp các lớp một cách login lên nhau. Mỗi lớp trong ứng dụng N-Tier đóng vai trò cụ thể và xác định: Xử lý công việc theo nhiệm vụ của mình, sử dụng dịch vụ của những tầng khác và cũng là dihcj vụ cho các tầng khác sử dụng. Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ trong một công ty bạn có từng phòng ban, mỗi phòng ban sẽ chịu trách nhiệm một công việc cụ thể nào đó, phòng này không được can thiệp vào công việc nội bộ của phòng kia như Phòng tài chính thì chỉ phát lương, còn chuyện lấy tiền đâu phát cho các anh phòng Marketing thì các anh không cần biết. Trong phát triển phần mềm, người ta cũng áp dụng cách phân chia chức năng này. Bạn sẽ nghe nói đến thuật ngữ kiến trúc đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3 lớp là phổ biến nhất. 3 lớp này là gì? Là Presentation, Business Logic, và Data Access. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ(services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi. Presentation Layer Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .NET thì bạn có thể dùng Windows Forms, ASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này. Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User Interface Process Components. UI Components là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Trong ASP.NET thì những thành phần này có thể là các TextBox, các Button, DataGrid... UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một Wizard... Lưu ý: lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà nên sử dụng thông qua các dịch vụ của lớp Business Logic vì khi bạn sử dụng trực tiếp như vậy, bạn có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải có. Business Logic Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 (3rd parties) để thực hiện công việc của mình(ví dụ như sử dụng dịch vụ của các cổng thanh tóan trực tuyến như VeriSign, Paypal...). Trong lớp này có các thành phần chính là Business Components, Business Entities và Service Interface. Service Interface là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớp Presentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được hiện thực như thế nào. Business Entities là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà hệ thống xử lý. Các business entities này cũng được dùng để trao đổi thông tin giữa lớp Presentation và lớp Data Access. Business Components là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ mà Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc logic (constraints), các qui tắc nghiệp vụ (business rules), sử dụng các dịch vụ bên ngoài khác để thực hiện các yêu cầu của ứng dụng. Data Access Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle... để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong lớp này có các thành phần chính là Data Access Logic, Data Sources, Servive Agents). Data Access Logic components (DALC) là thành phần chính chịu trách nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu - Data Sources như RDMBS, XML, File systems.... Trong .NET Các DALC này thường được hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.NET để giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping Frameworks để thực hiện việc ánh xạ các đối tượng trong bộ nhớ thành dữ liệu lưu trữ trong CSDL. Service Agents là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ bên ngòai một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại. Chức năng thường thấy ở Data Access Layer là: Tạo mới các bản ghi(Create, Insert), lấy các bản ghi(Select), cập nhật-sửa dữ liệu(Update), xóa dữ liệu(Delete). 2.5 Tổng quan hệ quản trị cơ sở dữ liêu SQL Server SQL Server là một cơ sở dữ liệu Client/Server. Nó có hai chức năng chính: Chứa dữ liệu người dùng nhập vào. Xử lý các yêu cầu gửi tới thông qua ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liêu và trả về các đối tượng trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server: Bảng (Table): Bảng là đơn vị lưu trữ dữ liệu chính trong cơ sở dữ liệu SQL Server, đó là tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau, là một đối tượng lưu trữ dữ liệu dưới dạng hàng, cột. Các hàng trong bảng người ta gọi là các bản ghi chứa dữ liệu, các cột là các trường chứa các thuộc tính của bảng. Khung nhìn dữ liệu (View): Về mặt logic, bảng ảo giống như một bảng thực, nó không chứa bảng vật lý nào mà nó chỉ là kết quả của việc thực hiện các câu lệnh Select trên những bảng thực và dữ liệu của nó sẽ bị mất đi khi không thực hiện các câu lệnh đó. Chỉ số của bảng (Index): Chỉ số là một cấu trúc được tạo ra để lưu trữ thông tin về vị trí các bản ghi trong một bảng dữ liệu nhằm cải thiên tốc độ truy xuất dữ liệu. Một chỉ số được tạo nên trên một hay nhiều bảng, mọi sự thay đổi dữ liệu trong bảng đều được tự động cập nhật với các chỉ số có liên quan trong suốt