Hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá vật chất trong nền kinh
tế tạo ra tiền đề và cơ hội cho sự hình thành và phát triển một lĩnh vực kinh
doanh: Kinh doanh thương mại.
Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân
hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá để bán lại hàng hoá đó và kiếm
lời.
Nhà sản suất chế tạo ra sẩn phẩm để bán. Khi bán sản phẩm của mình nhà
sản xuất có thể lựa chọn:
+ Bán trực tiếp (tự bán) cho người tiêu thụ.
+ Bán qua người trung gian và người trung gian tiếp tục bán cho người tiêu
thụ
Người tiêu dùng (hộ tiêu dùng) cần có sản phẩm của nhà sản xuất để thoả
mãn nhu cầu của mình. Họ cũng có thể lựa chọn hai khả năng khác nhau để có
(mua) sản phẩm:
+ Mua trực tiếp từ nhà sản xuất.
+ Mua qua người trung gian.
Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh ưu thế to lớn và lợi ích mang lại từ
việc trao đổi, mua bán sản phẩm qua trung gian. Không chỉ với hiệu quả chung
của toàn xã hội, với việc tham gia của người trung gian vào quá trình mua
hàng hoá giữa người tiêu thụ và nhà sản xuất trong nền kinh tế, thì khả năng
thoả mãn tốt hơn nhu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ được nâng cao
một cách rõ rệt. Nhà sản xuất và người tiêu thụ chấp nhận một cách tự nguyện
và sẵn sàng trả công (chi phí và lợi nhuận) cho sự tham gia của người trung
gian vào quá trình này. Sự chấp nhận của nhà sản xuất và người tiêu thụ tạo ra
khả năng tham gia và khai thác cơ hội kinh doanh trong hoạt động mua bán
sản phẩm hàng hoá: Tạo khả năng kinh doanh thương mại. Việc khai thác khả
năng kinh doanh thương mại dẫn đến sự ra đời và phát triển một hệ thống kinh
doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân bao gồm các cá nhân (thương 2
nhân) hoặc tổ chức (doanh nghiệp thương mại) chuyên kinh doanh trong lĩnh
vực mua bán hàng hoá. Với hệ thống này, ngành thương mại của nền kinh tế
quốc dân được hình thành và phát triển như một tất yếu khách quan
83 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những lý luận cơ bản về hoạt động bán hàng trong kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
` 1
Chương I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
I. KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI:
1. Kinh doanh thương mại.
Hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá vật chất trong nền kinh
tế tạo ra tiền đề và cơ hội cho sự hình thành và phát triển một lĩnh vực kinh
doanh: Kinh doanh thương mại.
Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân
hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá để bán lại hàng hoá đó và kiếm
lời.
Nhà sản suất chế tạo ra sẩn phẩm để bán. Khi bán sản phẩm của mình nhà
sản xuất có thể lựa chọn:
+ Bán trực tiếp (tự bán) cho người tiêu thụ.
+ Bán qua người trung gian và người trung gian tiếp tục bán cho người tiêu
thụ
Người tiêu dùng (hộ tiêu dùng) cần có sản phẩm của nhà sản xuất để thoả
mãn nhu cầu của mình. Họ cũng có thể lựa chọn hai khả năng khác nhau để có
(mua) sản phẩm:
+ Mua trực tiếp từ nhà sản xuất.
+ Mua qua người trung gian.
Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh ưu thế to lớn và lợi ích mang lại từ
việc trao đổi, mua bán sản phẩm qua trung gian. Không chỉ với hiệu quả chung
của toàn xã hội, với việc tham gia của người trung gian vào quá trình mua
hàng hoá giữa người tiêu thụ và nhà sản xuất trong nền kinh tế, thì khả năng
thoả mãn tốt hơn nhu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ được nâng cao
một cách rõ rệt. Nhà sản xuất và người tiêu thụ chấp nhận một cách tự nguyện
và sẵn sàng trả công (chi phí và lợi nhuận) cho sự tham gia của người trung
gian vào quá trình này. Sự chấp nhận của nhà sản xuất và người tiêu thụ tạo ra
khả năng tham gia và khai thác cơ hội kinh doanh trong hoạt động mua bán
sản phẩm hàng hoá: Tạo khả năng kinh doanh thương mại. Việc khai thác khả
năng kinh doanh thương mại dẫn đến sự ra đời và phát triển một hệ thống kinh
doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân bao gồm các cá nhân (thương
` 2
nhân) hoặc tổ chức (doanh nghiệp thương mại) chuyên kinh doanh trong lĩnh
vực mua bán hàng hoá. Với hệ thống này, ngành thương mại của nền kinh tế
quốc dân được hình thành và phát triển như một tất yếu khách quan.
2. Vai trò của hoạt động bán hàng trong kinh doanh thương mại.
Bán hàng là một hoạt động vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy quan niệm thế nào là bán hàng có ý
nghĩa to lớn. Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về bán hàng và
điều đó sẽ dẫn đến cách mô tả và giải quyết nội dung hoạt động bán hàng khác
nhau. Một trong các cách tiếp cận bán hàng được nhiều doanh nghiệp áp dụng
là tiếp cận bán hàng với tư cách một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của
quá trình kinh doanh. Theo cách tiếp cận này thì: “ Bán hàng là một khâu
mang tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành
thuộc hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện
các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hoá
hình thái giá trị của sản phẩm hàng hoá từ hàng sang tiền của tổ chức đó “.
Vai trò của hoạt động bán hàng được thể hiện trên các mặt sau:
+ Bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức
năng lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, là khâu
quan trọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu
đối với từng mặt hàng cụ thể góp phần ổn định giá cả thị trường.
Bán hàng là nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh của doanh
nghiệp là lợi nhuận. Mà lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí. Vậy để có lợi nhuận cao thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn
chi phí kinh doanh . Muốn có doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải
chiếm được khách hàng, phải bán được nhiều hàng hoá và giảm các chi phí
không cần thiết.
+ Trong kinh doanh thương mại các doanh nghiệp còn có mục tiêu nữa
là không ngừng tăng thế lực của mình. Với nền kinh tế nhiều thành phần, trên
thị trường có nhiều người cung ứng hàng hoá. Cạnh tranh trên thị trường đòi
hỏi các doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng, phải không ngừng
tăng doanh số bán hàng và dịch vụ cùng với sự phát triển và mở rộng thị
trường. Mục đích thế lực là mục tiêu phát triển cả về quy mô kinh doanh và cả
về thị phần trên thị trường. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh
nghiệp tổ chức có hiệu quả hoạt động bán hàng.
` 3
+ Kinh doanh thương mại trong thời buổi ngày nay thì có rất nhiều cơ
hội nhưng cũng có rất nhiều rủi ro. Vì vậy dù hoạt động như thế nào thì các
doanh nghiệp cũng phải đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Để đảm bảo an
toàn thì doanh nghiệp phải giữ được mức ổn định trong việc tăng doanh thu
qua các năm, do vậy hoạt động thúc đẩy bán hàng nó quyết định đến việc tăng
doanh thu và đảm bảo an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Hoạt động bán hàng được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch kinh
doanh đã vạch ra, hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uy
tín của đơn vị được giữ vững và củng cố trên thị trường. Bán hàng là khâu hoạt
động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng tới niềm tin, uy tín và sự
tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, đó cũng là vũ khí cạnh tranh
mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
+ Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động bán hàng phản chiếu tình hình
kinh doanh, là thước đo phản chiếu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá
thông qua khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường và lợi nhuận doanh
nghiệp thu được qua bán hàng, hàng hoá được chuyển hoá từ hình thái hiện
vật sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn
thành. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động bán hàng có vị trí quan
trọng quyết định các nghiệp vụ khác trong quá trình kinh doanh như: Nghiên
cứu thị trường, tạo nguồn mua hàng, dịch vụ, dự trữ... sau khi bán hàng,
không những doanh nghiệp thu được toàn bộ chi phí bỏ ra mà còn thu được lợi
nhuận để phát triển hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt,
nâng cao được khối lượng bán ra tức là doanh nghiệp đã nâng cao được khả
năng cạnh tranh trên thị trường và tỏ rõ thế lực của doanh nghiệp trên thị
trường.
Thị trường luôn luôn biến động, thay đổi không ngừng vì thế bán hàng
không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn mang tính thời sự cấp bách, và là
mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp phải tổ
chức và thực hiện bán hàng như thế nào để đem lại lợi nhuận cao đáp ứng tốt
nhu cầu và không gây ách tắc trong lưu thông. Thực tế đã chứng minh doanh
nghiệp nào có hệ thống bán hàng hợp lý khoa học sẽ giảm đến mức thấp nhất
giá cả hàng hoá vì nó giảm đáng kể chi phí lưu thông. Mặt khác hệ thống bán
hàng tốt sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, tăng nhanh vòng
quay của vốn.
` 4
II. CÁC HÌNH THỨC BÁN HÀNG Ở DOANH NGHHIỆP THƯƠNG MẠI.
Trong hoạt động kinh doanh, người mua cũng như người bán có quyền
lực chọn những hình thức và phương thức bán hàng thuận tiện phù hợp với
điều kiện của mình.
Hình thức và phương thức bán phản ánh mối quan hệ giữa người mua và
người bán, thanh toán, vận chuyển... Thực tiễn hoạt động kinh doanh thương
mại thế giới và trong nước có các hình thức bán sau:
1. Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng có hình thức bán tại
kho của người cung ứng ,tại kho của doanh nghiệp thương mại ,bán qua
cửa hàng quầy hàng và bán tại đơn vị tiêu dùng .
+ Bán tại kho của người cung ứng hay kho của doanh nghiệp thương mại
Hình thức này thích hợp với nhu cầu lớn, tiêu dùng ổn định và người mua có
sẵn phương tiện vận chuyển hàng hoá. Bán qua cửa hàng quầy hàng thích hợp
với nhu cầu, danh mục hàng hoá nhiều, chu kỳ tiêu dùng không ổn định.
+ Bán tận đơn vị tiêu dùng, bán tại nhà theo yêu cầu của khách hàng là
hình thức bán tạo thuận lợi cho người mua và là phương thức chủ yếu nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau.
2. Theo khâu lưu chuyển hàng hoá có bán buôn và bán lẻ .
+ Bán buôn là bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng và thanh toán
không dùng tiền mặt. Kết thúc quá trình bán buôn, hàng hoá vẫn nằm trong
khâu lưu thông chưa bước vào tiêu dùng. Do không phải lưu kho, bảo quản và
sắp xếp lại hàng hoá tại cửa hàng nên giá bán rẻ hơn và doanh số thường cao
hơn so với bán lẻ. Nó có ưu điểm là năng suất lao động cao, chi phí hoạt động
bán hàng ít, doanh số thì tăng nhanh. Nhưng nó cũng có nhược điểm là doanh
nghiệp không có sự liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên không nắm rõ
được thông tin từ người tiêu dùng.
+ Bán lẻ là bán cho nhu cầu nhỏ lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu
kịp thời của khách hàng thanh toán ngay. Vì hàng hoá phải qua khâu bán buôn,
lưu kho, chi phí cho bán hàng nên giá bán lẻ thường cao hơn, việc tăng doanh
số của doanh nghiệp thương mại chậm hơn, nhưng lại nhận được thông tin trực
tiếp từ khách hàng.
3. Theo phương thức bán gồm bán theo hợp đồng và đơn hàng : Thuận
mua vừa bán ,bán đấu giá và xuất khẩu hàng hoá .
` 5
Tuỳ thuộc vai trò quan trọng của hàng hoá và yêu cầu của người bán có
thể người mua phải ký kết hợp đồng và gửi đơn hàng cho người bán. Thông
thường hàng hoá quan trọng, bán với khối lượng lớn, để tạo điều kiện cho
người bán chuẩn bị hàng hoá theo yêu cầu của người mua, trong quá trình thực
hiện hợp đồng, hai bên cùng thể hiện trách nhiệm và tôn trọng lợi ích của
nhau.
Đối với hàng hoá không quan trọng có thể thuận mua vừa bán không cần
ký kết hợp đồng, không cần gửi đơn hàng. Một số loại hàng hoá cần bán với số
lượng lớn, hàng khó tiêu chuẩn hoá, hàng chuyên dùng, người ta dùng
phương pháp đấu giá để tìm người mua với giá cao nhất.
Xuất khẩu là phương thức bán hàng đặc biệt cần tuân theo các quy định
xuất nhập khẩu của Chính phủ và cũng chỉ các đơn vị được phép kinh doanh
xuất nhập khẩu thực hiện.
4. Theo mối quan hệ thanh toán có mua đứt bán đoạn và sử dụng các
hình thức tín dụng trong thanh toán như bán hàng trả chậm, bán hàng
trả góp...
+ Mua đứt bán đoạn là mua bán và thanh toán ngay khi giao nhận hàng
hoá. Nó có ưu điểm là doanh nghiệp thu được tiền ngay, đảm bảo an toàn trong
kinh doanh, nhưng cũng gây trở ngại cho những khách hàng không có tiền
ngay mà nhất là họ không có đủ tiền mà muốn mua trả góp.
+ Một hàng hoá thông thường người tiêu dùng rộng rãi phân tán, người
ta sử dụng hình thức bán qua đại lý trả chậm tuỳ theo từng loại hàng hoá như
tivi, tủ lạnh, xe máy... Bán hàng trả chậm, trả góp đang là hình thức được
khách hàng ưa chuộng và là hình thức bán hàng khá phổ biến ở nước ngoài.
Tuy nhiên ở Việt Nam do chưa hoàn thiện hệ thống luật pháp nên hình thức
bán hàng trả góp chưa đưọc vận dụng vào nhiều loại hàng hoá khác nhau.
5.Các hình thức bán hàng khác : Hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng
từ xa, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua người môi giới , qua nhân
viên tiếp thị và bán hàng qua Internet.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp lớn cũng tăng
cường bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, bán hàng từ xa qua điện thoại
tuy doanh số thấp nhưng họ lại nhận được những thông tin bổ ích về nhu cầu
thị trường.
Bán hàng qua người môi giới phù hợp với doanh nghiệp lần đầu tiên thâm
nhập thị trường, hoặc thị trường biến động nhanh mà người bán hàng ít kinh
` 6
nghiệm và cũng rất phù hợp khi doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường mà
việc tuyên truyền quảng cáo có khó khăn.
Hình thức bán hàng qua tiếp thị đang được các hãng nước ngoài sử dụng
đưa vào Việt Nam. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần sớm có kế hoạch đào tạo
bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ tiếp thị có chuyên môn nghiệp vụ cao để cạnh
tranh có hiệu quả trong kinh doanh.
Ở Mỹ, năm 1996 đã có 70.000 sản phẩm của 140.000 doanh nghiệp
với doanh số 2 tỷ USD được bán qua mạng Internet. Hy vọng các doanh
nghiệp Việt Nam sớm vận dụng hình thức bán hàng này trong tương lai.
Trên đây là những hình thức bán hàng tiêu biểu chứ không phải là tất cả.
Tuỳ thuộc đặc điểm hàng hoá, quy mô kinh doanh, môi trường kinh doanh,
tiềm năng đội ngũ bán hàng mà doanh nghiệp thương mại chủ động vận dụng
các hình thức bán hàng khác nhau nhằm giữ vững, mở rộng thị trường, tăng
nhanh doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
III. NỘI DUNG BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
1. Nghiên cứu thị trường và xác định cơ hội bán hàng.
Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế
hoạch kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu thị trường là việc cần thiết, đầu tiên đối với mỗi doanh
nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hay muốn mở rộng và phát
triển kinh doanh. Nội dung của nghiên cứu thị trường như sau:
* Thu thập thông tin, là quá trình thu thập các thông tin về:
+ Tổng cầu hàng hoá: là tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng
hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một
khoảng thời gian nhất định.
+ Tổng cung hàng hoá: là khối lượng hàng hoá có thể cung cấp ra với một
mức giá nhất định tại một thời điểm cụ thể.
+ Giá cả thị trường: là mức giá các doanh nghiệp chấp nhận bán ra trên
thị trường trong một khoảng thời gian nào đó.
+ Về cạnh tranh trên thị trường tức về đối thủ cạnh tranh về số lượng và
mức độ tham ra của họ, khả năng cung ứng, sức mạnh tài chính...
+ Về chính sách của chính phủ như chính sách thuế, đất đai, lãi suất ngân
hàng...
` 7
Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp có thể sử dụng nghiên
cứu tại bàn hay tại hiện trường và cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp để
bổ xung cho nhau để phù hợp với tình hình thực tế ở doanh nghiệp.
* Các thông tin về thị trường chưa đủ để xác định được cơ hội bán hàng mà
các doanh nghiệp còn phải tiếp tục nghiên cứu mục tiêu nhiệm vụ cũng như
tiềm lực của mình .
Mục tiêu của doanh nghiệp vừa là mục tiêu định hướng cho bộ phận bán
hàng, vừa là xuất phát điểm cho việc triển khai các mục tiêu bán hàng cụ thể.
Tiềm lực của doanh nghiệp nó bao gồm các tiềm lực về tài chính, tiềm năng
con người, tiềm lực vô hình, khả năng chi phí, nguồn cung cấp và khả năng
dự trữ hợp lý hàng hoá , trình độ tổ chức quản lý, cơ sở vật chất và vị trí của
doanh nghiệp.
* Thông qua quá trình nghiên cứu này thì các doanh nghiệp phải xác định (dự
báo được) các vấn đề sau:
+ Năng lực thị trường là khối lượng hàng hoá cao nhất có thể đạt đến của
một sản phẩm / dịch vụ.
+ Doanh số của ngành hàng là khối lượng hàng hoá bán thực sự của một
ngành nhất định trên thị trường cụ thể trong một giai đoạn nhất định.
+ Năng lực bán hàng của doanh nghiệp là khối lượng bán hàng cao nhất
mà doanh nghiệp có thể đạt đến từ năng lực thị trường nhờ các nguồn lực và
khả năng sẵn có của mình .
+ Dự báo bán hàng là việc xác định số lượng bán hàng bằng tiền của
doanh nghiệp đối với mặt hàng với khoảng thời gian nhất định trên tất cả các
thị trường, từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch bán hàng.
2.1 Chiến lược bán hàng:
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc
lập và tự mình phải giải quyết ba vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh. Lợi
nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Muốn có được lợi nhuận, doanh
nghiệp phải bán được hàng hoá hay nói cách khác sản phẩm của doanh nghiệp
phải phù hợp vơí nhu cầu của thị trường. Để tồn tại phát triển lâu dài thì mỗi
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược bán hàng.
Chiến lược bán hàng là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh
nghiệp và hệ thống các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đề
ra trong bán hàng. Chiến lược bán hàng phản ánh những đánh giá của doanh
` 8
nghiệp về điều kiện, cơ hội thị trường và khả năng lợi dụng những cơ hội ấy
của doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ quyết định có
thể mở rộng hơn, thu hẹp lại, duy trì như trước hay chuyên môn hoá ở một bộ
phận chiến lược nào đó.
Mục tiêu của chiến lược bán hàng gồm:
+ Mặt hàng tiêu thụ
+ Tăng doanh số.
+ Tối đa hoá lợi nhuận.
+ Mở rộng thị trường.
+ Nâng cao uy tín của doanh nghiệp...
Chiến lựơc bán hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu
của khách hàng, từ đó chủ động phối hợp với mọi diễn biến của thị trường,
giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới. Chiến lược bán hàng giữ vai
trò quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh
doanh.
2.2 Kế hoạch bán hàng.
2.2.1 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch bán hàng:
Mục tiêu:
Trong tổ chức và quản trị bán hàng có rất nhiều mục tiêu được xác định và
thực hiện. Các mục tiêu này hình thành nên hệ thống (cây) mục tiêu bán hàng
của doanh nghiệp.
Các mục tiêu bán hàng được hình thành ở các cấp quản trị (quản trị - tự
quản trị) ở các bộ phận, ở các hệ thống khác nhau của hệ thống bán hàng của
doanh nghiệp:
+ Mục tiêu bán hàng ( chung ) của doanh nghiệp.
+ Mục tiêu bán hàng của các khu vực, vùng, bộ phận cá nhân trong hệ
thống bán hàng.
+ Mục tiêu doanh số bán hàng
+ Mục tiêu tài chính: Lợi nhuận, chi phí...
Tương ứng với yêu cầu quản trị các kế hoạch cần lựa chọn các mục tiêu
phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ bán hàng của doanh nghiệp.
Các mục tiêu này có thể được trình bày dưới dạng định tính hay định lượng
. Trong quá trình xây dựng kế hoạch , các mục tiêu định tính thường được sử
dụng dưới dạng phương hướng phấn đấu . Các mục tiêu này luôn được xác
định trước làm cơ sở để xây dựng các mục tiêu định lượng .
` 9
Chỉ tiêu hạn ngạch .
Các mục tiêu định lượng là cụ thể hoá các mục tiêu định tính vào các kế
hoạch bán hàng của doanh nghiệp. Các mục tiêu này thường được gọi là các
chỉ tiêu hay hạn ngạch bán hàng. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong kế
hoạch bán hàng.
+ Khối lượng bán:
Khối lượng bán hàng tương đối.
Khối lượng bán hàng tuyệt đối.
+Doanh số bán hàng.
+ Chi phí:
Chi phí lưu thông thuần tuý.
Chi phí lưu thông bổ xung.
Chi phí cố định, biến đổi...
+ Lãi gộp.
+ Lợi nhuận trước thuế.
+ Lợi nhuận ròng.
+ Dự trữ tồn kho.
+ Vòng quay của vốn.
Các dạng kế hoạch.
Các chỉ tiêu bán hàng sẽ được trình bày một cách hệ thống trong các kế
hoạch bán hàng của doanh nghiệp. Các kế hoạch bán hàng và các chỉ tiêu cụ
thể được lập ra và tính toán theo các tiêu thức khác nhau:
+ Theo cấp quản lý:
Kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.
Kế hoạch bán hàng của bộ phận.
Kế hoạch bán hàng của cá nhân.
+ Theo sản phẩm:
Kế hoạch bán hàng cho toàn bộ các sản phẩm được đưa ra bán hàng
của doanh nghiệp.
Kế hoạch bán hàng cho nhóm ( ngành ) hàng.
Kế hoạch bán hàng cho một loại sản phẩm.
+ Theo khu vực địa lý:
Kế hoạch xuất khẩu.
Kế hoạch bán nội địa.
+ Theo nhóm ngành hàng:
Kế hoạch bán buôn .
` 10
Kế hoạch bán lẻ.
Kế hoạch bán hàng theo các thị trường trọng điểm .
+ Theo hình thức bán:
Kế hoạch bán theo tổ đội.
Kế hoạch bán hàng trả chậm...
+ Theo thời gian:
Kế hoạch bán năm.
Kế hoạch bán quý.
Kế hoạch bán tháng.
Trong thực tế, các kế hoạch và các tiêu thức trên đây cũng có thể được
liên kết và trình bày dưới dạng tổng quát, kế hoạch bán hàng cũng cần được
phản ánh được các yếu tố và các khía cạnh cụ thể của hoạt động bán hàng.
* Dự báo
Quá trình xây dựng các chỉ tiêu trên hạn ngạch bán hàng đồng thời là quá
trình dự đoán triển vọng bán hàng. Các chỉ tiêu bán hàng chỉ có thể trở thành
cơ sở cho sự thành công khi nó được xây dựng dựa trên các kết quả của dự báo
bán hàng.
Dự báo bán hàng có thể là dự báo ngắn hạn hay dài hạn. Dự báo dài hạn
thường là dự báo cho thời kỳ trên một năm. Dự báo này rất quan trọng nhưng
vô cùng khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khó xác định chính