Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt

Việc thanh toán luôn gắn liền với từng thời đoạn lịch sử .một thời kỳ dài quá vàng đã được dùng làm phương tiện chính để thanh toán và là dạng chủ yếu của tiền tệ. tiếp đó là tiền kim loại,tiền giấy và khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì tiền mạt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có một hình thức phù hợp đáp ứng được nhu cầu luân chuyển của toàn bộ nền kinh tế, và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời không nhứng khắc phục được những tồn tại của thanh toán bàng tiền mặt mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

doc45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 1.Sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt việc thanh toán luôn gắn liền với từng thời đoạn lịch sử .một thời kỳ dài quá vàng đã được dùng làm phương tiện chính để thanh toán và là dạng chủ yếu của tiền tệ. tiếp đó là tiền kim loại,tiền giấy và khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì tiền mạt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có một hình thức phù hợp đáp ứng được nhu cầu luân chuyển của toàn bộ nền kinh tế, và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời không nhứng khắc phục được những tồn tại của thanh toán bàng tiền mặt mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 1.1. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Nền kinh tế quốc dân bao gồm hai hoạt động chủ yếu là sản xuất và lưu thông hàng hóa. sản xuất không có giá trị nếu không có quá trình lưu thông.thanh toán là một công đoạn không thiếu được trong quá trình lưu thông. Muốn phát triển được nền kinh tế thì nhất thiết phải thúc đẩy lưu thông hàng hoá. Và quá trình phát triển ấy có được nhanh chóng hay không còn phụ thuộc rất lớn vào công tác thanh toán. 1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.2.1 Khái niệm về công tác thanh toán không dùng tiền 1.1.2.2.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt Thông qua việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, Nhà nước có thể thực hiện vai trò kế toán và kiểm toán, kiểm soát quá trình lưu thông phân phối sản phẩm trong xã hội. - thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội .làm giảm tỷ trọng tiền mặt lưu thông, đảm bảo an toàn về tài sản cho khách hàng... giúp cho Ngân hàng các tổ chức tín dụng tập trung được vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế . Từ việc thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán, Ngân hàng kiểm soát được các hoạt động kinh tế . Thanh toán qua Ngân hàng tạo điều kiện cho Ngân hàng trung ương thực hiện các chức năng kiểm soát bằng đồng tiền đối với nền kinh tế trên cơ sở đó Ngân hàng trung ương mới có thể chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách. Thanh toán qua Ngân hàng còn là điều kiện cần thiết để áp dụng cách tính thuế giá trị gia tăng. 1.1.5. Các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay. chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số nghị định, quyết định về thanh toán không dùng tiền mặt như ngày 25/11/1993 chính phủ ra nghị định số 91/cp về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt. Ngày 21/2/1994 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 22/QĐ-NH1 về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt . Ngày 9/5/1996 Chính phủ ra nghị định 30/CP về hình thức thanh toán séc. Nghị định của chính phủ và quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản sau đây của thanh toán không dùng tiền mặt 1.2. Quy định về việc mở tài khoản thanh toán. 1.2.1. Quy định đối với bên chi trả(bên mua) 1.2.2. Quy định đối với bên thụ hưởng (bên bán) 1.2.3. Quy định đối với Ngân hàng và kho bạc 1.3. Khái quát nội dung các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay. Theo quyết định số 22/QD – NH1 ngày 21/2/1994 của thống đốc Ngân Hàng Nhà nước về thể lệ thanh toán tiền hàng, dịch vụ ở nước ta có 6 hình ththức sau đây: Thanh toán bằng Sec Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán Thanh toán bằng thư tín dụng Thanh toán bằng thẻ thanh toán 1.3.1. Hình thức thanh toán bằng séc Hình thức thanh toán bằng Séc hiện nay được áp dụng theo nghị định 30/CP ngày 09/05/1996 của chính phủ. Ban hành theo nghị định này là quy chế phát hành và sử dụng Séc của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước và thông tư số 07/ TT - NH1 hướng dẫn thực hiện qui chế này. 1.3.2. Séc chuyển khoản Séc chuyển khoản được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi trong cùng một Ngân hàng và khác Ngân hàng, khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng một địa bàn. Nguyên tắc hạch toán Ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của người phát hành trước, ghi có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng sau. 1.3.3. Thanh toán bằng séc bảo chi Nguyên tắc hạch toán séc bảo chi Séc bảo chi thanh toán khác Ngân hàng, cùng hệ thống được hạch toán: Ghi có: TK người thu hưởng Và nếu thanh toán ngoài tỉnh phải có tính ký hiệu mật Séc bảo chi thanh toán bù trừ do Giám đốc Ngân hàng phục vụ đơn vị thụ hưởng quy định việc ghi có ngay cho người thụ hưởng hoặc thực hiện theo quy định của Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ. Nếu không thanh toán ngay, thủ tục thanh toán séc bảo chi giống thanh toán séc chuyển khoản. 1.3.4.Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) là hình thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành việc giao hàng theo hợp đồng cho bên mua sẽ căn cứ vào hoá đơn để lập uỷ nhiệm thu gửi tới Ngân hàng phục vụ mình để Ngân hàng thu hộ. (UNT) được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong một Ngân hàng hoặc giữa hai Ngân hàng khác hệ thống 1.3.5.Thanh toán uỷ nhiệm chi- séc chuyển tiền 1.3.5.1. Thanh toán uỷ nhiệm chi Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản của mình trả cho bên người thụ hưởng Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi bắt nguồn từ bên mua UNC được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng có mở tài khoản ở cùng một Ngân hàng, khác Ngân hàng cùng hệ thống, khác Ngân hàng khác hệ thống. 1.3.5.2. Séc chuyển tiền Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền cho người đại diện đơn vị xin chuyển tiền trực tiếp chuyển tiền để nhận tại Ngân hàng trả chuyển tiền. +Nguyên tắc thanh toán của séc chuyển tiền là chỉ thanh toán cùng hệ thống 1.3.6. Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng là một hình thức thanh toán mà đơn vị bán đòi hỏi đơn vị mua phải có đủ tiền chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã ghi trên hợp đồng, đơn đặt hàng đã ký Thư tín dụng được sử dụng thanh toán giữa hai bên mua và bán có tài khoản ở hai Ngân hàng trên hai địa bàn khác nhau. 1.3.8. Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn liền với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán là do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình là (các doanh nghiệp, cá nhân) dùng để thanh toán tiền hàng hoá, công nợ và lĩnh tiền mặt. Thẻ thanh toán gồm thẻ từ và thẻ điện tử: Thẻ từ là thẻ dùng kỹ thuật băng từ để đọc và ghi thông tin trên thẻ Thẻ điện tử có gắn bộ nhớ vi điện tử trên thẻ ghi và đọc thông tin qua bộ nhớ vi điện tử Điều kiện áp dụng Khi các đơn vị bán chấp nhận thanh toán thẻ đã đặt máy kiểm tra thẻ và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng thanh toán thẻ Thẻ thanh toán có nhiều loại, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động, hình thức thanh toán để chọn cho mình một loại thẻ thích hợp. Có 3 loại thẻ thông dụng 1.3.8.1. Thẻ thanh toán không phải ký quỹ (thẻ loại A) Thẻ loại này còn được gọi là thẻ nợ, thẻ này do Ngân hàng phát hành dùng thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Người sử dụng thẻ phải có tài khoản tại Ngân hàng và thường xuyên có số dư. Thẻ nợ có hạn mức tối đa được ghi vào bộ nhớ của thẻ, công việc được tiến hành qua mạng máy vi tính tự động. Thẻ nợ được áp dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng thanh toán tốt và thường xuyên có tín nhiệm. 1.3.8.2. Thẻ thanh toán phải ký quỹ Người sử dụng thẻ này phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản để đảm bảo thanh toán (số tiền lưu ký có thể là tiền mặt, tiền vay hoặc trích tài khoản khác chuyển sang). Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ, được áp dụng với mọi khách hàng 1.3.8.3. Thẻ tín dụng Loại thẻ này phải ký quỹ, được áp dụng đối với mọi khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng, Ngân hàng cho phép vay vốn. Mức tiền cho vay được gọi là hạn mức tín dụng, được ghi vào bộ nhớ của thẻ. *Kế toán thanh toán bằng thẻ tín dụng được tóm tắt như sau: Chủ sở hữu thanh Toán thẻ Cơ sở tiếp nhận thẻ Ngân hàng phát Hành thẻ Ngân hàng đại lý Thanh toán thẻ (2) (3) (1) (4) (6) (5) Ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục phát hành thẻ, giao thẻ cho chủ sở hữu Chủ sở hữu thẻ gao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ kiểm tra, rút số dư Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ in biên lai, trả lại thẻ giao một liên biên lai cho cơ sở sở hữu thẻ Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ gửi bảng kê biên lai thanh toán thẻ cho Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ chuyển nợ Ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng đại lý gửi báo cáo cho cơ sở tiếp nhận thẻ Nước ta hiện nay mới áp dụng thanh toán thẻ ở những thành phố lớn, thời gian áp dụng chưa nhiều, công nghệ chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên cũng cho ta thấy khả năng đầy triển vọng. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt cũng như thanh toán thẻ phát triển mạnh khi trình độ công nghệ áp dụng rộng, dân trí cao. Năm hình thức thanh toán trên là dựa vào thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt. Tuỳ từng đơn vị kinh tế mà người ta có thể áp dụng hình thức này hay hình thức khác. chương II Thực trạng vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội. 2- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội. 2.1.1-Môi trường hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội. Năm 2001 là năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho kế hoạch 5 năm cũng như các mục tiêu chiến lược nhằm ổn định và phát triển kinh tế 10 năm. Hà Nội là trung tâm văn hoá- chính trị- xã hội của đất nước. Những tháng đầu năm 2001 nhiều chỉ tiêu quan trọng Hà Nội đã đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP đạt 5,6% vượt kế hoạch đề ra và cao hơn so với cùng kỳ năm 2000 ). - Qua 3 tháng đầu năm 2001 sản suất kinh doanh đã được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp..., trong đó nổi bật là khu vực ngoài quóoc doanh. Gía trị sản suất công nghiệp tăng 11,2% so với 3 tháng đầu năm 2000. - Các hoạt động dịch vụ được đẩy mạnh, giá trị tăng. - Việc thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất. - Tài chính Ngân hàng đã thực hiện đạt dự toán 30% năm. Tổng nguồn vốn huy động qua các kênh tiếp tục tăng, dư nợ cho vay tăng. Năm 2000, Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã từng bước vững trắc hoà nhập với thị trường, tiếp tục thực hiện mục tiêu " Đổi mới toàn diện kinh doanh đa năng tổng hợp của khách hàng làm mục tiêu không ngừng tăng trưởng doanh lợi ngân hàng, khẳng định vị thế của Ngân hàng. Ngoài nhiệm vụ như các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô Hà Nội, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội còn thực hiện nhiệm vụ của chính phủ giao cho hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là: huy động vốn để cho vay trọng tâm đầu tư xây đựng cơ bản, với quyết tâm và năng động trong tìmm tòi nguồn vốn phục vụ cho đầu tư và phát triển. 2.1.2- Sự ra đời và cơ cấu tổ chức: - Theo quyết định số 177/ TTG ngày 26-4-1957 của chính phủ, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ( tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày nay ) và trực thuộc Bộ Tài chính. - Tháng 11- 1990 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịt Nam được thành lập theo quyết định số 401 và nghị định số 388. - Tháng 3-1993 theo quyết định số 90 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo mô hình tổ chức là Tổng công ty, hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng. - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu sự điều hành trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Trụ sở chính đặt tại 4b Lê Thánh Tông- Hoàn Kiếm- Hà Nội. - Cơ cấu tổ chức gồm: 14 phòng ban, 2 phòng giao dịch và 3 Chi nhánh trực thuộc, tổng số cán bộ, công nhân viên là 300. Bộ máy được tổ chức một cách hợp lý, theo năng lực của mỗi cán bộ, đảm bảo đầy đủ các hoạt động kinh doanh và đạt hiệu quả cao nhất. Về cơ cấu tổ chức bộ máy, qua quá trình hoạt động đến nay có thể khái quát như sau: - Ban Giám đốc: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. - Kiểm soát trưởng. - Phòng kế toán tín dụng. - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu. - Phòng kế toán tài vụ. - Phòng hành chính nhân sự. - Phòng ngân quỹ. - Phòng kinh doanh dịch vụ. - Phòng giao dịch. - Tổ quỹ tiền mặt. Và 3 Chi nhánh trực thuộc ( Đông Anh, Cầu Giấy và Thanh Trì ). Tổng cộng cán bộ công nhân viên là 300. Với mô hình tổ chức như vậy Ngân hàng đã thực hiện đi sâu, đi sát với từng khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn một cách triệt để khối lượng tiền nhàn rỗi trong dân. Đồng thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn vì đã phát hiện và đáp ứng kịp thời nhu cầu về sản suất kinh. Bảng1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội năm 1999- 2000. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu Thực hiện năm 1999 Thực hiện năm 2000 Tăng trưởng 1. Tài sản Có. 2598 2727 30% 2. Huy động vốn. 2021 2950 46% -Huy động vốn dân cư. 1259 1838 46% -Tiền gửi TCKT. 762 1112 46% 3. Dư Nợ các loại. 1707 2026 18% -Dư Nợ ngắn hạn. 939 1211 29% -Dư Nợ trung - dài hạn 768 798 4% 4.Dịch vụ bảo lãnh. 4,9 6,2 28% * Qua bảng 1 ta nhận thấy: -Về công tác huy động vốn. Kết quả nguồn vốn huy động trong năm 2000 đạt 2021 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 1999. Trong đó: + Huy động vốn dân cư đạt 1259 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 1999 là 1259 tỷ đồng. + Tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 1112 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 1999 là 762 tỷ đồng. Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội áp dụng mức lãi suất huy động là 0,5- 0,9% . Với kết quả như vậy, ta thấy một năm qua ngân hàng đã tổ chức công tác huy động vốn, bám sát địa bàn, vận dụng mức lãi suất huy động hợp lý cho các hình thức tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhiều kỳ hạn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. - Công tác sử dụng vốn. + Song song với nghiệp vụ huy động vốn, thì công tác sử dụng vốn của Chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng kể. Bước sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế của một Ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã tìm được những biện pháp duy trì mở rộng cho vay và mục tiêu chính là phục vụ cho đầu tư, phát triển. Với phương châm lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, kinh doanh tổng hợp đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng, Chi nhánh đã chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu và khả năng thực hiênj nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng trong điều kiện an toàn và hiệu quả, đặc biệt đáp ứng tối đa nhu cầu vốn kinh doanh cho khách hàng mới. Do vậy công tác sử dụng vốn năm 2000 đã tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Kết quả dư nợ các loại đạt 2026 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 1999 là 1007 tỷ đồng. Trong đó: + Dư nợ ngắn hạn đạt 1211 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 1999 ( 999 tỷ đồng ). + Dư nợ trung và dài hạn đạt 798 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 1999 ( 768 tỷ đồng ). Tốc độ tăng trưởng của tín dụng nhanh song ngân hàng vẫn luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng, việc cho vay được chú ý chặt chẽ trong quy trình đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ, tăng cường kiểm tra trước và sau khi giải ngân. Do vậy chất lượng tín dụng của Chi nhánh tiếp tục được duy trì. + Công tác dịch vụ- bảo lãnh ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội luôn có định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng vốn có. Chi nhánh cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cẩutong sản xuất kinh doanh của khách hàng và tăng thu nhập cho hoạt động ngân hàng. Kết quả trong năm Chi nhánh đã thực hiện dịch vụ bảo lãnh đạt 6,2 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 1999 là 4,9 tỷ đồng. + Công tác kế toán- kho quỹ. Năm 2000 khối lượng thu chi tiền mặt phát sinh nhiều nhưng công tác kho quỹ tại Chi nhánh luôn được thực hiện an toàn, không xẩy ra trục trặc, thất thoát. Với sự nỗ lực của các chương trình phần mềm kế toán thanh toán trên mạng vi tính, công tác kế toán luôn đảm bảo kịp thời và an toàn tuyệt đối, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh. 2.2.Thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. 2.2.1.Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. - Hoà nhập voà quá trình đổi mới của đất nước và hiện đại hoá công tác của ngành Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội thời gian qua đã có nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động trong môi trường nền kinh tế mở với bao cơ hội và thách thức Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội luôn thực hiện tốt các chính sách mang tính chiến lược. Đa dạng hoá hoạt động, đổi mới công nghệ kết hợp với chính sách khách hàng đồng thời luôn coi trọng tổ chức cán bộ là phương châm định hướng hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh hoạt động tín dụng thì công tác thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội ngày càng được mở rộng, việc thanh toán không ngừng lại ở trên địa bàn mà mở rộng thanh toán ra toàn quốc. Trong thời gian qua việc thanh toán giữa khách hàng với Ngân hàng và giữa các Ngân hàng với nhau doanh số tăng lên rõ rệt, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt. Điều đó được thể hiện qua bảng 2. " Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội năm 2000- tháng 3 năm 2001". Bảng 2: Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu Tổng doanh số thanh toán (1) Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt (2) Tỷ lệ (2) so với (1) Năm 2000 Quý I- 2000 854.973 749.657 87% Quý II- 2000 947.411 840.567 88% Quý III- 2000 852.992 726.240 85% Quý IV- 2000 959.215 806.605 84% Năm 2001 Quý I- 2001 897.932 835.995 93% * Qua bảng số liệu về cơ cấu thanh toán ta thấy: - Tổng doanh số thanh toán và thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước. - Nhìn chung năm 2000 và tháng 3 đầu năm 2001 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đều chiếm tỷ trọng cao trên 84% tổng doanh số thanh toán. Năm 2000 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất là 840.567 triệu đồng, chiếm 88% tổng doanh số thanh toán. Năm 2001 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt quý I là 835.995 triệu đồng, chiếm 93% tổng doanh số thanh toán. Qua đây ta thấy một vấn đề là khách hàng đến thanh toán, giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội ngày càng nhiều. Ngân hàng đã tích cực trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch làm cho hoạt động thanh toán tăng lên cả về quy mô lẫn khối lượng. - Năm 2000 thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh quý II cao nhất so với quý chiếm 88% tổng doanh số thanh toán và quý IV chiếm 84%, thấp hơn so với các quý nhưng vẫn cao so với tổng doanh số thanh toán chung. Vì vào cuối năm các đơn vị thường phát sinh nhu cầu rút tiền mặt về chi các khoản như lương, thưởng... cho cán bộ công nhân viên ăn tết. - Năm 2001 trong quý I đầu năm doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thanh toán chung93%. Điều này cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã thực sự chiếm ưu thế trong thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Sự tăng lên rất lớn về doanh số thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều nguyên nhân. Một phần do 2 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều thuận loựi, các doanh nghiệp tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng vì thế mà nhu cầu về thanh toán mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cũng tăng lên. Đây là nguyên nhân khách q
Luận văn liên quan