Những lý thuyết của các quá trình thay đổi và đổi mới tổ chức

Bìa của cuốn sách này cho thấy một cái nhìn lướt qua con người xuyên qua vỏ bọc của các ngôi sao và các hành tinh để nhận thấy trật tự thú vị đằng sau những chuyển động phức tạp của chúng. Những gì người ta thấy không đơn giản là một bộ máy đồng hồ, mà còn là một đa dạng đáng kinh ngạc của nhữ ng tâm hồn và những cơ chế để hiểu rõ tương lai của các tâm hồn này. Đôi khi trật tự phức tạp bên dưới chính sự phức tạp và khó khăn khi hiểu trong khi được soi sáng nhiều hơn bề mặt. Thử thách của chúng tôi là phân loại nhữ ng hình ảnh trong sự khai trí này, để phân biệt những dấu vết và những thay đổi từ đó tạo nên hình thức của nó. Cẩm nang này làm nổi bật một trạng thái muôn màu muôn vẻ đáng kinh ngạc của các phương pháp tiếp cận để giải thích sự thay đổi và phát triển tổ chức, bao gồm các mô hình giai đoạn, những quá trình tiến hóa, những nguyên mẫu tương tác, nhữ ng căng thẳng biện chứng và những mâu thuẫn, những cú xóc từ môi trường, những phân tích thể chế, các mô hình nhữ ng hệ thống đa cấp, và lý thuyết phứ c tạp. Tr ong vài trường hợp, hai hoặc nhiều cơ chế s inh ra đó được kết hợp. Các lý thuyết và các mô hình được nhìn ở nhiều cấp độ khác nhau của việc phân tích và một số cấp độ giao nhau. Nhưng đôi khi, ngay cả nhữ ng công thứ c phức tạp có vẻ quá giản đơn hóa và đem lại sự phát triển của chính các lý thuyết phức tạp hơn. Làm thế nào chúng ta biết ý nghĩa sự đa dạng này của nhữ ng khả năng trên lý thuyết? Mục tiêu của chương này là cung cấp một khuôn khổ chung trả lời cho câu hỏi này bằng cách mở rộng mô hình của chúng tôi trước đây về những lý thuyết thay đổi (Van de Ven và Poole, 1995; Poole và Van de Ven, 1989/2001). Thay vì đặt giả thuyết để qui định một lý thuyết như là lý thuyết tốt nhất về thay đổi hoặc để suy ra một lý thuyết đơn tích hợp khái quát về sự thay đổi, chúng tôi tin rằng s ẽ hiệu quả hơn khi xem xét một loạt các lý thuyết và mô hình có thể được áp dụng để hiểu về sự thay đổi và đổi mới. Theo Popper (1962) lập luận, khoa học hầu như có tiến bộ khi có mặt một loạt các lý thuyết và các quan điểm. Theo Popper hình dung, trong một s ố trường hợp, sẽ có cạnh tranh th ay thế; trong khi ở nhữ ng trường hợp khác, những th ay thế sẽ có thể tương thích và thậm chí bổ sung

pdf42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những lý thuyết của các quá trình thay đổi và đổi mới tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Đào Tạo Sau Đại Học Lớp Cao Học Quản Trị Kinh Doanh 2008 ----------------------- Môn Quản Trị T hay Đổi Bài dịch chương 13 NNhhữữngg llýý tthhuuyyếếtt ccủủaa ccácc qquuáá ttrrììnnhh tthhaayy đđổổii vvàà đđổổii mmớớii ttổổ cchhứứcc dịch từ HANDBOOK OF ORGANIZATIONAL CHANGE AND INNOVATION của Marshall Scott Poole & Andrew H. Van de Ven Giảng viên: Ts. Nguyễn Hữu Lam Ths. Trần Hồng Hải Nhóm 11: Trần Ngọc Minh Sơn Hứa Hoàng Oanh Lê Bích Ngọc Lê Ngọc Thế TP.HCM , Tháng 06 – 2010 1133. NNhhữữnngg llýý tthhuyyếếtt ccủủaa ccáácc qquuáá ttrrììnnhh tthhaayy đđổii vvàà đđổổi mmớớii ttổổ cchhứcc Marshall Scott Poole & Andrew H. Van de Ven Bìa của cuốn sách này cho thấy một cái nhìn lướt qua con người xuyên qua vỏ bọc của các ngôi sao và các hành tinh để nhận thấy trật tự thú vị đằng sau những chuyển động phức tạp của chúng. Những gì người ta thấy không đơn giản là một bộ máy đồng hồ, mà còn là một đa dạng đáng kinh ngạc của những tâm hồn và những cơ chế để hiểu rõ tương lai của các tâm hồn này. Đôi khi trật tự phức tạp bên dưới chính sự phức tạp và khó khăn khi hiểu trong khi được soi sáng nhiều hơn bề mặt. Thử thách của chúng tôi là phân loại những hình ảnh trong sự khai trí này, để phân biệt những dấu vết và những thay đổi từ đó tạo nên hình thức của nó. Cẩm nang này làm nổi bật một trạng thái muôn màu muôn vẻ đáng kinh ngạc của các phương pháp tiếp cận để giải thích sự thay đổi và phát triển tổ chức, bao gồm các mô hình giai đoạn, những quá trình tiến hóa, những nguyên mẫu tương tác, những căng thẳng biện chứng và những mâu thuẫn, những cú xóc từ môi trường, những phân tích thể chế, các mô hình những hệ thống đa cấp, và lý thuyết phức tạp. Trong vài trường hợp, hai hoặc nhiều cơ chế sinh ra đó được kết hợp. Các lý thuyết và các mô hình được nhìn ở nhiều cấp độ khác nhau của việc phân tích và một số cấp độ giao nhau. Nhưng đôi khi, ngay cả những công thức phức tạp có vẻ quá giản đơn hóa và đem lại sự phát triển của chính các lý thuyết phức tạp hơn. Làm thế nào chúng ta biết ý nghĩa sự đa dạng này của những khả năng trên lý thuyết? M ục tiêu của chương này là cung cấp một khuôn khổ chung trả lời cho câu hỏi này bằng cách mở rộng mô hình của chúng tôi trước đây về những lý thuyết thay đổi (Van de Ven và Poole, 1995; Poole và Van de Ven, 1989/2001). Thay vì đặt giả thuyết để qui định một lý thuyết như là lý thuyết tốt nhất về thay đổi hoặc để suy ra một lý thuy ết đơn tích hợp khái quát về sự thay đổi, chúng tôi tin rằng sẽ hiệu quả hơn khi xem xét một loạt các lý thuyết và mô hình có thể được áp dụng để hiểu về sự thay đổi và đổi mới. Theo Popper (1962) lập luận, khoa học hầu như có tiến bộ khi có mặt một loạt các lý thuyết và các quan điểm. Theo Popper hình dung, trong một số trường hợp, sẽ có cạnh tranh thay thế; trong khi ở những trường hợp khác, những thay thế sẽ có thể tương thích và thậm chí bổ sung. Những giải thích của các quá trình thay đổi trong các tổ chức thường phải bắc qua nhiều hơn một cấp độ của các phân tích, liên quan đến nhiều người tham gia hay nhiều quan điểm và nhiều cơ chế sinh ra năng động hợp nhất. Họ cũng phải đưa vào những đặc điểm Trang 2 lợi ích của thay đổi tổ chức như sự phụ thuộc vào đường dẫn; sự ảnh hưởng mạnh mẽ mà một sự kiện quan trọng đơn lẻ thường có, trên sự chỉ dẫn và những tác động của thay đổi; vai trò của lực lượng lao động trong sự thay đổi khuôn khổ theo những kế hoạch hoặc các mô hình ẩn. Do đó, các lý thuyết về thay đổi tổ chức và đổi mới có xu hướng phức tạp, thường kết hợp một số cơ chế sinh ra khác nhau. Thách thức trong việc phát triển các lý thuy ết như vậy là hầu hết các phương pháp tiếp cận việc xây dựng những lý thuy ết và hầu hết những phương pháp khoa học xã hội được th iết kế cho sự đơn giản hóa và sự cẩn thận. Chúng tôi phải thừa nhận rằng các ý tưởng đơn giản thường có sức mạnh và hữu ích. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh trên việc đơn giản hóa có xu hướng thúc đẩy sự hài lòng với hiểu biết không đầy đủ và một thứ tự của sự chấp nhận gượng ép một phần những lý thuyết có thể làm hài lòng những sinh viên và các nhà thực hành, nhưng vẫn thất bại trong nắm bắt các lĩnh vực quan trọng của thay đổi. Các chương của cuốn sách này cố gắng để di chuyển qua một hình ảnh quá đơn giản, không đầy đủ của thay đổi và đổi mới tổ chức. Họ nhận thức hiện tượng phức tạp như những mâu thuẫn vốn có trong những nỗ lực thay đổi được hoạch định, sự đồng tiến hóa của các tập hợp và các trường phái tổ chức, các quá trình phức tạp của thay đổi cá nhân là những đòi hỏi của các tổ chức khi chúng thay đổi, thay đổi thể chế và thay đổi trong các hệ thống phức tạp ở các cấp độ khác nhau của sự phụ thuộc lẫn nhau. Chúng thách thức chúng tôi gia tăng sự phức tạp của tư duy. Nếu kết quả các lý thuyết hay những việc phải nghiên cứu có vẻ phức tạp và trong một số trường hợp khó sử dụng, chúng tôi sẽ đề nghị rằng đó là do chúng tôi đã quen để đơn giản hóa. Các lĩnh vực mà khoa học xã hội nghiên cứu như các mô hình- vật lý, sinh học, hóa học, kỹ thuật- đã công nhận từ lâu rằng các mô hình tương đối đơn giản của Newton, Lavoisier, và Darwin che phủ sự phức tạp phải được lý thuyết hóa, nếu khoa học là phản ánh chính xác những hoạt động của thế giới. Thật vậy, lĩnh vực mà chúng tôi tin rằng hầu hết có khả năng như là một mô hình để nghiên cứu các tổ chức, ngành sinh học, là sự hứa hẹn hiện tại có thể tham gia sự bùng nổ lớn nhất của ''sự phức tạp hóa'', như lý thuyết và nghiên cứu về di truyền và sinh hóa cơ bản của ngành sinh học và hành vi tiếp tục phát triển ở một tốc độ không kịp thở. Chúng tôi tin tưởng rằng trách nhiệm của các học giả cũng là hiểu biết và giải quyết sự phức tạp của thay đổi và đổi mới tổ chức. Trong khi các lĩnh vực như sinh học và vật lý đã phát triển mạnh mẽ các phương pháp tiếp cận hiện tượng phức tạp, điều này chỉ vừa mới bắt đầu trong các nghiên cứu tổ chức (và Trang 3 trong các ngành khoa học xã hội nói chung). Xu hướng này được minh họa bởi các cuộc thảo luận của lý thuyết phức tạp (Anderson, 1999; Dooley, 2002; Olson và Eoyang, 2001; Poole, Van de Ven, Dooley và Holmes, 2000), những động lực hệ thống (Sterman, 2000), những động lực tiến hóa (Baum và McKelvey, 1999) và trước đó nó đã được phát triển bởi những người theo trường phái lý thuyết các hệ thống (Katz và Kahn, 1978; Miller, 1978). Đây cũng là điều hiển nhiên trong những chương của quyển sách này. Trong các bài báo trước (Van de Ven và Poole, 1995; Poole và Van de Ven, 1989/2001), chúng tôi đã trình bày một nền tảng cho lý thuyết về các quá trình phức tạp của thay đổi và đổi mới tổ chức. Chúng tôi xác định bốn lý thuyết phân biệt quá trình: thuy ết vòng đời, thuyết mục đích luận, thuyết biện chứng và thuyết tiến hóa. Mỗi lý thuyết dựa trên một cơ chế sinh ra khác nhau hoặc động lực điều khiển quá trình thay đổi. Các quá trình thay đổi phức tạp được tạo ra bởi sự tương tác của nhiều hơn một các lý thuyết quá trình này. Thật vậy, rất ít các lý thuyết được áp dụng trong sự thay đổi, phát triển hoặc đổi mới đã được xây dựng xung quanh một lý tưởng đơn lẻ, loại lý thuyết được định nghĩa bởi Van de Ven và Poole (1995). Hầu hết liên quan đến hai lý thuyết hoặc nhiều hơn cùng vận hành với nhau, ở các cấp độ khác nhau hoặc trong suốt những khoảng thời gian khác nhau. Trong các bài báo trước đó của chúng tôi, chúng tôi mạo hiểm đề nghị một số gợi ý về cách các loại động lực khác nhau có thể phù hợp với nhau trong các lý thuyết quá trình phức tạp. Trong chương này, chúng tôi cố gắng mở rộng khuôn khổ của chúng tôi khi chỉ rõ một cách phức tạp hơn bằng cách nào mà các lý thuyết trái ngược của sự thay đổi có thể được xây dựng bởi tập hợp các tương tác của các động lực thay đổi mà có thể vận hành ở các cấp độ tổ chức khác nhau, các khoảng cách thời gian, và những cấp độ phụ thuộc lẫn nhau. Chúng tôi tin rằng khuôn khổ kết quả hoàn thiện các giải thích đa dạng của thay đổi sẽ được cung cấp trong lần xuất bản này. Phần tiếp theo cung cấp một bản tóm tắt nền tảng khung ban đầu của chúng tôi đã được nâng cao trong Van de Ven và Poole (1995) và Poole và Van de Ven (1989/2001) và thảo luận về các biến thể của mỗi loại lý thuy ết lý tưởng. Trong phần ba, chúng tôi chuyển sang việc dang dở trong các phiên bản trước của chúng tôi và xem xét các tương tác giữa các lý thuyết thay đổi. Chúng tôi thảo luận làm thế nào các động lực ở các cấp độ khác nhau có thể tương tác, các hình thức tương tác giữa các động lực có thể có và các thông số thời gian chi phối nhhững tương tác giữa các động lực. Sau đó, chúng tôi phá vỡ hai lý thuyết từ cuốn sách này, giới thiệu chúng bằng những lý thuyết đơn giản hơn trong khuôn khổ. Phân tích này cũng cho thấy các khía cạnh của hai lý thuyết có thể được phát triển hơn nữa. Trang 4 M ột tiền đề mà chúng ta nên làm rõ ngay từ đầu là thay đổi và đổi mới tổ chức giành được tốt nhất bởi các lý thuyết quá trình (xem thêm chương 1 của quyển này). Mohr (1982) phân biệt các lý thuyết quá trình, trong đó tập trung vào giải thích làm thế nào những thay đổi mở ra theo thời gian qua đường dẫn của các sự kiện chúng đi theo, từ những lý thuyết khác nhau, trong đó tập trung vào giải thích bằng những quan hệ nhân quả giữa các biến số. Khái niệm ban đầu của Mohr có thể được mở rộng bằng cách công nhận rằng một khái niệm tổng quát hơn, là bài tường thuật có tính lý thuyết, làm nền tảng cho các giải thích về quá trình (Abbott, 1990, 1992). Bài tường thuật này kết hợp quan hệ nhân quả cuối cùng và chính thức, ngoài quan hệ nhân quả hiệu quả được nhấn mạnh bởi các lý thuyết khác nhau. Trong một phân tích chi tiết của các phương pháp tiếp cận quá trình như đã áp dụng cho các thay đổi và đổi mới tổ chức, Poole và cộng sự (2000) lưu ý một số ưu điểm của lý thuyết quá trình: (1) nó sẽ cung cấp một hiểu biết sâu sắc về sự thay đổi xảy đến như thế nào bằng sự mô tả cơ chế sinh ra điều khiển quá trình; (2) nó có thể giải thích cho sự phụ thuộc đường dẫn và vai trò các sự kiện quan trọng trong sự thay đổi và đổi mới; và (3) nó có thể kết hợp vai trò của lực lượng lao động trong thay đổi m à không làm giảm vai trò với các điều khoản thuộc quan hệ nhân quả. Một mô hình m ở rộng của các lý thuyết của sự thay đổi và đổi mới Hình 13.1 minh họa bốn loại lý thuyết lý tưởng được xác định bởi Van de Ven và Poole (1995). Như các ô nhỏ của hình này minh họa, mỗi lý thuyết xem quá trình của phát triển như là hé mở trong một tiến bộ khác nhau cơ bản của những sự kiện thay đổi, và như được quản lý bởi một cơ chế sinh ra khác nhau hoặc động lực. Theo bảng 13.1 phác thảo, các lý thuyết cũng có thể được phân biệt bằng cách: (1) bất kỳ tình trạng kết thúc nào của quá trình cũng có thể được dự đoán từ đầu, (2) nếu đường dẫn của sự phát triển được định trước, (3) nếu quá trình là hội tụ hay phân kỳ, và (4) nếu thời gian là dựa trên các sự kiện hoặc các chu kỳ. Các biến thể của từng lý thuyết cơ bản cũng sẽ được thảo luận. Trang 5 Hình 13.1 mô hình của các lý thuyết của sự thay đổi và đổi mới. Lưu ý: mũi tên trên các tuyến đại diện cho chuỗi các sự kiện, khôn g phải quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. Nguồn: Van de Ven và Poole (1995). Trang 6 Bảng 13.1 Sự so sánh về bốn lý thuyết điển hình về thay đổi tổ chức Lý thuyết Các đặc điểm Vòng đời Mục đích luận Biện chứng VSR Cơ chế sinh ra Điều chỉnh Theo kế hoạch Xung đột Cạnh tranh Tổ chức thay đổi Đặt trình tự của Tổ chức có vấn đề Tổ chức thay đổi thông qua các biến số các giai đoạn hoặc cơ hội thông qua sao chép ngẫu nhiên hoặc có kế hoặc nhờ vào ảnh hoạch, sau đó được Trình tự đầy đủ Quá trình thay đổi Đặt mục tiêu, hành hưởng của những lựa chọn bởi những áp gồm các giai động để đạt mục xung đột căng thẳng lực của môi trường, đoạn khởi đầu, tiêu, giám sát kết hoặc những mâu những biến số hiệu tăng trưởng, suy quả thuẫn quả vẫn được giữ lại thoái, kết thúc trong tổ chức Có phải tình trạng Đúng, điểm kết Sai, tình trạng kết cuối cùng của quá Đúng, kết thúc bởi Sai, tình trạng kết thúc thúc có trong thúc nổi lên từ quá trình thay đổi đã được mục tiêu nổi lên từ quá trình trình tự trình xác định từ đầu? Có phải đường dẫn của sự phát triển được Đúng Sai Sai Sai định trước? Quá trình thay đổi Hội tụ Phân kỳ Phân kỳ Hội tụ Khái niệm của thời Tuần hoàn Sự kiện Sự kiện Tuần hoàn gian Theo thuyết Những biến số của Hợp lý, tự nhiên, Có ý định, tạo cảm Theo thuyết Hegel, Darwin/Lamark/ thuyết cơ bản thể chế xúc nghịch lý Mendel/Gould Lý thuyết quá trình vòng đời (Sự thay đổi quy định) M ột mô hình vòng đời mô t ả quá trình thay đổi trong một tổ chức khi tiến bộ thông qua một trình tự cần thiết của các giai đoạn hay các thời kỳ. Các nội dung cụ thể của các giai đoạn hoặc các thời kỳ được chỉ định và quy định bởi một thể chế, sự tự nhiên hay chương trình hợp lý đã biểu hiện trước tại điểm bắt đầu của chu kỳ. M ột động lực của thuyết vòng đời dẫn dắt sự thay đổi thông qua việc thực hiện một hình thức hay một kiểu mẫu hoặc là tồn tại bên trong tổ chức đang phát triển hoặc bị tác động mạnh bởi các thể chế bên ngoài. Các ví dụ về các lý thuyết vòng đời bao gồm lý thuyết của Bales (Bales và Strodtbeck, 1951), mô hình của giải quyết vấn đề nhóm của Cameron và Whetten (1983), vòng đời tổ chức và mô hình tăng trư ởng tổ chức của Greiner (1972). Trang 7 M ục tiêu và điểm kết thúc của quá trình thay đổi được xác định từ sự bắt đầu cho một vòng đời thông qua sự t iến bộ tự nhiên hay phát triển hợp lý hoặc thông qua các luật lệ thể chế được chỉ định hay quy định. Trong mô hình của Bales, các giai đoạn của việc giải quyết vấn đề được yêu cầu một cách hợp lý, trong khi Tushman và Moore (1982) tranh luận rằng giai đoạn chuyển tiếp được điều khiển bởi những thay đổi trong cấu trúc ngành công nghiệp theo vòng đời sản phẩm. Đường dẫn phát triển của vòng đời là quyết định; có một hoặc một vài đường dẫn mà tổ chức phát triển có thể làm theo, được quy định chung bằng một tập hợp các giai đoạn của sự phát triển. Thay đổi trong lý thuyết vòng đời có xu hướng được phôi thai, liên quan đến sự tiến bộ từ giai đoạn này đến giai đoạn tiếp theo khi tổ chức phát triển. Trong khi có thể có sự phát triển liên tục trong suốt các giai đoạn trong lý thuyết vòng đời, quá trình chuyển tiếp từng giai đoạn liên quan đến một thay đổi chất lượng trong tổ chức và đôi khi trong chính bản chất của quá trình phát triển. Như tên gọi ngụ ý, thời gian cho một lý thuyết vòng đời là tuần hoàn: các mô hình vòng đời bao gồm những cột mốc lặp đi lặp lại mà những cột mốc của tổ chức từ khi thành lập đến lúc chuyển nhượng hoặc làm tròn bổn phận. Sau khi kết thúc chu kỳ hoàn tất, quá trình được thiết lập để bắt đầu chu kỳ mới, với cùng hoặc khác tổ chức. M ột vòng đời đòi hỏi phải hội tụ trong tổ chức phát triển. Có thể có xung đột hay sự phân kỳ trong các giai đoạn và xung đột cũng có thể kích hoạt những chuyển tiếp giữa các giai đoạn, nhưng tổ chức giống như một tổng thể trải qua các thay đổi liên kết với một vòng đời và kết quả cuối cùng của một vòng đời là một tổ chức hoàn chỉnh. Ví dụ, trong mô hình các tổ chức tăng trưởng của Greiner (1972), các cuộc khủng hoảng phát sinh trong suốt mỗi giai đoạn, nó kích hoạt những đáp ứng làm di chuyển tổ chức sang giai đoạn kế tiếp. Sự tăng trưởng sớm thông qua các sáng tạo, ví dụ, các kết quả trong một cuộc khủng hoảng đòi hỏi sự nổi lên của một lãnh đạo mạnh mẽ và có tầm nhìn cho tổ chức; khi lãnh đạo này nổi lên, tổ chức đi vào một giai đoạn tăng trưởng thông qua các chỉ dẫn. Sự tiến bộ này xảy ra thông qua khủng hoảng, nhưng tổ chức như là một tổ chức đang trải qua sự thay đổi. Có ba biến số của lý thuyết vòng đời, tuỳ thuộc vào việc cơ chế sinh ra được điều chỉnh bởi những yêu cầu tự nhiên, hợp lý hay thể chế. Các trình tự điều khiển của các yêu cầu tự nhiên hay hợp lý sử dụng một quyết định mạnh mẽ hơn trên tổ chức phát triển so với các điều khiển của những chuẩn mực có tính thể chế hoặc các quy luật. Các vòng đời tự nhiên và hợp lý gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình này, bởi vì các giai đoạn sau trong trình Trang 8 tự phụ thuộc vào và được xác định bằng các thành quả trong giai đoạn trước đó. Trong một số trường hợp, giai đoạn sau trong hai biến thể này đúng là không thể xảy ra mà không có sự hoàn thành các giai đoạn trước đó. Ví dụ, các giai đoạn sau trong cuộc sống của một người không thể xảy ra mà không có các giai đoạn trước đó- chúng ta không thể có sự khởi đầu của gia đoạn trưởng thành thời thanh niên mà không cần phải đi qua các thay đổi của cơ thể, tinh thần và t âm lý của tuổi niên thiếu. Giai đoạn tái thể chế hóa của các mô hình thay đổi thể chế được trình bày bởi Hinings, Greenwood, Reay và Suddaby trong cuốn sách này không thể xảy ra trừ khi giai đoạn phá hủy thể chế hóa đã xảy ra. Sự phá hủy thể chế hóa là hợp lý khi xảy ra trước sự tái thể chế hóa. Ngược lại, một vòng đời thể chế được xác định bởi các luật lệ và quy tắc xây dựng xã hội (xem Van de Ven và Hargrave, chương 9), mà cuối cùng phụ thuộc vào thẩm quyền hoặc quyền lực của một số tổ chức xã hội bên ngoài đến quá trình. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, quá trình phê duyệt cho các loại thuốc mới phải phù hợp với một thủ tục pháp lý bắt buộc được ban hành bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Quá trình này được thiết kế hợp lý và từng bước nhưng các bước có thể thay đổi khi luật pháp và thủ tục hành chính thay đổi và thậm chí trong các trường hợp đặc biệt, những nhà quản lý có thể bỏ một số bước hoặc yêu cầu. Kết quả là, các vòng đời thể chế ít nghiêm ngặt trong việc định hình các quá trình thay đổi tổ chức. Vòng đời tự nhiên và vòng đời hợp lý được thích nghi với hiện tượng khác nhau. Các vòng đời hợp lý được tìm thấy trong các quá trình quản trị vô hình như sự phát triển các ý tưởng, các quyết định và các nền văn hóa hoặc những thay đổi trong ngôn ngữ và các hình tượng trong một tổ chức. Các vòng đời tự nhiên thích hợp hơn đối với các hiện tượng hữu hình được căn cứ trong không gian và thời gian, chẳng hạn như vòng đời của các tổ chức (trong đó căn cứ t ại những điều kiện dễ dàng, các ngành công nghiệp, các thị trường và nhân viên của họ) hoặc sự tăng trưởng của cơ s ở hạ tầng. Trong trường hợp các vòng đời tự nhiên, cấu trúc và chức năng hiện tại hình thành nền tảng cho cấu trúc và chức năng sau này. Trong trường hợp các vòng đời hợp lý, hình thức hay mục đích của ý tưởng hoặc việc xây dựng hình tượng xác định quỹ đạo của những thay đổi. Lý thuyết quá trình mục đích luận (Thay đổi có chủ ý) Quá trình mục đích luận xem sự phát triển như là một chu kỳ xây dựng mục tiêu, thực hiện, lượng giá và sửa đổi các hành động hay các mục tiêu dựa trên những gì đã được học hoặc dự định bởi các tổ chức. Trình tự này nổi lên thông qua việc ban hành có mục đích Trang 9 hoặc cấu trúc xã hội của một tình trạng kết thúc đã được hình dung giữa các cá nhân trong tổ chức. Các ví dụ về những lý thuyết thay đổi mục đích luận có thể được tìm thấy trong các lý thuyết của thuy ết biểu sinh (Etzioni, 1963), học tập thích nghi (March và Olsen, 1976), và hầu hết các mô hình hoạch định chiến lược và ra quyết định (Chakravarthy và Lorange, 1991; Mintzberg, Raisinghani và Theoret, 1976; Nutt, 1984). Trong một thay đổi của lý thuyết mục đích luận, việc thiết lập một mục tiêu đáp ứng cho một vấn đề được nhận thức hay cơ hội đặt quá trình trong sự vận động. Tổ chức được giả định là có mục đích và thích ứng bởi chính nó hoặc trong tương tác với các tổ chức khác, nó cấu trúc một tình trạng kết thúc đã được hình dung, sẽ hành động để đạt được điều đó và giám sát tiến bộ của tổ chức. Như vậy, các lý thuyết mục đích luận xem sự phát triển như là một chuỗi lặp đi lặp lại củ
Luận văn liên quan