Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù luôn chú ý ngăn ngừa và để ý phòng ngừa nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Có người có thể vuợt qua nhưng có những người không thể vượt qua khỏi,chính vì vậy bảo hiểm ra đời. Do nhu cầu của con người của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia ngày phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng. Hình thức bảo hiểm xã hội cũng không ngoại lệ. Nó được khá sớm và đến nay đã được thực hiện ở tất cả nước trên thế giới. BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Sau hơn 10 năm mở cửa thị trường bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đó đạt được tốc độ tăng trửởng rất cao, tổng doanh thu phí baỏ hiểm toàn thị trường tăng bình quân 26,5% trong giai đoạn 1993 - 2005 cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh từ 0,37% GDP năm 1993 lên 2,03%/GDP năm 2005. Và góp phần vào quá trình tăng trưởng của đất nước thì BHXH Việt Nam cũng không ngừng được phát triển. Ngay sau khi bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/ CP ngày 26/01/1995 về điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế.Nội dung của bản điều lệ này góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, góp phần làm lạnh hoá thị trường lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước. Và trong suốt 10 năm hoạt động BHXH đã thực hiện tốt vai trò của mình: thay thế, bù đắp thu nhập cho người lao động khi gặp rủi ro, tiến hành phân phối phấn phối lai thu nhập giữa những tham gia BHXH, góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động, gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội.