Hiện nay, khi những xu thế tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới như hội nhập và toàn cầu hóa đã khiến tính phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cao trong những mối quan hệ kinh tế, khi các tiến bộ đạt được trên lĩnh vực công nghệ – đặc biệt là công nghệ truyền thông và tin học – tăng cường ngày một chặt chẽ tính kết nối giữa các quốc gia, việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế hiển nhiên và nhất quán không chỉ với các quốc gia trên thế giới mà còn với các công ty, tập đoàn của các nước. Để cùng hỗ trợ nhau về các vấn đề vốn và kỹ thuật trong điều kiện cạnh tranh, khan hiếm cũng như chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch giữa các quốc gia, các công ty, tập đoàn tạo lập nên liên kết kinh tế quốc tế nhỏ. Sự liên kết này ngoài việc đem lại những hiệu quả kinh tế cho mỗi bên nói riêng và làm vững mạnh nền kinh tế đất nước nói chung, cũng đồng thời mang đến những tác động tiêu cực. Hiểu rõ những tác động tiêu cực này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước linh hoạt đối diện với những bất lợi kinh tế và tìm kiếm biện pháp giảm thiểu tiêu cực, cũng như phát huy mạnh mẽ hơn các lợi thế kinh tế ở đối cực ngược lại, nhằm cân bằng những hiệu quả mà liên kết kinh tế quốc tế nhỏ mang lại cho nền kinh tế nói chung.
Do đó, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu và phân tích đề tài “Tác động tiêu cực của liên kế kinh tế quốc tế nhỏ” để làm rõ những quan điểm trên.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tác động tiêu cực của liên kết kinh tế quốc tế nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2
NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHỎ
Nhóm INTERCONNECTION
Giảng viên: Trần Thị Phương Thuỷ
Mã lớp: 09
Danh sách thành viên:
STT
Họ tên
MSSV
1
Phạm Thuỳ Mỹ
Phương
1201017277
2
Tống Ngọc Như
Quỳnh
1201017302
3
Trần Nguyễn Diễm
Quỳnh
1201017303
4
Nguyễn Thị Lệ
Thu
1201017361
5
Nguyễn Ngọc Anh
Thư
1201017367
6
Trần Vũ Mai
Thư
1201017371
7
Nguyễn Thị Bảo
Trâm
1201017392
8
Nguyễn Thị Bích
Trâm
1201017394
9
Nguyễn Nhã
Trúc
1201017431
10
Trần Thuỵ Hoàng
Vy
1201017484
H
iện nay, khi những xu thế tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới như hội nhập và toàn cầu hóa đã khiến tính phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cao trong những mối quan hệ kinh tế, khi các tiến bộ đạt được trên lĩnh vực công nghệ – đặc biệt là công nghệ truyền thông và tin học – tăng cường ngày một chặt chẽ tính kết nối giữa các quốc gia, việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế hiển nhiên và nhất quán không chỉ với các quốc gia trên thế giới mà còn với các công ty, tập đoàn của các nước. Để cùng hỗ trợ nhau về các vấn đề vốn và kỹ thuật trong điều kiện cạnh tranh, khan hiếm cũng như chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch giữa các quốc gia, các công ty, tập đoàn tạo lập nên liên kết kinh tế quốc tế nhỏ. Sự liên kết này ngoài việc đem lại những hiệu quả kinh tế cho mỗi bên nói riêng và làm vững mạnh nền kinh tế đất nước nói chung, cũng đồng thời mang đến những tác động tiêu cực. Hiểu rõ những tác động tiêu cực này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước linh hoạt đối diện với những bất lợi kinh tế và tìm kiếm biện pháp giảm thiểu tiêu cực, cũng như phát huy mạnh mẽ hơn các lợi thế kinh tế ở đối cực ngược lại, nhằm cân bằng những hiệu quả mà liên kết kinh tế quốc tế nhỏ mang lại cho nền kinh tế nói chung.
Do đó, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu và phân tích đề tài “Tác động tiêu cực của liên kế kinh tế quốc tế nhỏ” để làm rõ những quan điểm trên.
I. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHỎ:
1. Khái niệm
Liên kết kinh tế quốc tế nhỏ là liên kết kinh tế giữa các công ty, tập đoàn của các nước trên cơ sở ký kết với nhau các hiệp định và các hợp đồng hợp tác kinh doanh để hình thành nên các công ty quốc tế.
Liên kết giữa các công ty được tiến hành ở các khâu khác nhau, ví dụ như liên kết trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm, liên kết trong quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm hoặc các dịch vụ khác.
2. Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế nhỏ
- Xu hướng quốc tế đời sống toàn cầu ngày càng phát triển, nền kinh tế của các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nên sự hình thành liên kết kinh tế quốc tế nhỏ là một điều tất yếu để phù hợp với xu hướng nhất thể hoá thị trường thế giới.
- Sự hình thành liên kết kinh tế quốc tế nhỏ nhằm chống lại sự bảo hộ mậu dịnh giữa các nước.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều ngành nghề mới được ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, tin học,… đòi hỏi về vốn, kỹ thuật cao cấp mà công ty, tập đoàn của một quốc gia không thể đáp ứng. Sự thiếu hụt này làm tăng nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các công ty, tập đoàn của các nước để nâng cao năng suất, dẫn đến việc hình thành liên kết kinh tế quốc tế nhỏ.
3. Vai trò của liên kết kinh tế quốc tế nhỏ
- Thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hoá kinh tế thế giới, qua đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
- Liên kết giữa các tập đoàn kinh tế lớn của các nước thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản quốc tế, đó là tiền đề để phát triển cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn cầu.
- Giúp thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kỹ thuật giữa các nước nói chung và các công ty, tập đoàn nói riêng thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các công ty, tập đoàn của các nước phát triển sang các công ty, tập đoàn của các nước đang phát triển.
- Giúp các nước khai thác và sử dụng các lợi thế của mình: tài nguyên, đất đai, sức lao động một cách có hiệu quả nhất thông qua các công cuộc đầu tư quốc tế.
- Các liên kết nhỏ có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các nước đang phát triển thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
4. Các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế nhỏ
4.1 Căn cứ vào vốn pháp định
- Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation - MNC): là công ty quốc tế mà vốn pháp định của công ty mẹ thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản thuộc hai hay nhiều quốc gia khác nhau và có mạng lưới công ty con ở nước ngoài.
Ví dụ: Công ty Unilever (Anh - Hà Lan), Dell, Philips…
- Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC): là công ty mà vốn pháp định của công ty mẹ thuộc cùng một nước, còn đi vào hoạt động kinh doanh được triển khai ở nhiều nước bằng cách phụ thuộc các công ty, xí nghiệp nào đó.
Ví dụ: Công ty D&G, Taiko, Taiwan tobaco & wine…
4.2 Căn cứ vào phương thức hoạt động
- Các-ten quốc tế (Cartel): một nhóm các nhà sản xuất độc lập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá hoặc các biện pháp hạn chế khác.
Cartel xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX ở một số nước lớn ở Châu Âu, đặt biệt phát triển rất rộng rãi ở Đức. Cartel thường xuất hiện ở những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số hàng hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi sản phẩm có tính đồng nhất cao. Thành công của Cartel sẽ rất lớn khi nó đảm bảo kiểm soát được phần lớn sản lượng của một ngành sản xuất nào đó. Khách hàng khó có thể từ bỏ sản phẩm do Cartel sản xuất và sản phẩm thay thế cũng khó có khả năng phát triển.
- Xanh-đi-ca quốc tế (Syndicate): tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.
Syndicate ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Đức, Pháp, Áo, Nga. Mục đích của tổ chức này là tổ chức các hoạt động tiêu thụ tập thể đối với sản phẩm của mình thông qua hệ thống thương mại chung.
- Tờ-rớt quốc tế (Trust): hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung.
Trust có quy mô lớn hơn Cartel và Syndicate. Hình thức này xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX ở Mỹ. Mục đích của họ là lũng đoạn thị trường tiêu thụ, tranh cướp nơi sản xuất nguyên liệu và phạm vi đầu tư nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh để thu lợi nhuận lũng đoạn càng cao càng tốt.
- Công-xoóc-xi-om (Consotium): liên minh giữa các nhà tư bản độc quyền đa ngành.
Khi tham gia vào liên minh này, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình, đồng thời có mối liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật. Công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác thành công ty con nhằm tạo thế mạnh về tài chính để kinh doanh.
- Công-lô-mê-rat (Conglomerate): tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viên có ít mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có quan hệ chặt chẽ về tài chính.
Thực chất đây là hình thức mà một tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty kinh doanh nhằm tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính – công nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả.
II. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHỎ
1. Tăng thất nghiệp và đẩy mạnh hiện tượng dịch chuyển lao động
Với việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế nhỏ, các công ty, tập đoàn phải đứng trước áp lực cạnh tranh với các đối thủ trong liên kết. Những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuộc ngành kinh tế non trẻ, trình độ sản xuất chưa cao sẽ không có khả năng thắng thế các doanh nghiệp ngoài nước, từ đó dẫn đến làm ăn thua sút, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc đối mặt với nguy cơ giải thể, phá sản. Do đó, một số doanh nghiệp lựa chọn sắp xếp lại sản xuất và kinh doanh, cắt giảm lao động để đương đầu với cạnh tranh, làm cho một bộ phận người lao động bị mất việc làm. Đồng thời, trước áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng đòi hỏi trình độ lao động cao hơn, sự chọn lọc lao động trở nên gắt gao gây áp lực cho lực lượng lao động và có khả năng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Bên cạnh đó, ở các quốc gia đang phát triển, mức lương cũng như các chính sách đãi ngộ của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia thường tốt hơn so với các công ty trong nước, từ đó sẽ thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần tạo ra sự cạnh tranh về nhân lực giữa các công ty trong nước đối với các công ty đa/xuyên quốc gia. Nhờ các ưu đãi có lợi này mà lao động có xu hướng dịch chuyển từ các doanh nghiệp trong nước sang các công ty, tập đoàn nước ngoài hoặc có liên kết với nước ngoài.
2. Tác động lương và phân hóa giàu nghèo
Liên kết kinh tế quốc tế nhỏ được hình thành tạo nên các công ty quốc tế với quy mô, trình độ và mức độ chuyên nghiệp cao hơn các công ty thông thường. Do đó, lực lượng lao động bị phân hoá thành nhiều bộ phận, trong đó bộ phận có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dày dạn luôn đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của công ty, các bộ phận còn lại sẽ tham gia vào quá trình sản xuất cấp thấp hoặc bị đào thải. Do yêu cầu lao động, nhóm lao động có trình độ và tay nghề cao sẽ được trả công và hưởng các đãi ngộ vượt hơn hẳn bộ phận lao động còn lại và do đó, mức tiền lương của một số lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty sẽ thấp hơn rất nhiều, ngay cả khi so với mức lương trước lúc có sự liên kết kinh tế. Ngoài ra, khi hình thành liên kết quốc tế, công nghệ giữa các doanh nghiệp được chuyển giao, do đó các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phần lớn sẽ chuyển sang tự động hoá gây ra nhu cầu về lao động giảm, cộng hưởng với nguồn lao động dồi dào từ các bên liên kết sẽ tạo áp lực hạ thấp mức lương của công nhân.
Khi liên kết kinh tế, việc phát triển của các công ty quốc tế góp phần vào quá trình phát triển của nền kinh tế. Phân hoá giàu nghèo là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế này. Hơn nữa, do có sự chênh lệch lớn trong phân bổ mức lương cho công nhân như phân tích trên, sự phân hoá giàu nghèo của xã hội càng được hình thành rõ rệt. Lực lượng có trình độ có đời sống ổn định và có thể có của cải tích luỹ, còn lực lượng lao động trình độ thấp chỉ nhận được đồng lương ít ỏi, gặp khó khăn trong việc làm dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm dần.
Liên kết kinh tế quốc tế nhỏ được hình thành nhờ vào việc các quốc gia tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế lớn. Do đó, từ sau khi gia nhập các tổ chức quốc tế, cụ thể như Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, sự phân hoá giàu nghèo của Việt Nam tăng rõ rệt qua các năm. Dưới đây xin trích một vài số liệu mà trang báo mạng tuanvietnam đã sử dụng theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê qua 2 tài liệu (a) Phân tích kết quả điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình năm 1999 và Điều tra mức sống hộ gia đình 2006 và (b) Thực trạng giàu nghèo và những vấn đề đặt ra, 03.2006, TBTC 34 của Bộ Tài Chính.
(1) Hệ số chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% cao nhất so với nhóm 20% thấp nhất trong cả nước. Trong 14 năm, hệ số này tăng lên 2,05 lần.
Năm
1990
1991
1993
1994
1995
1996
1999
2002
2004
Số lần
4,2
4,2
6,2
6,5
7,0
7,3
7,6
8,1
8,4
(2) Một chỉ số khác về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội là tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập. Theo quy ước mà Bộ Tài chính sử dụng, nếu tỷ trọng này nhỏ hơn hay bằng 12% thì bất bình đẳng là cao, nằm trong khoảng 12 - 17% là bất bình đẳng vừa, nếu lớn hơn hay bằng 17% là tương đối bình đẳng.
Trong 9 năm, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ từ tương đối bình đẳng đang tiến dần về bất bình đẳng vừa.
Năm
1995
1996
1999
2002
2004
Tỷ trọng tổng thu nhập
21,1%
21%
18.7%
18%
17,4%
(3) Ngoài ra, hệ số Gini (G) là một chỉ số khác thể hiện sự bình đẳng hay bất bình đẳng trong xã hội. Hệ số G có trị số nằm trong khoảng từ 0 đến 1. G = 0 là trường hợp bình đẳng hoàn hảo, trong khi đó G = 1 là bất bình đẳng hoàn hảo.
Các số liệu thống kê Việt Nam cho thấy, sự bình đẳng đang giảm dần, sự bất bình đẳng đang lớn dần.
Năm
1994
1995
1996
1999
2002
2004
G
0,350
0,357
0,362
0,390
0,420
0,423
3. Gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước
Việc tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế không chỉ mang tới những thuận lợi mà còn tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Phân tích trên chính trường hợp của Việt Nam, ta thấy trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam với trình độ quản lí còn non kém, công nghệ sản xuất còn thấp, thông tin chưa được cập nhật và hệ thống hóa sẽ không chiếm ưu thế trước những công ty nước ngoài đang phát triển ngày càng vững mạnh và hoàn hảo hơn. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu tính độc đáo, tính năng lạc hậu hơn so với các sản phẩm từ nước khác nên tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp. Hơn nữa, xuất khẩu của Việt Nam dễ bị tổn thương do chỉ dựa vào một số mặt hàng chủ lực, các thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam lại khá tương đồng với các nước, làm cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn trên thị trường quốc tế, dẫn đến việc thâm nhập các thị trường mới và nâng cao thị phần tại các thị trường sẵn có không hề dễ dàng.
Cùng với đó, việc tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế buộc các nước đang phát triển phải tuân thủ các luật chơi chung như giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ,… Do vậy các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Do các rào cản thương mại, đầu tư dần được dỡ bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài lại được cơ hội phát triển hoàn hảo hơn trên thị trường Việt Nam. Với chất lượng sản phẩm chưa cao mà chi phí sản xuất lại lớn, doanh nghiệp Việt Nam rất khó để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường nước mình.
Doanh nghiệp các nước đang phát triển có quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng tổ chức thị trường yếu. Nếu không tổ chức, sắp xếp lại, tăng cường khả năng tích tụ và tập trung vốn, hoàn thiện cơ chế quản lý thì sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt khi phải áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia.
Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Điển hình, ta so sánh khả năng cạnh tranh giữa bột giặt Việt Nam (Lix, Daso, Net, Viso,...) và bột giặt nước ngoài của các công ty đa/xuyên quốc gia như Unilever, P&G (Omo, Tide, Surf..) ở thị trường nội địa Việt Nam. Trước khi Omo và các loại bột giặt nước ngoài thâm nhập Việt Nam, Daso và Net là 2 thương hiệu bột giặt chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này tài chính còn eo hẹp, ít đầu tư sản phẩm hay con người và thương hiệu (không đa dạng, bao bì không bắt mắt, chiến lược quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng không được đầu tư, chú trọng,…). Ngược lại, các loại bột giặt nước ngoài khi thâm nhập thị trường Việt Nam có chất lượng và giá cạnh tranh với hàng trong nước, được đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đặc biệt, các công ty đa quốc gia luôn chú trọng chiến lược marketing sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với người Việt Nam. Do vậy, các sản phẩm bột giặt Việt Nam dễ bị hạ gục kể cả tại thị trường trong nước. Không chỉ có bột giặt Việt Nam mà các sản phẩm khác như kem đánh răng P/S, Dạ Lan, nước rửa chén Mỹ Hảo,… đã từng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đều bị soán ngôi và thâu tóm bởi các công ty đa quốc gia dưới hình thức liên doanh. Vì vậy, việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế góp phần làm tăng sức ép cạnh tranh của những doanh nghiệp trong nước với những doanh nghiệp khác.
4. Thu hẹp quyền quyết định của các doanh nghiệp thuộc các quốc gia phát triển
Trong liên kết kinh tế quốc tế nhỏ, các công ty, tập đoàn thuộc các quốc gia trong liên kết sẽ phải đồng bộ hóa việc sử dụng các chính sách kinh tế cần thiết trong suốt quá trình kinh doanh. Thế nhưng tại các nước đang phát triển, hệ thống chính sách kinh tế còn nhiều bất cập, kỹ thuật xây dựng còn thô sơ, hệ thống chính sách chưa đồng bộ - đặc biệt những chính sách tạo lợi thế cho kinh tế thương mại trong nước mà các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực thừa nhận thì các nước đang phát triển lại chưa có. Do đó, những hạn chế về chính sách này đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoạt động, sản xuất của các công ty, doanh nghiệp thuộc các quốc gia phát triển tại các nước đang phát triển. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh của mình vì gặp các trở ngại trong chính sách về thuế, bảo vệ môi trường, luật lao động,…
Để hiểu rõ hơn về những hạn chế mà các doanh nghiệp thuộc các quốc gia phát triển gặp phải, chúng ta hãy đến với ví dụ sau:
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2012, nước ta thu hút 13,013 tỷ USD vốn FDI đăng ký, bằng 84,7% (giảm 15,30%) so với cùng kỳ năm 2011. Một trong những nguyên nhân chính là chính sách thường xuyên thay đổi, gây bất lợi cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí đầu vào; có những thay đổi chính sách khiến doanh nghiệp không thể dự tính được chi phí sản xuất nên không tính được giá thành của sản phẩm đầu ra. Cụ thể là:
- Việc thắt chặt cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp vay vốn xây dựng kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ đã khiến một số khu công nghiệp đang xây dựng dở dang phải tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thi công xây dựng công trình do chủ đầu tư thiếu vốn, vì vậy dự án không phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.
- Theo Quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013, các phương tiện giao thông đường bộ trên cả nước sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ, trong khi giá bán xăng, dầu đã bao gồm khoản phí giao thông đường bộ. Mức phí này sẽ làm phát sinh thêm chi phí vận tải cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
- Kể từ ngày 25/02/2013, việc công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản của doanh nghiệp phải thông qua đơn vị công chứng thay cho việc Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất xác nhận như trước đây. Khi cần công chứng, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp phải trực tiếp ra phòng công chứng ký tên với sự chứng kiến của công chứng viên, quy định này khiến các chủ đầu tư hạ tầng mất rất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc này cũng khiến các doanh nghiệp phải gánh thêm khoản lệ phí công chứng, tăng chi phí sản xuất.
- Công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp hiện nay được quản lý thông qua hai đầu mối là Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được quy định tại thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn đến tình trạng thiếu sự thống nhất chung trong công tác quản lý.
5. Nguy cơ biến các nước đang phát triển trở thành bãi rác thải của các nước phát triển
Trong vòng liên kết kinh tế, bên cạnh việc tiếp nhận những công nghệ tiên tiến hay nguồn vốn đầu tư có lợi, các nước đang phát triển cũng đang phải đối mặt với tình trạng chuyển dịch rác thải công nghệ nói chung, rác thải điện tử nói riêng và nhiều hàng hóa kém chất lượng từ một số nước có nền kinh tế phát triển. Liên Hiệp Quốc ước tính hiện có khoảng 50 triệu tấn mặt hàng điện và điện tử bị vứt bỏ hằng năm. Theo tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace), chỉ có khoảng 10% lượng máy tính cũ được tái chế, tỷ lệ điện thoại di động cũ được tái chế còn thấp hơn - chỉ khoảng 2-3%. Như vậy, tỷ lệ rác thải điện tử không được tái chế chiếm trên 90%, lượng rác khổng lồ này phần lớn được chuyển đến các nước kém phát triển để tiếp tục được “tận dụng”.
Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và châu Phi đã trở thành nhữ