Những thảo luận về việc giải quyết vấn đề Đức trước và sau khi chiến tranh thê giới thứ II kết thúc

Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, “Chiến tranh lạnh” cũng có thể được coi như một cuộc chiến tranh thứ ba. Người ta không gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ III bởi về mặt hình thức, nó không giống như hai cuộc chiến tranh trước kia. Chiến tranh lạnh là cuộc chiến không đổ mỏu, khụng vũ khí, song những nguy cơ đe doạ thì luôn luôn rình rập. Diễn biến chính của chiến tranh lạnh là sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ và hai khối Đụng- Tây xung quanh việc giải quyết các vấn đề thế giới, trong đú có vấn đề Đức. Sở dĩ Đức trở thành một “điểm núng” trong quan hệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai bởi nó chớnh là nơi châm ngòi cho cả hai cuộc chiến tranh thế giới, nơi mà là lò lửa phát xít đã sinh ra và đem lại bao thảm hoạ cho loài người. Việc giải quyết vấn đề Đức trở nên phức tạp bởi nó đòi hỏi phải tìm ra hướng đi đúng đắn tránh cho nước Đức không thể quay trở lại chủ nghĩa phát xít được nữa. Xây dựng một nước Đức hoà bình, dân chủ và thống nhất, phát triển nền kinh tế để khắc phục vết thương chiến tranh, nâng cao đời sống cho nhân dân Đức. Đó cũng là điều mong muốn chung của nhân dân yêu chuộng hoà bỡnh trờn thế giới. Việc thống nhất lại nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai là một đề tài được tranh cãi sôi nổi nhất trong các phiên họp quốc tế cấp cao giữa các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Liờn Xụ và các nước có liên quan đến vấn đề Đức. Quan điểm của các đế quốc phương Tây Anh, Pháp, Mỹ luôn luôn đối lập ý kiến mong muốn một nước Đức hoà bình, thống nhất của Liờn Xụ. Anh, Pháp, Mỹ đã âm mưu khôi phục lại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phục thù Đức, chia cắt Đức và đưa Tây Đức vào khối NATO.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thảo luận về việc giải quyết vấn đề Đức trước và sau khi chiến tranh thê giới thứ II kết thúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, “Chiến tranh lạnh” cũng có thể được coi như một cuộc chiến tranh thứ ba. Người ta không gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ III bởi về mặt hình thức, nó không giống như hai cuộc chiến tranh trước kia. Chiến tranh lạnh là cuộc chiến không đổ mỏu, khụng vũ khí, song những nguy cơ đe doạ thì luôn luôn rình rập. Diễn biến chính của chiến tranh lạnh là sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ và hai khối Đụng- Tây xung quanh việc giải quyết các vấn đề thế giới, trong đú có vấn đề Đức. Sở dĩ Đức trở thành một “điểm núng” trong quan hệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai bởi nó chớnh là nơi châm ngòi cho cả hai cuộc chiến tranh thế giới, nơi mà là lò lửa phát xít đã sinh ra và đem lại bao thảm hoạ cho loài người. Việc giải quyết vấn đề Đức trở nên phức tạp bởi nó đòi hỏi phải tìm ra hướng đi đúng đắn tránh cho nước Đức không thể quay trở lại chủ nghĩa phát xít được nữa. Xây dựng một nước Đức hoà bình, dân chủ và thống nhất, phát triển nền kinh tế để khắc phục vết thương chiến tranh, nâng cao đời sống cho nhân dân Đức. Đó cũng là điều mong muốn chung của nhân dân yêu chuộng hoà bỡnh trờn thế giới. Việc thống nhất lại nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai là một đề tài được tranh cãi sôi nổi nhất trong các phiên họp quốc tế cấp cao giữa các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Liờn Xụ và các nước có liên quan đến vấn đề Đức. Quan điểm của các đế quốc phương Tây Anh, Pháp, Mỹ luôn luôn đối lập ý kiến mong muốn một nước Đức hoà bình, thống nhất của Liờn Xụ. Anh, Pháp, Mỹ đã âm mưu khôi phục lại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phục thù Đức, chia cắt Đức và đưa Tây Đức vào khối NATO. Năm 1949 nước Đức được tách thành hai Nhà nước riêng biệt và đến tháng 10/1990 lại được tái thống nhất dưới sự tác động của bốn cường quốc. Tuy nhiên nước Đức thống nhất thực chất lại hoàn toàn nằm trong mưu đồ của Mỹ và các cường quốc phương Tây. Vậy rút cuộc vấn đề này đã được giải quyết như thế nào? Nghiên cứu vấn đề Đức sẽ giúp em làm sáng tỏ diễn biến chằng chéo, phức tạp của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đó vạch rõ tính chất phản động của đế quốc Mỹ và các nước Đồng minh trong việc chia cắt nước Đức, âm mưu phục hồi lại chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức. Bên cạnh đó, nghiên cứu vấn đề Đức cũng để hiểu rõ thực chất của cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề Đức trong quan hệ quốc tế nhằm mục tiêu gì và mang lại lợi ích cho ai? 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu vấn đề Đức trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là một công việc phức tạp, mặc dù vấn đề Đức luôn luôn là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị châu Âu và trên thế giới. Nhưng nghiên cứu vấn đề Đức ở Việt Nam thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các bài báo, các bản dịch có đề cập đến vấn đề Đức chỉ dừng lại trong một thời gian ngắn, và đề cập đến một khía cạnh như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá mà chưa đi sâu vào nghiên cứu toàn diện vấn đề Đức trong quan hệ quốc tế. Các tác phẩm về lịch sử quan hệ quốc tế đề cập đến vấn đề Đức có rất ít, lại thường nằm trong một phần nhỏ của tác phẩm. Tuy nhiên, trong những năm gần đõy, đã có nhiều chuyên gia tập trung nghiên cứu vào vấn đề quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai và gắn liền với nó là vấn đề Đức. Tuy nhiên, nó vẫn chưa làm thoả mãn những người muốn tìm hiểu về khía cạnh rắc rối này. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này đòi hỏi phải tập trung đi sâu vào tìm hiểu tư liệu, chọn lọc sự kiện theo trình tự logic thời gian, nhằm làm nổi bật đựoc mục đích của đề tài này. Ngiờn cứu đề tài này phải dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, để hiểu rõ quy luật phát triển của lịch sử, phong trào đấu tranh của nhân dân Đức và nhân dân các nước trên thế giới chống lại chủ nghĩa quân phiệt Đức. Cần phải đứng trên lẩtường quan điểm của Đảng ta, tránh cái nhìn thiên lệch về CNXH ở Liờn Xụ và các nước DCND Đông Âu. Để hiể sau sắc thêm về những yêu cầu của lịch sử đặt ra cho nhân dân Đức và nhân dân thế giới, đảm bảo việc giữ gìn an ninh Châu Âu và thế giới. Nghiên cứu đè tài phải sử dụng các phương phỏp khớa quỏt, tổng hợp sự kiên, qua đó đi sau vào phân tích sự kiện theo phương pháp lịch sử và logic. 4. Bố cục đề tài Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Những thảo luận về việc giải quyết vấn đề Đức trước và sau khi chiến tranh thê giới thứ II kết thúc. Chương 2: Sự đối đầu Xô- Mỹ thông qua việc giải quyết vấn đề Đức trong Chiến tranh lạnh. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Những thảo luận về việc giải quyết vấn đề Đức trước và sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II do nước Đức phát xít châm ngòi kéo dài từ năm 1939 đến năm 1945 được coi là cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Cuộc chiến tranh này đã kết thúc bằng sự đầu hàng không điều kiện của phát xít Đức trước các đại diện của các cường quốc đồng minh vào ngày 8/5/1945. Từ thời điểm đó cho đến khi thành lập hai nhà nước Đức, Đức phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc chiến tranh này, không thể tự mình quyết định vận mệnh tương lai của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào những quyết định và chính sách của các nước Đồng minh. Các nước Đồng minh bao gồm các nước thuộc khối chống phát xít (tức là khối chống Trục gồm các nước phát xít Đức, Nhật, Italia và các nước tay sai của chúng trong chiến tranh thế giới thứ II) mà lực lượng trụ cột và đại diện chủ yếu là các nước Liờn Xụ, Mỹ, Anh và Pháp. Đõy cũng là lực lượng thể hiện sự đoàn kết của các nước và các dân tộc yêu chuộng hoà bỡnh trờn thế giới chống lại nguy cơ diệt chủng các dân tộc nhược tiểu, chống lại chế độ phát xít tàn bạo, cùng nhau bảo vệ nền hoà bình thế giới. Một trong những ý nguyện chung của các nước Đồng minh là tìm ra biện pháp nhằm triệt tiêu hoàn toàn nguy cơ gây chiến của các lực lượng hiếu chiến Đức, không để chúng có thể làm tổn hại đến nền hoà bình thế giới một lần nữa. Chính sách đối với nước Đức đã được các nước Đồng minh họp bàn chuẩn bị từ trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Các nước Liờn Xụ, Mỹ, Anh đã gặp nhau nhiều lần để bàn về việc đầu hang vô điều kiện của nước Đức phát xít, về tương lai nước đức bại trận sau chiến tranh…Cỏc cuộc hội đàm, hội nghị quan trọng như gặp gỡ giữa Roosevelt, tổng thống Mỹ và Churchill, thủ tướng Anh tại Casablanca vào tháng hai năm 1943 (Stalin vì tình hình phức tạp của chiến tranh chống phát xít đang diễn ra trong nước nờn không đến dự); Hội nghị các ngoại trưởng tại Moskva vào tháng 10/1943; Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ gồm Stalin, Roosevelt và Churchill tại Teheran vào cuối tháng 11 và tháng 12 năm 1943; Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945 và Hội nghị Potsdam vào tháng 8/1945 đã bàn về kế hoạch đối với nước Đức trong thời hậu chiến. Sau này người ta cũng nhắc nhiều đến một người đã có công lớn trong việc thiết lập và bảo tồn mối quan hệ mạng tính lịch sử giữa Anh, Mỹ, Liờn Xụ trong chiến tranh thế giới thứ II, đó là Harry Hopkins, trợ lý của Tổng thống Mỹ Roosevelt trong khoảng thời gian 6 năm. Trong khi người Anh phân vân trước những chiến thắng dồn dập của phát xít Đức thỡ chớnh Hopkins đã có mặt ở London, dung lời lẽ khôn khéo khơi dậy long tự tôn dân tộc của họ. Ông đã chiếm được sự ngưỡng mộ của thủ tướng Anh Churchill. Khi Đức tấn công Liờn Xụ, ông đã khẳng định rằng, quân đội Nga có thể đánh bại quân đội Đức. Bằng sự thẳng thắn và hiểu biết của mỡnh, ông được stalin thực sự tôn trọng. Cũng chớnh ụng là người thuyết phục Tổng thống Mỹ rằng, nước Pháp cũng có vai trò quan trọng trong việc chiếm đóng nước Đức thời hậu chiến. Hơn cả vai trò một Bộ trưởng ngoại giao, ông là người được Tổng thống phái đi găpk Churchill và Stalin trước mỗi cuộc gặp gỡ và là người chủ trương hợp tác lâu dài với Liờn Xụ. Việc dựng lại và phân tích một cách tổng thể và rõ ràng chính sách của các nước Đồng minh đối với nước Đức là một vấn đề không đơn giản vỡ cỏc nước Đồng minh đối với nước Đức tuy trên thực tế đã cú lỳc kề vai sát cánh bên nhau chống phát xít nhưng có nhiều bất đồng về quan điểm vì họ là đại diện cho các lực lượng chính trị, các quyền lợi giai cấp và các hệ tư tưởng khác nhau. Các cuộc gặp gỡ, các văn bản được kí kết một mặt thể hiện sự thống nhất, đồng thời lộ rõ sự bất đồng ngày càng sâu sắc giữa các khối thành viên khối Đồng minh. Mỗi thành viên của khối Đồng minh, cụ thể là các nước Liờn Xụ, Mỹ, Anh, Pháp đều có những suy tính nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của dõn tộcmỡnh trong việc hoạch định và thực hiện sách lược hậu chiến đối với nước Đức sau này. I. Vấn đề Đức trước khi chiến tranh kết thúc Năm 1943 được coi là năm bản lề của chiến tranh thế giới II. Trong khoảng nửa năm đầu, lực lượng của khối Trục vẫn còn gặt hái được một vài thắng lợi: ở châu Á, sau khi chinh phục được Đông Nam Á, Nhật đã vào đến trước cửa ngõ Ấn Độ và Úc Đại Lợi; quân đoàn đánh chiếm châu Phi của Đức đã vào cách Alexandria 100km, kênh đào Suez và khu vực đầu mỏ Cận Đông đã ở trong tầm tay quân Đức. Đợt tấn công mùa hè vào Liờn Xô đã đưa quân đội Đức đến Stalingrad bên sông Volga và đến tận Kaukasus. Song nửa năm sau, chiến cục thay đổi, Liờn Xô đã là lực lượng chiến đấu chủ yếu ở châu Âu. Trong tháng 11, Hồng quân Liờn Xô đã chọc thủng toàn bộ chiến tuyến của Đức sau đó vây chặt các cánh quân gồm 220 ngàn tên phải tử thủ theo lệnh của Hitler. Ngày 2/2/1943, các đội quân phát xít buộc phải đầu hàng ở khu vực cuối cùng của Stalingrad: tròn 10 ngàn tên bị tiêu diệt, 90 ngàn tên bị bắt sống, chỉ có 35 ngàn tên bị thương vượt vòng vây chạy thoát. Từ sau trận này, quân Đức chỉ còn có thể rút lui. Cùng trong năm 1943, Liờn Xụ giải phóng Ukcraina. Tại châu Âu, cũng trong thangs 11/1942, Mỹ và Anh đã sử dụng những đạo quân lớn để đỏnh quân Đức ở Marục và Angiờri. Thỏng 5/1943, quân đoàn châu Phi của Đức gồm 250 ngàn tên đã phải đầu hàng ở Tuynidi. Kết cục chiến tranh đang đến gần đặt các nước Đồng minh trước nhiờm vụ phải chuẩn bị kế hoạch nhằm đảm bảo cho nền hoà bình thế giới và kế hoạch sắp xếp lại trật tự thế giới sau chiến tranh, đặc biệt là ở khu vực Trung Âu. Hàng loạt Hội nghị đã được triệu tập, nhiều quyết định được nhất trí thông qua, nhưng cũng có rất nhiều điều phải bỏ sang một bên vì bất đồng giữa các nước phương Tây và Liờn Xụ lớn hơn khả năng thoả hiệp giữa hai phe. Song nhìn chung các văn bản các Hội nghị này đã thể hiện gần như đầy đủ nội dung cơ bản chính sách của các nước Đồng minh đối với nước Đức bại trận thời kì sau chiến tranh thế giới II. Có thể kể đến các văn bản quan trọng như “Văn bản Hội nghị Teheran”, các văn bản của “Hội đồng Tư vấn Châu Âu” và “Tuyờn bố và thoả thuận Yalta”. 1. Hội nghị Teheran Tiếp theo Hội nghị của các Ngoại trưởng tại Moskva vào tháng 10/1943, từ ngày 28/11 đến 1/12/1943, ba nguyên thủ quốc gia của Liờn Xụ, Anh và Mỹ là Stalin, Churchill và Roosevelt đã gặp nhau tại Teheran để bàn về kế hoạch phối hợp tấn công những cuồng vọng cuối cùng của chủ nghĩa phát xít và chuẩn bị chính sách cho thời hậu chiến. Phát xít Đức đã tìm mọi cách để phá hoại cuộc gặp gỡ này nhưng không thành công do lực lượng an ninh các nước Đồng minh làm việc rất có hiệu quả. Hội nghị thảo luận về các vấn đề như cắt trả đất đai mà Đức đã chiếm trong chiến tranh cho nhiều quốc gia, nước Phổ sẽ bị chia nhỏ và không được phộo quản lý vùng Ruhr và các trung tâm sản xuất than và thép; nước Đức phát xít sẽ không bao giờ có thể hồi sinh. Những vấn đề này còn tiếp tục được bàn đến trong Hội nghị Yalta (2/1945) nhưng rất ít khi các nước thống nhất được với nhau một cách nhanh chóng. Ngay trong nội bộ chính phủ của Mỹ và Anh cũng cũn cú những ý kiến rất khác nhau về mục đích của việc phân chia nước Đức. Tổng thống Mỹ Roosevelt muốn chia Đức thành 5 nhà nước độc lập và 2 khu vực đặt dưới quyền kiểm soát của quân Đồng minh. Bộ trưởng tài chính Mỹ Morgenthau lại muốn thiết lập một chương trình với mục tiêu ngăn chặn khả năng nước Đức có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Theo đó, tiềm năng công nghiệp của Đức sẽ bị thủ tiêu, một phần rộng lớn đất đai của Đức sẽ bị cắt trả về cho Balan và Pháp, phần đất còn lại sẽ được chia thành hai Nhà nước và một khu vực quốc tế, thực chất là do quân Đồng minh kiểm soát. Còn Bộ trưởng ngoại giao Mỹ J.F.Byrnes thì không muốn phân chia nước Đức mà chỉ muốn làm suy yếu nước Đức thông qua việc phân tán về kinh tế và chính trị, thành lập tổ chức liên bang. Về phía Anh, thủ tướng Churchill lo sợ rằng nếu ý tưởng của Roosevelt được thực hiện thì sau khi Mỹ rút quân về nước (khoảng sau 2 năm) chỉ có Liờn Xụ là lực lượng chính trị và quân sự mạnh nhất ở châu Âu, ông ta không tán thành việc thành lập những Nhà nước không có khả năng tồn tại độc lập tại Trung Âu vì rất lo sợ những nhà nước này có thể sẽ bị ảnh hưởng của Liờn Xụ. Churchill đề nghị các bang phía nam Đức gồm Sachsen, Bayern, Pfalz, Baden và Wuerttemberg lập thành một cực đối trọng với Phổ. Những nhà nước này sẽ kết hợp với Áo và Hungari tạo thành Liên minh Donau (gồm các nước bên bờ sông Đanuýp). Tất nhiên Stalin cực lực phản đối một kiểu nhà nước như vậy. Các nhà ngoại giao Anh cũng phản đối việc chia cắt nước Đức, chỉ có các tướng lĩnh Anh là đồng tỡnh vỡ họ cho rằng một nước Đức thống nhất sẽ dễ dàng tấn công các nước khác kể cả Liờn Xụ, ngược lại nếu chia nhỏ nước Đức ra thì một mặt nó sẽ làm suy yếu nước Đức, mặt khác nó cũng là “sự bảo đảm của bảo đảm một khi có nguy cơ Xô Viết”. Một mặt họ lo sợ một nước Đức hùng mạnh sẽ là nguy cơ đối với họ, mặt khác họ muốn sử dụng nước Đức như là một lá chắn để chống lại ảnh hưởng của Liờn Xụ ở Châu Âu. Song khi chiến sự tiếp diễn ngày càng ác liệt thì những điều tranh cãi ở Hội nghị Teheran có vẻ ít được quan tâm hơn. Sau này, tại Hội nghị Yalta, Stalin một lần nữa đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên ụng không đưa ra một kế hoạch cụ thể nào mà chỉ yêu cầu đưa thêm vào văn bản đầu hàng vô điều kiện của Đức một cõu “cỏc nước Đồng minh sẽ đề ra các biện pháp nhằm giải trừ quân bị, phi quân sự hoá và chia cắt nước Đức nếu họ thấy cần thiết cho hoà bình và ổn định trong tương lai”. Nhưng văn bản trên trong thực tế cũng không được đem ra sử dụng vào ngày 8/5/1945. Còn Roosevelt thì vẫn nhắc lại tại Yalta rằng ông ta vẫn thấy kế hoạch của ông ta là hợp lý song cũng không làm gì thêm để đi đến một quyết định cụ thể. Hội nghị còn bàn thêm về một số vấn đề khác nhưng nhìn chung, Hội nghị Teheran chỉ là khúc dạo đầu, còn quyết định cuối cùng của các nguyên thủ quốc gia nằm ở các văn bản cuộc gặp gỡ Yalta và Hội nghị Potsdam sau này. EAC Vào tháng 1/1944, Hội đồng Tư vấn Châu Âu, European Advisory Commission (EAC), bao gồm đại diện của ba cường quốc đã họp tại London. Hội nghị này bàn về những kế hoạch cho thời gian ngay sau khi phát xít Đức đầu hàng. Những kế hoạch được thoả thuận trong Hội nghị London sẽ được Churchill, Roosevelt và Stalin phê chuẩn tại Hội nghị Yalta tháng 2/1945. Để có thể kiểm soát chặt chẽ nước Đức, các nước Đồng minh sẽ chiếm đóng hoàn toàn lãnh thổ Đức trong khoảng thời gian chưa xác định. Ngày 12/9/1944, ba nước Mỹ, Anh, Liờn Xô đã kí một nghị định thư chia nước Đức thành ba vùng do ba nước chiếm đóng. Theo đó, lãnh thổ nước Đức được giới hạn theo đường biên giới được định từ trước chiến tranh, này 31/12/1937, tức là trước khi Đức thực hiện việc chiếm đúng các quốc gia khác. Điều đó có nghĩa là cả Áo, vùng Sudelen (thuộc Cộng hoà Séc ngày nay) và cỏc vùng đất khác đã bị Đức sáp nhập vào lãnh thố của mình năm 1938 và trong suốt thời gian chiến tranh sẽ được trả về cho “chủ cũ”. Liờn Xụ sẽ chiếm đóng phần “phớa Đụng” gồm cả tỉnh Đông Phổ nằm ở đông đường biên giới được định trên tấm bản đồ “Map A” kèm theo. Đường biên giới này đồng thời đã là ranh giới gió cỏc bang và các tỉnh của nước Đức, sau này là đường biên giới chính thức giữa Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức, là ranh giới giữa hai khối Đông và Tây Âu, ranh giới giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu. Thủ đô Berlin không thuộc vào vùng kiểm soát của Liờn Xụ (mặc dù ở phía đông và sau này hoàn toàn do Hồng quân Lờn Xô đánh chiếm), mà bị chia thành ba khu vực chiếm đóng của ba nước Anh, Mỹ, Liờn Xụ. Trên thực tế, Nghị định thư bắt đầu có hiệu lực sau ngày phát xít Đức đầu hàng, ngày 9/5/1945. Sau ngày 26/7/1945, một hiệp định bổ sung đã công nhận nước Pháp cũng là một nước thắng trận do tính đến những chiến tích của Pháp khi De Gaulle tổ chức nhiều đơn vị lớn đánh sang Đức sau khi nước Pháp được giải phóng vào tháng 8 năm 1944. Và nước Phỏp cỳng nhận được quyền kiểm soát một phần nước Đức và một phần Berlin từ cỏc vựng kiểm soát của Anh và Mỹ. Một văn bản khác của EAC được ban hành ngày 14/11/1944 quy định cụ thể việc tổ chức hệ thống kiểm soát nước Đức: tại các khu vực chiếm đóng của mỗi nước sẽ do các Tổng chỉ huy kiểm soát dưới sự chỉ đạo của Chính phủ họ. Để quản lý các vấn đề chung của nước Đức, một Hội đồng kiểm soát được thành lập bao gồm các Tổng chỉ huy của các nước Đồng minh. Hội đồng này có chức năng bảo đảm sự thống nhất trong hành động của các Tổng chỉ huy ở mức độ có thể. Các quyết định của Hội đồng phải được các thành viên của Hội đồng nhất trí thông qua. Sau này, khi nước Đức bị chia thành các khu vực chiếm đóng, Hội đồng Kiểm soát đã được tuyên bố thành lập và chính thức đi vào hoạt động. 2. Hội nghị Yalta Ngày 4/2/1945, khi nguyên thủ của ba nước Liờn Xụ, Anh, Mỹ gặp nhau tại Krim để nhóm họp hội nghị Yalta thỡ quân đội ba nước đã tiến vào sát của ngõ của Đức. Trước đó, ngày 21/10/1944, Aachen là thành phố đầu tiên của Đức bị chiếm đóng, Hống quõn Liờn Xô đã bắt đầu tấn công Đông Phổ, Schlesien và Berlin. Trong Hội nghị này các thành viên đều có chung một cảm giác đã cùng nhau tận hưởng chiến thắng đầu tiên. Hội nghị Yalta được coi là thoả mãn về mọi mặt và cuối cùng, ba nước Đồng minh nhất trí là những kế hoạch quân sự giữa họ sẽ được phối hợp chặt chẽ hơn, các cuộc trao đổi thông tin giữa các Bộ chỉ huy quân sự các nước sẽ tiếp tục được tiến hành. Một kế hoạch chi tiết với sự nhất trí tuyệt đối đã được đưa ra. Và họ không có lý do gì để không tin tưởng tuyệt đối rằng sự hợp tác ăn ý của ba bộ chỉ huy quân sự sẽ rút ngắn thời gian chiến tranh lại. Hội nghị cũng đã ra tuyên bố: nước Đức phát xít đã bị cáo chung và quân đội phát xít Đức sẽ phải trả giá đắt hơn cho thất bại của mình nếu chúng tiếp tục tìm cách phản kháng một cách vô vọng. Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, các nước Đồng minh đã thống nhất về chủ trương và kế hoạch để buộc nước Đức phát xít phải đầu hàng vô điều kiện sau khi bị đánh bại hoàn toàn. Theo kế hoạch đã thoả thuận, lực lượng của ba cường quốc sẽ chiếm đúng các khu vực đã được phân chia. Và thể sẽ có một hội đồng trung ương để quản lý và kiểm soát phối hợp với các tư lệnh của ba nước. Bên cạnh đó ba nước thống nhất việc mời Pháp nhận kiểm soát một khu vực và là thành viên thứ tư của hội đồng nếu Pháp muốn. Ranh giới khu vực kiểm soát của Pháp sẽ được bốn chính phủ quyết định thông qua đại diện của mình tại Hội đồng tư vấn Châu Âu (cùng trong Hội nghị này, các nước Đồng minh cũng phân chia Triều Tiên vừa được giải phóng khỏi ách thống trị của phát xít Nhật thành hai khu vực chiếm đóng với phương thức tương tự như vậy. Bán đảo triều Tiên bị chia làm hai miền, phía Bắc vĩ tuyến 38 do Liờn Xụ kiểm soát, phía Nam vĩ tuyến 38 do Mỹ kiểm soát. Năm 1948, ở khu vực do quân đội Mỹ chiếm đóng, Cộng hoà Triều Tiên được thành lập. Cùng năm đó, ở miền Bắc cũng tuyên bố thành lập Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên). Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là làm sao tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, làm cho Đức không bao giờ có thể xâm hại nền hoà bình thế giới một lần nữa. Muốn thế phải xoá bỏ vĩnh viễn một nước Đức quõn, phỏ huỷ hoặc kiểm soát tất cả cơ sở công nghiệp Đức phục vụ chiến tranh, trừng trị các tội phạm chiến tranh một cách thích đỏng, xoá bỏ các đảng phát xít, luật phát xít, tổ chức phát xít. Chỉ có như vậy người Đức mới có hi vọng có được cuộc sống ổn định và một vị trí xứng đáng trong cộng đồng các dân tộc. Về việc bồi thường thiệt hại chiến tranh, Đức phải có trách nhiệm bồi thường cho những nước mà Đức đã xâm trong phạm vi
Luận văn liên quan