Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, thuế đã thay đổi và phát triển theo sự phát triển của các chức năng của nhà nước. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, thuế chỉ là công cụ tạo nguồn thu cho nhà nước; đến nền kinh tế hiện đại, thuế còn tham gia vào quá trình điều tiết nền kinh tế.
Nhằm hoàn thiện chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập, pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành lân đầu tiên vào ngày 27/12/1990) đã được thay thế bởi Luật thuế thu nhập cá nhân (được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thay đổi trong Thuế thu nhập cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, thuế đã thay đổi và phát triển theo sự phát triển của các chức năng của nhà nước. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, thuế chỉ là công cụ tạo nguồn thu cho nhà nước; đến nền kinh tế hiện đại, thuế còn tham gia vào quá trình điều tiết nền kinh tế.
Nhằm hoàn thiện chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập, pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (ban hành lân đầu tiên vào ngày 27/12/1990) đã được thay thế bởi Luật thuế thu nhập cá nhân (được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009.
I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN:
Khái niệm:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Đây là loại thuế được áp dụng từ rất lâu và phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm mục tiêu tập trung cho ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
2. Đặc điểm của thuế Thu nhập cá nhân:
- Là loại thuế trực thu, liên quan trực tiếp đến lợi ích của người chịu thuế do đó rất nhạy cảm và dễ bị phản ứng, tạo gánh nặng về thuế đối với người chịu thuế. Ở đây người chịu thuế đồng thời cũng là người nộp thuế, nên người chịu thuế khó chuyển gánh nặng về thuế cho người khác.
- Thuế thu nhập cá nhân có thuế suất được thiết kế theo biểu thuế luỹ tiến. Do thực hiện vai trò điều tiết công bằng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thuế suất thuế thu nhập cá nhân thực hiện điều tiết thu nhập theo nguyên tắc phù hợp với khả năng trả thuế.
-Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế chú trọng đến gia cảnh người chịu thuế thông qua các quy định giảm trừ cho cá nhân người chị thuế và những người phụ thuộc. Các quy dịnh giảm trừ góp phần cho thuế thu nhập cá nhân thực hiện nguyên tắc cân bằng theo chiều dọc trong điều tiết thu nhập của người dân. Mặt khác còn tạo nên sự đồngthuận của xã hội nói chung khi áp dụng luật thuế.
- Đối tượng chịu thuế, thu nhập chịu thuế của thuế thu nhập cá nhân rất đa dạng và phức tạp.
- Thuế thu nhập cá nhân có biểu thuế khá phức tạp.
3. Vai trò của thuế Thu nhập cá nhân:
- Góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Để đạt đến mục tiêu công bằng xã hội, nhà nước phải can thiệp bằng việc thu thuế vào thu nhập cá nhân nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, qua đó điều chỉnh tương đối sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội theo chiều dọc (các bậc thu nhập khác nhau thì chịu mức thuế suất khác nhau) và theo chiều ngang (thu nhập như nhau thì chịu cùng một mức thuế suất). Tuy nhiên cần lưu ý đến chi tiêu của ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi tiêu mang ý nghĩa phúc lợi xã hôi, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội.
- Giúp khắc phục tính luỹ thoái của thuế gián thu.
Thuế thu nhập cá nhân với thuế suất luỹ tiến sẽ góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, người có thu nhập cao sẽ nộp thuế càng nhiều và ngược lại, thu nhập thấp nộp thuế ít hơn hoặc không phải nộp thuế.
- Góp phần tạo nguồn thu cao cho ngân sách nhà nước,
Khi trình độ phát triển kinh tế càng cao, thu nhập của dân cư được nâng lên thì số thu từ loại thuế này càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu ngân sách về thuế.
II. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN :
(Quá trình ra đời và phát triển của thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân dưới thời phong kiến:
Tiền thân của thuế thu nhập cá nhân là thuế Thân (thuế Đinh) ra đời dưới thời Trần.
Điểm khác biệt của thuế Thân so với thuế thu nhập cá nhân ngày nay là: mọi nam giới trên 18 tuổi không phân biệt giàu nghèo đều phải chịu một mức thuế bằng nhau (54 kg thóc/ người).
Thuế thu nhập cá nhân dười thời nhà Nguyễn và Pháp đô hộ:
Thuế Thân vẫn được áp dụng với mọi đối tượng, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, nhưng với mức thuế cao hơn.
Thuế thu nhập cá nhân thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước:
Miền Bắc: ngày 07/09/1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh đầu tiên bãi bỏ thuế Thân theo đầu người.
Miền Nam: dưới thời chính quyền Sài Gòn trước 1975 áp dụng thuế lợi tức (khoản thuế thu nhập có sự phân biệt thể nhân và pháp nhân).
Thuế thu nhập cá nhân từ sau năm 1990:
Ngày 27/12/1990: Chủ Tịch Nước đã ký sắc lệnh công bố “Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao” đã được Ủy Ban Thường vụ quốc hội thông qua, và được áp dụng từ ngày 01/04/1991.
Pháp lệnh này đã qua nhiều lần sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn đất nước: nghị quyết sửa đổi ngày 10/03/1992, ngày 01/06/1994, ngày 06/02/1997, ngày 30/06/1997……
Ngày 21/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hoà XHCH Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN). Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, CP đã quyết định giãn thời gian nộp thuế thu nhập cá nhân (đối với những đối tượng thuộc phạm vi qui định của CP): từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009.
1. Đối tượng nộp thuế:
- Chuyển cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có thu nhập từ sản xuất-kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập theo chứng chỉ hành nghề hiện tại đang nộp thuế theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sang nộp thuế thu nhập cá nhân.
( Vì đã là cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều được đối xử như nhau, tức là đều chịu thuế TNCN. Hơn nữa theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây thì cá nhân kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNDN và thu nhập từ kinh doanh sau khi trừ chi phí liên quan đến kinh doanh nộp thuế TNDN với thuế suất 28%; còn đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, sau khi trừ mức khởi điểm chịu thuế, phần thu nhập vượt nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần với thuế suất thấp nhất 10%, thuế suất cao nhất 40%.
(Thêm vào đó, việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư. Điều này rất có ý nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở Việt Nam vì thứ nhất hộ kinh doanh là cá nhân đại diện cho hộ gia đình, theo quy định của Luật Dân sự thì hộ kinh doanh không phải là pháp nhân nên việc điều tiết bởi thuế thu nhập DN là chưa phù hợp; thứ hai theo quy định trước đây họ phải nộp thuế TNDN với thuế suất chung bằng với các doanh nghiệp (thông thường là những đơn vị kinh doanh có quy mô lớn). Việc áp dụng thuế suất như với các doanh nghiệp là quá cao đối với hộ cá nhân kinh doanh.
- Bổ sung cá nhân có thu nhập do chuyển nhượng vốn (gồm chuyển nhượng vốn trong các tổ chức kinh tế, chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng dưới các hình thức khác), cá nhân có thu nhập do đầu tư vốn (gồm lãi cho vay, lợi tức từ cổ phần, phần vốn góp, các hình thức khác trừ thu nhập từ trái phiếu chính phủ).
- Chuyển cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất hiện đang nộp thuế theo Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất sang nộp thuế thu nhập cá nhân).
( Sự thay đổi này, trước hết đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập và đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhận kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN.
- Còn một điểm mới nữa là việc định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú (đối tượng phải nộp thuế TNCN cho Việt Nam đối với toàn bộ thu nhập, kể cả thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nước ngoài).
Nếu như trước đây, đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam (ngày đến Việt Nam và ngày đi khỏi Việt Nam tính làm 01 ngày) thì luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điêu kiện nữa được coi là cư trú ở Việt Nam, đó là cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm :
( Có nơi ở đăng ký thường trú
( Có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
( Bổ sung như vậy làm cho việc xác định đối tượng nộp thuế được thuận lợi hơn, bao quát hết đối tượng nộp thuế và mở rộng đói tượng nộp thuế một cách hợp lý.
2. Thu nhập chịu thuế :
( Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú như sau:
+ Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
+ Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại.
+ Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học.
( Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau :
+ Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp,… thì các khoản phụ cấp, trợ cấp,… này không tính vào thu nhập chịu thuế.
( Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc được giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế là các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp,... Các khoản bảo hiểm khác không được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế.
( Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả hoặc tổng giá trị hoa hồng, tiền công dịch vụ thì phải khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
+ Trường hợp cá nhân làm đại lý bán hàng hoá (kể cả đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số) hoặc thực hiện các dịch vụ chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo Mẫu số 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này) gửi cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập đơn vị chi trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế nhưng hết năm vẫn phải cung cấp danh sách để cơ quan thuế biết. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
3. Các khoản thu nhập được miễn thuế :
Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế TNCN hiện nay đã thay đổi, với tên gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế khác:
- Thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Tiền thửơng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât;
- Học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ.
- Thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ.
- Phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Việc miễn thuế này nhằm mục đích thu hút khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ trong dân cư vào các kênh tín dụng, để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi đồng vốn của xã hội. (Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn. Điều này cũng thể hiện chính sách khuyến khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội như tố giác tội phạm, tăng cường lao động sản xuất…
4. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú :
( Các khoản giảm trừ gia cảnh :
(Theo thông tư số 84/2008/TT-BTC qui định các đối tượng phụ thuộc gồm :
a) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500.000 đồng.
b) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500.000 đồng.
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500.000 đồng.
d) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá 500.000 đồng mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
(Theo thông tư số 62/2009/TT-BTC27 bổ sung các điều khoản về giảm trừ gia cảnh như sau:
( Đối với mẹ kế, bố dượng (bổ sung mục c trên):
- Trường hợp đối tượng nộp thuế có mẹ kế, bố dượng ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của Pháp luật nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng thì đối tượng nộp thuế được tính giảm trừ người phụ thuộc.
(Đối với người trong và ngoài độ tuổi lao động (bổ sung mục d trên):
- Người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị tàn tật không có khả năng lao động;
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
- Người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
- Đối với người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.
( Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc :
(Theo thông tư số 84/2008/TT-BTC qui định :
a) Đối với con:
- Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động cần có các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
- Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài) cần có các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc các giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề.
+Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú thì ngoài Giấy khai sinh cần có bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Đối với vợ hoặc chồng:
- Vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.
- Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
d) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột cần có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế với người phụ thuộc.
Các giấy tờ hợp pháp nêu ở đây là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của đối tượng nộp thuế đối với người phụ thuộc như: bản sao sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), bản sao Giấy khai sinh,... thể hiện được quan hệ này.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động ngoài các giấy tờ nêu trên thì phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
đ) Các giấy tờ trong các hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên, nếu là bản sao thì phải có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu không có công chứng hoặc chứng thực thì phải xuất trình bản chính cùng với bản sao để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.
e) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
(Thông tư mới số 62/2009/TT-BTC27 có các điều khoản bổ sung như sau:
Đối với cha mẹ, anh chị em ruột (bổ sung mục c trên) :
- Hồ sơ chứng minh đối với người phụ thuộc là bố dượng, mẹ kế là: bản sao giấy khai sinh của đối tượng nộp thuế và bản sao giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh là bố dượng, mẹ kế hoặc các giấy tờ khác có liên quan trong đó có nội dung xác định là bố dượng, mẹ kế.
Đối với người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột, các cá nhân khác (bổ sung mục d trên)
- Hướng dẫn bổ sung về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột, các cá nhân khác và nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột, các cá nhân khác:
+ Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.
+ Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế là: bản sao đăng ký t