Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc đầu tư nước ngoài luôn được các quốc gia đặc biệt coi trọng. Vậy nên việc quyết định điểm đến cho vốn đầu tư cũng là một bài toán khó cho các doanh nghiệp khi muốn mở rộng đầu tư ra các nước khác. Và Việt Nam, một quốc gia đang phát triển ắt hẳn đã, đang và sẽ là một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc được đánh giá cao trong quá trình chọn lựa của các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam do rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh tế và tài nguyên, môi trường tài chính, khung pháp lí, môi trường cơ sở hạ tầng, môi trường lao động, môi trường quốc tế.
19 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 5794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thuận lợi cũng như khó khăn của Việt Nam về nguồn nhân lực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc đầu tư nước ngoài luôn được các quốc gia đặc biệt coi trọng. Vậy nên việc quyết định điểm đến cho vốn đầu tư cũng là một bài toán khó cho các doanh nghiệp khi muốn mở rộng đầu tư ra các nước khác. Và Việt Nam, một quốc gia đang phát triển ắt hẳn đã, đang và sẽ là một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc được đánh giá cao trong quá trình chọn lựa của các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam do rất nhiều yếu tố như: môi trường kinh tế và tài nguyên, môi trường tài chính, khung pháp lí, môi trường cơ sở hạ tầng, môi trường lao động, môi trường quốc tế.... Tuy nhiên, yếu tố con người có lẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của dự án đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ, con người chính là chủ thể của nền kinh tế, cũng chính là người tiếp nhận những thành quả của nền kinh tế ấy, là tác nhân chèo lái đưa đến sự thành công. Một doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài, có chăng nếu họ chọn một môi trường đầu tư mà ở đó yếu tố nguồn nhân lực không được phát triển, không đáp ứng được các yêu cầu thì có lẽ việc đầu tư ấy sẽ gặp nhiều bất trắc. Doanh nghiệp ấy có thể mang đến máy móc, có thể mang những tiến bộ về công nghệ, hay nhập khẩu nhiên phụ liệu, nhưng họ vẫn cần ở nước nhận đầu tư một đội ngũ lao động phục vụ cho sản xuất. Và đội ngũ ấy phải dồi dào và đáp ứng được về chuyên môn, kĩ thuật. Vậy Việt Nam đã có những gì để đáp ứng lại những yêu cầu đó, bài tiểu luận của chúng tôi xin trình bày về những thuận lợi cũng như khó khăn của Việt Nam về nguồn nhân lực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng những điều kiện đó.
Tổng quan về nguồn nhân lực
Ngày nay khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng đựơc những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại.
Dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để tạo ra của cải phục vụ hiện tại và tương lai đất nước.
Hiểu một cách đơn giản thì Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ cho xã hội. Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội là khả năng lao động cả xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động). Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định. Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc... tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động.
Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động - bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng.Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng. Một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển.
Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới. Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ yăng trưởng chưa từng thấy. Trong bối cảnh đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động nhất. Một trong những yếu tố chủ chốt thức đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lựckhi thu hút đầu tư vào trong nước. Để có được nền kinh tế phát triển cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo hay nói cách khác phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Taọ môi trường đầu tư thông thoáng cùng với nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng và nhu cầu sẽ là một trong những mục tiêu lớn để thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam.
II.Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam:
1. Lợi thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong thu hút đầu tư:
a. Về quy mô nguồn nhân lực lớn.
Một trong những ưu thế rõ rệt của lao động Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực dồi dào. Đó là do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ được coi là “cơ cấu vàng” nên số người trong độ tuổi lao động cũng lớn. Tỷ lệ tăng dân số bình quân tăng và hệ số phụ thuộc có xu hướng giảm.
Quy mô nguồn nhân lực (Cục thống kê 2012)
Năm
2011(nghìn người)
2012 (nghìn người)
Dân số trong và trên độ tuổi lao động
66.663,6
67.555,5
Dân số trong độ tuổi lao động
60.444
61.253
Trong xu thế phát triển của thế giới, việc các nước phát triển hướng nguồn vốn đầu tư của mình vào các nước đang phát triển có thể góp phần không nhỏ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Với thuận lợi về nguồn lao động dồi dào, Việt Nam đang cho thấy mình là một môi trường đầu tư tiềm năng mà các nhà đầu tư nước ngoài nên chú trọng. Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lớn (69%), việc tận dụng được nguồn lao động này có thể giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm một phần rất lớn chi phí đầu vào.
Tỷ trọng dân số < 15 tuổi, 15-64 tuổi, 60+, 65+ và chỉ số già hóa, 1989-2012 Đơn vị tính: Phần trăm
1989
1999
2009
2010
2011
2012
Tỷ trọng dân số < 15 tuổi
39,2
33,1
24,5
24,7
24,0
23,9
Tỷ trọng dân số 15-64 tuổi
56,1
61,1
69,1
68,5
69,0
69,0
Tỷ trọng dân số 60+
7,1
8,0
8,7
9,4
9,9
10,2
Tỷ trọng dân số 65+
4,7
5,8
6,4
6,8
7,0
7,1
Chỉ số già hoá
18,2
24,3
35,5
37,9
41,1
42,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009; Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2001-2012
Lực lượng lao động dồi dào, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp lớn ở Việt Nam cho thấy rất nhiều nguồn lực chưa được khai thác đầy đủ ở Việt Nam, nguồn lao động thừa này là một cơ hội không nhỏ để các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng trong các nghành đầu tư về lĩnh vực cần sử dụng nhân công nhiều như xầy dựng, thủ công mỹ nghệ,... Thất nghiệp là một trong những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên xét trên khía cạnh đầu tư nó lại là một lợi thế thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp 2012
Thời gian
Tỷ lệ thiếu việc làm (%)
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
9T năm 2012
Quý 1/2012
Quý 2/2012
Quý 3/2012
2,74
3,09
2,39
2,75
1,60
2,14
1,19
1,46
3,26
3,51
2,93
3,33
2,01
2,08
1,87
2,06
3,30
3,46
3,12
3,31
1,42
1,46
1,29
1,48
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm 9 tháng đầu năm 2012, Tổng cục Thống kê
b.Chất lượng nguồn nhân lực đang được cải thiện.
Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao nhiều. Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực Việt Nam là khá cao. Trong những năm qua do Đảng và nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo nên đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Trình độ dân trí Việt Nam năm 2012
Cục thống kê 2012
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có bước tiến đáng kể trong những năm qua. Việc phát triển không ngừng chất lượng giáo dục cũng đem lại những hiệu ứng tích cực cho việc thu hút vốn FDI từ nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như là một địa điểm an toàn về đầu tư với vốn nhân công lớn đi kèm trình độ càng ngày càng phát triển hứa hẹn những tiềm năng không nhỏ cho Việt Nam trong tương lai gần.
c. Chi phí tuyển nhân công rẻ.
Việt Nam được đánh giá là một nước có tốc độ tăng lương tối thiểu cao. Tuy nhiên, dù có tốc độ tăng lương tối thiểu cao, song các DN nước ngoài cũng cho biết, số tiền lương mà các DN nước ngoài tại Việt Nam phải trả cho người lao động vẫn rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.
Thống kê chi phí lao động các nước Asian của Nhật Bản
(Nguồn: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO)
Theo JETRO, các Doanh nghiệp Nhật tại Singapore, lương trả cho công nhân sản xuất một năm là 24.179 USD/người; tại Malaysia là 7.795 USD/người; Trung Quốc là 7.503 USD và Thái Lan là 6.936 USD…, trong khi ở Việt Nam, DN Nhật Bản chỉ phải trả 3.000 USD cho một công nhân sản xuất. Tính ra mỗi tháng, DN Nhật Bản chỉ phải trả cho một công nhân sản xuất là 250 USD. Tương tự, mức lương trả cho kỹ sư ở Việt Nam một năm là 5.749 USD/người, trong khi ở Singapore là 48.744 USD; Malaysia là 17.425 USD và Thái Lan là 12.560 USD…công nhân Việt Nam được trả trung bình khoảng 3.000 USD trong năm 2013, tương đương 250 USD/tháng (khoảng 5,3 triệu đồng). Mức lương này cao hơn tại Lào, Campuchia, Myanmar nhưng chỉ bằng 1/8 lương công nhân làm việc cho công ty Nhật Bản tại Singapore và bằng 1/2 tại Thái Lan. Chi phí nhân công rẻ là một lợi thế của Việt Nam mà các DN nước ngoài không thể bỏ qua. Tờ báo nước ngoài The Richest mới đây đã đưa thông tin: Việt Nam trong nhóm 5 nước có giá lao động rẻ nhất thế giới với 0,39 USD/giờ.
Kết quả là, có 70% DN Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Con số này lớn hơn mức 66,2% tại Thái Lan; 58,1% tại Philippines, 54,2% tại Trung Quốc hay 51,6% tại Malaysia. Theo đó, những lĩnh vực mà DN Nhật Bản quan tâm đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới là công nghiệp chế biến chế tạo và phần mềm.
d. Công tác đào tạo nguồn nhân lực
Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng. Chúng ta cũng đã phát triển được một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, nhiều cán bộ khoa học của Việt Nam cũng đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động ViệtNam thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp cận được với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp. Qua đó, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã được nâng cao hơn. Việc càng ngày càng quan tâm tới đào tạo đã giúp Việt Nam có được cái nhìn tốt trong mắt các nhà đầu tư và với ưu thế cũng như công tác đào tạo triệt để hơn nữa, nhất định nguồn vốn đầu tư vào trong nước sẽ liên tục tăng.
e. Các thuận lợi khác
Nguồn nhân lực nước ta còn có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới, có khả năng toán học. Đây là những lợi thế không hề nhỏ mà Việt Nam có được và nếu tận dụng tốt những lợi thế về nguồn nhân lực trong nước Việt Nam có thể là một trong những điểm thu hút đầu tư lớn của khu vực và thế giới.
2. Khó khăn
Dù đã có những cơ hội rất ấn tượng về chất lượng nguồn nhân lực như đã kể trên nhưng nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hội nhập kinh tế. Điều này cũng đặt ra một thách thức lớn cho Việt Nam trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài. Và điều đó sẽ được thể hiện qua các điểm cơ bản sau:
Chất lượng nguồn nhân lực thấp so với khu vực và thế giới
Nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng không cao. Số người có trình độ chuyên môn và khoa học tuy đã đào tạo được hơn 7 triệu người nhưng so với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới thì còn thấp.
Bảng cơ cấu lực lượng lao động trong tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (đơn vị: %):
Trình độ
chuyên môn kỹ thuật
Quý 4 năm 2011
Quý 3 năm 2012
Quý 3 năm 2013
Không có trình độ CMKT
83,19
82,06
81,62
Dạy nghề
4,31
5,01
5,26
Trung cấp
chuyên nghiệp
3,74
3,69
3,68
Cao đẳng
1,94
2,05
2,11
Đại học trở lên
6,68
7,06
7,16
Không xác định
0,14
0,13
0,19
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tỷ lệ chưa đào tạo còn chiếm phần lớn. Trong số đã qua đào tạo thì trình độ sơ cấp lại chiếm tỷ lệ lớn ngang với trình độ đại học trở lên. Không có sự phát triển đáng kể giữa 2 năm. Bộ phận lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều lỗ hổng thiếu sót hạn chế về mặt kiến thức khoa học, năng lực thực hành, phương pháp tư duy sáng tạo, nắm bắt công nghệ hiện đại… Hầu hết các dự án ODA và FDI vào Việt Nam chú trọng vào khả năng thực hành và nắm bắt công nghệ. Bởi vậy, một nguồn nhân lực vẫn đang còn trên đà phát triển, có những nhược điểm về thực hành, ngoại ngữ sẽ gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện đầu tư, do đó cũng làm giảm sức đầu tư nước ngoài vào trong nước.
Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vực FDI và xuất khẩu lao động còn gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (công nhân lành nghề, lao động có trình độ đại học trở lên ) để đáp ứng chuyển giao khoa học công nghệ mới từ nước ngoài. Phần lớn lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp đều hạn chế về năng lực làm việc kể cả lao động trực tiếp và lao động quản lý. Người lao động ít được đào tạo một cách bài bản, kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng làm việc của nhiều người không còn phù hợp hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Quy mô lao động qua đào tạo và chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật có khoảng cách so với nhiều nước trên thế giới. Ngay cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Phillippine, Singapore thì sức cạnh tranh của lao động Việt cũng thấp hơn rất nhiều. Do đó lao động Việt Nam rất khó cạnh tranh được với lao động trong khu vực. Sự phát triển lệch về kĩ năng lao động Việt Nam là một nhược điểm không dễ khắc phục và nó sẽ còn gây ra nhiều khó khăn trong việc hút vốn đầu tư từ các nước khác.
Chỉ số phát triển con người (HDI)
Chỉ số phát triển con người HDI là công cụ đo lường tổng hợp về sự phát triển của con người bao gồm thể lực và trí lực như sức khỏe, giáo dục và thu nhập…nhằm so sánh sự phát triển của các quốc gia trong các thời kỳ khác nhau. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc về chỉ số HDI trong năm 2013 như sau:
Xếp hạng HDI thế giới năm 2013
Các nước Asean
HDI
Giá trị
Xếp hạng (/186 quốc gia)
Singapore
0,895
18
Brunei
0,855
30
Malaysia
0,769
64
Thái Lan
0,690
103
Phillipines
0,654
114
Indonesia
0,629
121
Việt Nam
0,617
127
Thực tế cho thấy chỉ số HDI của nước ta trong các năm qua cải thiện không đáng kể, thậm chí tụt lùi (năm 2006 hạng 109/162; 2007 hạng 105/177; 2009: hạng 116/182). Trong khi các nước láng giềng đang có sự cải thiện rất tốt như Trung Quốc, Thái lan, Indonesia về chỉ số này, có nghĩa rằng ta đang thụt lùi trên bình diện chung.
Đây cũng là vấn đề khó khăn với nguồn nhân lực Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng là các quốc gia châu Á, nhưng Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore là những nước có chỉ số đánh giá vào top cao nhất. Cũng như cùng với nguồn nhân lực có nhiều nét tương đồng nhưng Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines, Brunei lại bỏ tương đối xa Việt Nam trong vấn đề phát triển con người. Điều này cũng là một rào cản đánh vào phía Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
cơ cấu lao động thiên về nông nghiệp
Việt Nam có sự phân bố lao động không phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Bởi nước ta vẫn là nước nông nghiệp vẫn đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên phần lớn lao động tập trung ở lĩnh vực nông lâm thủy sản.
Bảng phân bố lao động Việt Nam năm 2012 ( nguồn Tổng cục thống kê):
Trong khi đó hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều hướng vào các ngành công nghiệp và dịch vụ để thu lại lợi nhuận lớn. Có thể kể ra một số nghành thu hút đầu tư như công nghệ phần mềm, điện thoại di động, lắp ráp cơ khí,... Vậy nên việc phân bố lao động tập trung chủ yếu trong nghành nông lâm khiến Việt Nam rất bất lợi đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Quản lí lao động của Việt Nam
Cái khó của các Doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng có thể kể đến việc tìm kiếm nguồn lao động phù hợp với công việc. Bởi lẽ, ở Việt Nam, thị trường lao động chưa thực sự phát triển, chưa có những cầu nối chính thức cho cung và cầu lao động. Điều này gây ra việc có nhiều người lao động tìm mà không thấy việc phù hợp cũng như doanh nghiệp cần mà không tìm được người thích hợp.
Việc liên kết giữa nhà trường với các tập đoàn là chưa cao, đặc biệt là khi ta so sánh nền giáo dục công với các trường đại học tư nhân, đại học quốc tế hay hơn nữa là các trường trên Thế giới khác.
Đồng thời, việc quản lí lao động của Việt Nam khi các cá nhân, tổ chức ấy đầu tư ra nước ngoài là chưa cao. Có rất nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra khi mà những bài báo nước ngoài đăng tin về những vụ lừa đảo, những hành vi xấu của một số những lao động, sinh viên hay doanh nghiệp Việt Nam ở nước họ..
Một ví dụ mà chúng ta có thể thấy gần đây nhất là sự việc báo chí Nhật Bản – một trong những nhà đầu tư chủ chốt của Việt Nam đưa tin về sự việc có một đường dây người Việt Nam chuyên lấy cắp những vật dụng như quần áo Uniqilo, mỹ phẩm Shinsedo,… để tuồn về nước qua các tiếp viên hàng không. Hay ở các nước Châu Âu, tình trạng người lao động sang làm việc chui là rất phổ biến và đang bị sự lên án của chính quyền nước đó.
Bản thân các doanh nghiệp ở nước đó sẽ nghĩ sao khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam. Sự việc đáng buồn kể trên có thể xảy đến là do các chế tài quản lí lao động chưa chặt chẽ, thiếu sự sát sao đến các cấp địa phương Vì vậy, có hay không chúng ta cũng đã để lại cái nhìn không tốt cho bạn bè Thế giới về con người Việt Nam
Một số thách thức khác:
Ngoài những thách thức kể trên, chúng ta có thể kể đến một số thách thức khác tuy rất nhỏ nhưng cũng cần thiết để xem xét nếu muốn nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài.
Phong cách làm việc của con người Việt Nam cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Ở nước ta, các lao động thường có sự chậm chạp, thiếu chuyên nghiệp, làm việc theo kiểu bao cấp, nước đến chân mới nhảy. Điều này, ta có thể so sánh với Hong Kong, Singapore… Ở các quốc gia này, mọi người đều làm việc một cách khẩn trương, mọi thứ đều phải diễn ra nhanh chóng nhất chứ không như việc lề mề, thiếu sự linh hoạt như ở Việt Nam. Tu