Sau năm 1986, đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế tư nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Các thành phần kinh tế muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải bù đắp được chi phí và thu được lợi nhuận, tù lợi nhuận họ có thể mở rộng quy mô nâng cao tích luỹ vốn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, các cá nhân hoạt động vì lợi ích của mình, vì lợi nhuận. Bởi vậy lợi nhuận chính là mục tiêu cao nhất, là thước đo cho mức độ thành công của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Lợi nhuận có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận là một phạm trù rất cơ bản của các lý thuyết kinh tế.
Chính vì lợi nhuận có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên em quyết định chọn đề tài: “Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận, vai trò của lợi nhuận trong cơ chế thị trường”.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận, vai trò của lợi nhuận trong cơ chế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu.
Sau năm 1986, đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế tư nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Các thành phần kinh tế muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải bù đắp được chi phí và thu được lợi nhuận, tù lợi nhuận họ có thể mở rộng quy mô nâng cao tích luỹ vốn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, các cá nhân hoạt động vì lợi ích của mình, vì lợi nhuận. Bởi vậy lợi nhuận chính là mục tiêu cao nhất, là thước đo cho mức độ thành công của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Lợi nhuận có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp... Lợi nhuận là một phạm trù rất cơ bản của các lý thuyết kinh tế.
Chính vì lợi nhuận có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên em quyết định chọn đề tài: “Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận, vai trò của lợi nhuận trong cơ chế thị trường”.
Chương 1
Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận.
I/ Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận.
1) Lịch sử phát triển các quan điểm về lợi nhuận.
a) Quan điểm của trường phái trọng thương.
Trường phái này ra đời trong điều kiện chế độ phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản thực hiện tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Cùng với đó là các phát kiến địa lý đã làm cho ngoại thương phát triển cực thịnh. Hơn nữa họ xem xét hiện tượng kinh tế ở vỏ bên ngoàii. Nên họ cho rằng lợi nhuận được tạo ra trong trao đổi, đặc biệt nhiều trong ngọai thương. Không một người nào thu được lợi nhuận khi không làm thiệt haị kẻ khác, không dân tộc nào được lợi khi không hi sinh lợi ích của dân khác. Lợi nhuận thu được từ việc mua rẻ bán đắt mà có.
b) Quan điểm của trường phái trọng nông.
Đối lập với những người theo trường phái trọng thương. Họ chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu một cách khoa học hơn. Họ cho rằng chỉ có nông nghiệp mới tạo ra lợi nhuận còn nghành công nghiệp và thương nghiệp là các nghành không sinh lợi. Tuy nhiên họ coi lợi nhuận là quà tặng của thiên nhiên.
c)Quan điểm của trường phái cổ điển ANH.
Khởi đầu từ W. Petty (1623-1687). Ông đã tìm thấy phạm trù địa tô mà chủ nghĩa trọng nông bỏ qua. Ông định nghĩa địa tô là số chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất. Ông không rút ra được lợi nhuận kinh doanh ruộng đất và công nhân chỉ nhận được tiền lương tối thiểu còn lợi nhuận thuộc về địa chủ. Còn về lợi tức Ông coi đó là tô của tiền và nó phụ thuộc vào địa tô.
Đại biểu thứ hai là A. Smith (1723-1790). Theo Ông lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của lao động. Theo cách giảii thích của A. Smith thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là hình thức khác nhau của giá trị thặng dư. Khác với các nhà kinh tế trước, A. Smith cho rằng lợi nhuận không chỉ có ở trong nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận tăng hay giảm tuỳ thuộc vào sự giầu có tăng hay giảm của xã hội. Ông nhận thấy khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau của tỉ suất lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút. Theo Ông tư bản đầu tư càng nhiều thì tỉ suất lợi nhuận càng thấp. Tuy nhiên lý luận của A. Smith còn có những hạn chế:Như sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận. Ông không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông nên cho rằng lợi nhuận cũng được tạo ra từ lưu thông, lợi nhuận là do tư bản đẻ ra, chỉ có bộ phận tài sản mang lại lợi nhuận mới là tư bản.
D. Ricardo (1772-1823). Là đỉnh cao nhất của trường phái Kinh Tế Chính Trị Cổ Điẻn Anh. Ông cho rằng giá trị được tạo ra gồm hai phần: tiền lương và lợi nhuận. Tiền lương tăng thì lợi giảm và ngược lạI. D. Ricardo xem lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoàI tiền công, lợi nhuận là lao động không được trả của công nhận. Ông nhận thấy:”lượng tư bản bằng nhau thì đem lại lợi nhuận bằng nhau “, nhưng Ông không chứng minh được vì Ông chưa hiểu được giá cả sản xuất. Đồng thời Ông chưa nhận ra giá trị thặng dư. Lý luận địa tô của D. Ricardo dựa trên lý luận giá trị. Ông khẳng định địa tô hình thành theo quy luật giá trị. Giá trị nông sản phẩm hình thành trên ruộng đất xấu nhất vì ruộng đất là yếu tố có giới hạn nên xã hội phảI canh tác trên cả ruôngj đất xấu. Vì thế tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này phảI nộp cho địa chủ. Ông cũng phân biệt được tiền tô và địa tô, theo ông tiền tô và địa tô do các quy luật khác nhau chi phối, chúng thay đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau. Ông đã sai khi gấn lý luận địa tô với quy luật ruộng đất sinh lợi ngày càng giảm. Ôngchưa đề cập đến địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối. Vì ông chưa biết đến cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v), không thấy tính quy luật cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp luôn nhỏ hơn cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp và vì thế nếu ông thừa nhận địa tô tuyệt đối thì tráI với quy luật giá trị.
Trường phái kinh tế chính tri cổ điển Anh đã có những cống hiến lớn lao cho lý luận kinh tế dù còn nhiều hạn chế và sai lầm trong lý luận. Những sai lầm ấy một phần do hoàn cảnh lịch sử một phần do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Chỉ đến khi C. Mác phát hiện ra tính hai mặt của lao động, những vấn đề mà các nhà kinh tế của trường phái này chưa vượt qua được đã được giải quyết và trở thành một trong ba nguồn gốc của chủ nghĩa Mác.
d)Quan điểm của các nhà kinh tế tư sản hiện đại về lợi nhuận. Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng:lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí. Chi phí là những phí tổn phải chịu khi sản xuất ra hàng hoá và dịnh vụ, doanh thu là số tiền kiếm được qua việc bán hàng hoá và dịch vụ đó. Họ mong muốn chi phí đầu vào thấp nhất bán hàng hoá với giá cao nhất nhằm táI sản xuất mơ rộng không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, củng cố vị trí của mình trên thị trường. Ngày nay khoa học kỹ thuật rất phát triển, họ không đầu tư nhiều vốn để thuê công nhân, họ đầu tư vào máy móc, dây chuyền công nghệ. Việc áp dụng rộng rãi máy móc hiện đại làm cho nhiều người cho rằng lợi nhuận là do máy móc tạo ra. Ta cần khẳng định một điều rằng:Máy móc dù hiện đại bao nhiêu cũng chỉ là một sản phẩm của con người vẫn cần có con người điều khiển, giám sát. Việc áp dụng công nhgệ hiện đại giúp các nhà tư bản thu được lợi nhuận siêu ngạch, thực chất đó là sự phân phối lại giá trị thặng dư trên toàn xã hội. Mọi hãng kinh doanh đều phải bán hàng hoá của mình theo giá thị trường, nên nhà tư bản nào có công nghệ hiện đại hơn sẽ thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch hơn. Lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản này thu được là do phần lợi nhuận của nhà tư bản khác mất đi mà thôi. Nế mọi nhà tư bản đều trang bị máy móc hiện đại như nhau thì phần lợi nhuận siêu ngạch này sẽ mất đi và làm giảm thu nhập của nhà tư bản. Điều này làm cho công nghệ được cải tiến, ngày càng hiện đại và lạI tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rồi lạI dẫn đến cạnh tranh làm triệt tiêu lợi nhuận siêu ngạch. Quá trình này diễn ra liên tục nối tiếp nhau. Nguồn gốc của lợi nhuận hay lợi nhuận siêu ngạch chính là giá trị thặng dư do lao động của công nhận sáng tạo ra, cả công nhân làm việc trong lĩnh vực tri thức (họ dùng tri thức của mình tạo ra công nghệ mới. Giá trị thặng dư ấy bị nhà tư bản chiếm đoạt đúng như C. Mác đã chứng minh.
2)Lý luận giá trị thặng dư và lợi nhuận của C. Mác.
a)Sự tạo ra giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư: C. Mác là người đầu tiên đưa ra lý luận về giá trị thặng dư một cách có hệ thống, rõ ràng, đầy đủ. Định nghĩa:giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra so với giá trị ứng trước. Giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm không. Nó được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước và nó mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận. Trong nền sản suất hàng hoá dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Giá trị sử dụng được sản xuất vì nó có thể đem đi trao đổi. Nhà tư bản sản xuất ra hàng hoá có giá trị trao đổi, Hàng hoá đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động nhà tư bản bỏ ra để mua. Giả sử để sản xuất ra 10 kg sợi từ 10 kg bông, để làm được nhà tư bản phải thuê công nhân làm việc trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2000 đ, giá trị sức lao động của công nhân là 1000 đ/1giờ. Trong quá trình sản xuất bông chuyển hoá hoàn toàn thành sợi. Nừu công nhân làm việc 6 giờ một ngày thì không tạo ra giá trị thặng dư nhưng nhà tư bản bắt công nhân làm việc 8 giờ một ngày, tiền nhà tư bản mua bông là 20000 đ. Vởy thì toàn bộ chi phí sản xuất là: 20000 +2000 + 6000 =28000. Giá trị của sản phẩm mới là:20000 +2000 + 8000=30000. Như vậy 28000 ứng trước chuyển hoá thành 30000, đem lại giá trị thặng dư là 2000 đ. Tiền đã chuyển hoá thành tư bản. Phần giá trị mới dôi ra so với so với giá trị lao động gọi là giá trị thặng dư. Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phảI ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là biến tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất giá trị tư liệu sản xuất chuyển dần vào sản phẩm, chúng được bảo tồn không có sự thay đổi về lượng và chuyển vào sản phẩm mởitong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản này gọi là tư bản bất biếnvà được ký hiệu là C Bộ phận tư bản tồn tạI dưới hình thức sức lao động trong quá trình sản xuất nó có sự thay đổi về lượng, tăng lên về số lượnh giá trị, vì đặc đIểm của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khi được đem tiêu dùng thì nó tạo ra một số lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó – gọi là tư bản khả biến, ký hiệu là V. Việc phân chia này vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Lợi nhuận được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra, chính đIều này đã che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. nhờ sự phân chia tư bản ứng trước thành tư bản cố định và lưu động mà C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dư là bộ phận tư bản khả biến tồn tạI dưới hình thức sức laođộng (chân tay và trí óc ).
b ) Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.
Giá trị của hàng hoá sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bao gồm ba bộ phận C, V và m(giá trị thặng dư ). Gọi G: là giá trị hàng hoá thì: G = C + V + m. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là C + V =K => G = K + m. Khi c và v chuyển thành k thì số tiền nhà tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất. Số tiền đó được quan niệm là sự tăng lên của toàn bộ tư bản ứng trước và được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p. nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì G = k + m sẽ chuyển thành G = k + p. nhìn bề ngoàI dường như với lượng tư bản ứng trước, nhà tư bản thu được lợi nhuận, tức là lợi nhuận do toàn bộ tư bản ứng trước tạo ra. Khi p = m, sự khác nhau giữa chúng ở chỗ khi nói giá trị thặng dư là hàm nghĩa so sánh với tư bản khả biến (v) ; còn khi nói lợi nhuận hàm ý so sánh với tư bản ứng trước (c + v). Thực chất lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của lợi nhuận chính là giá trị thặng dư do lao động sống của công nhân làm thuê tạo ra. Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Trong thực tế lợi nhuận và giá trị thặng dư không trùng khớp với nhau. Lợi nhuận có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị thặng dư, vì nó phụ thuộc vào giá bán của hàng hoá đó trên thị trường do quan hệ cung cầu quyết định. Nhưng trên phạm vi toàn xã hội tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là p’. p’ = (m /(c+v) )x100%. tỷ suất giá trị thặng dư m’ tính theo công thức m’ = (m/v)x100%. Xét về mặt lượng p’ luôn nhỏ hơn m’. Xét về bản chất, p’ nói lên mức độ doanh lợi của tư bản đầu tư và chỉ cho các nhà tư bản thấy đầu tư vào ngành nào có lợi hơn. còn m’ biểu hiện mức độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
Với m’ càng lớn thì p’ càng lớn có nghĩa công nhân lao động làm thuê bị bóc lột càng nhiều, nhà tư bản càng thu được nhiều lợi nhuận. tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tô khách quan như tỷ suất giá trị thặng dư, sự tiết kiệm tư bản bất biến, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc đọ chu chuyển của tư bản.
c) Tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Do chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã tạo ra cạnh tranh. Dưới chủ nghĩa tư bản, có chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên cạnh tranh là tất yếu. Các nhà tư bản cạnh tranh với nhau để đầu tư vào những nghành sản xuấtcó triển vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Khi theo đuổi lợi nhuận nhà tư bản chuyển từ nghành này sang nghành khác, kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và tiến hành phân phối lao động và tư bản sản suất giữa các nghành trong nền kinh tế. Giả sử trong nền kinh tế có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản mỗi ngành đều là 100 tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều bằng nhau, tư bản ứng trước đều chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Nhưng do có cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. ngành 1 có cấu tạo là 80c +20v, ngành 2 có cấu tạo là 70c + 30v, ngành 3 có cấu tạo là 60c + 40v. Giá trị thặng dư của các ngành lần lượt là 20;30;40; tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 20%;30%;40%. Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nheng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể làm ngơ, không thể bằng lòng đầu tư ở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. trong ví dụ trên các nhà tư bản ở ngành 1 sẽ chuyển tư bản của mình sang ngành 3, khiến cho sản phẩm ngành 3 tăng lên cung lớn hơn cầu, giá tcả hàng hoá ở nghành 3 giảm xuống và tỷ suất lợi nhuận ngành này giảm xuống. Ngược lại nghành 1 do thiếu cung làm giá cả hàng hoá tăng lên, tỷ suất lợi nhuận ngành này sẽ tăng lên lạI tạo ra sư di chuyển tư bản tư ngành này sang ngành khác, auqs trình đó cứ tiếp diễn như vậy làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn có của các ngành. Kết quả này tạo nên tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư trong xã hôị tư bản và tổng tư bản xãhội đã đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, cácngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận là sự hoạt động của quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội tư bản. Sự hoạt động của quy luật này là biểu hiện cụ thể của sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên nó không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn. Đồng thời nó thể hiện phân phối lại giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản trong các nghành sản suất khác nhau. Nhà tư bản có cấu tạo hữu cơ tư bản cao chiếm đoạt được một phần giá trị thặng dư do các ngành có cấu tạo hữu cơ thấp sáng tạo ra. Bởi vậy công nhân lao động làm thuê không những bị nhà tư bản thuê mình bóc lột mà còn bị toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột. Nhà tư bản luôn muốn nâng cao lợi nhuận, nghĩa là họ luôn muốn nâng cao tỷ suất lợi nhuận bình quân, nâng cao mức độ bóc lột công nhân.
3) Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
a) Lợi nhuận công nghiệp. lợi nhuận công nghiệp là phần giá trị do công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm không, phần giá trị này là số tiền lời saukhi bán hàng háo trên thị trường và trừ đI chi phí sản suất ngày lao động của công nhân được chia làm hai phần, một phần làm ra giá trị tương đương với số tiền lương mà anh ta nhận được, phần còn lạI làm ra giá trị thặng dư. Nhà tư bản muốn tăng thêm lợi nhuận của mình bằng nhiều cách như tăng thời gian lao động của công nhân để thu được giá trị thặng dư tuyệt đối, thay đổi công nghệ sản suất để tạo ra giá trị thặng dư tương đối. Lợi nhuận công nghiệp là hình thức lợi nhuận dễ thấy nhất và có giá trị lớn nhất trong các loại lơị nhuận. Nó cũng là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ. Lợi nhuận thương nghiệp.
b)Về mặt lịch sử tư bản thương nghiệp xuất hiện trước tư bản công nghiệp, điển hình là chủ nghĩa trọng thương. Khi việc thực hiện chức năng chuyển hoá H’-T’ của tư bản, do sự phân công lao động xã hội, được chuyển thành một hoạt động chuyên môn hoá cho một nhóm tư bản nào đó, thì tư bản thương nghiệp hiện đại xuất hiện. Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưuthông hàng hoá của tư bản công nghiệp. Hàng hoá sau khi chuyển sang tay nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản đã bán xong hàng hoá và nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và được thực hiện bằng thu chênh lệch giữa giá mua và giá bán. lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản suất. Hình thức lợi nhuận này làm người ta lầm tưởng lưu thông tạo ra lợi nhuận, góp phần che dấu bản chất của giá trị thặng dư. Ngoài pần giá trị thặng dư được nhà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp còn thu được một phần thu nhập của người tiêu dùng bằng cách mua rẻ bán đắt và bóc lột lao động thặng dư của nhân viên thương nghiệp. Nhà tư bản công nghiệp chấp nhận nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp vì nhà tư bản thương nghiệp am hiểu thị trường, hàng hoá sẽ bán dược nhanh hơn, tốc độ chu chuyển tư bản nhanh hơn, nhà tư bản công nghiệp sẽ rảnh tay để sản suất. Nhà tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư bằng cách bán hàng hoá cho nhà tư bản thương nghiệp thấp hơn giá thị trường, khi bán hàng hoá nhà tư bản thương nghiệp sẽ thu được lợi nhuận thương nghiệp.
c)Lợi tức cho vay và tỷ suất lợi tức. Tư bản cho vay là tư bản sinh lợi tức. Nhà tư bản cho vay nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác trong một khoảng thời gian nhất định, nên thu được lợi tức. Nhà tư bản đi vay, vay tiền để đưa vào sản suất kinh doanh, nên anh ta thu được lợi nhuận. Nhưng anh ta phải đi thuê tư bản vì thế mà anh ta phảI trích một phần lợi nhuận thu được để trả cho nhà tư bản cho vay số tiền trích ra đó gọi là lợi tức. Vậy lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân, mà nhà tư bản đI vay phảI trả cho nhà tư bản cho vaycăn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đI vay sử dụng. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản suất. Nhà tư bản cho vay thu được lợi tức đã che dấu mất thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, lợi tức cho vay vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức. Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay. Tỷ suất lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và thu nhập của xí nghiệp, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Tỷ suất lợi tức luôn nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân.
d)Lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng là một cơ sở kinh doanh tiền tệ. Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi trừ đI những khoản chi phí cần thiết về nghiẹep vụ ngân hàng, cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình quân. Ngân hàng có vai trò đặc biệt như làm thủ quỹ cho xã hội, quản lý tiền mặt phát hành tiền trung tâm thanh toán của xã hội. Lợi nhuận ngân hàng vận động theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân.
e)Địa tô. Địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ một phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.
f)Lợi nhuận siêu ngạch. cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phảI tăng năng suất lao độnh trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội của hàng hoá. Nhà tư bản sẽ chiếm số chênh lệch chừng nào năng suất lao động xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch không còn nữa. Phần giá trị thặng dư phụ thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hôị được Mác gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Các hình thức c