Tiêu thụ sản phẩm không phải là một vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tiêu thụ sản phẩm thực sự trở thành một chiến tuyến làm đau đầu các nhà kinh doanh.
Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi phân tích đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp mình, tình hình thị trường, tình hình của các đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế xã hội.kết hợp với sự quản lý sang suốt, linh hoạt nhạy bén của các nhà quản lý doanh nghiệp để vạch ra những hướng đi đúng đắn.
Trả lời được câu hỏi trên và làm tốt những lời giải đáp đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình. Ngược lại nếu không tìm ra lời giải đáp nghĩa là doanh nghiệp đang dần tự đào thải mình ra khỏi thị trường. Tuy nhiên để trả lời tốt câu hỏi đó trước hết mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được những lý luận cơ bản về công tác tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian được về thực tập ở Công ty TNHH Thiên Phong, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo cách nhìn nhận của Quản trị doanh nghiệp thông qua đề tài "Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong".
Nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất.
Chương II : Phân tích tình hình và đánh giá chung tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong.
Chương III : Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong.
Với lượng kiến thức tích luý được còn ít ỏi, thời gian cũng như các điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên mặc dù rất cố gắng nhưng cuốn chuyên đề này vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú trong Phòng tài vụ của Công ty cũng như sự góp ý của các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Thiên Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Tiêu thụ sản phẩm không phải là một vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tiêu thụ sản phẩm thực sự trở thành một chiến tuyến làm đau đầu các nhà kinh doanh.
Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi phân tích đánh giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp mình, tình hình thị trường, tình hình của các đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế xã hội...kết hợp với sự quản lý sang suốt, linh hoạt nhạy bén của các nhà quản lý doanh nghiệp để vạch ra những hướng đi đúng đắn.
Trả lời được câu hỏi trên và làm tốt những lời giải đáp đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình. Ngược lại nếu không tìm ra lời giải đáp nghĩa là doanh nghiệp đang dần tự đào thải mình ra khỏi thị trường. Tuy nhiên để trả lời tốt câu hỏi đó trước hết mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được những lý luận cơ bản về công tác tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian được về thực tập ở Công ty TNHH Thiên Phong, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo cách nhìn nhận của Quản trị doanh nghiệp thông qua đề tài "Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong".
Nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất.
Chương II : Phân tích tình hình và đánh giá chung tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong.
Chương III : Những giải pháp và kiến nghị chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong.
Với lượng kiến thức tích luý được còn ít ỏi, thời gian cũng như các điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên mặc dù rất cố gắng nhưng cuốn chuyên đề này vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú trong Phòng tài vụ của Công ty cũng như sự góp ý của các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Chương I
những vấn đề lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất
1-/ Khái niệm và ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm.
1.1-/ Khái niệm.
Những năm gần đây nước ta từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong môi trường kinh tế này các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng và phát triển. Với việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế, nền sản xuất ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các doanh nghiệp này cùng sản xuất hàng hoá, cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ lo sản xuất đủ kế hoạch giao nộp cho Nhà nước thì ngày nay không chỉ có sản xuất mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao hàng hoá, sản phẩm cho đơn vị mua và dơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận việc thanh toán tiền hàng theo giá thoả thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua.
Đứng trên giác độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại hình thái ban đầu khi nó bước vào mỗi chu kỳ sản xuất. Thật vậy, quá trình tái sản xuất được bắt đầu từ những đồng vốn mà nhà sản xuất bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào của sản xuất như: công cụ lao động, đối tượng lao động, sức lao động.
Lúc này vốn bằng tiền được chuyển hoá thành vốn dưới hình thái vật chất. Vốn dưới hình thái vật chất được đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm. Sản phẩm hàng hoá được tạo để đem đi tiêu thụ và kết quả quá trình tiêu thụ là doanh nghiệp sẽ thu được tiền về, lúc này đồng vốn của doanh nghiệp lại từ hình thái vật chất quay trở về hình thái ban đầu của nó: hình thái tiền tệ. Đến đây một chu kỳ sản xuất kết thúc vốn tiền tệ lại được sử dụng lặp lại theo đúng chu kỳ mà nó đã trải qua. Ta có thể đơn giản hoá quá trình tái sản xuất đó bằng sơ đồ sau:
T- H
SLĐ
TLSX (CCLĐ + ĐTLĐ)
...SX.. .
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá thông qua hai hành vi: doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp.
1.2-/ ý nghĩa.
Ta đã biết rằng tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất tiếp theo. Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, đồng vốn của doanh nghiệp mới trở về với trạng thái ban đầu của nó. Với doanh thu bán hàng này của doanh nghiệp mới có thể trang trải các chi phí về nguyên vật liệu, về máy móc thiết bị nhà xưởng, trả tiền lương cho công nhân viên...có như vậy quá trình tái sản xuất kỳ sau mới tiếp tục. Nếu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn doanh nghiệp sẽ không có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất, tất yếu sản xuất sẽ bị ngưng trệ.
Không chỉ có tái sản xuất giản đơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay mà các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới hoàn thiện quy trình sản xuất của mình, tăng cường đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng đi mới...muốn vậy nhất thiết phải có nhiều lợi nhuận. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm có lãi sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy tiêu thụ sản phẩm đã góp phần vào thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Tăng tiêu thụ sản phẩm sản phẩm có lãi làm tăng lợi nhuận và là điều kiện để tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng kịp thời góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng, chi phí kho tàng bảo quản....góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm chậm, yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản xuất đồng vốn bị ứ đọng chậm luân chuyển và gây ra những thiệt hại lớn trong kinh doanh không thể lường trước được. Như C.Mác đã từng nói: “ ...Nếu ngay trong giai đoạn cuối cùng H’ - T’ hàng hoá bị chất đống không bán được sẽ làm nghẽn luồng lưu thông...”.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sản xuất kinh doanh mà chỉ dựa vào vốn tự có thì không thể đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Khi tiêu thụ sản phẩm có doanh thu các doanh nghiệp sẽ lập được quỹ trả nợ.
Doanh nghiệp càng trả nợ được nhanh chóng thì càng giảm được số tiền lãi lại không phải chịu lãi suất vay quá hạn. Hơn nữa khi trả được nợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ an toàn, doanh nghiệp có thêm uy tín trong thanh toán do đó các mối quan hệ tiếp theo của doanh nghiệp với ngân hàng và các bạn hàng sẽ được thuận lợi hơn.
Thông qua tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu doanh nghiệp mới có thể thực hiện các khoản thu nộp nghĩa vụ cho Nhà nước như các loại thuế, phí, lệ phí...đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước để từ đó Nhà nước có thể triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của mình làm cho đất nước ngày càng chuyển biến mạnh mẽ theo kịp với thời đại.
Cũng từ công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể năm được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, vị trí của các đối thủ và vị trí của mình trên thị trường cũng như năm bắt được thị trường nào là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu, thị trường nào có tiềm năng cần khơi dậy...Từ đó mà hoạch định nên những kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Chẳng hạn như: đầu tư vào mở rộng mặt hàng nào cần nhanh chóng loại bỏ để chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh mới.
Qua tiêu thụ sản phẩm cũng là căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá về khối lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, cũng như đánh giá về trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức thanh toán...của đơn vị mình. Bởi vì tiêu thụ sản phẩm, có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt quy cách mẫu mã phù hợp thị hiếu tiêu dùng, giá cả phải chăng...được thị trường chấp nhận.
Ngoài ra trong điều kiện “mở cửa” nền kinh tế hiện nay cùng với việc nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, tiêu thụ sản phẩm sẽ là chiếc cầu nối liên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Hơn thế nữa việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài sẽ làm cân bằng dần cán cân thương mại của nước ta hiện nay vốn đang nghiêng hẳn vào tình trạng nhập siêu, điều hoà tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng phát triển.
Tóm lại, thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại kết quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm, nhiều hay ít không phải do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mà được việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra như thế nào còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau còn được nghiên cứu rõ.
1.3-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.
Có thể nhận thấy rằng tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố sau.
1.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.
Có thể thấy rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm trong ngành công nghiệp do sản xuất sản phẩm đa dạng, dựa trên trình độ kỹ thuật cao, việc sản xuất rất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời vụ cho nên tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng, thường xuyên và liên tục trong ngành nông nghiệp thì sản xuất theo thời vụ cho nên tiêu thụ cũng theo thời vụ, tập trung chủ yếu vào mùa thu hoạch sản phẩm. Khác với hai ngành trên, trong ngành xây dựng cơ bản, với các đặc trưng sản xuất đơn chiếc theo kiểu đặt hàng thời gian thì không kéo dài nên việc tiêu thụ cũng chỉ là những sản phẩm cá thể và tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể.
1.3.2. Nhu cầu.
Nhu cầu thị trường là một trong những vấn đề quan trọng. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp phải đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau trong mỗi loại sản phẩm đó lại phải chia ra nhiều chủng loại, kích cỡ, màu sắc, phẩm cấp mẫu mã khác nhau để đáp ứng các “cung bậc” nhu cầu cao thấp khác nhau. Khi đưa ra tiêu thụ không phải mặt hàng nào cũng như nhau mà có những mặt hàng tiêu thụ sản phẩm được nhiều do phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, tìm đúng thị trường...Nhưng lại có những mặt hàng tiêu thụ được ít do không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngược lại có những mặt hàng chất lượng tốt, giá cả phải chăng nhưng còn không được ưa chuộng nữa nên tiêu thụ gặp khó khăn....Do dó, trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị trường doanh nghiệp đưa ra một kết cấu phù hợp thì sẽ đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại đưa ra thị trường những sản phẩm không hợp lý, không đúng với tâm lý tiêu dùng thì hàng hoá sẽ bị ứ đọng. Điều này cho thấy mỗi doanh nghiệp cần phải bám sát thị trường để định ra cho mình một kết cấu, khối lượng hàng thích hợp, đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng, đồng thời không ngừng nghiên cứu và tìm tòi, cho ra đời những sản phẩm mới ưu việt hơn thay thế cho những sản phẩm đã bi lỗi thời lạc hậu.
1.3.3. Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm cũng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ. Chẳng vậy, trong các chương trình quảng cáo nhiều sản phẩm người ta đã đưa ra tiêu chuẩn “chất lượng như vàng”, “ chất lượng hàng đầu”, “ chất lượng tuyệt hảo”.
Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi giá bán rất rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận.
Đặc biệt trong ngành công nghiệp, nông nghiệp thực phẩm chế biến thuỷ sản..chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Sản phẩm của các ngành này nếu được khai thác chế biến kịp thời đảm bảo tính chất tươi sống sẽ tăng được số lượng sản phẩm cao, hạ thấp số lượng sản phẩm thấp từ đó có thể tiêu thụ dễ dàng và nâng cao doanh thu bán hàng. Ngược lại nếu bị ôi thiu, héo úa sẽ làm tăng số lượng cấp thấp gây khó khăn cho tiêu thụ, giảm doanh thu có khi phải loại bỏ cả lô hàng đó không tiêu thụ được.
Việc đảm bảo chất lượng lâu dài với phương châm “trước sau như một” còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với khách hàng. Nó như là một dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp làm cho công tác tiêu thụ diễn ra thuận lợi.
1.3.4. Giá cả sản phẩm.
Giá cả sản phẩm tác động rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá. Với cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát triển trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán do đó doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận doanh nghiệp sẽ dễ dang tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhình sản phẩm chất đống trong kho của mình mà thôi. Mặt khác, nếu xí nghiệp quản lý kinh doanh tốt, làm cho giá thành sản phẩm thấp, doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá cả của sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh, từ đó dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với thị trường sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở mức thấp thì giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhích hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy ở các thị trường nông thôn miền núi nơi có mức thu nhập hay nói rộng hơn là thị trường của các nước chậm phát triển. Điều chứng minh rõ nét nhất là sự chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc trên thị trường nước ta hiện nay. Giá cả của Trung Quốc rẻ hơn mẫu mã lại đẹp đã chiếm được cảm tình của những người dân với thu nhập thấp.
Tóm lại, công tác tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tiêu thụ sản phẩm sản phẩm tốt sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, ngược lại công tác tiêu thụ sản phẩm kém sẽ mang lại hiệu quả xấu, có thể dẫn doanh nghiệp tới bờ phá sản. Chỉ trên cơ sở coi trọng và nhận thức đúng đắn vấn đề tiêu thụ sản phẩm mới có thể tổ chức được công tác tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hiệu quả. Những năm đầu của thế kỷ đổi mới này là những năm đầy thử thách giúp cho các doanh nghiệp thực sự khẳng định mình. Trong những năm này, bức tranh toàn cảnh về tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp nước ta nổi bật lên hai mảng đối lập. Đó là những mảng rực rỡ của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh đang vươn lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó là một mạng lưới của các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, hàng hoá tồn đọng không bán được, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Mảng này chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh với nếp làm ăn cũ, nay không thể trụ nổi với nếp làm ăn mới.
Tuy không phải là doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng ở đây là một doanh nghiệp khá vững vàng và tự tin trong bước đi của mình đó là Công ty TNHH Thiên Phong. Ta hãy tìm hiểu xem công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty này xem Công ty đã làm được gì, chưa làm được những gì xung quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm để từ đó có thể góp thêm tiếng nói của bản thân, giúp cho Công ty ngày càng ổn định và phát triển mạnh mẽ.
Chương II
Phân tích tình hình và đánh giá chung về công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty TNHH Thiên Phong
I-/ Đặc điểm chung của Công ty TNHH Thiên Phong.
1.1-/ Quá trình hình thành và phát triển.
Ai đã đến thủ đô Hà Nội, nếu đi qua ngã tư Chùa Bộc - Thái Hà - Tây Sơn sẽ thấy ngay Công ty TNHH Thiên Phong nằm tại 97 Chùa Bộc. Đây là một vị trí đẹp để Công ty có thể phát triển đa dạng ngành nghề kinh doanh.
Công ty TNHH Thiên Phong là một Công ty sản xuất bàn ghế với quy trình công nghệ gần như khép kín từ việc chế tạo đến việc lắp ráp hoàn chỉnh. Hàng năm trung bình Công ty sản xuất và tiêu thụ hơn 10.000 bộ bàn ghế các loại.
Trong lịch sử phát triển của mình Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn, trước đây Công ty chỉ lấy những sản phẩm của nơi khác về tiêu thụ, nhưng bây giờ doanh nghiệp mở rộng quy mô về sản xuất. Thành lập từ năm 1990 sao gần 10 năm hoạt động doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhưng được sự quan tâm của Nhà nước, bạn bè cho vay vốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn. Hiện nay để phù hợp với cơ chế thị trường Công ty không chỉ có nhiệm vụ sản xuất bàn ghế và còn có những nhiệm vụ quyền hạn mới. Đó là:
- Sản xuất và lắp ráp bàn ghế các loại.
- Kinh doanh tổng hợp.
Một Công ty sản xuất đồ dùng thuộc loại hình sản xuất hàng loạt.
Hiện nay Công ty có 60 người, nhân viên phục vụ gián tiếp của Công ty là 10 người, số lao động trực tiếp là 30 người;10 người chịu trách nhiệm Marketing. Đội ngũ cán bộ kinh tế, khoa học là 5 người.
Quy mô vốn của Công ty năm 2001 là: tổng số vốn kinh doanh 1.949.002.041 đồng.
Với diện tích mặt bằng hiện tại là 300m2, 3 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất Công ty đã gần như khép kín quy trình sản xuất bàn ghế.
Hiện nay Công ty đang dự kiến một số dự án liên doanh với nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan....để mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2-/ Đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ của Công ty TNHH Thiên Phong.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty.
Cùng với quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 3 phòng ban, 2 phân xưởng:
- Phòng kế toán. - Phân xưởng sản xuất.
- Phòng kinh doanh - Tổng hợp. - Phân xưởng gia công.
- Phòng bán hàng.
Đứng đầu Công ty là Ban giám đốc.
Tại các phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng ban mình.
Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng.
Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty có thể biểu diễn bằng sử dụngơ đồ sau.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty TNHH Thiên Phong
Ban giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng bán hàng
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng gia công
II-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiên Phong trong mấy năm qua.
2.1-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở trong nước.
ở nước ta hiện nay nhu cầu về đồ dùng ngày càng cao ở các thành phố lớn nhịp độ bàn ghế không thể bán kịp với “nhịp độ khẩn trương” của cuộc sống nên nó không phải đồ dùng chủ yếu. Nhưng còn ở các vùng nông thôn miền núi thì sao ? Nước ta là một trong những nước nghèo nhất thế giới, ở các vùng nông thôn và tỉnh lẻ điều đó lại càng thể hiện rõ. ở những vùng này đời sống còn thấp kém. Với đặc điểm nước ta hơn 75% là dân số sản xuất nông nghiệp cho thấy thị trường tiêu thụ bàn ghế nước ta là rất lớn.
Đối với Công ty TNHH Thiên Phong thị trường hiện nay của Công ty là hầu hết các tỉnh phía Bắc trong đó thị trường chủ yếu là Hà Nội. Một số các thị trường hiện nay đang tiêu thụ mạnh là Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình...
Đối tượng chính sử dụng bàn ghế là các Công ty và một số người dân. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm mang tính chất thời vụ tập trung chủ yếu vào chuẩn bị khai trương Công ty thanh lý các đồ dùng đã cũ.
Trước