Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và đang được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, mặc dù mới ở bước khởi đầu, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Kinh tế trang trại hiện đang là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nền nông nghiệp Việt Nam. Sự tạo lập và phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển nó như thế nào cho thuận lợi, đem đến hiệu quả cao nhất và phù hợp với định hướng XHCN của nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định lại là một vấn đề đòi hỏi được quan tâm nghiên cứu và giải quyết của các ngành, các cấp và của mọi người. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, em tự thấy việc tìm hiểu về sự hình thành và quá trình phát triển của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta là điều thực sự cần thiết, phục vụ và tạo điều kiện bước đầu cho quá trình học tập, nghiên cứu và công tác của em sau này. Những số liệu sử dụng trong bài viết có nguồn từ số liệu điều tra, khảo sát 3044 trang trại và phỏng vấn 3044 chủ trang trại và 756 cán bộ các cấp ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm do trường ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện tháng 5, 6, 7 năm 1999.

doc46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và đang được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, mặc dù mới ở bước khởi đầu, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Kinh tế trang trại hiện đang là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nền nông nghiệp Việt Nam. Sự tạo lập và phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển nó như thế nào cho thuận lợi, đem đến hiệu quả cao nhất và phù hợp với định hướng XHCN của nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định lại là một vấn đề đòi hỏi được quan tâm nghiên cứu và giải quyết của các ngành, các cấp và của mọi người. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, em tự thấy việc tìm hiểu về sự hình thành và quá trình phát triển của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta là điều thực sự cần thiết, phục vụ và tạo điều kiện bước đầu cho quá trình học tập, nghiên cứu và công tác của em sau này. Những số liệu sử dụng trong bài viết có nguồn từ số liệu điều tra, khảo sát 3044 trang trại và phỏng vấn 3044 chủ trang trại và 756 cán bộ các cấp ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm do trường ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện tháng 5, 6, 7 năm 1999. phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại Trong hơn một thập kỷ vừa qua, cùng với quá trình đổi mới và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có một bước tiến dài trên con đường phát triển của mình, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thường xuyên phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài, đến nay chúng ta đã hoàn toàn tự túc được lương thực, thực phẩm, bảo đảm sự ấm no trong đời sống của nhân dân và an ninh lương thực quốc gia với mức độ tăng trưởng trung bình năm đặt 4,3%. Năm 1997 so với năm 1987 sản lượng lương thực tăng 1,8 lần, cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 3,5 lần, chè tăng 1,8 lần. Không những thế, sản phẩm của nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước, thường xuyên chiếm 40-45% với mức tăng đạt trên 20%/năm. Hàng năm thu về hàng tỷ đô la, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn định xã hội, tạo tiền đề tiến hành những cải cách sâu rộng khác để bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Góp phần vào sự phát triển to lớn đó, kinh tế trang trại trong nông nghiệp Việt Nam đã thể hiện được vai trò và ưu thế của mình, phấn đấu vươn lên trở thành hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành quy mô, ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. Từ khái niệm trên ta thấy các đặc điểm của trang trại được biểu hiện: trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở, là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông, lâm, thuỷ sản, đồng thời quá trình kinh tế trang trại là quá trình khép kín với các khâu của quá trình tái sản xuất luôn kế tiếp nhau, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trang trại không phải là một thành phần kinh tế, và ngoài trang trại ra còn có những hình thức tổ chức cơ sở trong nông nghiệp khác như nông, lâm trường quốc doanh, kinh tế hộ nông dân,... - Mục đích sản xuất cơ bản của trang trại là sản xuất hàng hoá. - Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, nếu tư liệu sản xuất đi thuê hoặc được giao quyền sử dụng. - Các yếu tố vật chất của sản xuất như đất đai, tiền vốn trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. - Trang trại tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh từ lựa chọn phương hướng kinh doanh, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm,... - Chủ trang trại là người có ý chí và năng lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại. - Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường. - Phần lớn trang trại đều có thuê mướn lao động và có thu nhập vượt trội với hộ nông dân trong vùng. Từ những phân tích, đánh giá ở trên ta thấy rằng sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, số lượng các đơn vị và hộ gia đình sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở nước ta rất lớn. Tuy nhiên, để được công nhận là một trang trại thì theo Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ra ngày 23/6/2000 các đơn vị và hộ gia đình này cần có những điều kiện tiên quyết sau đây: Một là, Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt từ 40 triệu đồng một năm ở các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung từ 50 triệu đồng trở lên ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Hai là, quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ nông dân tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế, cụ thể về định hướng. - Với trang trại trồng trọt: + Trồng cây hàng năm: từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Trang trại trồng cây lâu năm: từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung. Từ 5ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Riêng trang trại trồng hồ tiêu thì diện tích từ 0,5ha trở lên. + Trang trại lâm nghiệp: từ 10ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước. - Với trang trại chăn nuôi: + Chăn nuôi đại gia súc: chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. + Chăn nuôi gia súc: chăn nuôi sinh sản có thường xuyên từ 20 con trở lên; đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên không kể lợn sữa, dê thịt từ 200 con trở lên. + Chăn nuôi gia cầm: có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 1 ngày tuổi). - Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1ha trở lên). - Trang trại trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá. Với nhận thức về kinh tế trang trại và hướng dẫn nhận dạng trang trại như trên, em thấy rằng việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong quá trình phát triển nền nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay. Để hình thành và phát triển kinh tế trang trại, theo em cần những điều kiện chủ yếu sau đây: Trước hết, ta nói đến nhóm các điều kiện khách quan. Để hình thành và phát triển kinh tế trang trại, ở đây sự tác động tích cực của Nhà nước thông qua định hướng khuyến khích cho sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại, hỗ trợ về nhiều mặt. Sự phù hợp trong các chính sách đưa ra đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho việc hình thành kinh tế trang trại. Các chính sách và luật pháp của Nhà nước cũng phải tạo điều kiện cho quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất được diễn ra thuận lợi vì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là điều kiện không thể thiếu của mỗi trang trại, ruộng đất phải được tập trung đến một mức phù hợp nhất định tuỳ theo phương hướng kinh doanh mới mong hình thành kinh tế trang trại. Hàng năm các trang trại sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn nên cần có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến, vì vậy công nghiệp chế biến cần đi trước một bước. Để phục vụ cho sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại cũng cần có sự phát triển nhất định của kết cấu cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, thuỷ lợi, điện, sự hình thành và phát triển của các vùng sản xuất chuyên môn hoá cũng là điều kiện cần thiết giúp cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại được thuận lợi hơn. Trong thời kỳ hiện nay thì quá trình liên doanh, liên kết và hợp tác giữa các trang trại và với các hình thức khác trong sản xuất cũng là một điều kiện quan trọng và một điều kiện sau cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong nhóm các điều kiện khách quan này đó là phải có môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế trang trại ra đời và phát triển. Thứ hai: ta nói đến nhóm điều kiện về phía trang trại đó là chủ trang trại phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp, phải có sự tích tụ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài ra cần có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất, trước hết và quan trọng hơn cả đó là vốn và đất đai. Muốn thu được hiệu quả cao thì quản lý sản xuất và kinh doanh của trang trại cũng cần phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh. Khái niệm và những điều kiện hình thành và phát triển của kinh tế trang trại đã nêu ở trên đã cho ta thấy được phần nào vai trò và vị trí của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Không dừng lại ở đó, với đặc trưng là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại đã thể hiện được vai trò hết sức to lớn trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn mới. Trang trại lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy nó cho phép huy động sử dụng đất đai, sức lao động và các nguồn lực khách một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạo lập chuyên môn hoá, tập trung hoá, góp phần đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất có liên quan ở nông thôn phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn. Với cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu một cách chính đáng, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho hộ nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay của nước ta. Không những thế, trang trại còn góp phần to lớn vào việc cải tạo môi trường sinh thái, thể hiện rõ nhất ở các trang trại trồng cây lâu năm và lâm nghiệp, môi trường trong sạch, phòng chống bão lũ,... những lợi ích không thể tính hết được bằng tiền. Với ưu thế rõ rệt thể hiện trong vị trí và vai trò của mình kinh tế trang trại hiện đang được phát triển rộng khắp và là hình thức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nông nghiệp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các trang trại này không ngừng tăng lên về quy mô sản xuất như ở Mỹ năm 1950 trung bình một trang trại là 86ha, đến năm 1960 là 120ha và đến năm 1992 đã là 198,7ha. ở nước Anh, tình hình cũng tương tự, năm 1950 diện tích bình quân một trang trại là 36ha, năm 1987 con số đó là 71ha. Ngay cả những quốc gia đất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp như Nhật Bản, quy mô sản xuất cũng không ngừng tăng lên, năm 1950, diện tích trung bình là 0,8ha nhưng đến năm 1993 con số này là 1,38ha. Quy mô bình quân của các trang trại không ngừng tăng lên còn được biểu hiện ở việc đầu tư tiền vốn là tư liệu sản xuất không ngừng tăng như hiện nay. ở Tây Âu khoảng 70% trang trại gia đình đã mua máy móc dùng riêng, ở Nhật Bản đến năm 1985 có 67% số trang trại có máy kéo nhỏ và 20% có máy kéo lớn. Sự phát triển của hình thức kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu về phương thức sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển, hoạt động của nó. Thực hiện đổi mới theo đường lối của Đảng và Nhà nước ở nước ta hiện nay, phát triển sản xuất nông sản hàng hoá là một tất yếu, là đòi hỏi bức thiết đặt ra từ điều kiện bên trong và bên ngoài. ở trong nước, nông nghiệp không thể dừng lại ở sản xuất tự túc, mà phải nhanh chóng tiến lên sản xuất nông sản hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hoá đất nước: bảo đảm lương thực thực phẩm cho cư dân ngoài nông nghiệp ngày càng tăng, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng nhanh khối lượng nông sản xuất khẩu để phục vụ trở lại nông nghiệp. ở ngoài nước, nhu cầu về mậu dịch nông sản giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng, đòi hỏi nhiều nông sản hàng hoá. Sản xuất nông sản hàng hoá trong điều kiện mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới không chỉ đòi hỏi khối lượng nông sản nhiều, ổn định, mà còn yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường nông sản trong nước và thế giới. Để đáp ứng được đòi hỏi tất yếu đó, chúng ta không thể không phát triển kinh tế trang trại. ý thức được vị trí và vai trò quan trọng cũng như tính tất yếu của việc phát triển kinh tế trang trại đối với toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Đảng và Nhà nước ta đã có những ưu tiên, khuyến khích cho sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta. Cùng với các chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế, các chính sách, quy định và luật pháp định hướng, tạo khung pháp lý, khuyến khích trang trại hình thành và phát triển thường xuyên được ban hành và ngày càng hoàn thiện. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) và luật đất đai (1993) ban hành đã mở đường và là chỗ dựa vững chắc để các hộ tiểu nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành các trang trại không chỉ ở những vùng đã quen sản xuất hàng hoá mà cả ở những vùng chỉ quanh quẩn sau hàng rào tự cấp, tự túc. Tỷ suất hàng hoá nông nghiệp của cả nước được tăng lên rõ rệt. Trong những năm gần đây điều này càng được thể hiện rõ nét thông qua chủ trương đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1997) và Nghị quyết số 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp nông thôn. Quyết định 67/1999/QĐUB ngày 30/3/1999 của Chính phủ về vay vốn không phải thế chấp. Nghị định số 178/1999/NQ-CP ngày 29/12/1999 về việc trang trại được dùng tài sản từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 quy định về việc thu thuế thu nhập của các trang trại, và mới đây nhất là Nghị quyết số 03/200/NQ-CP ra ngày 02/2/2000 quy định rất rõ về quan điểm cũng như các chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế trang trại. Trong đó nêu rõ: Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh. Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước, eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học - công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước để các trang trại phát triển lành mạnh, có hiệu quả. Với các chính sách nêu trên, chúng ta đang dần tiến tới một bộ chính sách thực sự hoàn chỉnh để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển. Điều này cũng đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là chấp nhận và khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như là một tất yếu trong quá trình đi lên của nền kinh tế đất nước. Phần II Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay Thực tế, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai tương đối nhỏ, nguồn gốc đất đai đa dạng sử dụng lao động gia đình là chủ yếu; một số trang trại có thuê thuê lao động thời vụ và thường xuyên. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, vốn vay của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại đã phát huy được lợi thế của vùng, lấy ngắn nuôi dài có hiệu quả. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn lực vốn trong dân mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá, một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Cụ thể, theo số liệu điều tra thực tế 3044 trang trại do trường ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm trong cả nước, làm nổi bật nên thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta như sau: 1-/ Chủ trang trại. Có sự khác biệt rất lớn về nguồn gốc xuất thân, giới tính của chủ trang trại giữa các vùng, các miền trong cả nước. Nếu tựu chung lại thì có tới 91,85% chủ trang trại là nam giới, trong khi đó chỉ có 8,15% là nữ chủ trang trại. Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại cũng rất đa dạng, trong đó số chủ trang trại là nông