Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
(NNPQ) của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam và
đứng trước yêu cầu cấp thiết của việc sửa đổi phần về
tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992
hiện nay, việc nghiên cứu từ góc độ NNPQ những
vấn đề lý luận về chế định quyền công tố để góp phần
hoàn thiện các cơ chế bảo vệ pháp luật trong hoạt
động tư pháp hình sự (TPHS) là một trong những
nhiệm vụ quan trọng và đồng thời cũng là hướng
nghiên cứu cơ bản của khoa học pháp lý nước ta
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luậnvề chế định quyền công tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ CHẾ ĐỊNH
QUYỀN CÔNG TỐ
(NHÌN NHẬN TỪ GÓC ĐỘ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN)
LÊ CẢM
TSKH, Q. Chủ nhiệm Khoa, Trưởng Bộ môn Tư
pháp hình sự, Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội
I. CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
(NNPQ) của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam và
đứng trước yêu cầu cấp thiết của việc sửa đổi phần về
tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992
hiện nay, việc nghiên cứu từ góc độ NNPQ những
vấn đề lý luận về chế định quyền công tố để góp phần
hoàn thiện các cơ chế bảo vệ pháp luật trong hoạt
động tư pháp hình sự (TPHS) là một trong những
nhiệm vụ quan trọng và đồng thời cũng là hướng
nghiên cứu cơ bản của khoa học pháp lý nước ta, mà
khoa học luật tố tụng hình sự (TTHS) là một chuyên
ngành và là một bộ phận cấu thành. Bởi lẽ:
Một là, về mặt thực tiễn, mặc dù quyền công tố là
một nhiệm vụ quan trọng đã được các cơ quan của hệ
thống Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nước ta
(trước khi thông qua Hiến pháp Việt Nam dân chủ
cộng hòa năm 1959 và ban hành Luật tổ chức
VKSND ngày 26-7-1960 là Viện Công tố trực thuộc
Chính phủ) thực hiện suốt mấy chục năm qua, nhưng
cho đến nay trong thực tiễn TPHS khái niệm quyền
công tố vẫn chưa được hiểu thống nhất và chưa được
thừa nhận chung ở các cán bộ của ngành Kiểm sát,
cũng như của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác và
của Tòa án.
Hai là, về mặt lý luận, hiện nay xung quanh những
vấn đề liên quan đến chế định quyền công tố như a)
khái niệm, b) bản chất pháp lý, c) phạm vi (giới hạn)
của quyền công tố, d) nội dung của nó do các yếu tố
nào hợp thành và đ) thông qua đó xác định vị trí của
VKS trong bộ máy quyền lực NNPQ như thế nào,
nhất là trong tình hình hiện nay nếu như VKS không
thực hiện chức năng kiểm sát chung (mà chỉ thực
hiện hai chức năng chủ yếu – thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp), v.v… vẫn chưa
được nghiên cứu để làm sáng tỏ một cách thỏa đáng
về mặt khoa học. Trong khoa học pháp lý nói chung
và khoa học luật TTHS nói riêng ở Việt Nam vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ về
mặt lý luận một cách có căn cứ và đảm bảo sức
thuyết phục, tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống
những vấn đề này với tính chất là các đối tượng
nghiên cứu khoa học riêng biệt.
Ba là, về mặt lập pháp, hiện nay khi nghiên cứu để
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chúng ta không thể nào
cố tình phủ nhận được tình trạng vi hiến đang tồn tại
như: theo Điều 146 thì Hiến pháp là luật cơ bản của
Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất; Mọi văn bản
pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp; mặt khác
Điều 137 cũng không hề quy định cho VKS nói
chung và VKSNDTC nói riêng thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét
xử của hệ thống Tòa án nói chung và của TANDTC
nói riêng. Nhưng trong khi đó, thì lại có một văn bản
dưới Hiến pháp – Luật tổ chức VKSND năm 1992 –
lại có hẳn một Chương VI riêng “Công tác kiểm sát
xét xử” (với bốn điều) giao cho VKS chức năng này
và hiện tại VKS vẫn đang thực hiện chức năng đã
nêu(1 ). Thiết tưởng, ở đây nếu như nhà làm luật bổ
sung thêm đoạn 3 vào Điều 137 Hiến pháp một quy
phạm mới với nội dung: “Các chức năng và thẩm
quyền, tổ chức và hoạt động của các Viện kiểm sát
nhân dân sẽ do luật định”(2 ), thì việc Luật tổ chức
VKSND năm 1992 – một văn bản dưới Hiến pháp –
giao cho VKS thực hiện chức năng đó (thậm chí thêm
nhiều chức năng khác nữa) là hoàn toàn hợp hiến và
chẳng có gì phải bàn cãi cả (!).
Và cuối cùng bốn là, việc suy ngẫm và phân tích nội
dung của chế định quyền công tố (như bản chất pháp
lý, phạm vi và các đặc điểm cơ bản của từng chức
năng của chế định này), để thông qua đó lý giải và
luận chứng cho vị trí của VKS trong bộ máy quyền
lực Nhà nước – không chỉ góp phần lấp một khoảng
trống trong khoa học pháp lý (kể cả khoa học luật
TTHS), mà còn hỗ trợ tích cực cho việc tăng cường
pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân
trong hoạt động TTHS(3 ).
1.2. Như vậy, tất cả những điều nói trên cho phép
khẳng định ý nghĩa chính trị – xã hội và pháp lý,
cũng như ý nghĩa khoa học-thực tiễn quan trọng và
cấp bách của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận
về chế định quyền công tố hiện nay. Tuy nhiên, do
tính chất đa dạng, phức tạp và nhiều khía cạnh của
những vấn đề khoa học còn đang được tranh luận
xung quanh chế định quyền công tố, nên trong bài
viết này chúng tôi chỉ có thể đề cập những vấn đề nào
mà theo quan điểm của chúng tôi là chủ yếu và quan
trọng hơn cả.
II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
2.1. Việc nghiên cứu so sánh lịch sử TPHS trên thế
giới đã cho thấy, về cơ bản khái niệm quyền công tố
– hoạt động tố tụng vì lợi ích công cộng (lợi ích của
Nhà nước hay của xã hội) đối với người phạm tội –
đã được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của
xã hội loài người. Chẳng hạn, ở nhà nước chiếm hữu
nô lệ Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ V trước CN đã tồn tại
hai hình thức tố tụng – công tố (hoạt động tố tụng đối
với các vụ án mà trong đó động chạm trực tiếp hay
gián tiếp đến các lợi ích của Nhà nước khi mà người
đại diện của nó bị thiệt hại do sự vi phạm pháp luật)
và tư tố (hoạt động tố tụng đối với các vụ án xảy ra
do sự vi phạm đến các lợi ích riêng của ai đó); còn ở
La Mã cổ đại trong thời kỳ tan rã của nền dân chủ
quân sự và hình thành Nhà nước chiếm hữu nô lệ, thì
công tố đã được tiến hành đối với cả các vụ án quan
trọng nhất trực tiếp xâm hại (hoặc đe dọa nghiêm
trọng) đến trật tự xã hội – các lợi ích công cộng
(delicta publica), khác với các vụ án động chạm đến
các lợi ích cá nhân (delicta privata)(4 ).
2.2. Cùng với thời gian, quyền công tố đã dần dần
được hình thành một cách riêng biệt và đến hôm nay
nó là một chế định pháp lý độc lập được thừa nhận
chung trong luật TTHS của các NNPQ, đặc biệt là
của các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới.
Chẳng hạn, theo các nhà luật học Liên bang (LB)
Nga thì mặc dù chế định VKS không nằm trong số
các chế định được ghi nhận trong các Hiến pháp của
đại đa số các nước dân chủ (vì vị trí pháp lý của VKS
ở các nước này thường được điều chỉnh bằng các luật
riêng biệt về tổ chức VKS và bằng pháp luật tố tụng
tư pháp), nhưng quyền công tố đều được thực hiện
trong hoạt động TPHS của các nước này, mà về cơ
bản có thể chia thành bốn nhóm như sau:
- Nhóm thứ nhất, bao gồm các nước có VKS nằm
trong thành phần Bộ Tư pháp (như Mỹ, Pháp, Ba
Lan, Nhật Bản, v.v…);
- Nhóm thứ hai, các nước có VKS nằm trong thành
phần các Tòa án (như Tây Ban Nha, Italia, v.v…);
- Nhóm thứ ba, các nước không có chế định VKS (ví
dụ: nước Anh, nhưng trong các trường hợp cần thiết
thì vẫn có những người đại diện cho vị lãnh đạo cao
nhất của đoàn luật sư là các công tố viên phát biểu tại
các phiên tòa với tính chất là những người buộc tội,
hoặc khi xét xử các vụ án hình sự đặc biệt quan trọng
thì việc buộc tội vẫn do một người có chức vụ đặc
biệt thực hiện);
- Và nhóm thứ tư, các nước có hệ thống VKS riêng
biệt nằm dưới sự giám sát của nghị viện (các nước
XHCN cũ ở Đông Âu và các nước Cộng hòa Liên
bang thuộc Liên Xô trước đây)(5 ).
2.3. Riêng tại một số nước thuộc Cộng đồng các quốc
gia độc lập (SNG) hiện nay, ở một mức độ nào đó nội
dung quyền công tố cũng được đề cập tại các điều nói
về “việc buộc tội nhân danh Nhà nước của kiểm sát
trưởng” trong các luật tổ chức VKS của các nước này
(ví dụ: đoạn 1 Điều 29 Luật ngày 29-1-1993 của
nước CH Belarux “Về Viện kiểm sát của nước Cộng
hòa Belarux”, đoạn 2 Điều 35 Luật ngày 9-12-1992
của nước CH Uzơbêkixtan “Về viện kiểm sát”, điểm
4 Điều 5 và đoạn 1 Điều 36 Luật ngày 5-12-1991 của
nước Ukraina “Về viện kiểm sát”)(6 ).
2.4. Tuy nhiên, trong bất kỳ NNPQ nào trên thế giới
(dù là NNPQ theo mô hình dân chủ tư sản như các
nước Anh, Mỹ, CHLB Đức, Italia, v.v… hay là
NNPQ theo mô hình của CNXH dân chủ và nhân đạo
như các nước Bắc Âu – Thụy Điển, Phần Lan, Đan
Mạch, Na Uy, v.v…) thì nhánh quyền lực thứ ba (tư
pháp) chính là quyền xét xử, nên việc thực hiện
quyền công tố nhân danh Nhà nước của VKS chính là
sự hỗ trợ cho nhánh quyền tư pháp (chứ VKS không
thực hiện quyền xét xử – quyền của Tòa án). Vậy thì
NNPQ là gì?. Xuất phát từ việc nghiên cứu sự hình
thành và phát triển của lý luận về NNPQ trong lịch sử
các học thuyết chính trị-pháp luật, đồng thời trên cơ
sở khái quát và tổng kết các quan điểm về những dấu
hiệu chủ yếu của NNPQ hiện nay(7 ), theo quan điểm
của chúng tôi khái niệm khoa học đầy đủ về NNPQ
có thể được định nghĩa như sau: Nhà nước pháp
quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chính trị
của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các
tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như công
bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo
thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung
của nền văn minh thế giới – sự tôn trọng và bảo vệ
các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của
pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính
tối cao của luật trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà
nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp
và tư pháp) và, chủ quyền của nhân dân”(8 ).
Do đó, nếu như xét về vị trí của VKS trong hệ thống
ba nhánh quyền lực của NNPQ, thì VKS thuộc nhánh
quyền lực thứ hai – quyền hành pháp, nhưng VKS là
cơ quan chủ đạo và đóng vai trò quan trọng nhất
trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật (vì Tòa
án trong NNPQ với tính chất là cơ quan xét xử bao
giờ cũng độc lập với các cơ quan bảo vệ pháp luật và
thuộc nhánh quyền lực thứ ba – quyền tư pháp), đồng
thời VKS chỉ thực hiện ba chức năng chủ yếu: a)
hướng dẫn và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ
quan bảo vệ pháp luật trong việc đấu tranh chống tội
phạm; b) kiểm sát việc thi hành pháp luật của các cơ
quan này; c) buộc tội nhân danh Nhà nước tại các
Tòa án để đạt được các bản án có căn cứ, công minh
và đúng pháp luật(9 ).
2.5. Ở Việt Nam, có thể nhận xét quyền công tố trên
các bình diện dưới đây.
- Trước hết, về mặt lập pháp: cụm từ “quyền công tố”
chính thức được ghi nhận lần đầu tiên về mặt hiến
định trong Hiến pháp năm 1980 (Điều 138) và hiện
nay – trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 137), ngoài ra
cụm từ này còn được đề cập trong Bộ luật TTHS năm
1988 (Điều 23) và trong Luật ngày 8-10-1992 về tổ
chức VKSND (các điều 15-16). Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào của Nhà nước
ta (từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến VKSNDTC)
chính thức giải thích nội dung của quyền công tố.
- Về mặt thuật ngữ: theo cuốn Từ điển tiếng Việt in
lần thứ 6, đợt 2 của Viện Ngôn ngữ học do GS.
Hoàng Phê chủ biên (Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ
điển, Hà Nội-Đà Nẵng, 1998, tr. 204), thì công tố có
nghĩa là “điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp
trước tòa án”.
- Về mặt thực tiễn: hoạt động điều tra đúng pháp luật
(1) là điều kiện tiên quyết và là tiền đề đảm bảo pháp
chế cho việc tiến hành tốt hai chức năng của quyền
công tố tương ứng trong hai giai đoạn tiếp theo sau
đó – truy tố bị can trước pháp luật (2) và buộc tội bị
cáo tại phiên tòa xét xử của Tòa án (3). Và chính vì
vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS của nước ta
cho thấy, khi thực hành quyền công tố, VKS cũng
tiến hành cả chức năng đầu tiên và độc lập của quyền
này – kiểm sát tính hợp pháp của việc điều tra (mà
điều này trên thực tế cũng được nhà làm luật nước ta
giao cho VKS).
2.6. Từ những khiếm khuyết đã được phân tích trên
đây cho thấy một thực tế khách quan mà không ai có
thể phủ nhận được – là hiện nay trong thực tiễn
TPHS và trong khoa học luật TTHS Việt Nam vẫn
còn có sự nhận thức chưa đúng hoặc chưa thống nhất
về khái niệm “quyền công tố”. Chính vì lẽ đó, nhiệm
vụ làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh khái niệm
này là không đơn giản. Tuy phạm vi bài viết này
không cho phép đi sâu phân tích từng quan điểm khác
nhau của từng tác giả về khái niệm quyền công tố
nhưng theo ý kiến của chúng tôi dưới góc độ khoa
học luật TTHS có thể đưa ra định nghĩa của khái
niệm quyền công tố như sau: Quyền công tố là quyền
nhân danh Nhà nước thực hiện các chức năng do luật
TTHS quy định để kiểm sát tính hợp pháp của việc
điều tra tội phạm, truy tố và buộc tội người đã thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm trước Tòa án nhằm góp phần ra được các bản án
có căn cứ, công minh và đúng pháp luật, đồng thời
bảo vệ các quyền tự do của công dân, cũng như các
lợi ích hợp pháp của xã hội và của Nhà nước trong
hoạt động tư pháp hình sự. Trên cơ sở khái niệm
khoa học này, tại các điểm từ 2.7 đến 2.13 dưới đây
chúng ta sẽ lần lượt xem xét để làm sáng tỏ về mặt lý
luận bản chất pháp lý, nội dung và các đặc điểm cơ
bản của từng chức năng của quyền công tố, đồng thời
từ đó khẳng định vị trí hợp lý của VKS trong bộ máy
quyền lực Nhà nước.
2.7. Việc phân tích các quy định của luật thực định
(Điều 137 Hiến pháp năm 1992, các Điều 15-16 Luật
tổ chức VKSND năm 1992, và các Điều 23, 141-144,
156, 164, 169-170, v.v… Bộ luật TTHS năm 1988)
và nghiên cứu thực tiễn TPHS cho thấy, quyền công
tố mà VKS nhân danh Nhà nước thực hiện có thể
được hiểu theo hai nghĩa (trên hai bình diện) như sau:
a) hẹp – khi nó được hiểu là quyền nhân danh Nhà
nước thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật
TTHS các chức năng truy tố và buộc tội trước Tòa án
người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
luật hình sự cấm; và b) rộng – khi nó được hiểu là
quyền nhân danh Nhà nước thực hiện trên cơ sở các
quy định của pháp luật TTHS các chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra tội phạm,
truy tố và buộc tội trước Tòa án người đã thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Từ
hai cách hiểu này, chúng ta cần phải lần lượt tìm hiểu
xem nội dung của quyền công tố mà VKS nhân danh
Nhà nước được thể hiện trong phạm vi (giới hạn) nào
của quá trình TTHS và tương ứng với việc thực hiện
các chức năng nào (?).
2.8. Trước hết, nếu như chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, thì
nội dung của quyền công tố chỉ được thể hiện trong
phạm vi (giới hạn) từ sau khi kết thúc việc điều tra tội
phạm và vụ án hình sự được chuyển sang VKS để
truy tố người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị luật hình sự cấm trước Tòa án (1) và, chấm dứt
sau khi Tòa án xét xử xong với việc tuyên một bản án
(quyết định) có hiệu lực pháp luật đối với người đó
(2), tức là trong hai giai đoạn của hoạt động TPHS –
truy tố bị can (1) và buộc tội bị cáo của VKS tại
phiên tòa xét xử của Tòa án (2). Hai giai đoạn này
tương ứng với việc thực hiện hai chức năng của VKS
nhân danh Nhà nước – chức năng truy tố (1) và chức
năng buộc tội (2).
2.9. Còn nếu như hiểu theo nghĩa rộng, thì nội dung
của quyền công tố được thể hiện trong phạm vi (giới
hạn) từ khi bắt đầu việc điều tra tội phạm (1) ® vụ án
hình sự được chuyển sang VKS để truy tố người đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình
sự cấm trước Tòa án (2) và, chấm dứt khi Tòa án xét
xử xong với việc tuyên một bản án (quyết định) có
hiệu lực pháp luật đối với người đó (3), tức là trong
ba giai đoạn của hoạt động TPHS – điều tra tội phạm
(1), truy tố bị can (2) và buộc tội bị cáo của VKS tại
phiên tòa xét xử của Tòa án (3). Ba giai đoạn này
tương ứng với việc thực hiện ba chức năng của VKS
nhân danh Nhà nước – chức năng kiểm sát tính hợp
pháp của việc điều tra (1), chức năng truy tố (2) và
chức năng buộc tội (3). Từ cách hiểu theo nghĩa rộng
này, để đảm bảo sự nhận thức đúng đắn và thống nhất
về bản chất pháp lý của quyền công tố, thì dưới đây
chúng ta cần phải lần lượt làm sáng tỏ các đặc điểm
cơ bản của từng nội dung quyền này qua việc thực
hiện mỗi chức năng của nó.
2.10. Chức năng kiểm sát tính hợp pháp của việc điều
tra – nội dung thứ nhất của quyền công tố mà VKS
nhân danh Nhà nước thực hiện trong quá trình điều
tra tội phạm – có các đặc điểm cơ bản dưới đây:
- Thực hiện tốt chức năng này không những là điều
kiện quan trọng nhằm loại trừ các vi phạm pháp luật
có thể xảy ra trong quá trình thực hiện một loạt các
hành vi TTHS của cơ quan điều tra (như khởi tố và
hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám
xét, thu giữ, kê biên tài sản, v.v…), mà còn là cơ sở
đảm bảo cho việc truy tố được khách quan, đúng tội,
đúng người và đúng pháp luật.
- Về cơ bản, chức năng này được VKS thực hiện
bằng việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ
quan điều tra trong việc khởi tố bị can, kiểm sát hoạt
động điều tra và một loạt các hành vi TTHS khác
(khám xét, tạm giữ, tạm giam, v.v…) được quy định
tại các Điều 64-71, 90-92, 97, 104, 115-124, 137-141
Bộ luật TTHS.
- Việc thực hiện chức năng thứ nhất này của quyền
công tố là phải nhằm đạt được mục đích – sau khi kết
thúc hoạt động điều tra, thì cơ quan điều tra phải ra
quyết định trong từng trường hợp tương ứng theo các
quy định của Bộ luật TTHS để gửi cho VKS: làm
Bản kết luận điều tra đề nghị VKS truy tố (Điều 138)
hoặc là ra quyết định đình chỉ điều tra (Điều 139).
2.11. Chức năng truy tố – nội dung thứ hai của quyền
công tố mà VKS nhân danh Nhà nước thực hiện sau
khi kết thúc việc điều tra – có các đặc điểm cơ bản
dưới đây:
- Thực hiện tốt chức năng này không những là điều
kiện quan trọng nhằm loại trừ các vi phạm pháp luật
có thể xảy ra trong quá trình VKS chuyển vụ án sang
Tòa án để xét xử, mà còn là cơ sở đảm bảo cho việc
buộc tội của VKS đúng hành vi, đúng người và đúng
pháp luật trong giai đoạn tiếp theo.
- Về cơ bản, chức năng này được thực hiện bằng việc
sau khi nhận được hồ sơ vụ án hình sự và bản kết
luận điều tra, VKS ra quyết định đúng trong từng
trường hợp tương ứng (như truy tố bị can trước Tòa
án bằng bản cáo trạng, trả lại hồ sơ để điều tra bổ
sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án) – thực hiện
một loạt các hành vi TTHS được quy định tại các
Điều 142-143b Bộ luật TTHS.
- Việc thực hiện chức năng thứ hai này của quyền
công tố là phải nhằm đạt được mục đích – sau khi
quyết định truy tố bị can trước Tòa án, VKS phải
đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy
định của Bộ luật TTHS để: a) giao bản cáo trạng cho
bị can, cho người bào chữa đọc bản cáo trạng, ghi
chép nội dung và đề xuất yêu cầu (đoạn 3 khoản 1
Điều 142); b) gửi hồ sơ và quyết định truy tố đến Tòa
án trong thời hạn ba ngày kể từ khi ra quyết định truy
tố bị can (khoản 3 Điều 142); c) sao cho nội dung của
bản cáo trạng phù hợp với quy định của pháp luật
(Điều 143).
2.12. Chức năng buộc tội – nội dung thứ ba và là chủ
yếu nhất của quyền công tố mà VKS nhân danh Nhà
nước thực hiện trong quá trình xét xử tại phiên tòa –
có các đặc điểm cơ bản dưới đây:
- Thực hiện tốt chức năng này không những là điều
kiện quan trọng nhằm loại trừ các vi phạm pháp luật
có thể xảy ra trong quá trình xét xử của Tòa án, mà
còn là cơ sở đảm bảo cho việc Tòa án xét xử đúng
tội, đúng người và đúng pháp luật để tuyên một bản
án (quyết định) có hiệu lực pháp luật thực sự công
minh, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục đối với
công luận.
- Về cơ bản, chức năng này được thực hiện bằng việc
sau khi đọc bản cáo trạng luận tội bị cáo, VKS tham
gia vào việc điều tra tại phiên tòa, hỏi những người
tham gia tố tụng, nghiên cứu các vật chứng, tranh
luận, quyết định rút truy tố hoặc định tội danh nhẹ
hơn, v.v… - thực hiện một loạt các hành vi TTHS
được quy định tại các Điều 145-195 Bộ luật TTHS để
góp phần làm cho quá trình xét xử của Tòa án được
tiến hành theo đúng các trình tự do luật định, đảm
bảo sự bình đẳng của các bên tranh tụng, cũng như
tính công khai và dân chủ của quyền tư pháp trong
giai đoạn xây dựng NNPQ.
- Việc thực hiện chức năng thứ ba này của quyền
công tố là phải nhằm đạt được mục đích – sau khi
nhân danh Nhà nước buộc tội bị cáo đã bị xét xử tại
phiên tòa, hoạt động của VKS phải góp phần đạt
được việc là