Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào các liên kết Kinh Tế Quốc Tế

Thương mại luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ phát triển, xuất phát từ những lợi ích quốc gia, các Nhà nước luôn tìm cách dựng lên những rào cản thương mại nhằm bảo hộ các ngành kém cạnh tranh trong nước. Sự phát triển của thương mại, vì thế, luôn là cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ thương mại. Hay nói cách khác, tự do hoá và bảo hộ là hai xu hướng đối lập, nhưng luôn song hành và chi phối sự phát triển của hoạt động thương mại. Tuy nhiên từ những năm 1950 đến nay, với sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, đặc biệt với sự ra đời của GATT( 1947), và nay là WTO, tự do hoá thương mại đã trở thành xu thế chủ yếu chi phối sự phát triển của hoạt động thương mại, là nội dung cốt lõi của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, khi mà tính phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cao thì năng lực nội sinh của một quốc gia không chỉ là sự phát triển tự nhiên của quốc gia đó, mà còn là điều kiện để chọn lọc, tiếp cận các yếu tố bên ngoài, biến cái bên ngoài thành cái của chính mình, sử dụng vào việc phát triển kinh tế của quốc gia. Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước. Mỗi quốc gia không thể tự mình giải quyết một số vấn đề nhất định. Để giải quyết vấn đề, mỗi quốc gia phải tham gia liên kết, hội nhập cùng với các quốc gia khác để cùng nhau phát triển. Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế chung của thời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu. Trái lại, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nước. Bởi với những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ

doc88 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào các liên kết Kinh Tế Quốc Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thương mại luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ phát triển, xuất phát từ những lợi ích quốc gia, các Nhà nước luôn tìm cách dựng lên những rào cản thương mại nhằm bảo hộ các ngành kém cạnh tranh trong nước. Sự phát triển của thương mại, vì thế, luôn là cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ thương mại. Hay nói cách khác, tự do hoá và bảo hộ là hai xu hướng đối lập, nhưng luôn song hành và chi phối sự phát triển của hoạt động thương mại. Tuy nhiên từ những năm 1950 đến nay, với sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, đặc biệt với sự ra đời của GATT( 1947), và nay là WTO, tự do hoá thương mại đã trở thành xu thế chủ yếu chi phối sự phát triển của hoạt động thương mại, là nội dung cốt lõi của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, khi mà tính phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng cao thì năng lực nội sinh của một quốc gia không chỉ là sự phát triển tự nhiên của quốc gia đó, mà còn là điều kiện để chọn lọc, tiếp cận các yếu tố bên ngoài, biến cái bên ngoài thành cái của chính mình, sử dụng vào việc phát triển kinh tế của quốc gia. Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước. Mỗi quốc gia không thể tự mình giải quyết một số vấn đề nhất định. Để giải quyết vấn đề, mỗi quốc gia phải tham gia liên kết, hội nhập cùng với các quốc gia khác để cùng nhau phát triển. Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế chung của thời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu. Trái lại, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nước. Bởi với những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông và tin học, thì giữa các quốc gia ngày càng có mối liên kết chặt chẽ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Liên kết kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế không thể thay đổi. Hiện nay, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết, phạm vi liên kết cũng ngày càng được mở rộng. Nhằm nghiên cứu, phân tích đánh giá về tình hình xu hướng phát triển liên kết kinh tế quốc tế hiện nay để có cái nhìn tổng quát nhất về liên kết kinh tế quốc tế và tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến nền kinh tế quốc tế, từ đó dự báo xu hướng của liên kết kinh tế quốc tế trong tương lai, đồng thời đề xuất những kiến nghị, bài học kinh nghiệm cần thiết và có những bước đi phù hợp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài ” Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến liên kết kinh tế quốc tế - Phân tích xu hướng và tác động của các liên kết kinh tế quốc tế - Phân tích tác động của các liên kết kinh tế quốc tế đến Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào các liên kết kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng nghiên cứu: Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận này được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập, phân tích, đối chiếu và tổng hợp từ các tài liệu liên quan đên liến kết kinh tế quốc tế. 5.Khóa luận gồm có 3 chương: Chương I: Những nội dung cơ bản về liên kết kinh tế quốc tế Chương II: Xu hướng vận động của các liên kết kinh tế quốc tế Chương III: Tác động của các liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế Do nguồn tài liệu và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Vũ Thành Toàn đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình viết khoá luận. Em cũng xin cảm ơn tập thể giáo viên trường Đại học Ngoại Thương, những người thân trong gia đình và bạn bè đã quan tâm động viên cũng như tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập. CHƯƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái niệm Hiện nay, trên thế giới, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng gia tăng. Các nước không thể một mình giải quyết được các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như môi trường. Vì thế, việc các nước liên kết, hợp tác với nhau là cần thiết. Các quốc gia trên thế giới đang từng bước tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra hết sức sôi động ấy. Một cách tổng thể, LKKTQT là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ ký với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Cụ thể: Liên kết kinh tế quốc tế hay còn gọi là nhất thể hoá kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hoá có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế của một nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Liên kết kinh tế quốc tế được xem là mối quan hệ kinh tế vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia, được hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn với các mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng. Các bên tham gia liên kết kinh tế quốc tế có thể là các quốc gia hoặc các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau. Như vậy liên kết kinh tế quốc tế là một quá trình khách quan bởi nó là kết quả của quá trình vận động mang tính quy luật, xuất phát từ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất và quốc tế hoá đời sống kinh tế do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật. Mặt khác, liên kết kinh tế quốc tế cũng là một quá trình chủ quan bởi nó là kết quả của những hoạt động của các quốc gia trong việc phối hợp nền kinh tế của các quốc gia đó, làm cho các nền kinh tế thích ứng với nhau, dần dần hình thành một chỉnh thể kinh tế có cơ cấu tối ưu, có năng suất lao động cao. 2. Bản chất của liên kết kinh tế quốc tế: Về bản chất, liên kết kinh tế quốc tế là hình thức phát triển cao hơn về chất của phân công lao động quốc tế với những đặc trưng cơ bản sau: 2.1 Liên kết kinh tế quốc tế đưa tới sự gia tăng về số lượng và cường độ các mối quan hệ kinh tế quốc tế LKKTQT làm gia tăng các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên và hình thành nên cơ cấu kinh tế mới trong quá trình liên kết. Với hình thức liên kết kinh tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế sẽ có tính chất thường xuyên ổn định và được chú ý củng cố để cho nó có thể phát triển lâu dài. 2.2 Liên kết kinh tế quốc tế bao trùm và liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Các liên kết kinh tế quốc tế được hình thành dựa trên các Hiệp định không chỉ về thương mại hàng hoá mà còn mở rộng ra thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ... 2.3 Liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ một số khác biệt kinh tế giữa các nước, xác lập những tiêu chí phát triển chung, trong đó cùng với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm về mọi mặt của từng quốc gia thành viên, là việc hi sinh một phần tính độc lập trong các quyết sách kinh tế và phát triển. 2.4 Liên kết kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa những nhà nước độc lập có chủ quyền. Bởi vậy, nó thường chịu sự điều tiết của các chính sách kinh tế của các chính phủ. Nói chung nền kinh tế giữa các quốc gia không có sự đồng nhất cả về trình độ phát triển cũng như về thể chế và kết cấu kinh tế xã hội. Chính điều đó đưa đến chức năng điều chỉnh và làm xích lại gần nhau giữa các nền kinh tế quốc gia của liên kết kinh tế quốc tế. Thông qua đó hình thành nên liên kết kinh tế quốc tế có tác dụng bổ sung và tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển một cách thuận lợi hơn. 2.5 Liên kết kinh tế quốc tế là giải pháp trung hoà giữa xu hướng tự do hoá và bảo hộ mậu dịch: Trên thị trường thế giới đang diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Các hình thức của chủ nghĩa mậu dịch mới ra đời và có nguy cơ gia tăng. Các cuộc chiến tranh kinh tế giữa các trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hướng mở rộng. Trong điều kiện đó, liên kết kinh tế quốc tế có vai trò như một giải pháp trung hòa để tạo nên các khu vực thị trường tự do cho các thành viên. Các liên kết kinh tế quốc tế trước hết hướng vào việc tạo lập thị trường quốc tế khu vực, dỡ bỏ dần các ngăn trở về hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên, tạo nên khuôn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp cho mậu dịch quốc tế gia tăng, củng cố và mở rộng quan hệ thị trường. 2.6 Liên kết kinh tế quốc tế luôn luôn là hành động tự giác của các thành viên. Các thành viên tự giác tham gia LKKQT nhằm thực hiện việc điều chỉnh có ý thức và phối hợp các chương trình phát triển kinh tế với những thoả thuận có đi có lại giữa các thành viên. Nó là bước quá độ trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các liên kết kinh tế khu vực ( ví dụ như các khối EU, NAFTA, ASEAN, APEC...) thể hiện cấp độ khu vực hóa nền kinh tế thế giới ngày càng gia tăng. Các liên kết kinh tế này còn là khuôn khổ để cạnh tranh giữa các nhóm nước, bảo vệ và phục vụ cho lợi ích quốc gia và khu vực. II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 1.Toàn cầu hóa về kinh tế là nguyên nhân cơ bản nhất hình thành liên kết kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa làm thị trường thuận lợi được mở rộng đòi hỏi phải có sự liên kết hợp tác giữa các nước hoặc giữa các công ty cùng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu: Về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, các rào cản thương mại, về môi trường... Các quốc gia đều thấy được lợi ích đem lại cho quốc gia mình khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển. Do sự phát triển quốc tế hoá về các mặt vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm nên quyền lợi kinh tế của các nước gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau. Năng lực đơn độc điều hoà, khống chế kinh tế của các nước ngày càng suy giảm. Việc giải quyết các vấn đề kinh tế và đặt ra chính sách kinh tế của các nước ngày càng dựa vào sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia. Các nước có cùng lợi ích kinh tế và trình độ phát triển ngang nhau đã hợp tác với nhau và cao hơn là liên kết với nhau hình thành nên các liên minh kinh tế. Đồng thời, sự phát triển về sản xuất và vốn quốc tế hóa cũng đã liên kết hoạt động giữa các nước có nhiều kiểu sản xuất khác nhau và trình độ phát triển khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế và từng bước đưa nền kinh tế nước mình hòa nhập với nền kinh tế thế giới. 2. Liên kết kinh tế quốc tế là kết quả khách quan của phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản. Thứ nhất, phân công lao động quốc tế trong thế giới ngày nay đang diễn ra với một phạm vi ngày càng rộng và tốc độ ngày càng nhanh, nó xâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế của mỗi quốc gia và ngày càng đi vào chiều sâu do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Sự phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu có nghĩa là đã chuyển mạnh từ việc phân công lao động theo ngành và theo sản phẩm sang phân công theo chi tiết sản phẩm và theo quy trình công nghệ. Điều này cho thấy sự khác biệt về điều kiện tự nhiên không còn đóng vai trò quyết định đối với phương hướng tham gia vào phân công lao động quốc tế, trái lại chính khả năng về công nghệ mới có vai trò quyết định. Sự phát triển của phân công lao động quốc tế cùng với những thành tựu mới của cách mạng khoa học công nghệ đưa tới sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Ở các nước phát triển, nhiều ngành công nghiệp truyền thống ngày càng thu hẹp( luyện kim đen, đóng tàu..), trong khi đó lại xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới như công nghệ sinh học, công nghệ tin học... Và đối với các nước đang phát triển thì các ngành công nghiệp truyền thống lại đang bắt đầu phát triển, đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. Vì vậy việc liên kết các quốc gia là điều cần thiết để các nước có thể bổ sung, hỗ trợ nhau phát triển. Ngày càng xuất hiện và phát triển nhanh các hình thức hợp tác về kinh tế, khoa học và công nghệ. Các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ tập trung ở hoạt động ngoại thương mà còn vươn sang cả lĩnh vực nghiên cứu, sáng chế, chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư, hợp tác sản xuất... Điều đó có nghĩa là các quan hệ kinh tế quốc tế được phát triển cả về bề rộng và bề sâu, nó mang nội dung toàn diện hơn và đòi hỏi sự hợp tác ở những khuôn khổ rộng hơn và cấp độ cao hơn. Cơ cấu ngành và cơ cấu địa lí trong phân công lao động quốc tế đang có sự chuyển dịch đáng kể. Người ta áp dụng các phân ngành kinh tế quốc dân theo phương pháp mới với bốn nhóm ngành như sau: nhóm ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, nhóm ngành có hàm lượng lao động sống cao và nhóm ngành có hàm lượng nguyên vật liệu cao. Tùy theo điều kiện kinh tế và trình độ phát triển khoa học- công nghệ của mỗi nước mà người ta tiến hành chuyên môn hóa những ngành mà học có khả năng đồng thời hợp tác và trao đổi cho nhau để đạt tới cơ cấu tối ưu trong tiêu dùng và tích lũy. Những nước có trình độ phát triển chưa cao và có nhiều tài nguyên khoáng sản thường tập trung vào những nhóm ngành có hàm lượng lao động sống cao và nhóm ngành có hàm lượng nguyên vật liệu cao. Cũng có trường hợp khéo léo kết họp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để phát triển một cách tổng hợp và hài hòa các ngành khác nhau nhằm đạt tới tốc độ tăng trưởng cao và rút ngắn khoảng cách với sự phát triển của các liên kết kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Mặt khác, không phải chỉ những nước đang phát triển, những nước nông nghiệp là nơi sản xuất ra nhiều nông sản với chất lượng cao mà những nước công nghiệp tiên tiến, nhờ có công nghệ đã sản xuất ra nông sản với chất lượng cao và giá thành hạ. Do đó cạnh tranh về mặt hàng nông sản ngày càng gay gắt và hình thành nên những hàng rào mậu dịch và phi mậu dịch đối với mặt hàng này. Từ đó đặt ra yêu cầu cho việc hình thành liên kết thị trường theo khu vực để bảo vệ lợi ích cho mỗi bên. Sự phát triển của các công ty đa quốc gia và vai trò ngày càng lớn của nó trong phân công lao động quốc tế đã tác động mạnh đến việc hình thành và phát triển của liên kết kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia không những nắm trong tay những nguồn vốn lớn, các công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà nó còn mang tính đa sở hữu và gây ảnh hưởng đến các chương trình phát triển đa quốc gia và liên quốc gia. Hoạt động của các công ty đa quốc gia không những tạo tiền đề vật chất mà còn thúc đẩy về mặt tổ chức cho sự liên kết giữa các nước nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, phân công lao động quốc tế ngày càng hoàn thiện và tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế - một hình thức phát triển chủ yếu trong xu thế toàn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế hiện nay. III. LỢI ÍCH CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Liên kết kinh tế quốc tế làm tăng năng suất lao động và tăng mức sống của các quốc gia. Nhờ việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, thị trường lao động phát triển đặc biệt là phát triển về chiều sâu, cộng với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển giúp nâng cao năng suất lao động, kinh tế đất nước phát triển, nâng cao mức sống của người dân. 2. Góp phần phát huy vai trò của các chủ thể, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Trong tiến trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, các chủ thể sẽ được tham gia vào một thị trường toàn cầu rộng lớn với môi trường kinh doanh quốc tế tự do. Việc ngày càng dỡ bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử kinh tế và phi kinh tế sẽ tạo ra cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các công ty nhỏ, các nền kinh tế nhỏ tham dự bình đẳng và rộng rãi vào guồng máy kinh tế mang tính toàn cầu. Tham gia liên kết sẽ giúp các quốc gia từng bước gia nhập vào hệ thống phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất trên toàn cầu. Lợi thế của đất nước sẽ được phát huy, các nguồn lực sẽ được khai thác và sử dụng hiệu quả. 3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác triệt để lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Cơ cấu kinh tế xét tổng thể bao gồm: Cơ cấu kinh tế - kỹ thuật( cơ cấu ngành kinh tế), cơ cấu kinh tế - xã hội( cơ cấu thành phần kinh tế), cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ, cơ cấu thị trường và tính chất thị trường của nền kinh tế. Có thể thấy rằng, tham gia liên kết kinh tế của một quốc gia có tác động thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu hợp lý theo hướng phân công lao động quốc tế trên cơ sở lợi thế so sánh quốc gia. Đó còn là một cơ cấu kinh tế có khả năng thích ứng và trụ vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt toàn cầu. Cùng với quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được mở rộng nhiều hơn rất nhiều. Cùng với thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế cũng được xúc tiến. Đầu tư nước ngoài làm xuất hiện các doanh nghiệp độc lập có yếu tố nuớc ngoài( doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các liên danh, liên kết...), khu công nghiệp, khu chế xuất, các vành đai phát triển...Như vậy cơ cấu kinh tế đã thay đổi cùng với sự hình thành khu vực kinh tế có sự tham gia của nước ngoài. Cơ cấu kinh tế xã hội cũng có sự thay đổi, các loại hình doanh nghiệp với những hình thức sở hữu vốn khác nhau trở nên phong phú hơn trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp do tư nhân đầu tư vốn với các quy mô khác nhau có điều kiện được phát triển. Sở hữu đa quốc gia, đa quốc tịch được hình thành. Cơ cấu vùng – lãnh thổ cũng có điều kiện chuyển dịch rất tích cực. Do kết cấu hạ tầng của nhiều vùng được xây dựng mới cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng các cơ sở khai thác, chế biến, có vùng trước đây còn hoang sơ, tiềm năng kinh tế chưa được khai thác, dân cư thưa thớt đã trở thành vùng kinh tế phát triển, hạ tầng hiện đại, dân cư đông, nhiều đô thị mới ra đời, giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng 4. Tạo lập quan hệ mậu dịch giữa các nước LKKTQT giúp mở rộng khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước thành viên trong liên minh với các nước, các khu vực khác trên thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường. Tính liên kết thị trường giữa các vùng, miền tăng lên, thị trường hàng hoá được mở rộng. Cơ cấu, chủng loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên. Cùng với thị trường hàng hoá, các thị trường khác như thị trường lao động, thị trường tiền tệ, thị trường vốn cũng dần ra đời và phát triển theo. Sự phát triển, kết nối của các thị trường bộ phận, thị trường địa phương làm thị trường quốc gia phát triển, mở rộng hơn, trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. 5. Góp phần mở rộng quan hệ đối
Luận văn liên quan