Niên luận Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên giáo dục hiện đại

Như ta đã biết gia đình là một môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu của trẻ em, nhưng quá trình xã hội hóa đó không chỉ dừng lại ở việc nuôi nấng, chăm sóc, rèn luyện các thói quen, kỹ năng, kinh nghiệm xã hội từ khi còn nhỏ mà còn diễn ra suốt cả cuộc đời đứa trẻ với tư cách là một quá trình liên tục. Gia đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hóa trong chu trình sống của đứa trẻ. Ở giai đoạn tuổi ấu thơ thì gia đình là môi trường xã hội hóa và tác nhân xã hội hóa duy nhất, giúp đứa trẻ bắt đầu hòa nhập vào thế giới xung quanh. Đến giai đoạn mẫu giáo nhi đồng: ngoài môi trường gia đình thì đứa trẻ bắt đầu có mối quan hệ bên ngoài xã hội như bạn bè, thầy cô. Đến lứa tuổi thiếu niên thì trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn mực thiết lập những mối quan hệ xã hội phức tạp tiến tới hình thành nhâ cách độc lập. Ở giai đoạn này gia đinh giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ và ứng xử và những người xung quanh, động viên, thông cảm, nâng đỡ các em, giúp đỡ các em những kiến thức hiểu biết cần thiết để tự chủ ở giai đoạn tiền dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn. Khi trưởng thành cá nhân bắt đầu phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn định, chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc, tổ chức xã hội mới. Lúc này gia đình giúp các cá nhân trưởng thành có định hướng nghề nghiệp, giá trị, hôn nhân. Như vậy, gia đình đống một vai trò xuyên suốt trong các giai đoạn sống của mỗi cá nhân. Trong quá trình giáo dục trẻ em, có nhiều vấn đề mà gia đình cần phải quan tâm: đạo đức, ứng xử, truyền thống, hướng nghiệp, giới tính, sức khỏe sinh sản. Đặc biệt là giáo dục về sức khỏe sinh sản có một vai trò quan trọng giúp đưa trẻ có những hiểu biết để phát triển tâm sinh lý hoàn thiện hơn, đồng thời có những nhận thức và hành vi đúng đắn hơn. Tuy nhiên, việc giáo dục sức khỏe sinh sản không phải giai đoạn nào cũng cần thiết, mà gia đình nên lựa chọn giai đoạn phù hợp với tâm sinh lý của đứa trẻ để chuẩn bị cho đứa trẻ những hành trang thiết thực nhất về bản thân của chúng. Nh ư vậy gia đình cần lựa chọn giai đoạn dậy thì của con trẻ để cung cấp những kiến thức về vấn đề này. Vì tuổi dậy thì là qúa trình chuyển giao về thể chất, sinh lý, nó là một bước ngoặt giúp đứa trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Trong lứa tuổi này, trẻ em đã có những suy nghĩ phức tạp, tò mò về những diều chưa biết, muốn khám phá về những bạn khác giới, dấn đến những hành vi lệch chẩn. Ngày nay, với đà đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng sự giao lưu rộng rãi của các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phim ảnh, sách báo. Qua đó nó truyền tải nhiều tri thức một cách ngẫu nhiên, tự phát đến trẻ ở tuổi dậy thì bao gòm cả những tri thức về tình yêu, tình dục mang cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Qua những số liệu điều tra cho thấy đáng báo động: 15% thanh niên Hà Nội, 20% thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, 37% thanh niên nông thôn cóquan hệ tình dục trước hôn nhân. Hàng năm nước ta có tới 1 đến 1,4 triệu ca nạo phá thai trong đó ước tính khoảng 20-30% là lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác đang thực sự báo động ở lứa tuổi n ày Cho nên việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên là rất quan trọng và nó có thể từ xuất phát từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội. Nhưng gia đình lại đóng một vai trò quan trọng hơn cả trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. V ì cha mẹ là những người gần gũi nhất, hiểu rõ nhất về từng giai đoạn phát triển, tính cách, đặc điểm tâm sinh lý của đứa trẻ. Do vậy, vấn đề giáo dục giới tính, đặc biệt là giáo dục về sức khỏe sinh sản trẻ em ở tuổi dậy thì là một vấn đề cấp thiết cần được xem xét một cách hệ thống, nghiêm túc trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay. Tất cả những gợi ý dó đã hướng cho chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu về: “ Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục vấn đề sức khỏe sinh sản cho con cái trong giai độ tuổi dậythì”. 2. Mục đích nghiên cứu

pdf24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Vấn đề đổi mới sách giáo khoa trên giáo dục hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan