Nội dung cơ bản về quản lý thuế - Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ 5 1.1. Quan niệm chung về chính sách thuế và quản lý thuế 6 1.2. Quá trình ra đời Luật quản lý thuế 7 1.3. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Quản lý thuế 8 1.4. Nội dung quản lý thuế 8 1.5. Nguyên tắc quản lý thuế 9 1.6. Các văn bản pháp luật về quản lý thuế 9 CHƯƠNG 2: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ 10 2.1. Đăng ký thuế 10 2.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong Đăng ký thuế 10 2.1.2. Đối tượng đăng ký thuế 10 2.1.3. Thời hạn, hồ sơ đăng ký thuế 11 2.1.4. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế 11 2.1.5. Chứng nhận đăng ký thuế 12 2.1.6. Sử dụng mã số thuế 12 2.1.7. Thay đổi thông tin đăng ký thuế 13 2.1.8. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế 13 2.2. Khai thuế, tính thuế 14 2.2.1. Khái niệm 14 2.2.2. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế 14 2.2.3. Hồ sơ khai thuế 15 2.2.4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 17 2.2.5. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế 18 2.2.6. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế 18 2.3. Ấn định thuế 19 2.3.1. Khái niệm 19 2.3.2. Nguyên tắc ấn định thuế 20 2.3.3. Trường hợp ấn định thuế 20 2.3.4. Căn cứ ấn định thuế 21 2.3.5. Trách nhiệm của cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc ấn định thuế 21 2.4. Nộp thuế 22 2.4.1. Thời hạn nộp thuế 22 2.4.2. Thủ tục nộp thuế 23 2.4.3. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt 23 2.4.4. Xử lý số tiền thuế nộp thừa 23 2.4.5. Gia hạn nộp thuế 24 2.4.6. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện 25 2.5. Miễn thuế, giảm thuế 25 2.5.1. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế 25 2.5.2. Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế 25 2.5.3. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế: 26 2.6. Hoàn thuế 26 2.6.1. Các trường hợp thuộc diện hoàn thuế 26 2.6.2. Hồ sơ hoàn thuế 26 2.6.3. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế 28 2.7. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế 30 2.7.1. Trường hợp xuất cảnh 30 2.7.2. Trường hợp giải thể, phá sản 30 2.7.3. Trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp 30 2.7.4. Kế thừa nghĩa vụ thuế của cá nhân là người đã chết, người mất năng lực hành vi nhân sự hoặc người mất tích theo quy định của pháp luật dân sự 31 2.7.5. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế 31 2.8. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt 31 2.8.1. Các trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: 31 2.8.2. Hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: 31 2.8.3. Giải quyết hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: 32 CHƯƠNG 3: CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ 33 3.1. Uỷ nhiệm thu thuế 33 3.1.1. Khái niệm 33 3.1.2 Phạm vi và Hợp đồng uỷ nhiệm thu: 33 3.1.3. Trách nhiệm của bên được uỷ nhiệm thu 34 3.1.4. Trách nhiệm của cơ quan thuế 35 3.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế 36 3.2.1. Khái niệm 36 3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Đại lý thuế 36 3.2.3. Điều kiện hành nghề của Đại lý thuế 37 CHƯƠNG 4: GIÁM SÁT SỰ TUÂN THỦ 38 4.1 Quản lý thông tin về người nộp thuế 38 4.1.1 Khái niệm Hệ thống thông tin về người nộp thuế 38 4.1.2. Tầm quan trọng của Hệ thống thông tin về người nộp thuế 38 4.1.3. Nguồn thu thập thông tin 38 4.1.4. Bảo mật thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc cung cấp và công khai thông tin 39 4.1.5. Trách nhiệm của NNT trong việc cung cấp thông tin 39 4.1.6. Trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin 40 4.1.7. Hình thức thông tin cung cấp cho cơ quan quản lý thuế 40 4.1.8. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý Hệ thống thông tin về NNT 40 4.2. Thanh tra, kiểm tra thuế 41 4.2.1. Một số nội dung chung về thanh tra, kiểm tra thuế 41 4.2.2. Kiểm tra thuế 42 4.2.3. Thanh tra thuế 45 CHƯƠNG 5: CHẾ TÀI XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THUẾ 49 5.1. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế 49 5.1.1. Quy định chung 49 5.1.2. Xử lý vi phạm đối với người nộp thuế 52 5.1.3. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế 55 5.1.4. Xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi vi phạm 56 5.1.5. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về thuế 57 5.1.6. Miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế 58 5.1.7. Thi hành quyết định xử phạt 59 5.1.8. Quyết định buộc khắc phục hậu quả 59 5.1.9. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, quyết định khắc phục hậu quả để thi hành 59 5.2. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 60 5.2.1 Những quy định chung 60 5.2.2 Đối tượng và trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế 63 5.3. Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế 66 5.3.1. Khiếu nại và tố cáo về thuế 66 5.3.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thuế các cấp 67 5.3.3. Thời hạn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo 68 5.3.4. Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo 69 5.3.5. Xử lý số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền 70 5.3.6. Khởi kiện 70

doc100 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung cơ bản về quản lý thuế - Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang bìa LỜI GIỚI THIỆU Luật quản lý thuế đã được Quốc hội Khoá XI thông qua tại Kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007. Việc ban hành Luật quản lý thuế đã tạo nền tảng cho việc áp dụng cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, theo đó người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN; cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng dựa trên hệ thống thông tin về người nộp thuế. Bên cạnh đó, Luật cũng đề cao quyền và trách nhiệm của người nộp thuế, tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu lực của Hệ thống thuế. Quản lý thuế theo mô hình chức năng đặt ra yêu cầu, thách thức lớn cho cả cơ quan thuế và cán bộ thuế, Ngành Thuế đã thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy theo mô hình chức năng, thay đổi phương thức quản lý; từng cán bộ thuế phải thay đổi thói quen, phương pháp làm việc theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức về pháp luật quản lý thuế cho công chức thuế, đặc biệt là công chức thuế mới vào ngành, Tổng cục thuế biên soạn tài liệu “Nội dung cơ bản về quản lý thuế”. Nội dung tài liệu gồm 5 Chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thuế. - Chương 2: Thủ tục hành chính thuế. - Chương 3: Các bên liên quan đến quản lý thuế. - Chương 4: Giám sát sự tuân thủ. - Chương 5: Chế tài xử lý, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế. Tài liệu này vừa đề cập đến kiến thức chung, vừa đề cập đến kiến thức chuyên môn của từng kỹ năng quản lý thuế; nội dung tuy tập trung vào vấn đề thủ tục hành chính thuế, nhưng lại gắn chặt với các qui định về chính sách thuế. Tài liệu sẽ giúp cho các công chức mới vào ngành nắm được những nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực trong giải quyết công việc, đồng thời từng bước hình thành kỹ năng quản lý thuế theo hướng chuyên sâu chuyên nghiệp. Do thời gian biên soạn gấp, phạm vi của chủ đề rộng và kiến thức của nhóm biên soạn còn hạn chế nên tài liệu không tránh khỏi thiếu sót. Tổng cục Thuế rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các công chức trong toàn Ngành để hoàn thiện tài liệu này, phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo bồi dưỡng, nhất là cho công chức thuế mới vào Ngành./. TỔNG CỤC THUẾ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ 5 1.1. Quan niệm chung về chính sách thuế và quản lý thuế 6 1.2. Quá trình ra đời Luật quản lý thuế 7 1.3. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Quản lý thuế 8 1.4. Nội dung quản lý thuế 8 1.5. Nguyên tắc quản lý thuế 9 1.6. Các văn bản pháp luật về quản lý thuế 9 CHƯƠNG 2: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ 10 2.1. Đăng ký thuế 10 2.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong Đăng ký thuế 10 2.1.2. Đối tượng đăng ký thuế 10 2.1.3. Thời hạn, hồ sơ đăng ký thuế 11 2.1.4. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế 11 2.1.5. Chứng nhận đăng ký thuế 12 2.1.6. Sử dụng mã số thuế 12 2.1.7. Thay đổi thông tin đăng ký thuế 13 2.1.8. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế 13 2.2. Khai thuế, tính thuế 14 2.2.1. Khái niệm 14 2.2.2. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế 14 2.2.3. Hồ sơ khai thuế 15 2.2.4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 17 2.2.5. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế 18 2.2.6. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế 18 2.3. Ấn định thuế 19 2.3.1. Khái niệm 19 2.3.2. Nguyên tắc ấn định thuế 20 2.3.3. Trường hợp ấn định thuế 20 2.3.4. Căn cứ ấn định thuế 21 2.3.5. Trách nhiệm của cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc ấn định thuế 21 2.4. Nộp thuế 22 2.4.1. Thời hạn nộp thuế 22 2.4.2. Thủ tục nộp thuế 23 2.4.3. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt 23 2.4.4. Xử lý số tiền thuế nộp thừa 23 2.4.5. Gia hạn nộp thuế 24 2.4.6. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện 25 2.5. Miễn thuế, giảm thuế 25 2.5.1. Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế 25 2.5.2. Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế 25 2.5.3. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế: 26 2.6. Hoàn thuế 26 2.6.1. Các trường hợp thuộc diện hoàn thuế 26 2.6.2. Hồ sơ hoàn thuế 26 2.6.3. Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế 28 2.7. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế 30 2.7.1. Trường hợp xuất cảnh 30 2.7.2. Trường hợp giải thể, phá sản 30 2.7.3. Trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp 30 2.7.4. Kế thừa nghĩa vụ thuế của cá nhân là người đã chết, người mất năng lực hành vi nhân sự hoặc người mất tích theo quy định của pháp luật dân sự 31 2.7.5. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế 31 2.8. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt 31 2.8.1. Các trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: 31 2.8.2. Hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: 31 2.8.3. Giải quyết hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt: 32 CHƯƠNG 3: CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ 33 3.1. Uỷ nhiệm thu thuế 33 3.1.1. Khái niệm 33 3.1.2 Phạm vi và Hợp đồng uỷ nhiệm thu: 33 3.1.3. Trách nhiệm của bên được uỷ nhiệm thu 34 3.1.4. Trách nhiệm của cơ quan thuế 35 3.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế 36 3.2.1. Khái niệm 36 3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Đại lý thuế 36 3.2.3. Điều kiện hành nghề của Đại lý thuế 37 CHƯƠNG 4: GIÁM SÁT SỰ TUÂN THỦ 38 4.1 Quản lý thông tin về người nộp thuế 38 4.1.1 Khái niệm Hệ thống thông tin về người nộp thuế 38 4.1.2. Tầm quan trọng của Hệ thống thông tin về người nộp thuế 38 4.1.3. Nguồn thu thập thông tin 38 4.1.4. Bảo mật thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc cung cấp và công khai thông tin 39 4.1.5. Trách nhiệm của NNT trong việc cung cấp thông tin 39 4.1.6. Trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin 40 4.1.7. Hình thức thông tin cung cấp cho cơ quan quản lý thuế 40 4.1.8. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý Hệ thống thông tin về NNT 40 4.2. Thanh tra, kiểm tra thuế 41 4.2.1. Một số nội dung chung về thanh tra, kiểm tra thuế 41 4.2.2. Kiểm tra thuế 42 4.2.3. Thanh tra thuế 45 CHƯƠNG 5: CHẾ TÀI XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THUẾ 49 5.1. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế 49 5.1.1. Quy định chung 49 5.1.2. Xử lý vi phạm đối với người nộp thuế 52 5.1.3. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế 55 5.1.4. Xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi vi phạm 56 5.1.5. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về thuế 57 5.1.6. Miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế 58 5.1.7. Thi hành quyết định xử phạt 59 5.1.8. Quyết định buộc khắc phục hậu quả 59 5.1.9. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, quyết định khắc phục hậu quả để thi hành 59 5.2. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 60 5.2.1 Những quy định chung 60 5.2.2 Đối tượng và trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế 63 5.3. Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế 66 5.3.1. Khiếu nại và tố cáo về thuế 66 5.3.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thuế các cấp 67 5.3.3. Thời hạn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo 68 5.3.4. Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo 69 5.3.5. Xử lý số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền 70 5.3.6. Khởi kiện 70 PHỤ LỤC 71 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 1.1. Quan niệm chung về chính sách thuế và quản lý thuế Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng... thì Nhà nước cần phải có những nguồn lực vật chất nhất định. Việc huy động các nguồn lực vật chất được Nhà nước thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có hình thức đóng góp bắt buộc thể hiện dưới dạng thuế. Thuế là một bộ phận của cải của xã hội được tập trung vào quỹ NSNN, theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho Nhà nước mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi ích tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và chi phí công cộng đem lại lợi ích chung cho cộng đồng. Để thu được thuế, Nhà nước đã thể chế hoá yêu cầu bắt buộc đóng góp nguồn lực tài chính cho NSNN đối với các thể nhân, pháp nhân. Nhà nước quy định nguyên tắc chung về nghĩa vụ nộp thuế của các thể nhân, pháp nhân trong Hiến pháp - văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước. Đồng thời để thực hiện nguyên tắc pháp lý chung đó, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về thuế để điều tiết các khoản thu phát sinh trong quá trình vận động của các quan hệ kinh tế xã hội. Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế môn bài, … Đối với từng sắc thuế nêu trên, pháp luật quy định hoàn cảnh phát sinh nghĩa vụ thuế, cơ sở chịu thuế, cách xác định nghĩa vụ thuế, trường hợp được ưu đãi thuế, miễn thuế, giảm thuế và ai là người phải nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Các quy định này phản ánh nội dung, bản chất, chức năng của từng sắc thuế, được gọi chung là quy định về chính sách thuế. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cách thức người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính để chuyển giao nguồn lực tài chính vào quỹ NSNN, các chế tài xử lý trong trường hợp không chấp hành nghĩa vụ thuế; trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình chấp hành chấp hành chính sách thuế… Các quy định này thuộc phạm vi quản lý thuế. Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường được thiết kế nhằm thực hiện những chức năng cao cả của thuế như điều tiết kinh tế vĩ mô phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ được hiện thực hoá nếu như công tác quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát để ai là người nộp thuế thì phải nộp thuế và người nộp thuế phải nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng hạn số thuế phải nộp vào NSNN. Vì vậy, có thể khẳng định Quản lý thuế có vai trò quyết định cho sự thành công của từng chính sách thuế. 1.2. Quá trình ra đời Luật quản lý thuế Hệ thống pháp luật thuế Việt nam được hình thành và hoàn chỉnh cơ bản trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Trải qua hai lần cải cách, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, hiện nay chúng ta đã có hệ thống chính sách thuế tương đối đồng bộ, có phạm vi điều chỉnh toàn diện đến các quan hệ kinh tế xã hội, bao gồm các sắc thuế thuộc nhóm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản. Mỗi sắc thuế được Nhà nước ban hành thông qua các Luật hoặc Pháp lệnh và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành. Trong thời gian trước năm 2007, quy định pháp luật của từng sắc thuế bao gồm cả quy định về chính sách thuế và quy định về quản lý thuế. Các quy định này đã phát huy được vai trò pháp lý, bảo đảm các khoản thuế được huy động kịp thời vào NSNN. Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế từng bước được kiện toàn, bộ máy quản lý thuế từng bước được củng cố. Nhờ đó, số thu từ thuế, phí và lệ phí hàng năm của ngành Thuế luôn hoàn thành vượt mức dự toán Nhà nước giao. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế còn bộc lộ một số tồn tại như: Tính pháp lý của các quy định về quản lý thuế chưa cao, dẫn đến hạn chế trong việc tuân thủ pháp luật thuế; các quy định về quản lý thuế còn phân tán tại nhiều văn bản pháp luật, một số nội dung còn chưa thống nhất gây khó khăn cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế. Bên cạnh đó, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý thuế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện công tác quản lý thuế; thủ tục hành chính thuế ở nhiều khâu còn rườm rà, nặng tính hình thức gây khó khăn cho người nộp thuế; chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác cũng như quy định trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân này với cơ quan Thuế trong công tác quản lý thu thuế nhằm tăng cường việc phòng chống, xử lý các hành vi vi phạm phát luật thuế, chống thất thu thuế.  Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, cùng với việc hoàn thiện và xây dựng mới các luật về chính sách thuế, Luật Quản lý thuế đã được ban hành để khắc phục các hạn chế trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Quản lý thuế được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 22/11/2006, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007. Việc ban hành Luật Quản lý thuế nhằm đáp ứng các mục tiêu sau: - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và cơ quan quản lý thuế thu đúng, thu đủ tiền thuế. - Quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế. Về tổng thể, Luật Quản lý thuế thiết lập khung pháp lý chung, áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi tất cả các chính sách thuế, khắc phục được tình trạng chia cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế, tạo nền tảng cho việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp. 1.3. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật Quản lý thuế Các quy định của Luật Quản lý thuế áp dụng để thực thi chính sách về thuế (cả thuế nội địa và thuế phát sinh tại cửa khẩu hải quan) và các khoản thu mang tính chất bắt buộc phải nộp NSNN như phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản… Đối tượng áp dụng Luật quản lý thuế bao gồm: Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Người nộp thuế là đối tượng nộp thuế theo quy định của các văn bản pháp luật về chính sách thuế. Các tổ chức có trách nhiệm nộp thuế thay người nộp thuế, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc NSNN cũng được coi là người nộp thuế, chịu sự điều chỉnh của Luật quản lý thuế và có các quyền hạn, trách nhiệm như tổ chức, cá nhân nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế bao gồm hệ thống cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc thống nhất theo hệ thống hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương để quản lý thu các khoản thuế, thu NSNN phát sinh trong nội địa. Cơ quan hải quan được tổ chức tập trung tại cấp trung ương và khu vực địa bàn hải quan để quản lý thu các khoản thuế, thu NSNN phát sinh tại cửa khẩu hải quan. Pháp luật giao cho cơ quan quản lý thuế các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để tổ chức thực thi chính sách thuế hiệu lực, hiệu quả. Các tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, tình hình tuân thủ pháp luật của người nộp thuế hoặc liên quan đến công tác quản lý của cơ quan quản lý thuế. Việc quy định các tổ chức, cá nhân có liên quan trong đối tượng áp dụng Luật quản lý thuế nhằm bảo đảm nâng cao vai trò trách nhiệm pháp lý của cộng đồng xã hội trong việc thực thi và giám sát chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể (chính trị, xã hội, nghề nghiệp…) có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý thuế; đồng thời giám sát cả cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế. 1.4. Nội dung quản lý thuế Điều 3 Luật quản lý thuế quy định 8 nội dung quản lý thuế, được phân thành 3 nhóm như sau: Nhóm 1- Các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. Nhóm 2 – giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Nhóm 3 – Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả, bao gồm các nội dung: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. 1.5. Nguyên tắc quản lý thuế Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. 1.6. Các văn bản pháp luật về quản lý thuế Để bảo đảm các quy định của Luật quản lý thuế đi vào cuộc sống ngay từ ngày đầu Luật có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Hệ thống các văn bản này hướng dẫn toàn diện các nội dung quản lý thuế từ các thủ tục hành chính thuế, xử lý vi phạm hành chính thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, uỷ nhiệm thu thuế, hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế đến việc tổ chức lại bộ máy ngành thuế theo mô hình quản lý theo chức năng. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế được tổng hợp tại Phụ lục 1 đính kèm chuyên đề này. CHƯƠNG 2 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ 2.1. Đăng ký thuế 2.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong Đăng ký thuế - Đăng ký thuế là việc người nộp thuế thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một (hoặc một số) loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Chỉ những người có nghĩa vụ thuế mang tính thường xuyên, định kỳ mới phải đăng ký thuế. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế. Cơ quan quản lý thuế thiết lập đầu mối quản lý thông qua việc cấp mã số thuế cho người nộp thuế; Tổng Cục Thuế là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về đăng ký thuế và cấp mã số thuế. - Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của các Luật, Pháp lệnh thuế; Pháp lệnh phí và lệ phí, bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế gồm 2 loại là mã số thuế 10 chữ số và mã số thuế 13 chữ số (cấp cho Chi nhánh của đơn vị được cấp mã số thuế 10 chữ số). - Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tồn tại. - Chấm dứt hiệu lực mã số thuế là thủ tục cơ quan Thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế. Cơ quan Thuế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo công khai danh sách các mã số thuế chấm dứt hiệu lực sử dụng. 2.1.2. Đối tượng đăng ký thuế Đối tượng phải đăng ký thuế bao gồm: - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. - Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay gồm có: + Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được uỷ nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của những người trong đơn vị thuộc đối tượng nộp