Nội dung quy hoạch chi tiết khu đô thị bắc sông Cấm

Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia của vùng trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hoá, đào tạo và nghiên cứu khoa học, là cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và là một đầu mối giao thông quan trọng của Bắc và của cả nước, là trung tâm hành chính chính trị của thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 04/2001 - Đô thị Hải Phòng đến năm 2020 với quy mô 1.350.000 người trong đó đô thị trung tâm 1.100.000 người và các đô thị vệ tinh là : An Lão, Kiến Thuỵ, thị xã Đồ Sơn, Núi Đèo, Minh Đức, Cát Bà có quy mô 250.000 người, đồng thời xác định trung tâm mới của thành phố Hải Phòng tại khu đô thị Bắc sông Cấm. Việc nghiờn cứu quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm là bước đi tiếp theo thực hiện định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng, là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm từng bước đặt tiền để đầu tư phát triển trung tâm đô thị Hải Phũng khang trang, hiện đại đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

doc52 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung quy hoạch chi tiết khu đô thị bắc sông Cấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch: Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia của vùng trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hoá, đào tạo và nghiên cứu khoa học, là cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và là một đầu mối giao thông quan trọng của Bắc và của cả nước, là trung tâm hành chính chính trị của thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 04/2001 - Đô thị Hải Phòng đến năm 2020 với quy mô 1.350.000 người trong đó đô thị trung tâm 1.100.000 người và các đô thị vệ tinh là : An Lão, Kiến Thuỵ, thị xã Đồ Sơn, Núi Đèo, Minh Đức, Cát Bà có quy mô 250.000 người, đồng thời xác định trung tâm mới của thành phố Hải Phòng tại khu đô thị Bắc sông Cấm. Việc nghiờn cứu quy hoạch chi tiết khu đụ thị Bắc sụng Cấm là bước đi tiếp theo thực hiện định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng, là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm từng bước đặt tiền để đầu tư phát triển trung tâm đô thị Hải Phũng khang trang, hiện đại đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 1.2. Mục tiêu: Làm cụ thể hoá và làm chính xác các quy định của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đối với khu vực nghiên cứu. Quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng nhằm mục tiêu phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố theo định hướng phát triển không gian đô thị. Xây dựng khu đô thị thành một quận mới hiện đại và bền vững, có môi trường sống làm việc nghỉ ngơi thuận lợi, có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ góp phần phát triển đô thị Hải Phòng thành đô thị trung tâm cấp quốc gia. Nhằm thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật xã hội của thành phố trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 1.3. Thành quả của quy hoạch: Khu đô thị Bắc sông Cấm hình thành sẽ đem lại cho thành phố Hải Phòng những thành quả sau đây: Một khu trung tâm hành chính chính trị của thành phố tương xứng với tầm cỡ của một đô thị loại I, phù hợp với định hướng phát triển của Hải Phòng. Đem lại một tiêu chuẩn sống tiện nghi cho một bộ phận dân cư hiện hữu tại khu vực Thuỷ Nguyên với toàn bộ cơ sở hạ tầng đồng bộ theo tiêu chuẩn đô thị loại I. Tạo ra một không gian hoạt động thương mại dịch vụ cho thành phố Hải Phòng, tạo động lực phát triển kinh tế cho thành phố cảng. Hình thành một quỹ đất ở mới cho việc phát triển đô thị Hải Phòng theo quy hoạch chung đã được phê duyệt. Hình thành một khu vực hoạt động mang tính quốc tế với những trung tâm giáo dục, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và công nghệ cao cho thành phố. Hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí cho thành phố nói riêng và cho toàn miền cũng như khách quốc tế. Hải Phòng sẽ có được một nguồn lợi đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, là động lực thu hút những nguồn vốn đầu tư khác, đem lại nhiều việc làm cho dân cư khu vực. Chương I: các điều kiện tự nhiên và hiện trạng 1.1. Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Bắc sông Cấm có quy mô nghiên cứu 3.487 ha bao gồm một phần diện tích của các xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều và dảo Vũ Yên, phạm vi ranh giới như sau: - Phía Bắc giáp thị trấn Núi Đèo – Thuỷ Nguyên. - Phía Đông giáp xã Lập Lễ và sông Bạch Đằng. - Phía Nam giáp sông Cửa Cấm. - Phía Tây giáp xã Lâm Động – Thuỷ Nguyên. 1.2. Điều kiện tự nhiên: 1.2.1. Địa hình: Khu vực nghiên cứu có địa hình tương dối bằng phẳng chủ yếu là vùng đất sản xuất nông nghiệp và hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản có cao độ bình quân như sau: + Đất canh tác có cao độ bình quân 2.5 – 3 m. + Đất thổ cư có cao độ bình quân khoảng 3,5 m. 1.2.2. Khí hậu: a. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,6oC - Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) 16,8oC - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) 29,4oC - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39,5oC - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 6,5oC b. Mưa: - Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.497,7 mm (đo tại Hòn Dấu ). - Số ngày mưa trong năm: 117 ngày. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa lớn nhất là tháng 8 với lượng mưa 352 mm. - Lượng mưa một ngày lớn nhất quan trắc được ngày 20/11/1996: 434,7mm (tại Hòn Dấu ). c. Độ ẩm: Có trị số cao và ít thay đổi trong năm. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 1: 80%. - Mùa mưa ẩm từ tháng 3 đến tháng 9: 91%. - Độ ẩm trung bình trong năm là 83%. d. Gió: hướng gió thay đổi trong năm - Từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc. - Từ tháng 4 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là gió Nam và Đông Nam. - Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có bão cấp 7-10, đột xuất có bão cấp 12. - Tốc độ gió lờn nhất quan trắc được là 40m/s. e. Thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn biển mà đặc trưng là chế độ thuỷ triều. Tính chất của thuỷ triều là nhật triều thống nhất với hầu hết số ngày trong tháng. Trong một ngày thuỷ triều cúng thay đổi từng giờ theo chu kì với biên độ dao động 2,5-3,5m. Mạng lưới sông ngòi và kênh mương trong vùng tương đối dày đặc Sông Cấm là đoạn cuối cùng của sông Kinh Thầy, một nhánh chính của sông Thái Bình: + Rộng khoảng 500-600m. + Sâu 6-8m, chỗ sâu nhất là 24m. Lưu lượng nước chảy ra biển lớn nhất là 1860 m3/s, nhỏ nhất là 178 m3/s. Lưu lượng nước chảy từ biển vào do nước triều lên lớn nhất là 1140 m3/s, nhỏ nhất là 7 m3/s. Bình quân hàng năm sông Cấm đổ ra biển 10-15 triệu km3 nước và trên dưới 2 triệu tấn phù sa. Mực nước sông cao nhất vào mùa mưa là 3-4m và thấp nhất vào mùa khô là 0,2- 0,3m. 1.2.3. Địa chất công trình: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng ven biển, có địa chất bồi tính đệ tứ gồm lớp sét, á sét, á cát, cát, bùn. Nhìn chung địa chất công trình yếu. Theo kết quả khoan địa chất dọc khu vực, xác định địa chất tương đối đồng nhất. Lớp trên từ 1-2m là lớp sét dẻo, dưới là các lớp á sét bão hoà dẻo mềm đến dẻo chảy, có chỗ là bùn, lớp dưới là đất. Tóm lại nền đất yếu và được hình thành chủ yếu do sa bồi. 1.2.4. Đánh giá khái quát các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu: a. Những yếu tố thuận lợi: Vùng nghiên cứu có vị trí tiếp giáp với sông Cửa Cấm, sông Bạch Đằng nên rất thuận tiện cho việc giao lưu vận tải bằng đường sông, đường biển tới các vùng trong cả nước và quốc tế. Tiếp giáp với tuyến đường QL10 cũ qua cầu Bính đang được đầu tư xây dựng, do đó có thuận về giao thông đường bộ với các vùng trong thành phố, với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ. Nền địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một đô thị mới hiện đại. Giao thông đường thuỷ rất thuận lợi do có hệ thống sông Cấm và sông Ruột Lợn bao quanh. Giao thông đường không thuận lợi nhờ liên kết với sân bay Cát Bi. Những yếu tố tự nhiên bất lợi tác động đến sự phát triển đô thị: Nền địa hình khu vực thấp, cao độ bình quân 2,6m. Nền địa chất công trình yếu. Thường xuyên chịu tác động của gió, bão. Độ nhiễm mặn lớn. áp lực sa bồi tại cửa sông lớn: 130 triệu m3/năm. Thuỷ triều biến động từ 1-5m. 1.3 Hiện trạng dân số và lao động: - Tổng dân số toàn vùng: 25.185 người Trong đó: + Nam: 12.239 người (48,6%) + Nữ : 12.946 người (51,4%) - Số hộ: 6.310 hộ - Tổng số lao động: 12.487 (49,58% dân số) Trong đó: Nông nghiệp : 10.857 (87% tổng số lao động) Phi nông nghiệp : 1.630 (13% tổng số lao động) 1.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội: Vùng quy hoạch nằm trong địa bàn của quận Hải An và huyện Thuỷ Nguyên: * Tại huyện Thuỷ Nguyên bao gồm các xã: Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều và một phần đảo Vũ Yên * Tại quận Hải An: một phần đảo Vũ Yên Trong đó có 3 trung tâm hành chính của 3 xã là Hoa Động, Tân Dương và Dương Quan bao gồm trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, đài liệt sỹ, các công trình văn hoá và 2 đơn vị quân đội. 1.5. Hiện trạng sử dụng đất: a. Đánh giá tổng hợp hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên trong vùng quy hoạch: 3.487,6 ha được đánh giá qua bảng sau: STT Loại đất Diện tích Tỷ lệ chiếm đất 1 Đất công trình công cộng 4,58 0,13% 2 Đất dân cư 240,72 6,9% 3 Đất giáo dục 3,97 0,11% 4 Đất quân sự 16,71 0,48% 5 Đất đình chùa di tích 1,49 0,04% 6 Đất công nghiệp kho tàng 2,52 0,07% 7 Đất bãi sú thuỷ sản 675,55 19,37% 8 Đất ruộng 612,14 17,55% 9 Đất cỏ, vườn tạp 325,31 9,33% 10 Đất nghĩa địa 6,46 0,19% 11 Sông hồ ao 768,54 22,04% 12 Nuôi thuỷ sản 801,37 22,98% 13 Đất giao thông 28,25 0,81% Tổng 3487,61 100% b. Quỹ đất hình thành và phát triển đô thị: Qua bảng thống kế trên cho thấy quỹ đất hình thành và phát triển đô thị chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đầm hồ nuôi trồng thuỷ sản. 1.6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 1.6.1. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: a. Hiện trạng nền xây dựng: Phạm vi nghiên cứu có địa hình bằng phẳng, cao độ nền thấp có độ dốc dọc từ Bắc xuống Nam. - Khu dân cư làng xóm: 3,2-3,5m - Khu vực trồng màu và lúa: 2,7-2,9m - Khu đầm nuôi trồng thuỷ sản: 2,2-2,5m - Khu bãi sú vẹt ven sông: 1,7-2,0m b. Hiện trạng thoát nước: Do đặc điểm các khu dân cư sống xen canh, xen cư với các khu vực đồng màu và ruộng trũng nên nước mặt được thoát tự nhiên vào các hệ thống tiêu thuỷ nông. Hệ thống kênh thuỷ nông bao gồm các kênh cấp I, cấp II và các đầm trữ nước. Thông qua đê quốc gia và cống ngăn triều, nước mặt được tiêu ra sông khi nước triều xuống. - Chiều dài các kênh cấp I L = 17,5 km - Chiều dài các kênh cấp II L = 14,0 km Hệ thống đê quốc gia: - Cao trình mặt đê: 6,0-6,2m - Bề rộng mặt đê: B=3,0m Chiều dài tuyến đê trong phạm vi nghiên cứu L=11km Hệ thống cống ngăn triều: dọc tuyến đê quốc gia có 6 cống ngăn triều: Cống Lâm Động, Bính Động, Tân Dương, Dương Quan, Sáu Phiên, Thuỷ Triều. 1.6.2. Hiện trạng giao thông: Hệ thống giao thông gồm: - Tuyến QL10 đi qua khu vực nghiên cứu có chiều dài: L=2400m, mặt cắt ngang B =17m. - Các tuyến đường đi qua các xã, thôn có chiều dài khoảng 20km đã được nâng cấp, mặt đường phần lớn được thấm nhập nhựa. + Tuyến máng nước: L=2300m B=8,5m + Tuyến Hoa Động: L=1850m B=14,0m + Tuyến Tân Dương-Dương Quan: L=2600m B=10,0m + Tuyến An Lư: L=1700m B=10,0m + Tuyến Thuỷ Triều: L=1000m B=9,0m - Các tuyến đường đi trong thôn phần lớn được bê tông hoá có bề rộng 2-3m - Giao thông tĩnh: bến đỗ xe tại bến Bính 1.6.3. Hiện trạng hệ thống cấp nước: Nguồn nước: do đăc điểm địa hình dân cư sống theo làng xóm nên nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi và nước mưa. - Riêng Bộ tư lệnh vùng 1 Hải quân nước sinh hoạt được lấy từ giếng khoan tại núi Đèo, cấp bằng đường ống phi 100. - Khu vực quân đội gần bến Bính nước sinh hoạt dùng từ dùng giếng khoan hoặc mua nước của công ty cấp nước. Nhìn chung nguồn nước cấp sinh hoạt rất hạn chế, chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn các giếng khơi là nước mặt và bị ô nhiễm do đó đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của dân sinh trong vùng. 1.6.4. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Nước thải sinh hoạt được sử dụng cho trồng hoa màu, hoặc tự thấm; rác thải sinh hoạt chưa có hệ thống thu gom. 1.6.5. Hiện trạng cấp điện: a. Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho khu vực Bắc sông Cấm được lấy từ trạm biến áp 110/35KV-20MPA Thuỷ Nguyên 1 thông qua hai trạm biến áp trung gian 35/10KV Thuỷ Nguyên và Thuỷ Sơn với tổng công suất 2 trạm là 11400KVA. b. Lưới điện: Trong khu vực chỉ dùng 1 cấp điện trung áp 10KV với tổng chiều dài đường dây là : 15km và 21 trạm biến áp phụ tải 10/0,4KV với tổng dung lượng là 3055KVA. Tóm lại về nguồn điện, các trạm biến áp nguồn hiện có không thể đáp ứng nhu cầu điện của một đô thị mới nên cần bổ sung thêm nguồn mới. Về lưới điện cần thay lưới điện áp 10KV bằng lưới điện áp 22KV, đây là việc cần thiết để đáp ứng yêu cầu điện sinh hoạt cho khu đô thị mới. 1.7. Đánh giá tổng hợp hiện trạng và tự nhiên: 1.7.1. Đánh giá chung: Khu đô thị Bắc sông Cấm được nghiên cứu đầu tư phát triển trong vùng thuần nông nghiệp với cơ cấu hành chính là các xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong vùng chưa hình thành. Giao thông có tuyến QL10 và các đường liên xã, liên thôn. Thoát nước mưa và nước bẩn trong khu dân chủ yếu là tự thấm hoặc chảy ra ao hồ kênh mương thuỷ lợi. Hệ thống cấp nước chưa có, chủ yếu dùng nước giếng và nước ao hồ. Cấp điện chủ yếu dùng cho sản xuất nông nghiệp. 1.7.2. Ưu điểm: - Địa hình khu đất bằng phẳng, hầu như không có đặc điểm đặc biệt liên quan tới địa hình, đất đai, hệ thống sông ngòi hoặc sinh thái. - Quỹ đất xây dựng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một đô thị mới hiện đại. - Được xác định là vùng đô thị trung tâm thành phố nên sẽ được ưu tiên sử dụng các nguồn cấp điện, thoát nước và xử lý rác thải. 1.7.3. Nhược điểm: - Vùng quy hoạch cách đô thị hiện có bởi dòng sông Cấm, mối quan hệ giao lưu bị hạn chế do vậy việc hình thành một đô thị trung tâm thành phố mới phải đi đôi với việc đầu tư xây dựng các cầu qua sông Cấm. - Bờ Bắc sông Cấm là vùng bồi do vậy hạn chế tới việc phát triển hệ thống cảng. - Chi phí ban đầu phải lưu ý tới việc rà phá bom mìn. - Về địa giới hành chính: khu đô thị cắt qua nhiều xã hiện có của huyện Thuỷ Nguyên dẫn đến phức tạp trong khâu điều chỉnh địa giới hành chính. Chương II: cơ sở hình thành và phát triển khu đô thị Bắc sông Cấm 2.1. Những yếu tố tiền đề hình thành và phát triển đô thị của vùng: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2020 đã khẳng định việc hình thành và phát triển một đô thị mới tại khu vực Bắc sông Cấm có chức năng là khu trung tâm của nhóm đô thị Hải Phòng với các ưu thế lựa chọn sau: - Có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ra vào giao lưu liên vùng và quốc té bằng đường biển. - Có quỹ đất phát triển dồi dào và không gian cảnh quan mở rộng. - Có vị thế phong thuỷ. - Mật độ xây dựng hiện nay không cao nên phần nào tiết kiệm được chi phí di chuyển, đền bù giải phóng mặt bằng, là điều kiện thuận lợi để xây dựng mới một đô thị trung tâm hiện đại. - Có khă năng phục vụ cho nhân dân ngoại thị và các khu vực khác trong vùng Duyên hải Bắc Bộ bởi hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường không thuận lợi. - Trung tâm thành phố Hải Phòng còn là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, do vậy phải có đủ quy mô, có đủ khả năng lan toả tác động trực tiếp đến quá trình phát triển đối với vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ. - Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố vùng nghiên cứu còn là đầu mối giao thông quan trọng như đường bộ (cầu Bính 1, cầu Bính 2 và cầu Vũ Yên, tuynen đi Đình Vũ), đường thuỷ qua sông Cấm. 2.2. Tính chất đô thị: Khu đô thị Bắc sông Cấm là một khu đô thị mới chứa đựng quận trung tâm của thành phố Hải Phòng. Tại đây có các chức năng là trung tâm hành chính, chính trị và các trung tâm tiện ích công cộng của thành phố và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ngoài ra địa bàn quận còn có đảo Vũ Yên thuận lợi cho việc tổ chức các chức năng công viên vui chơi, giải trí, TDTT và nghỉ dưỡng… Do vậy tính chất đô thị khu đô thị Bắc sông Cấm là: - Trung tâm hành chính, chính trị và tiện ích công cộng thành phố Hải Phòng. - Trung tâm văn hoá TDTT, cây xanh, vui chơi giải trí kết hợp nghỉ dưỡng của thành phố Hải Phòng và vùng Duyên hải Bắc Bộ (công viên Vũ Yên). - Là khu ở đô thị. 2.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được áp dụng: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng trong đồ án được sử dụng theo tiêu chuẩn đô thị loại I như điều chỉnh quy hoạch tổng thể đô thị Hải Phòng đến năm 2020 đã quy định. 2.3.1. Các chỉ tiêu về đất đai: Đất đô thị tính đến năm 2005 là 120 m2/người. Đất đô thị tính đến năm 2020 là 150 m2/người. Đất dân dụng tính đến năm 2005 là 65 m2/người. Đất dân dụng tính đến năm 2020 là 70 m2/người. Chỉ tiêu 2 m2 đất trung tâm/ người. Trong toàn khu đô thị sẽ tổ chức cắc trung tâm dịch vụ của 3 cấp phục vụ: cấp hàng ngày, cấp định kỳ và cấp không thường xuyên. Cơ cấu phân bổ đất đai cho các khu chức năng chính trong trung tâm được xác đinh như sau: + Đất thương nghiệp: 17-19% + Đất văn hoá, TDTT, cây xanh: 11-15% + Đất giải trí ăn uống: 4-5% + Đất dịch vụ: 3-5% + Đất hành chính chính trị: 7-8% + Đất nhà ở trong khu trung tâm: 10-20% + Đất sân, đường: 20-23% 2.3.2. Chỉ tiêu cây xanh: Chỉ tiêu diện tích chung toàn đô thị đạt 12-15 m2/người 2.3.3. Chỉ tiêu kho tàng phục vụ đô thị: Chỉ tiêu diện tích khu kho tàng công cộng là 3 m2/người 2.3.4. Giao thông: Chỉ tiêu đất giao thông trong khu dân dụng là 10-20 m2/người với tỉ lệ chiếm đất 20-25%. Giao thông tĩnh chiếm 4-5% diện tích đất giao thông. 2.3.5. Chuẩn bị kỹ thuật đô thị: Cao độ san nền trung bình tại vùng đô thị là 4,3 m Tách riêng 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải. 2.3.6. Cấp nước: Nước dùng cho sinh hoạt: Đến năm 2010 là 150 lít/ngày đêm, đảm bảo cho 85% dân số đô thị. Đến năm 2020 là 180 lít/ngày đêm, đảm bảo cho 100% dân số đô thị - Nước dùng cho công cộng = 10% QSH Nước dùng cho thương mại = 18%QSH Nước thất thoát rò rỉ = 20% QSH Nước phục vụ bản thân nhà máy = 6% QSH 2.3.7. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt tính bằng 80% chỉ tiêu cấp nước. Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt: Đến năm 2010 là 0,8 kg/người/ngày. Đến năm 2020 là 1,2 kg/người/ngày. 2.3.8. Cấp điện: Chỉ tiêu cấp điện dân dụng: 670W/người. Chỉ tiêu cấp điện công cộng: 70-80W/người. 2.3.9. Thông tin liên lạc: Đến năm 2005: 12-15 máy/100 dân. Đến năm 2010: 18-20 máy/100 dân. Đến năm 2020: 22-25 máy/100 dân. 2.3.10. Xác định quy mô dân số đô thị: Theo quy hoạch tổng thể đô thị Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng đô thị được tính toán là khu đô thị nằm về phía Đông của tuyến cầu Bính 1- đường QL10, có quy mô diện tích la 3487,61 ha. Việc xác định quy mô dân số đô thị được tính toán theo sức chứa của đô thị phù hợp với các đặc trưng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã nêu trên. - Dân số hiện trạng: 25.185 người - Chỉ số diện tích đất dân dụng hiện trạng: 88 m2/người - ổn định dân cư hiện có với chỉ tiêu: 65 m2/người - Dự kiến chỉ tiêu đất dân dụng trong vùng quy hoạch phát triển mới là 65 m2/người. - Diện tích đất dân dụng được xác định là : 575 ha. Quy mô dân số đô thị theo tính toán sức chứa: 88.461 người. Lựa chọn quy mô dân số cho vùng đô thị là:90.000 người Chương III: Nội dung quy hoạch chi tiết khu đô thị bắc sông Cấm. 3.1. Những quan niệm và nguyên tắc phát triển: 3.1.1. Quan niệm phát triển: - Tạo lập một đô thị mới của nhóm đô thị Hải Phòng tiến tới là trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. - Là đô thị hiện đại có tầm cỡ khu vực với chất lượng cuộc sống, môi trường làm việc, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại văn minh. - Là hình ảnh mới về thành phố cảng thông qua sự phối hợp phát triển hài hoà giữa đô thị hiện có với đô thị mới hiện đại, là đối trọng với khu đô thị cũ. - Đô thị mới sẽ là chất xúc tác cho việc hoàn thiện và phát triển kinh tế, xã hội của Hải Phòng và của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. 3.1.2. Nguyên tắc phát triển: - Gắn kết hài hoà giữa cơ cấu bố cục khu đô thị mới với cơ cấu chung toàn thành phố. - Phát triển đô thị theo chương trình và dự án đầu tư được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có trọng điểm. - Các khu chức năng trong từng vùng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan thuận tiện. Xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đảm bảo mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị bền vững. - Các công trình di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình kiến trúc có giá trị, đều được giữ lại tôn tạo và bảo vệ. Việc quản lý duy tu, cải tạo, tôn tạo, sửa chữa, xây dựng và sử dụng các công trình này phải tuân thủ các quy định của pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. - Các công trình an ninh, quốc phòng được giữ lại hợp lý. Việc bố cục đồng bộ các khu chức năng đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 3.1.3. Những ý tưởng phát triển: - Phát triển mở rộng đô thị và tạo
Luận văn liên quan