Nội dung về hiện đại hóa ngành Hải quan

Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập, ngành Hải quan phải CC-PT-HĐH để nâng cao năng lực quản lý nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sự tăng lên nhanh chóng của hoạt động XNK, XNC với nguồn nhân lực hiện có. Từ yêu cầu phải tuân thủ các cam kết quốc tế trên đây đã đặt ra sự cần thiết phải CC-PT-HĐH nhằm bảo đảm sự phù hợp với xu thế chung của Hải quan thế giới và khu vực. Việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đang được Hải quan các nước áp dụng hiện nay đòi hỏi tính đồng bộ rất cao về thể chế, con người, tổ chức, phương pháp quản lý, vì vậy đặt ra yêu cầu phải CC-PT-HĐH ngành Hải quan. 2.3. Mục tiêu của Hải quan Việt Nam đến 2010 2.3.1. Mục tiêu chung: Mô hình nghiệp vụ hải quan đến năm 2010 được dựa trên nền tảng của việc tự động hoá một phần và xử lý dữ liệu tập trung ở cấp Cục, từng bước áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư trang thiết bị hiện đại tại các địa bàn trọng điểm được lựa chọn. Xác định mục tiêu chung đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại bao gồm 04 nội dung chủ yếu sau: Hệ thống quy trình thủ tục hải quan, quy chế quản lý hải quan cơ bản đầy đủ, minh bạch, đơn giản, hài hoà, thống nhất, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hoá; Trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại một số địa bàn trọng điểm có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh lớn; Sắp xếp lại tổ chức bộ máy hải quan, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng yêu cầu cải cách về quy trình nghiệp vụ hải quan, hướng tới đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại; Chuẩn bị mọi mặt cho việc thay đổi phương thức quản lý nhân sự theo yêu cầu hiện đại; triển khai Chiến lược đào tạo tập trung cho một số lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng (phân loại hàng hoá, xác định trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, kiểm soát chống buôn lậu) và liêm chính hải quan. Đến năm 2010 phải hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực của một tổ chức Hải quan hiện đại. Phù hợp với khu vực và Quốc tế, thực hiện các cam kết Quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan như: Công ước KYOTO, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS, gồm: Chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ, cải cách quy trình một cửa, tăng cường sự kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết được thách thức về sự gia tăng nhanh chóng của công việc với năng lực của cơ quan Hải quan. Nâng cao khả năng thu thuế, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Nội dung về tự động hóa và tin học hóa

doc2 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung về hiện đại hóa ngành Hải quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung về hiện đại hóa ngành Hải quan Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập, ngành Hải quan phải CC-PT-HĐH để nâng cao năng lực quản lý nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sự tăng lên nhanh chóng của hoạt động XNK, XNC với nguồn nhân lực hiện có. Từ yêu cầu phải tuân thủ các cam kết quốc tế trên đây đã đặt ra sự cần thiết phải CC-PT-HĐH nhằm bảo đảm sự phù hợp với xu thế chung của Hải quan thế giới và khu vực. Việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đang được Hải quan các nước áp dụng hiện nay đòi hỏi tính đồng bộ rất cao về thể chế, con người, tổ chức, phương pháp quản lý, vì vậy đặt ra yêu cầu phải CC-PT-HĐH ngành Hải quan. 2.3. Mục tiêu của Hải quan Việt Nam đến 2010 2.3.1. Mục tiêu chung: Mô hình nghiệp vụ hải quan đến năm 2010 được dựa trên nền tảng của việc tự động hoá một phần và xử lý dữ liệu tập trung ở cấp Cục, từng bước áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư trang thiết bị hiện đại tại các địa bàn trọng điểm được lựa chọn. Xác định mục tiêu chung đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại bao gồm 04 nội dung chủ yếu sau: Hệ thống quy trình thủ tục hải quan, quy chế quản lý hải quan cơ bản đầy đủ, minh bạch, đơn giản, hài hoà, thống nhất, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hoá; Trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại một số địa bàn trọng điểm có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh lớn; Sắp xếp lại tổ chức bộ máy hải quan, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng yêu cầu cải cách về quy trình nghiệp vụ hải quan, hướng tới đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại; Chuẩn bị mọi mặt cho việc thay đổi phương thức quản lý nhân sự theo yêu cầu hiện đại; triển khai Chiến lược đào tạo tập trung cho một số lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng (phân loại hàng hoá, xác định trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, kiểm soát chống buôn lậu) và liêm chính hải quan. Đến năm 2010 phải hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực của một tổ chức Hải quan hiện đại. Phù hợp với khu vực và Quốc tế, thực hiện các cam kết Quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan như: Công ước KYOTO, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS, gồm: Chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ, cải cách quy trình  một cửa, tăng cường sự kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết được thách thức về sự gia tăng nhanh chóng của công việc với năng lực của cơ quan Hải quan. Nâng cao khả năng thu thuế, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.  Nội dung về tự động hóa và tin học hóa - Tự động hoá Thực hiện tự động hóa thủ tục hải quan ở tất cả các địa bàn trọng điểm, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Phấn đấu tự động hóa quy trình thủ tục hải quan đối với 95% lượng hàng hóa XNK trên địa bàn cả nước. Tự động hóa công tác kiểm tra giám sát Hải quan. Tăng nhanh khả năng thông quan hàng hóa. Về khai hải quan: khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. Người làm thủ tục hải quan chủ yếu là các đại lý làm thủ tục hải quan. Kiểm tra hàng hoá: Quy định hình thức kiểm tra, từ cơ sở dữ liệu tập trung tại Tổng cục chỉ đạo cho toàn quốc. Hải quan vùng quyết định hình thức kiểm tra, các điểm thông quan (Chi cục) chỉ thực hiện thông quan. Tỷ lệ kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu < 5%, hàng nhập khẩu < 20%, thông quan qua mạng 80%, thông quan bằng hồ sơ 5%, kiểm tra hồ sơ sau đó kết hợp kiểm tra hàng hoá 15%, đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế thì chủ yếu kiểm tra bằng máy, còn kiểm tra thủ công (Mở kiểm toàn bộ) 5%. - Xây dựng 3 Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ khả năng phân tích được trên 50%  các mặt hàng xuất nhập khẩu cần phải giám định; thực hiện mục tiêu hoạt động phân tích, phân loại hàng hóa XNK phải là “cánh tay nối dài” của công tác kiểm hóa . Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuất hiện đại như: camera; hệ thống định vị toàn cầu... - Tin học hoá: - Hoàn thiện  hệ thống máy tính nối mạng trong cơ quan Hải quan và giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan liên quan; Xây dựng trung tâm tự động hoá có hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế, giải phóng hàng, giám sát cảng và kho; Tin học hóa hỗ trợ  cải cách thủ tục hải quan với "môi trường không giấy tờ".   Xây dựng lực lượng  hải quan chính quy - Về cơ cấu tổ chức: đến năm 2010 hoàn thiện mô hình  tổ chức của ngành Hải quan   theo nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm 3 cấp :Tổng cục Hải quan; Hải quan Vùng; điểm thông quan. - Về con người: Phải xây dựng lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao; thành thạo về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách được phân công; hoạt động minh bạch, liêm chính; có trình độ  hiểu biết  đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm chủ được các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.    Nội dung hiện đại hóa trang thiết bị nghiệp vụ, cơ sở vật chất của Hải quan Nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới.