Nokia – Chuỗi cung ứng xanh

Một chuỗi logistics hoàn hảo không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra các giá trị tăng thêm mà còn phải hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, nghĩa là cần xem xét trên phương diện môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong vài năm trở lại đây, các công ty đa quốc gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình thông qua việc xây dựng những chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường – Chuỗi cung ứng xanh (The Green Supply Chain). Không chỉ bảo vệ môi trường, chuỗi cung ứng xanh còn được xem là một lợi thế cạnh tranh của các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận. Tổ chức SCC (The Supply-Chain Council), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các phương pháp và công cụ chuẩn nhằm giúp các công ty xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green SCOR Model sau đây:

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4802 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nokia – Chuỗi cung ứng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XANH Mô hình Chuỗi cung ứng xanh Một chuỗi logistics hoàn hảo không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra các giá trị tăng thêm mà còn phải hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, nghĩa là cần xem xét trên phương diện môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong vài năm trở lại đây, các công ty đa quốc gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình thông qua việc xây dựng những chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường – Chuỗi cung ứng xanh (The Green Supply Chain). Không chỉ bảo vệ môi trường, chuỗi cung ứng xanh còn được xem là một lợi thế cạnh tranh của các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận. Tổ chức SCC (The Supply-Chain Council), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các phương pháp và công cụ chuẩn nhằm giúp các công ty xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green SCOR Model sau đây:  SCOR Model là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín, mô tả một hệ thống bao gồm các quá trình được liên kết chặt chẽ thông qua việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các đối tác trong chuỗi, đó là: - Lập kế hoạch cho cả chuỗi và cho từng giai đoạn trong chuỗi (Plan); - Khai thác nguồn nguyên vật liệu để sản xuất (Source); - Chế tạo sản phẩm (Make); - Phân phối sản phẩm (Deliver); - Thu hồi sản phẩm (Return Deliver); - Thu hồi nguồn nguyên vật liệu đã được tái chế (Return Source). Xuất phát từ mô hình trên, SCC đã xây dựng nên mô hình mới GreenSCOR Model. Đây là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín được bổ sung vào đó là những hoạt động liên quan đến việc quản lý môi trường, hay nói cách khác đấy là những hoạt động làm xanh chuỗi cung ứng. 1.2 Một số nguyên tắc quản trị chuỗi cung ứng xanh Vòng đời sản phẩm là cơ sở cho việc quản trị chuỗi cung ứng xanh  Sơ đồ trên mô tả quy trình đơn giản của một chuỗi cung ứng một chiều, chưa có sự xuất hiện của Logistics ngược. So sánh chuỗi cung ứng với vòng đời sản phẩm (life cycle), có thể thấy giữa chúng có sự tương đồng trong các bước của quy trình. Vì thế, vòng đời sản phẩm được dùng làm cơ sở để các công ty thiết kế và quản lý chuỗi cung ứng xanh. Để xây dựng một chuỗi cung ứng xanh, người ta phải đi từ công việc thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với yếu tố môi trường. Do đó, giai đoạn thiết kế sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến cả một chu kỳ sống của sản phẩm, từ đó quyết định đến sự thành công cho toàn bộ hoạt động của chuỗi. “Thiết kế chuỗi cung ứng gắn liền với sản phẩm sẽ là phương pháp tốt nhất để quản trị chuỗi cung ứng”. Sự tương tác giữa môi trường với mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng được xem xét để tiến hành cắt giảm sự lãng phí. Phát triển các chương trình chuỗi cung ứng xanh bắt đầu từ chỗ đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường đến tạo ra giá trị. Ngày nay, những chương trình phát triển chuỗi cung ứng xanh không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển môi trường bền vững, hướng đến an toàn sức khỏe cộng đồng mà còn đóng góp rất lớn trong việc tạo ra giá trị tăng thêm. Dưới đây là những lợi ích chủ yếu mà một chuỗi cung ứng xanh mang lại, như là: bảo vệ sức khỏe, môi trường, nâng cao năng suất, thúc đẩy sáng tạo, kích thích tăng trưởng… Các công ty bắt đầu xem chuỗi cung ứng xanh như là một công cụ phân tích chiến lược 1.3 Những tiêu chí đảm bảo cho chuỗi cung ứng xanh đạt hiệu quả tốt nhất Gắn liền mục tiêu của chuỗi cung ứng xanh với mục tiêu kinh doanh để hình thành mục tiêu chiến lược. Hai mục tiêu này phải luôn song song và không được tách rời. Trước khi bắt tay vào phát triển chuỗi cung ứng xanh, cần phải xác định vai trò của môi trường trong hoạt động kink doanh của công ty. Khi chương trình chuỗi cung ứng xanh được thực hiện một cách hợp lý so với mục tiêu đề ra, thì sự thành công này trở thành công cụ hướng dẫn quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh. Đánh giá chuỗi cung ứng như là một hệ thống khép kín, nghĩa là việc đánh giá cần phải được thực hiện trên toàn bộ hệ thống nhằm tối ưu hóa giá trị của chuỗi. Sự tối ưu hóa thể hiện ở việc tối đa hóa những đầu ra “tốt” ( “good” output) và tối thiểu hóa những đầu vào và đầu ra “xấu” (“bad” inputs and outputs) trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng. Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi cung ứng như là nhân tố kích thích sự phát triển của chuỗi. Nhìn chung, sự ô nhiễm và chất thải là biểu hiện của việc sử dụng nguyên vật liệu không hiệu quả. Phân tích chuỗi cung ứng xanh mang đến cơ hội để xem xét lại quá trình, nguồn nguyên vật liệu thô, và ý tưởng kinh doanh. Sự phân tích nhắm đến: Nguyên vật liệu bị thải ra. Sự lãng phí năng lượng. Nguồn tài nguyên không được sử dụng. Phương pháp cải thiện quy trình chuỗi cung ứng xanh Tập trung cắt giảm các nguồn chất thải để giảm bớt sự lãng phí. CHƯƠNG 2 NOKIA – CHUỖI CUNG ỨNG XANH 2.1 GIỚI THIỆUTẬP ĐOÀN NOKIA Nokia Corporation  Loại hình: Công cộng Thành lập: Nokia, Phần Lan (1865) Trụ sở: Espoo, Phần Lan Thành viên chủ chốt: Fredrik Idestam, Người sáng lập Jorma Ollila, Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc Olli-Pekka Kallasvuo, Chủ tịch Nokia & COO Ngành nghề: Viễn thông Sản phẩm: BlueRun Ventures Hệ thống vệ tinh cho gia đình Thiết bị chơi di động Điện thoại di động Set-top box Thiết bị dữ liệu không dây Thiết bị chuyển mạch không dây Thiết bị không dây Thiết bị giọng nói không dây Thu nhập: €41/121 tỉ EUR (2006) Nhân viên: 56,000 vào tháng 2, 2006 Slogan: Connecting People Website: www.nokia.com www.nokia.com.vn Nokia – tập đoàn viễn thông nổi tiếng được biết đến nhiều nhất là một nhà sản xuất điện thoại đi động. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khởi sự Nokia là một nhà máy sản xuất ủng cao su và bột gỗ làm giấy bên bờ sông Nokianvirta. Tập đoàn Nokia được thành lập năm 1966 bởi 3 công ty của Phần Lan là: Nokia Company (Nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy – thành lập năm 1865), Finnish Rubber Works (nhà máy sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác – thành lập năm 1898) và Finnish Cable Works (nhà cung cấp dây cáp cho các mạng tryền tải điện, điện tín và điện thoại – thành lập năm 1912). Vào năm 1992, công ty này trở nên nổi tiếng nhờ đưa ra một quyết định liều lĩnh là tập trung phát triển công nghệ điện thoại di động. Có thể nói, cách thức quản lý chuỗi cung cấp của Nokia tốt hơn so với bất kỳ một công ty nào trên thế giới. Bên cạnh đó, Nokia có sự khởi đầu thuận lợi tại những thị trường đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ. Nokia đã xây dựng chỗ đứng cho mình trên cả thị trường cao cấp và bình dân. Dành cho đối tượng khách hàng kỳ vọng vào công nghệ mới nhất, Nokia có chiếc N95 bao gồm trình duyệt Internet, nghe nhạc, bộ nhận tín hiệu GPS vệ tinh và khả năng kết nối Wi-Fi... Thậm chí những mẫu điện thoại bình dân của Nokia cũng có những tính năng mở rộng khiến một số lượng lớn khách hàng thu nhập thấp cảm thấy thú vị khi lần đầu tiên có trong tay một chiếc điện thoại di động.Chẳng hạn, mẫu Nokia 1200 với giá chỉ 45 USD của Nokia có thể chạy tới 2 tuần mà không cần xạc pin, đồng thời có cả đèn flash tích hợp, rất thuận tiện trong trường hợp mất điện. Nokia cũng đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống phân phối và mạng lưới bán lẻ tại các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng điện thoại di động số một ở Trung Quốc, Ấn Độ và đang tăng trưởng mạnh ở châu Phi, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Có lẽ, ấn tượng nhất là việc Nokia đã thành công trong việc chuyển sang sản xuất các mẫu điện thoại giá rẻ trong khi vẫn duy trì được tỷ suất lợi nhuận cao. Nokia thu lợi nhuận lớn từ thị trường cấp thấp vì chuỗi cung cấp và hệ thống sản xuất của hãng hoạt động cực kỳ hiệu quả. Hãng cũng duy trì được sự kiểm soát đối với chi phí thông qua việc sử dụng chung linh kiện giữa các thiết bị và thiết kế những mẫu điện thoại có ít linh kiện hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Những hoạt động như vậy đã giúp Nokia vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng hàng năm của công ty nghiên cứu thị trường AMR Research dành cho các nhà điều hành chuỗi cung cấp, trên cả những quán quân trong lĩnh vực logistics như Toyota và Wal-Mart. Hiện nay Nokia đã bỏ lại đằng sau nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ đến từ các cường quốc công nghệ là Mỹ (Motorola), Đức (Siemens), Nhật (Sony) để trở thành thương hiệu được ưa chuộng nhất thế giới. Nokia đứng thứ 20 trong danh sách những công ty danh tiếng nhất toàn cầu của tạp chí nổi tiếng Fortune năm 2006. (Đứng thứ 1 về truyền thông mạng và đứng thứ tư trong danh sách các công ty không thuộc Mỹ). Thị phần Nokia trong năm 2006 chiếm 36% doanh số toàn cầu trong lĩnh vực điện thoại di động. Tại Việt Nam, Nokia là một trong 10 thương hiệu thành công nhất. Đó là những con số chứng minh cho vị trí số 1 hiện nay của Nokia về cung cấp thiết bị di động. 2.2 CHUỖI CUNG ỨNG XANH 2.2.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỄN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG CỦA NOKIA Chiến lược phát triển bền vững của Nokia bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị, được thực hiện thông qua bốn chương trình trọng tâm: Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường. Những hoạt động tiến hành ở giai đoạn cuối của chu kì. Quản lý mạng lưới các nhà cung ứng. Hệ thống quản lý môi trường. Với sự hỗ trợ của những chương trình này, Nokia đã nỗ lực loại bỏ những rủi ro, nhằm đạt được sự đồng thuận của các cổ đông và gia tăng lợi nhuận..Mục tiêu của Nokia là phát triển công nghệ tiên tiến, những sản phẩm và dịch vụ không gây ảnh hưởng đến môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng và có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hay tiêu hủy được. Nokia sử dụng phương pháp “tư duy theo chu kỳ sống của sản phẩm”( life- cycle thinking) để thực hiện chính sách phát triễn bền vững và đem lại hiệu quả sinh thái.Tôn trọng giới tự nhiên là một phần trong chính sách hoạt động của công ty và việc hợp tác với tất cả các cổ đông của công ty là yếu tố quan trọng để có thể thực hiện các giải pháp môi trường đáng tin cậy. Những nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Nokia là sự linh động, sự phát triển và chất lượng. Chiến lược môi trường của công ty có quan hệ mật thiết đến các chiến lược kinh doanh ở một số mặt sau: Trong các quyết định và hành động của mình, Nokia luôn tính đến một thực tế là các vấn đề về môi trường đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn đến dự án phát triển toàn cầu. Nokia nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác để trao đổi các vấn đề toàn cầu cũng như vấn đề về sử dụng nguồn tài nguyên và khí thải CO2. Nokia tham gia vào các chương trình hợp tác nghiên cứu để đưa ra các sang kiến thông qua các Hiệp hội công nghiệp và những tổ chức toàn cầu. Đồng thời, Nokia cũng đang nỗ lực để giảm sự tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: những nguồn năng lượng phục vụ làm lạnh, sưởi ấm và thắp sáng không gian. Trong vận tải, việc tăng cường cắt giảm chi phí đã tạo ra một tác động tích cực đối môi trường. Những giải pháp dựạ trên công nghệ di động có thể thay thế các phương pháp truyền thống, ví dụ như: trong hoạt động sản xuất và vận tải hàng hóa, việc thay thế các dịch vụ cơ học bằng các dịch vụ được số hóa có thể giúp giảm được rất nhiều việc sử dụng nhiên liệu hữu cơ- nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi khí hậu hay còn được gọi là hiệu ứng nhà kính. Công nghệ di động có thể tạo ra những sự dịch chuyển khác trong nền kinh tế một cách dễ dàng hơn đồng thời làm các hoạt động kinh tế- xã hội tăng.Vòng đời ngắn của điện thoại di động và việc tiêu thụ sản phẩm tăng lên được xem như những ảnh hưởng qua lại tạo ra sự phát triển kinh doanh của Nokia. Phù hợp với sự phát triển mang tính bền vững – đó là không sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được xem là nguồn gốc sự phát triển của Nokia. Giảm lượng chất thải là một mục tiêu môi trường có liên quan mật thiết đến chất lượng sản phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng nguồn linh kiện, chất lượng dây chuyền lắp ráp và chất lượng của công việc tiến hành trong giai đoạn kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm. . 2.2.2 LIFE – CYCLE THINKING  Life Cycle - Chu kỳ sống của sản phẩm - bắt đầu từ việc khai thác nguyên vật liệu thô và kết thúc bằng việc tái sản xuất và xử lý chất thải, đưa chúng vào quá trình sản xuất. Các khía cạnh môi trường trong sản phẩm của Nokia được liên kết với việc với hoạt động sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng tại những giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm. Life cycle thinking – tư duy về chu kỳ sống của sản phẩm cho thấy tất cả những tác động chủ yếu đến môi trường của một sản phẩm không chỉ từ lúc mới sản xuất ra cho đến khi không còn được sử dụng mà nó còn cung cấp một cách hệ thống những mục tiêu và hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường bao gồm: Design for environment – DfE (Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường) Tất cả các giai đoạn phát triển của sản phẩm sẽ được các nhà cung ứng xem xét đến yếu tố môi trường. Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường là một công cụ điển hình giúp các nhà cung ứng lựa chọn các giải pháp rút ngắn hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực của sản phẩm đối với môi trường. Những công việc hợp lý đã được hoạch định sẽ được triển khai nhằm mục đích giảm bớt hoặc loại trừ những thành phần nguy hiểm ra khỏi sản phẩm, đồng thời hướng đến việc sử dụng những nguyên vật liệu có thể tái sản xuất. Supplier Network Management (Quản lý hệ thống các nhà cung ứng) Với cái nhìn tổng quát trong chu kì sống của sản phẩm, Nokia thiết kế và quản lý các sản phẩm tương quan với môi trường. Phần lớn sự tác động của sản phẩm Nokia đối với môi trường là do các nhà cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng hợp lý thì khá quan trọng kể từ khi Nokia tăng cường mua các nguồn cung ứng từ các nơi trên thế giới. Yêu cầu đối với các nhà cung ứng toàn cầu của Nokia đã được xem xét lại trong năm 2002. Nó bao gồm các yêu cầu trong việc quản lý môi trường. Environmental Management System – EMS (Hệ thống quản lý môi trường): Các nhà cung ứng sẽ được hướng dẫn bằng chương trình EMS (Environmental Management System) để đảm bảo hiệu quả cho việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát môi trường. EMS sẽ đáp ứng được những quy định của ISO 14001, hoặc những tiêu chuẩn quốc tế khác. Những nỗ lực cải tiến thường xuyên của các nhà cung ứng sẽ được chỉ dẫn trong EMS. End – of – Life practices (EoL): là việc thu hồi các thiết bị vào cuối giai đoạn sau bán hàng để khôi phục lại hàm lượng nguyên vật liệu và năng lượng chứa trong các thiết bị đó đồng thời cũng phải đảm bảo xử lý an toàn các chất gây hại cho con người và môi trường. Trọng tâm của chương trình này là: Tái sản xuất lại những sản phẩm thông qua chương trình DfE; Giám sát và so sánh các hệ thống tái sản xuất với nhau; Hợp tác với các nhà tái sản xuất để phát triển qui trình tái sản xuất. Nokia ủng hộ mục tiêu thiết lập các phương pháp đáng tin cậy mang lại hiệu quả sinh thái cho vòng đời sản phẩm và tiếp tục nghiên cứu giải pháp thay thế. Năm 2001, Nokia tiến hành 2 cuộc nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp MIPS (Material Input Per Service). Việc đánh giá đầy đủ những sản phẩm của Nokia đã không thể hình thành do thiếu dữ liệu MIPS đáng tin cậy về dòng chảy vật chất ngầm. Nokia Mobile Phones đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của một chiếc điện thoại đến môi trường. Áp lực về nguyên vật liệu và những nhu cầu năng lượng buộc Nokia phải ước lượng lại những nguyên vật liệu được sử dụng trong một chiếc điện thoại di động. Mặc dù một số nghiên cứu về vòng đời sản phẩm của Nokia không chính xác , song chúng giúp công ty đạt được mục tiêu của hoạt động môi trường, kể cả việc thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường. Tại mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm, việc cải tiến là cần thiết nhất và có thể đạt đến hiệu quả cắt giảm chi phí. Việc tiêu thụ năng lượng và tái sản xuất sản phẩm ở giai đoạn cuối của chu kì sống của sản phẩm là một trong số những phương diện môi trường quan trọng nhất. Mối quan tâm toàn cầu về khí thải CO2 từ quá trình sử dụng các nhiên liệu hữu cơ đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tại những giai đoạn khác trong chu kỳ sống của sản phẩm kể cả giai đoạn sử dụng sản phẩm. Lượng CO2 thải ra trong quá trình vận tải và logistics cũng đang là một mối quan tâm lớn vì những tác động của nó đối với khí hậu. Vì vậy, Nokia đang làm việc cùng với những nhà cung cấp dịch vụ logistics của mình với mục tiêu thiết lập các dữ liệu đáng tin cậy về khí thải CO2 có liên quan đến logistics. Sơ lược về chu kỳ sống của các sản phẩm chính của Nokia , giữa điện thoại di động và các sản phẩm viễn thông có một số điểm giống nhau. Đối với điện thoại di động, giai đoạn khai thác nguyên vật liệu thô và sản xuất linh kiện có tác động lớn nhất đến môi trường. Còn đối với các thiết bị viễn thông, việc tiêu thụ năng lượng trong suốt quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong quá trình sản xuất sản phẩm của Nokia, tỉ lệ kim loại mà chiếm phần lớn trong các sản phẩm thiết bị viễn thông tiêu thụ nhiều năng lượng hơn tỷ lệ nhựa trong điện thoại di động. Mặt khác, các kim loại có thể được phục hồi lại nhanh hơn nhựa để phục vụ cho việc tái sản xuất và tái sử dụng. Nguồn năng lượng được tiêu thụ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến suốt quá trình sử dụng sản phẩm của Nokia. Khi các sản phẩm này không còn được sử dụng nữa, việc tái sản xuất lại các kim loại và nhựa,việc loại bỏ những chất độc hại tiềm ẩn là vấn đề trọng tâm. Phần lớn lợi ích đối với môi trường của giai đoạn cuối này là hoạt động tái sản xuất lại các kim loại. Nếu việc tái sản xuất cũng được tính đến giống như việc sử dụng nguồn năng lượng thì phần lớn nhựa được làm trong sản phẩm đều có thể được tái sản xuất lại. *Thực hiện “life- cycle thinking” Việc thực hiện “life- cycle thinking” bao gồm xác định các mục tiêu cải tiến những giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm.Với các điểm chính là: - Phù hợp với các quy định về môi trường về hiện tại và trong tương lai; như giới hạn trong việc sử dụng các chất và nhu cầu tái sản xuất. - Sự phù hợp giữa hoạt động của các nhà cung ứng của Nokia với các tiêu chuẩn môi trường mà Nokia đã đề ra. - Quản lý chặt chẽ việc thu hồi các sản phẩm của Nokia ở giai đoạn cuối sản phẩm. - Thông tin sản phẩm: Nokia đã đưa ra những thông tin về sinh thái vào trong các sản phẩm di động mới nhất của mình như: thông tin về việc tiêu thụ năng lượng, sử dụng nguyên liệu, đóng gói và tái sản xuất. 2.2.3 Làm “xanh” các khâu trong chuỗi cung ứng: 2.2.3.1 Tác động của các khâu trong chuỗi cung ứng đến môi trường: Biểu đồ sau cho thấy mức độ tác động của các khâu trong chuỗi cung ứng đối với môi trường: Ghi chú: Tác động ít X Tác động vừa phải XX Tác động đáng kể XXX Tác động lớn XXX(X) Tác động mạnh mẽ Hiểu được những tác động trên đối với môi trường, Nokia đã đưa ra một số giải pháp cụ thể trong từng khâu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đó. Trong tất cả các khâu, năng lượng đều tác động đối với môi trường nhiều nhất. Do đó, Nokia rất chú trọng đến việc cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ trong chuỗi cung ứng. 2.2.3.2 Các giải pháp Nokia thực hiện nhằm làm “xanh” trong từng khâu của chuỗi cung ứng: a/ Trong quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất ra chiếc điện thoại di động trải qua nhiều khâu từ khai thác nguyên vật liệu thô, sản xuất linh kiện đến lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Để thực hiện mục tiêu đề ra trong quá trình sản xuất, Nokia đã đưa ra các giải pháp sau: Quản lý nhà cung ứng: Đánh giá tổng thể Nokia đã thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xem xét một cách có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cung ứng để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Nokia. Việc đánh giá này được thực hiện bởi các chuyên gia của Nokia. Các chuyên gia có trách nhiệm lên kế hoạch, điều phối, chuẩn bị, sau đó thực hiện đánh giá. Một đội bao gồm ít nhất 2 người và thời gian đánh giá thông thường là hai ngày. Kết quả đánh giá sẽ được thông báo tới các nhà cung ứng trong các cuộc họp và đạt được s