Trong 7 tháng đầu năm 2008, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do những biến động của kinh tế thế giới và khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế, song với sự phấn đấu quyết liệt cảu toàn Đảng toàn dân, toàn quân thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến theo hướng tích cực.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,4% si với cùng kỳ.
Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt, xuất khẩu tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ tăng cao. Thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã có dấu hiệu phục hồi.
Đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trật tự giao thông có tiến bộ, số thứ vụ tai nạn giao thông, số người chết.
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập An sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1:
Nghị quyết:
Về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững trong những thắng cuối năm 2008 theo kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị và kết luận của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X).
I. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2008
Trong 7 tháng đầu năm 2008, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do những biến động của kinh tế thế giới và khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế, song với sự phấn đấu quyết liệt cảu toàn Đảng toàn dân, toàn quân thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến theo hướng tích cực.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,4% si với cùng kỳ.
Sản xuất nông nghiệp phát triển tốt, xuất khẩu tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ tăng cao. Thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã có dấu hiệu phục hồi.
Đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trật tự giao thông có tiến bộ, số thứ vụ tai nạn giao thông, số người chết.
II. Các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong những tháng cuối năm 2008
1. Tiếp tục thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành để giảm lạm phát. Thực hiện kiên quyết việc tiết kiệm cho các ngân hàng nhỏ nâng cao yêu cầu về quy mô vốn.
Thực hiện kiên quyết việc tiết kiệm chi tiêu của các cơ quan đơn vị nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính chỉ đạo, nắm vững tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán, thúc đẩy tự phát triển ổn định.
- Tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, tăng cường quản lý thị trường.
Bộ Công thương chỉ đạo các tập đoàn, Tổng Công ty lớn đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm.
2. Đảm bỏ an ninh xã hội
Các Bộ, ngành và địa phương chú trọng thực hiện quy chế về thông tin, chủ động cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí.
III. Thực hiện:
Từ nay đến hết năm 2008 nhiệm vụ đặt ra còn nặng nề, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của các cấp các ngành, địa phương, doanh nghiệp để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
NGHỊ QUYẾT
Về việc bổ sung một số giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ ngành kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng cuối năm 2008.
- Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, ngày 17 tháng 10 năm 2010. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực. Làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hoá xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tình hình của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
I. Tình hình phát triển công nghệ thông tin ở nước ta
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30 tháng 03 năm 1991 của Bộ Chính trị về Khoa học Công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu “Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử , tin học”.
II. Mục tiêu, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp
Đến năm 2010, công nghệ thông tin Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây:
Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
1) Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn xã hội.
2) Tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghệ thông tin
3) Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
4) Đẩy nhanh việc xây dựng mạng thông tin quốc gia, bao gồm hệ thống viễn thông và Internet Việt Nam.
5) Tăng cường đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
Câu 2 : Hệ thống An sinh Xã hội hiện nay bao gồm rất nhiều các thành tố và nhiểu chương trình khác nhau : Bảo hiểm Xã hội , Trợ cấp Xã hội , Ưu đãi Xã hội , Xóa đói giảm nghèo …. Tuy nhiên , có thể khẳng định Xóa đói giảm nghèo đã góp phần rất lớn đảm bảo An sinh Xã hội bền vững. Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khía cạnh sau đây:
Các chương trình An sinh xã hội với nhiệm vụ đảm bảo An sinh xã hội bền vững và ưu điềm của chương trình Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) :
Các chương trình An sinh xã hội (ASXH) có diện bảo vệ rộng lớn trong xã hội. Chính sách ASXH nói chung tạo nên tấm lưới che chắn cho các thành viên cộng đồng khỏi rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Các chương trình chính của hệ thống ASXH phải kể đến đó là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội, Ưu đãi xã hội và Xóa đói giảm nghèo. Các chương trình này góp phần to lớn vào việc đảm bảo ASXH bền vững, phát triển một xã hội hài hòa, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, của các thành viên xã hội, coi đó như những ưu tiên hàng đầu.
Với bảo hiểm xã hội (BHXH), đây là trụ cột chính trong hệ thống An sinh xã hội của mỗi nước, nó là mảng chính sách An sinh xã hội cơ bản nhất của các quốc gia. Diện bảo vệ của các chương trình BHXH rất rộng và có xu hướng rộng hơn một khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, do đó nó bảo đảm được tính lâu dài, thường xuyên nhằm thực hiện an sinh xã hội bền vững. Mặt khác cơ chế hoạt động của bảo hiểm đã tạo ra cho nó khả năng đảm bảo nguồn tài chính hết sức dồi dào, đủ khả năng thực hiện trong dài hạn. Bởi lẽ nhiều loại hình bảo hiểm mang tính bắt buộc do đó nguồn quỹ hình thành có tính chắc chắn. Đây là điều kiện tiên quyết không chỉ giúp BHXH bền vững mà còn giúp hệ thống An sinh xã hội bền vững.
Cứu trợ xã hội (CTXH) là khái niệm dùng để chỉ mọi hình thức và biện pháp giúp đỡ của nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo liệu cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Có thể nói, CTXH một hoạt động mang tính chất từ thiện, tương thân tương ái giúp đỡ nhau của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mọi người dân trong cộng đồng xã hội nhận thức được tính nhân đạo, nhân văn ấy từ đó giúp cho họ tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa hoạt động CTXH. Những người dân trong xã hội cũng sẽ cảm thấy rằng: họ không bị bỏ rơi trong mọi hoàn cảnh. Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược đảm bảo không chỉ an sinh xã hội bền vững mà còn giúp xã hội phát triển một cách hài hòa, ổn định.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải kể tới ưu đãi xã hội (ƯĐXH), đó là sự đãi ngộ đặc biệt về cả về mặt vật chất và tinh thần của Nhà nước, xã hội nhằm ghi nhận, đền đáp công lao to lớn của của những cá nhân, tập thể có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng, xã hội. ƯĐXH không phải là sự ban ơn mà thực chất là thực hiện công bằng xã hội. Chính sách này giúp tái sản xuất ra những giá trị tinh thần cao đẹp của xã hội, giáo dục truyền thống cho các thế hệ đi sau, tạo ra sự ổn định về thể chế chính trị cho đất nước. Đây là tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế nói chung và an sinh xã hội bền vững nói riêng.
Chúng ta nói đến Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) như là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và lâu dài, chương trình XĐGN tập trung vào đối tượng có thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn mà hiện còn chiếm tỷ lệ khá cao trong xã hội. Các chính sách giúp người nghèo thoát nghèo sẽ giúp họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, cải thiện đời sống của mình nói riêng và qua đó tạo ra những hiệu quả tích cực cho xã hội: giảm chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư, tạo ra điều kiện tốt cho phát triển bền vững. Chính sách XĐGN thực hiện thành công sẽ giảm đi gánh nặng cho các chương trình ASXH, tạo điều kiện để các chương trình an sinh xã hội đi vào chiều sâu.
Giữa các chính sách an sinh xã hội nêu trên, chính sách nào có ưu điểm hơn trong việc đảm bảo an sinh xã hội bền vững?
Xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội lâu dài và bền vững hơn cả nhất là khi đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chủ đề:Có thể thấy, mặc dù BHXH là một chính sách An sinh xã hội lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ BHXH chủ yếu là các tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung, những người làm công ăn lương chứ chưa thực sự quen thuộc với người nghèo. Còn với chính sách CTXH, mặc dù người nghèo là một trong những người được hưởng lợi nhiều, nhưng các trợ giúp này (trừ một số trợ cấp dài hạn) thường có tính tức thì và ngắn hạn. Với chính sách ƯĐXH, xã hội hướng tới những người có công với đất nước trong các cuộc kháng chiến, hoặc những người có cống hiến đặc biệt với đất nước trong thời bình. Có những người nghèo thuộc diện ƯĐXH tuy nhiên con số đó còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong số người nghèo cả nước. Thực tế cho thấy những bộ phận người lao động trẻ tuổi lâm vào hoàn cảnh nghèo đói nhưng không thuộc diện ƯĐXH là khá nhiều. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững hơn cả, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia.
Chính sách xóa đói giảm nghèo đảm bảo thực hiện An sinh xã hội bền vững như thế nào? Thực tiễn liên hệ tại Việt Nam.
Một xã hội muốn phát triển hài hòa, văn minh, hiện đại thì một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là cần phải quan tâm đến tất cả mọi thành viên trong xã hội, tức là phải đảm bảo an sinh xã hội bền vững. An sinh xã hội bền vững lại đòi hỏi các chính sách thực thi của nó có hiệu quả về các mặt kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Đứng trên giác độ của các chương trình xóa đói giảm nghèo, sở dĩ xóa đói giảm nghèo được coi là trụ cột vững chắc để đảm bảo an sinh xã hội bền vững bởi nó đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để tạo nên tính bền vững ấy. Các yêu cầu, tính chất cơ bản ấy đó là: tính che chắn, tính lâu dài, tính xã hội hóa và tính cải thiện. Những điều đó được thể hiện như thế nào trong thực tiễn?
Tính che chắn:
Đối tượng mà chương trình Xóa đói giảm nghèo hướng tới là những người có thu nhập thấp, đời sống bấp bênh, đói nghèo trong xã hội. Họ thường có điều kiện sống thiếu thốn, có thu nhập thấp, trình độ học vấn nhìn chung là không cao, ít được tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc như y tế, giáo dục một cách đầy đủ. Đây là diện đối tượng dễ bị tổn thương nhất và chiếm tỷ lệ không hề nhỏ trong xã hội mà chương trình XĐGN hướng tới.
Bảng sau đây cho thấy tỷ lệ đói nghèo (%) ở Việt Nam năm 2004 và 2006 (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 và giá quy về giá năm 2004:
2004 2006
Cũng theo chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước từ năm 2006 cho đến nay liên tục giảm xuống:
Năm
2006
2007
2008
2009
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
15,5
14,8
13,4
12,3
Tuy nhiên, với quy mô dân số Việt Nam là 86,211 triệu người (tính đến thời điểm 01/04/2009), trung bình 4,2 nhân khẩu trong 1 gia đình thì số hộ nghèo cũng vào khoảng gần 2,6 triệu hộ. Mặt khác, dù GDP của Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức từ 5-8,5% nhưng sự tăng trưởng đó tiềm ẩn nhiều sự thiếu bền vững, thu nhập danh nghĩa của người lao động tăng lên nhưng thực tế có thể bị giảm sút nếu không điều chỉnh lương tăng kịp thời theo mức tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ. Điển hình lạm phát của Việt Nam năm 2008 đã lên mức 22,97% ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội và đương nhiên chịu hậu quả nặng nề nhất lại chính là những hộ gia đình nghèo.
Các chương trình Xóa đói giảm nghèo của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn, tiếp tục thực hiện mục tiêu XĐGN một cách có trọng tâm và trọng điểm. Đề án chương trình 30a của Chính Phủ thực hiện cho 61 huyện nghèo là một ví dụ. Các huyện nghèo mới được bổ sung vào diện ưu tiên phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo tính kịp thời và tính chất che chắn, ưu đãi cho người nghèo của chính sách XĐGN. Với số lượng hộ nghèo ở Việt Nam lớn, vai trò che chắn, bao trùm của các chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam là rất đáng ghi nhận.
Tính lâu dài:
Nghèo đói là vấn đề mang tính toàn cầu, không thể một sớm một chiều có thể mà có thể giải quyết ngay được. Chiến lược chống đói ngèo là một chiến lược lâu dài, cần thực hiện một cách bền bỉ và liên tục. Chính vì điều này mới đảm bảo tính bền vững của các chính sách An sinh xã hội. Ở Việt Nam, các chương trình XĐGN đã được định hình từ những năm 90 của thế kỷ XX khi Việt Nam đang thực hiện đường lối Đổi mới mở cửa nền kinh tế, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó đã trăn trở rất nhiều về vấn đề xóa đói cho những người lao động nghèo khổ. Một số chính sách bắt đầu được áp dụng và thực sự mang tính chiến lược từ sau năm 1998, đặc biệt thành công là giai đoạn từ 2001-2005. Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống một cách ấn tượng dù là theo chuẩn quốc tế hay chuẩn nghèo của Việt Nam.
Chương trình 135 – Một chương trình trọng điểm về xóa đói giảm nghèo với số tiền đầu tư khoảng 10000 tỷ dồng dự kiến ban đầu kéo dài 7 năm từ 1998 đến 2005 nhưng sau đó Quốc Hội và Chính Phủ đã quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm nữa (2006-2010) và gọi là Chương trình 135 giai đoạn II. Chương trình này góp phần tăng cường hiệu quả đã đạt được từ giai đoạn I, giúp người nghèo thoát nghèo và không tái nghèo. Những sự đầu tư lâu dài cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Rất nhiều chương trình, đề án lồng ghép khác đang được xem xét áp dụng trong thời gian tới cho phù hợp với những mục tiêu mới, hoàn cảnh mới.
Tính xã hội hóa:
Các chương trình xóa đói giảm nghèo không chỉ hướng tới những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội mà còn kêu gọi cộng đồng xã hội tham gia cuộc chiến chống đói nghèo. Mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo rất rõ ràng, nó phát huy tính nhân văn nhân đạo giữa các thành viên trong xã hội do đó thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của mọi cá nhân, của toàn xã hội.
Tại Việt Nam, chính sách xã hội hóa trong xóa đói giảm nghèo là một bộ phận quan trọng trong tiến trình chống đói nghèo chung của quốc gia. “Ngày vì người nghèo” là một hoạt động như thế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày vì người nghèo”, đó cũng là ngày mà thế giới chọn làm ngày “Thế giới chống đói nghèo”. Các hoạt động ủng hộ quyên góp cho Quỹ vì người nghèo diễn ra rất tích cực trong những ngày cuối cùng của năm, đặc biệt vào ngày 31/12. Thực tế cho thấy nguồn quỹ này không hề nhỏ và được huy động trong thời gian tương đối ngắn, quan trọng hơn là nó thu
hút được sự chú ý của cộng đồng đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp. Về mảng chính sách xã hội hóa này Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện tốt và hiệu quả trên thế giới.
Tính cải thiện:
Các chương trình chống đói nghèo sở dĩ đảm bảo tính bền vững bởi nó cải thiện được đời sống của bộ phận dân cư có thu nhập thấp trong xã hội. Thông qua nguồn ưu đãi cho người nghèo trong một thời kỳ lâu dài như ưu đãi về tín dụng, nhà ở, đất sản xuất, giống trong nông nghiệp và nhiều hình thức hỗ trợ khác sẽ giúp cho các hộ gia đình có cơ hội thoát nghèo và làm giàu từ nguồn vốn hiện có. Trong dài hạn, xóa đói giảm nghèo làm giảm chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư, ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Thành công của chương trình xóa đói giảm nghèo chính là sự đảm bảo cho chương trình An sinh xã hội bền vững nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững nói chung.
Đến hết năm 2009, Việt Nam đã chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập bình quân đầu người 1000 USD/năm và trở một thành nước có thu nhập bình quân ở mức trung bình. Đây là thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và áp dụng các chương trình xóa đói giảm nghèo như một chương trình mục tiêu quốc gia.
.