Câu 1: Quan điểm tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền vững trong thủy sản:
1.Mối quan hệ giữa thủy sản và môi trường:
a. Ảnh hưởng của môi trường đối với NTTS:
Môi trường tự nhiên (đất, nước, khí hậu ): ảnh hưởng tới sức xuất của đất đai hay mặt nước, đặc biệt là NLTS và thức ăn tự nhiên. Các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm khi phát triển thủy sản.
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập Kinh Tế Thủy Sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP Câu 1: Quan điểm tiếp cận theo hệ thống và khái niệm về phát triển bền vững trong thủy sản: 1.Mối quan hệ giữa thủy sản và môi trường: a. Ảnh hưởng của môi trường đối với NTTS: Môi trường tự nhiên (đất, nước, khí hậu…): ảnh hưởng tới sức xuất của đất đai hay mặt nước, đặc biệt là NLTS và thức ăn tự nhiên. Các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm khi phát triển thủy sản. * ÔN TẬP - Môi trường nhân tạo: mức độ ô nhiễm (xói mòn, thoái hóa đất, khói bụi, chất thải…) gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản và các hoạt động nuôi trồng. Nếu quản lý tốt các vấn đề này NTTS phát triển thuận lợi. b. Ảnh hưởng của NTTS đối với môi trường: Tích cực: + Nuôi tôm cá trong ruộng lúa + Đa dạng hóa các đối tượng sản xuất + Xử lý nước thải * ÔN TẬP Tiêu cực: + Thâm canh hóa tăng ô nhiễm ngay trong khu vực sản xuất và môi trường xung quanh + Suy giảm môi trường và tài nguyên thiên nhiên bị kiệt quệ (nạn phá rừng) + Rủi ro trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới một số vấn đề về xã hội + Tăng diện tích và mức thâm canh có thể làm suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm. * ÔN TẬP + Tăng sử dụng thuốc hóa chất có thể ảnh hưởng nguồn thức ăn tự nhiên. + Việc di nhập và lai tạo các giống loài có thể làm mất đi một số giống loài sẵn có và lan truyền một giống loài bất lợi. 2. Tiếp cận theo hệ thống: Khi nghiên cứu, phân tích một sự việc phải chú ý đến các mối liên hệ trong tổng thể đó. VD: muốn có một nghề cá bền vững cần chú ý ATVSTP, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu. * ÔN TẬP 3. Khái niệm về phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự cân bằng: kỹ thuật - sinh học, kinh tế - xã hội, môi trường. Có 3 phạm trù cần được phát triển: con người, nền kinh tế và xã hội. * ÔN TẬP Câu 2: 5 nguồn lực: Vốn tài nguyên Vốn vật chất do con người tạo ra:CSHTang Vốn xã hội: tổ chức,mạng lưới xã hội do con người thành lập Vốn con người:skhoe,tay nghe,de tim Vốn tài chính và các dạng thay thế * ÔN TẬP Câu 3. Phân biệt các khái niệm về diện tích? Diện tích tự nhiên Diện tích canh tác Diện tích nuôi trồng Diện tích thu hoạch * ÔN TẬP Câu 4. Đặc điểm của NTTS: Đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất, Đối tượng sản xuất là cơ thể sống, Thời gian lao động không hoàn toàn trùng với thời gian sản xuất, Mang tính mùa vụ Mang tính rủi ro cao * ÔN TẬP Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp: a. Các loại nguồn lực: - Tài nguyên thiên nhiên: đất, khoáng sản, nước, không khí, rừng, thực vật, động vật hoang dã. - Tài nguyên do con người tạo ra (vật chất): hạ tầng cơ sở (đường giao thông, thủy lợi, điện, trường, cơ sở y tế, chợ). * ÔN TẬP - Vốn xã hội: các tổ chức và mạng lưới xã hội mà con người thành lập, tham gia và vận hành. - Vốn con người: sức khỏe, văn hóa, kỹ năng và lao động. - Tài chính và các dạng tương tự: tiền tệ, tín dụng, chứng khoán và những tài sản có giá trị đi kèm. * ÔN TẬP b. Các yếu tố về kinh tế - xã hội: - Mức cạnh tranh và nhu cầu trên thị trường - Giá trị đất đai - Tiền vốn và lực lượng lao động - Vòng quay trong sản xuất - Chi phí vận chuyển và tiếp thị. - Phong tục, tập quán và trình độ cộng đồng dân cư tại mỗi khu vực; - Thay đổi pháp luật, chính sách và đường lối phát triển kinh tế xã hội. * ÔN TẬP Bài tập: Ý nghĩa tiền tệ của thời gian: Dn = Do * (1 + r)n Tính lãi suất ngân hàng Tính sự gia tăng dân số * ÔN TẬP Câu 6: Tài sản cố định (TSCĐ) thỏa 4 điều kiện: - Có thể sinh lời trong tương lai - Có thể xác định được nguyên giá - Giá trị lớn - Thời hạn sử dụng > 01 năm * ÔN TẬP Câu 7: Hao mòn của TSCĐ: 1. Hao mòn hữu hình: là những hao mòn về mặt vật lý do quá trình làm việc hoặc do tác động của khí hậu và thời tiết. 2. Hao mòn vô hình: không thấy được bằng mắt… VD: máy tính chất lượng, rẻ hơn hoặc bằng * ÔN TẬP Bài tập: Tính khấu hao a. Phương pháp tuyến tính: (S.L) b. Phương pháp cân bằng giảm: (D.B) c. Phương pháp tổng số năm: (S.Y.D) * ÔN TẬP Câu 8: Các ngành trong một đơn vị sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào mục đích và mức độ đầu tư cũng như kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể chia các ngành sản xuất trong 1 đơn vị thành 3 nhóm chính: a. Ngành sản xuất chính: quan trọng nhất và có đặc điểm: Biểu hiện mục đích và hoạt động chính của đơn vị Sử dụng hầu hết các yếu tố SX Mang lại lợi nhuận chủ yếu của đơn vị * ÔN TẬP b. Ngành sản xuất bổ sung (SXBS): Sử dụng các yếu tố SX mà ngành SXC chưa sử dụng hết Tạo ra tư liệu sx cần thiết cho ngành SXC Mang lại lợi nhuận đáng kể cho đơn vị c. Ngành sản xuất phụ (SXP): không quan trọng, có thể khi hình thành đơn vị chưa nghĩ đến: Không nằm trong mục đích của đơn vị Tận dụng phế liệu, phế phẩm của 2 ngành trên Giúp giải quyết tính mùa vụ trong SX * ÔN TẬP Câu 9: Liên hệ giữa chiến lược 4P và chiến lược 4C * ÔN TẬP * Bài tập: Ước lượng nhu cầu hiện tại: a. Phương pháp chuỗi tỷ lệ: VD trang 78 b. Phương pháp xác định nhu cầu dựa trên thị trường thực tế: VD: bảng 4.5 trang 79 c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian: VD: trang 81 ÔN TẬP Câu 10: Theo Surtida (2000) có 6 bẫy ngầm mà nếu không chú ý thì người NTTS dễ gặp thất bại, đó là: Không suy nghĩ nghiêm túc rằng thủy sản là một phương cách SXKD, Tiến hành mua và trang bị những máy móc, trang thiết bị không cần thiết, Bỏ toàn bộ vốn đầu tư vào một vụ nuôi trồng hay một đợt sản xuất, Thất bại trong việc tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, Đầu tư vào các loài mới lạ, Nuôi trồng các loài sản phẩm chưa có sự chắc chắn về lợi nhuận định biên. * ÔN TẬP Câu 11: Rủi ro trong SXKD được thể hiện dưới 5 hình thức sau: Rủi ro về năng suất/sản lượng (kể cả những rủi ro bất thường do thiên tai xảy ra) Rủi ro do thay đổi kỹ thuật và công nghệ Rủi ro về thị trường (thay đổi khẩu vị/ giá cả) Rủi ro trực tiếp do con người gây ra (nhân sự) Rủi ro do thay đổi thể chế chính trị, chính sách và các biến động trong xã hội. * ÔN TẬP Câu 12: Rủi ro là gì? Để giảm thiểu rủi ro, cần lưu ý các vấn đề gì? Có được thông tin tốt hơn về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp Tăng tính linh hoạt Tăng cường hợp tác, liên kết trong các mối quan hệ có liên quan đến SXKD * ÔN TẬP Câu 13: 4 nhóm chiến lược trong quản lý rủi ro: 1. Giảm rủi ro về sản lượng/năng suất + Các đối tượng nuôi có tính kỹ thuật cao + Đa dạng hóa + Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới + Sử dụng các yếu tố đầu vào có tính rủi ro thấp + Tham gia chia sẽ rủi ro * ÔN TẬP 2. Giảm rủi ro về thị trường: Tham gia nhiều kênh thị trường khác nhau nhằm giảm sự phụ thuộc vào kênh phân phối Bán sản phẩm theo các thời gian trong năm Hợp đồng cung ứng đầu vào nhằm mang tính ổn định Hợp đồng tiêu thụ đầu ra Xác lập giá tối thiểu * ÔN TẬP 3. Chương trình giảm thiểu rủi ro của Nhà nước: Tham gia các chương trình hoặc dự án của Nhà nước hay nước ngoài tài trợ: giảm rủi ro, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật,… Tìm hiểu các bộ Luật, chính sách Tham gia cải tiến, điều chỉnh Luật và chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành 4. Tăng thu nhập từ các hoạt động khác: đa dạng hóa *