Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là một nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, nhằm quản lý thống nhất hệ thống NSNN bằng việc phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện thu, chi NSNN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là yêu cầu khách quan, bởi mỗi quốc gia đều có những vùng lãnh thổ khác nhau, mỗi địa phương đều có từng vùng miền khác khau. Việc phân chia dân cư theo đơn vị hành chính, lãnh thổ, vùng miền, hình thành các cấp hành chính là đặc trưng của Nhà nước. Do đó, để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương, là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương. Nguồn thu ngân sách là có hạn, trong khi nhu cầu chi tiêu thì lớn, do vậy phân cấp quản lý ngân sách đòi hỏi phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về NSNN.

doc105 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5636 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN VIẾT NHÃN PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trọng Thản ĐÀ NẴNG – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn NGUYỄN VIẾT NHÃN MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG Trang Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4 1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước 4 1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước 5 1.1.3. Chức năng của ngân sách nhà nước 6 1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách nhà nước. 7 1.1.5. Vai trò của ngân sách nhà nước 8 1.1.6. Hệ thống ngân sách nhà nước 9 1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 10 1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 10 1.2.2. Mục tiêu của phân cấp quản lý NSNN 10 1.2.3. Vai trò của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 11 1.2.4. Nguyên tắc cơ bản trong phân cấp quản lý NSNN 12 1.2.5. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 15 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN 20 1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế phân cấp quản lý NSNN 20 1.3.2. Sự cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN 22 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 24 2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 24 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 24 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 24 2.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG THỜI GIAN QUA 32 2.2.1. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006 32 2.2.2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2011 48 Chương 3 : GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 55 3.1. QUAN ĐIỂM, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 55 3.1.1. Quan điểm phát triển 55 3.1.2 . Mục tiêu tổng quát 55 3.1.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 55 3.2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NSNN Ở TP. ĐÀ NẴNG 56 3.2.1. Mục tiêu 56 3.2.2. Quan điểm 57 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGUỒN THU NHIỆM VỤ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 57 3.3.1. Đề xuất và kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật NSNN 57 3.3.2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 58 3.3.3. Một số giải pháp có tính bổ trợ 90 3.3.4. Các điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 91 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BTC : Bộ Tài chính BVHTT : Bộ Văn hóa – Thông tin FDI : Vốn đầu trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KPCĐ : Kinh phí công đoàn NSNN : Ngân sách Nhà nước NSĐP : Ngân sách địa phương NSTW : Ngân sách trung ương QLNN : Quản lý nhà nước THPT : Trung học phổ thông TNCS HCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP. : Thành phố TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân UBTWMTTQ : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG TT Danh mục hình Trang 1 Bảng 2.1. Tổng hợp số thu ngân sách nhà nước theo từng cấp 27 2 Bảng 2.2. Tổng hợp số thu ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực 29 3 Bảng 2.3. Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN trên địa bàn thành phố 31 4 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn thu NSNN ở thành phố Đà Nẵng 31 5 Bảng 2.5. Tổng hợp thu NSNN trên địa bàn TP Đà Nẵng 2004-2006 40 6 Bảng 2.6. Tỷ trọng thu ngân sách các cấp giai đoạn 2004-2006 40 7 Bảng 2.7. Tỷ trọng thu ngân sách các cấp giai đoạn 2004-2006 41 8 Bảng 2.8. Tỷ trọng chi ngân sách các cấp thời kỳ 2004-2006 42 9 Bảng 2.9. Tổng hợp thu NSNN trên địa bàn TP Đà Nẵng 2004-2006 46 10 Bảng 2.10. Tỷ trọng thu ngân sách các cấp giai đoạn 2009-2011 47 11 Bảng 2.11. Tỷ trọng chi ngân sách các cấp giai đoạn 2009-2011 48 12 Bảng 3.1. Định mức phân bổ Ngân sách cấp phường/xã 71 13 Bảng 3.2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề 72 14 Bảng 3.3. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện 75 15 Bảng 3.4. Định mức phân bổ ngân sách cấp phường, xã 75 16 Bảng 3.5. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện 76 17 Bảng 3.6. Định mức phân bổ ngân sách cấp phường, xã 76 18 Bảng 3.7. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện 77 19 Bảng 3.8. Định mức phân bổ ngân sách cấp phường, xã 77 20 Bảng 3.9. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện 78 21 Bảng 3.10. Định mức phân bổ ngân sách cấp phường, xã 78 22 Bảng 3.11. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính 79 23 Bảng 3.12. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp quận/huyện 83 24 Bảng 3.13. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp xã/phường 83 25 Bảng 3.14. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp quận/huyện 84 26 Bảng 3.15. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp xã/phường 85 27 Bảng 3.16. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế cấp quận, huyện 86 28 Bảng 3.17. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường cấp quận, huyện 86 DANH MỤC CÁC HÌNH TT Danh mục hình Trang 1 Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống Ngân sách Nhà nước 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là một nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, nhằm quản lý thống nhất hệ thống NSNN bằng việc phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện thu, chi NSNN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là yêu cầu khách quan, bởi mỗi quốc gia đều có những vùng lãnh thổ khác nhau, mỗi địa phương đều có từng vùng miền khác khau. Việc phân chia dân cư theo đơn vị hành chính, lãnh thổ, vùng miền, hình thành các cấp hành chính là đặc trưng của Nhà nước. Do đó, để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương, là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương. Nguồn thu ngân sách là có hạn, trong khi nhu cầu chi tiêu thì lớn, do vậy phân cấp quản lý ngân sách đòi hỏi phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về NSNN. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục. Một số khoản thu phần lớn điều tiết cho cấp xã hưởng nhưng cấp xã chưa phát huy hết việc khai thác triệt để nguồn thu trên địa bàn, dẫn đến thất thu. Một số nhiệm vụ chi chưa được phân cấp đồng bộ….Mặt khác do chế độ chính sách thu ngân sách thay đổi, một số nguồn thu của cấp huyện, cấp xã giảm đã ảnh hưởng đến cân đối các khoản chi của cấp huyện, cấp xã. Để góp phần giải quyết những hạn chế, tồn tại nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp" cho Luận văn Thạc sỹ của mình, với mong muốn tìm những định hướng, giải pháp thích hợp trong phân cấp quản lý NSNN, góp phần vào sự phát triển của nền tài chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hệ thống hoá vấn đề lý luận về NSNN. Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để rút ra những thành công, tồn tại và làm rõ nguyên nhân. Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất quan điểm, các giải pháp nhằm xây dựng khung lý luận cơ bản, cần thiết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu của quản lý NSNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy cải cách hành chính công, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và cơ chế, chính sách, luật pháp cũng như thực tiễn có liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN của thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung xem xét về phương thức, cơ chế, nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách của thành phố Đà Nẵng từ khi tái lập thành phố năm 1997, đặc biệt là từ khi Luật NSNN sửa đổi (năm 2002) có hiệu lực thi hành từ 2007 đến nay. Các kiến nghị và giải pháp đề xuất hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách từ 2011 đến năm 2015 và những năm tiếp theo. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hoá, phân tích và bổ sung nhận thức, ý nghĩa, vai trò, nội dung của ngân sách nhà nước, bản chất của phân cấp quản lý NSNN và những nhân tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất các giải pháp, nguyên tắc cần quán triệt trong quá trình hoạch định chính sách, phân cấp quản lý NSNN, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Về ý nghĩa thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách hiện hành trong phân cấp quản lý NSNN mà trọng tâm là cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ở thành phố Đà Nẵng để làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn chế, tồn tại, vướng mắc; nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể với những bước đi thích hợp để hướng tới thực hiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước Tài chính nhà nước là một phạm trù kinh tế- lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ... để phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên ngân sách nhà nước (NSNN), bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước. Tuy nhiên thuật ngữ "ngân sách nhà nước" chỉ thực sự xuất hiện khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định. Lúc này các khoản thu, chi của nhà nước được thể chế hoá bằng luật pháp, tách việc thực hiện quyền lập pháp về NSNN thuộc về Quốc hội và quyền hành pháp về NSNN giao cho Chính phủ điều hành. Khi nghiên cứu về NSNN cần được xem xét cả biểu hiện bên ngoài và thực chất bên trong của nó: Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài thì NSNN là một bảng dự toán thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc một số năm. Hàng năm Chính phủ dự toán các khoản thu vào quỹ NSNN, đồng thời dự toán các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, quản lý hành chính...từ quỹ NSNN và bảng dự toán này phải được Quốc hội phê chuẩn. Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước. Trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội, nguồn tài chính luôn vận động giữa một bên là Nhà nước một bên là các chủ thể kinh tế xã hội. Đằng sau các hoạt động đó chứa đựng các mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước chuyển dịch của một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Hoạt động NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính nói chung, cũng như trong khu vực tài chính nhà nước nói riêng, NSNN luôn giữ vị trí trọng yếu trong việc đảm bảo cho sự tồn tại cũng như đối với các hoạt động của nhà nước. Tóm lại: Có thể hiểu một cách khái quát, NSNN xét ở thể tĩnh và hình thức biểu hiện bên ngoài là toàn bộ các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, phổ biến cho một năm hoặc một số năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước; Xét ở thể động và trong suốt một quá trình, NSNN là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, được nhà nước sử dụng để động viên phân phối một bộ phận nguồn lực xã hội dưới dạng tiền tệ về cho nhà nước để đảm bảo điều kiện vật chất nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và phục vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước phải gánh vác. Tại điều 1 Luật NSNN được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002 cũng khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Với khái niệm trên, khi nói đến ngân sách nhà nước, người ta thường đề cập tới 3 đặc tính cơ bản: + Tính pháp lý: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện. + Tính kinh tế: Phản ảnh các khoản thu và các khoản chi + Tính niên độ: Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Xét về bên trong thì ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng các mối quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về NSNN thông qua các đặc điểm của nó, đó là: - Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Nói một cách cụ thể hơn, quyền lực của nhà nước và các chức năng của nó là những nhân tố quyết định mức thu, mức chi, nội dung và cơ cấu thu chi của NSNN. - Các hoạt động thu, chi NSNN đều được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Đó là các Luật thuế, các chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu...do Nhà nước ban hành. Việc dựa trên cơ sở pháp luật để tổ chức các hoạt động thu, chi của NSNN là một yếu tố có tính khách quan, bắt nguồn từ phạm vi hoạt động của NSNN được tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động tới mọi chủ thể kinh tế, xã hội. Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước là từ giá trị sản phẩm thặng dư của xã hội và được hình thành chủ yếu qua quá trình phân phối lại mà trong đó thuế là hình thức thu phổ biến. Sau các hoạt động thu, chi NSNN là việc xử lý các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia. Xuất phát từ đặc điểm trên, ngân sách nhà nước nổi lên 2 đặc trưng cơ bản đó là: + Một là, tính cưỡng chế, tức là các khoản thu có tính bắt buộc được quy định bởi pháp luật (trừ các khoản thu ngoài thuế và phí), các khoản chi chịu sự giám sát của pháp luật. + Hai là, tính không hoàn lại, tức là Nhà nước không mắc nợ khi thu và không được hoàn trả khi chi (trừ các khoản ngân sách cho vay). 1.1.3. Chức năng của ngân sách nhà nước Trong sự vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, với những diễn biến kinh tế, vai trò của nhà nước được thay đổi, thì chức năng của ngân sách nhà nước cũng cần được nhìn nhận lại cho phù hợp với tình hình mới. Một là, cùng với các công cụ khác của Nhà nước, ngân sách nhà nước là một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát và giảm thất nghiệp. Hai là, chức năng phân bổ nguồn lực trong xã hội: Để tạo lập và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, thông qua các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực vào những lĩnh vực địa bàn then chốt, có nhiều rủi ro, cần khuyến khích hoặc hạn chế phát triển; đồng thời có thể thu hút, lôi kéo sự tham gia phân bổ nguồn lực của các thành phần kinh tế và khu vực tư nhân. Ba là, chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội: Nhà nước thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập dưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế bớt sự phân hoá xã hội, sự bất bình đẳng về thu nhập đảm bảo sự công bằng hợp lý, làm cho nguồn thu nhập của xã hội được sử dụng một cách kịp thời hiệu quả. Thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu. Nhà nước sẽ thực hiện được các mục tiêu trên. Bốn là, chức năng điều chỉnh kinh tế: Chính sách ngân sách nhà nước là một bộ phận không thể tách rời của chính sách kinh tế - xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái người ta thường khuyến cáo dùng chính sách tài khoá kích cầu bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công, từ đó làm tăng khối lượng sản xuất xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bình thường, trong điều kiện mở cửa thì chính sách tài khoá kích thích sẽ tạo nên phản ứng dây chuyền: chính sách tài khoá kích thích nới lỏng với mục đích tăng tổng cầu, mức lãi suất trong nước tăng, giá đồng nội tệ tăng, thuần xuất khẩu giảm, tổng cầu giảm. Như vậy, trước mắt chính sách tài khoá có thể kích thích tổng cầu có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng về lâu dài lại kìm hãm chính quá trình tăng trưởng. Đòi hỏi các nhà hoạch địch chính sách tài chính nói chung và chính sách tài khoá nói riêng phải tính đến việc sử dụng công cụ ngân sách nhà nước một cách thích hợp trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế. Bốn chức năng nói trên có mối quan hệ rất gắn bó, phản ảnh được bản chất hoạt động của ngân sách nhà nước trong quá trình tạo lập, khai thác động viên, phân bổ, tổ chức huy động các nguồn vốn cũng như tham gia kiểm soát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. 1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách nhà nước Để phát huy vai trò, chức năng của ngân sách nhà nước trong đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các kinh nghiệm sử dụng công cụ ngân sách nhà nước ở nước ta, khái quát hoá kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực tiễn đã đưa ra một số nguyên tắc như sau: Một là, Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Điều 6 Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt nam năm 1992 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Hai là, Nguyên tắc công khai minh bạch: Công khai là để mọi người đều được biết, Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Quản lý ngân sách phải công khai minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước. Quy tắc chung về tính minh bạch gồm các nội dung chủ yếu là: - Ngân sách phải đảm bảo tính toàn diện. Điều này có nghĩa là các hoạt động trong và ngoài ngân sách đều được phản ánh vào tài liệu trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. - Đảm bảo tính khách quan độc lập. Các cấp, các đơn vị
Luận văn liên quan