Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước theo luật định

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN: Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi bằng tiền của NN trong một giai đoạn nhất định. Người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của NN trong một năm. Theo luật NSNN Việt Nam 2002: “NS NN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN.” Các quan điểm trên đã khẳng định NSNN là những khoản thu, chi của một chủ thể (ở đây là một nước) trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm) và được cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành. Điều này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa NN và NSNN. Thu NS NN: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động KT của NN; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NS NN: bao gồm các khoản chi phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy NN; chi trả nợ của NN; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13027 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước theo luật định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Tổng quan về ngân sách Nhà nước Khái niệm ngân sách Nhà nước Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN: Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi bằng tiền của NN trong một giai đoạn nhất định. Người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của NN trong một năm. Theo luật NSNN Việt Nam 2002: “NS NN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN.” Các quan điểm trên đã khẳng định NSNN là những khoản thu, chi của một chủ thể (ở đây là một nước) trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm) và được cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành. Điều này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa NN và NSNN. Thu NS NN: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động KT của NN; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NS NN: bao gồm các khoản chi phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy NN; chi trả nợ của NN; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Vai trò của ngân sách Nhà nước Đảm bảo tài chính cho hoạt động của Nhà nước NN có nhiều chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó NN cần có lực lượng vật chất nhất định. Đối với bất kỳ quốc gia nào, NSNN luôn có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN. Thúc đẩy kinh tế phát triển, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường NSNN là một trong những công cụ hữu hiệu để NN điều chỉnh vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Cân đối cơ cấu kinh tế, ổn định chu kỳ kinh doanh Trước xu thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong nền KT, thông qua quỹ NS, CP có thể áp dụng các chính sách ưu đãi, đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân không muốn đầu tư vì hiệu quả đầu tư thấp; hoặc qua các chính sách thuế bằng việc đánh thuế vào những hàng hoá, dịch vụ của tư nhân có khả năng thao túng trên thị trường; đồng thời, áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với những hàng hoá mà CP khuyến dụng. Nhờ đó mà có thể đảm bảo sự cân đối, công bằng trong nền KT. Ổn định giá cả thị trường Khi CP muốn bảo hộ cho những người có thu nhập thấp, CP sẽ đặt giá trần là mức giá cao nhất mà người bán được phép đưa ra và mức này thường là thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường, khi đó tất yếu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trên thị trường. Để duy trì hiệu lực của giá trần thì CP lại tiếp tục can thiệp bằng cách cung phần thiếu của hàng hoá, lượng hàng hoá này được lấy từ quỹ dự trữ của NN thuộc NSNN, tức là trong khoản chi NS phải có khoản dự phòng này. Trái lại khi CP muốn bảo hộ cho người sản xuất, muốn hàng hóa của một ngành nào đó được khuyến khích thì sẽ đặt giá sàn là mức giá thầp nhất mà người bán được phép đưa ra và mức này thường lớn hơn giá cân bằng trên thị trường. Điều này sẽ dẫn đến sự dư thừa hàng hoá trên thị trường và khi đó là sự can thiệp của CP bằng cách mua hết lượng hàng thừa. Khoản tiền sử dụng để thanh toán cho người bán cũng là từ NSNN. Giải quyết các vấn đề xã hội Một vai trò được coi là không kém phần quan trọng của NSNN là giải quyết các vấn đề XH: bất công, ô nhiễm môi trường…Chẳng hạn, CP thường sử dụng các biện pháp tác động tới thu nhập để thiết lập lai sự công bằng XH bằng cách trợ cấp thu nhập cho những người có thu nhập thấp hoặc hoàn toàn không có thu nhập. Một cách khác, áp dụng mức thuế cao đối với người có thu nhập cao và ngược lại; hoặc CP có thể sử dụng biện pháp tác động gián tiếp đến thu nhập bằng cách tạo khả năng tạo thu nhập cao hơn dựa vào năng lực của bản thân. Theo đánh giá thì đây là biện pháp tích cực nhất, đồng thời làm tăng thu nhập quốc dân; nói cách khác, nó làm cho một số người dân giàu lên mà không ai nghèo đi. Tổng quan về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền NN về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành NSNN. Sự cần thiết của phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước NSNN được phân cấp quản lý giữa CP và các cấp chính quyền ĐP là tất yếu khách quan. Điều đó bắt nguồn từ cơ chế KT và cơ chế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Phân cấp quản lý NSNN đảm bảo việc xác định một cách rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp quản lý NN về NS, giải quyết kịp thời các nhiệm vụ quản lý NN về NS. Làm tăng quyền chủ động, linh hoạt, khắc phục sự thụ động, trông chờ và cơ chế xin cho trong hoạt động quản lý NN của cơ quan NN cấp dưới đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan quản lý NN ở TW tập trung vào thực hiện chức năng điều hành, chỉ đạo, xây dựng và hoạch định các kế hoạch, chính sách, chiến lược quản lý vĩ mô nền KT - XH đất nước. Phân cấp quản lý NN về NS cũng tạo điều kiện tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý NN về NS đối với hệ thống bộ máy quản lý NN các cấp, góp phần làm lành mạnh, minh bạch nền tài chính Quốc gia. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước. Phân cấp quản lý NSNN đảm bảo tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền từ TW đến ĐP; đồng thời, phát huy các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng ĐP trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp NS tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý KT-XH ngày càng hoàn thiện hơn. Tóm lại phân cấp NS đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền NN TW và các cấp chính quyền ĐP trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành NSNN đúng đắn và hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quản lý NSNN. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Để chế độ phân cấp quản lý NS mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH của đất nước Quản lý NN về KT - XH được tổ chức thành một hệ thống gồm nhiều cấp, mỗi cấp có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. NSNN là nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN nên cũng phải được tổ chức cho phù hợp với cơ cấu tổ chức của chủ thể sử dụng. Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý NSNN cũng cần chú ý tới quan hệ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, đảm bảo sự phói hợp nhịp nhàng của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực KT. Quán triệt nguyên tắc trên sẽ tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ vật chất của các cấp chính quyền quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp, đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý NSNN Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tạo cho NSĐP vị trí độc lập tương đối trong một hệ thống NSNN thống nhất Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của NN trong quản lý KT - XH của cả nước mà Hiến pháp đã quy định. XH càng phát triển thì vai trò của chính quyền TW càng quan trọng. Đồng thời, việc tạo cho ĐP có sự độc lập tương đối là rất cần thiết, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền ĐP trong thực hiện những nhiệm vụ mang tính XH rộng rãi, gắn trực tiếp với quyền lợi của nhân dân (giáo dục, y tế, cứu đói….). Nguyên tắc này được thể hiện: - Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý NSTW. - NSTW chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền KT và trong XH, đảm bảo tính công bằng giữa các ĐP. - Cần tránh sự can thiệp quá sâu của chính quyền cấp TW vào xây dựng và quyết định NS của ĐP, chính quyền ĐP phải là người có thực quyền quyết định phương án điều hành NS của cấp mình, chỉ chịu sự ràng buộc vào cấp trên ở những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng lớn để không ảnh hưởng mục tiêu chung. Phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp Chế độ phân cấp xác định rõ khoản NS nào do ĐP thu, chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại hoặc lạm thu giữa NSTW và NSĐP. Tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các ĐP trong bố trí kế hoạch phát triển KT-XH, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của ĐP và TW trong quản lý NSNN. Đảm bảo công bằng trong phân cấp NS Phân cấp NS phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, KT-XH giữa các vùng lãnh thổ. Các ĐP trong một quốc gia có đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển KT-XH không đồng đều, nếu một hệ thống NSNN được phân cấp đơn giản, áp dụng như nhau cho tất cả các ĐP rất có thể dẫn tới những bất công, tạo ra khoảng cách lớn về sự phát triển giữa các ĐP. Những vùng đô thị hoặc những vùng có tiềm năng, thế mạnh lớn ngày càng phát triển; ngược lại những vùng nông thôn, miền núi không có các tiềm năng, thế mạnh sẽ bị tụt hậu. Mặt khác, xảy ra trường hợp khoản thu phát sinh ở ĐP này nhưng lại tiến hành thu ở ĐP khác do các khoản gián thu nhiều khi không đồng nhất giữa thời gian và không gian kể từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc, ví dụ như thu thuế xuất nhập khẩu nộp tập trung tại cửa khẩu có hàng hoá thông qua; thuế tiêu thụ đặc biệt thu tại nơi tiêu thụ… Do đó đòi hỏi hệ thống NSNN phải đảm bảo điều hoà được sự phân phối dọc và phân phối ngang các nguồn thu giữa các cấp quản lý NSNN. Vai trò này thường được giao cho chức năng điều tiết thông qua NSTW với các hình thức như là bổ sung cân đối hoặc bổ sung có mục tiêu cho các ĐP. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Dựa trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc trên, thì phân cấp quản lý NS giữa chính quyền TW và chính quyền ĐP thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: Về thẩm quyền NS Là sự phân định quyền hạn, trách nhiệm của CP và chính quyền CQ trong các vấn đề chủ yếu của NS như: quyết định dự toán; phân bổ dự toán NS; phê chuẩn quyết toán NS: quyết định dự toán; phân bổ dự toán NS; phê chuẩn quyết toán NS; điều chỉnh dự toán NS; ban hành chế độ, tiêu chuẩn định mức về NS. Phân định nội dung cụ thể về từng nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách Là sự phân chia giữa NSTW và NSĐP cũng như giữa các cấp NSĐP về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nói cách khác, đó là sự xác định NSTW được thu những khoản gì và phải chi những khoản gì; NS tỉnh, NS huyện, NS xã được thu những khoản gì và phải chi những khoản gì. Quy định mối quan hệ giữa các cấp ngân sách Tức là quy định các nguyên tắc về chuyển giao NS giữa cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại. Đây là một vấn đề cốt tử trong quá trình phân cấp vì thông qua số lượng, quy mô và cơ cấu chuyển giao giữa các cấp NS, người ta có thể đánh giá mức độ độc lập và đi theo nó là quyền tự chủ của NS mỗi cấp trong hệ thống NSNN. Nguồn thu NSNN: Thu NSNN là số tiền mà NN huy động vào NSNN và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp. Phần lớn các khoản thu này đều mang tính chất cưỡng bức, gắn với quyền lực của NN. Theo phân loại thống kê của liên hiệp quốc, thu NSNN gồm hai loại: - Các khoản thu từ thuế, trong đó chia ra thuế trực thu và thuế gián thu. - Các khoản thu ngoài thuế như phí, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động KT của NN và các khoản chuyển giao vào NSNN khác. Nhiệm vụ chi NSNN: Chi NSNN là số tiền mà NN chi từ quỹ NS để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, thường được phân loại: - Chi thường xuyên: là những khoản chi hết sức cần thiết và không thể trì hoãn, phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng năm để duy trì sự tồn tại của bộ máy NN, vì vậy mà nó được ưu tiên hơn so với các khoản chi khác. - Chi đầu tư, phát triển: là những khoản chi để đầu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi nhọn, xây dựng cơ bản,… tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển. Cả NSTW và NSĐP đều có hai khoản chi trên, tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi của các khoản chi. Chi đầu tư phát triển của NSTW là những khoản chi có quy mô lớn, có tác dụng đối với toàn bộ nền KT quốc dân, các khoản chi này nhìn chung là khó xác định chủ đầu tư và các công trình phúc lợi công cộng. Còn các khoản chi của NSĐP chỉ đầu tư cho những công trình, mục tiêu được thực hiện trong phạm vi ĐP đó. Ngoài ra, có một số khoản chi thuộc đặc thù chức năng của NSTW thì NSTW đảm nhiệm: trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng, chi về ngoại giao… Có nhiều cách để xác định cơ cấu chi NSNN. Chẳng hạn, để thấy rõ hơn vai trò của NSNN đối với phát triển các ngành kinh tế đất nước, đặc biệt là các ngành mũi nhọn thì cơ cấu chi NSNN được phân theo ngành kinh tế quốc dân (ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ…). Nếu để đảm bảo cho QH có thể thấy rõ ngay nhuồn NS phân bổ cho mỗi cơ quan NN, chi NSNN được phân loại theo tổ chức của cơ quan NN (theo từng bộ, cơ quan NN TW, cơ quan NN ĐP…). Nếu để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của NN đối với việc lập dự toán, quyết định dự toán, thực hiện phân cấp và quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cho từng mục đích và từng đối tượng cụ thể, người ta phân loại theo mục đích sử dụng cuối cùng: chi lương, phụ cấp lương, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ…Nói chung, mỗi cách phân loại đều có mục đích và ý nghĩa riêng, chúng có nét chung là cho biết một cách toàn diện ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn của việc chi tiêu quốc gia vào phát triển kinh tế, thấy rõ mục đích KT-XH mà CP đang theo đuổi. Phân quyền về thành lập và sử dụng các quỹ tài chính Quy định về nguồn, cơ cấu cũng như cách thức sử dụng các quỹ như Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ hỗ trợ đầu tư, các quỹ công ích một cách có hiệu quả. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam Quá trình phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam Có thể nói, ngay từ khi thành lập NN đã hình thành nên hệ thống quản lý NS. Với sự ra đời của sắc lệnh số 73/SL-CTN ngày 18/9/1945 của Chủ tịch nước trao quyền quyết định mức thu thuế NN cho các Khu và cho phép chính quyền các Khu sử dụng nguồn thu thuế để đảm bảo chi cho bộ máy và đóng góp cho TW để nuôi quân đánh giặc. Tuy nhiên, điều kiện kháng chiến khốc liệt chưa cho phép chúng ta xây dựng hệ thống hoàn chỉnh, nên mãi tới năm 1967 mới có một chế độ phân cấp quản lý NS đầy đủ. Từ đó đến nay, có thể chia quá trình phân cấp quản lý NS Nhà nước Việt Nam thành 4 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: từ năm 1967 đến 1983 Trong giai đoạn này chủ yếu thu, chi tập trung vào NSTW, chính quyền ĐP chỉ có nhiệm vụ chi và chủ yếu mới phân cấp đến cấp tỉnh. Giai đoạn 2: từ năm 1983 đến 1989 Thực hiện phân cấp theo Nghị quyết 138/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ phân cấp quản lý NSĐP, theo đó chính quyền ĐP được phân cấp nhiều nguồn thu hơn và đã bắt đầu thưởng NS. Giai đoạn 3: từ năm 1989 đến 1996 Tiếp tục cải tiến phân cấp theo Nghị quyết 186/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, theo đó mở rộng hơn và xác định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp trong quản lý NSNN, một số khoản chi lớn bắt đầu được giao cho ĐP như: XDCB, sự nghiệp kinh tế và tương ứng với nó là có nhiều nguồn thu được để lại hơn. Tuy nhiên, cho đến giai đoạn này vẫn chưa xoá được nhiều nhược điểm lớn nhất là TW cân đối thay, tức là NSTW bù chênh lệch giữa thu và chi ĐP, dẫn đến hạn chế sự năng động, tích cực của chính quyền ĐP. Giai đoạn 4: từ 1996 đến nay Luật NSNN 1996 ra đời việc quy định hệ thống NSNN 4 cấp, trong đó mỗi cấp được xác định nguồn thu, nhiệm vụ chi rõ ràng; NS cấp trên hỗ trợ NSĐP trên cơ sở các tiêu chí về dân số, điều kiện địa lý, trình độ quản lý… ổn định NS từ 3 đến 5 năm, thực hiện thưởng NSĐP trên số thu vượt dự toán,… đã tạo điều kiện cho NSĐP trở thành một cấp NS độc lập tương đối, có tính tự chủ cao v.v.. Tuy nhiên, luật NSNN năm 1996 đã bộc lộ những hạn chế như trách nhiệm các cấp, các tổ chức cá nhân còn chưa được phân định rõ ràng, chồng chéo, một số nguồn thu, nhiệm vụ chi phân cấp còn chưa hợp lí, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy các cấp, các đơn vị cơ sở khai thác nội lực để phát triển KT-XH, đồng thời sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực tài chính. Vì thế tại kỳ họp thứ hai, QH Việt Nam khoá XI đã thông qua luật NSNN năm 2002 được thi hành từ năm NS 2004, cho thấy trong quan hệ phân cấp QLNS TW - ĐP có những kết quả to lớn thúc đẩy sự phát triển và hiệu quả sử dụng vốn NS, đồng thời vẫn tồn tại những bất cập cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước Việt Nam Hệ thống NSNN ở Việt Nam gồm 4 cấp: - NSTW - NS cấp tỉnh (thành phố) - NS cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) - NS cấp xã (xã, phường, thị trấn) Hình 1: Sơ đồ tổ chức quản lý NSNN từ TW đến ĐP  Quyền hạn, trách nhiệm của các cấp TW, địa phương trong quản lý NS Quốc hội Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính – ngân sách; Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cân đối thu, chi NSNN; Quyết định dự toán NSNN (thu, chi NSNN, mức bội chi NS và bù đắp thâm hụt) Quyết định phân bổ NSTW Phê chuẩn quyết toán NS, giám sát việc thực hiện NSNN, quyết định các dự án đầu tư quan trọng từ nguồn NSNN. Ủy ban thường vụ Quốc hội Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của QH giao về quyết định phương án phân bổ NSTW, giám sát việc thi hành pháp luật về NSNN. Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các ủy ban khác của Quốc hội Thẩm tra dự về lĩnh vực tài chính – ngân sách do QH, Uỷ ban thường vụ QH giao. Thẩm tra dự toán NSNN và giám sát việc thực hiện NSNN theo quy định Chính phủ Trình QH, Uỷ ban thường vụ QH các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về NSNN, ban hành các văn bản pháp quy về NSNN Lập và trình QH dự toán và phân bổ NSNN, dự toán điều chỉnh NSNN trong trường hợp cần thiết. Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho cơ quan ở TW. Thống nhất quản lý NSNN, tổ chức và điều hành việc thực hiện NSNN, quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN để làm căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý NSNN Bộ tài chính Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh về NSNN trình CP; ban hành các văn bản pháp quy về NSNN theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước CP thực hiện chức năng thống nhất quản lý NSNN. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan tổ chức lập và phân bổ NSNN. Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ NN Bộ kế hoạch và đầu tư Có nhiệm vụ trình CP dự án kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước và cân đối chủ yếu của nền KT quốc dân. Phối hợp với Bộ Tài chính lập NSNN và đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong nước và ngoài nước, xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi NSNN. Tạm ứng cho NSNN để xử lý thiếu hụt tạm thời theo quyết định của Thủ tướng CP. Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở TW. Xây dựng dự toán NS hàng năm của cơ quan mình; Kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực, ngành được giao, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài sản được giao. Hội đồng nhân dân các cấp Quyết định dự toán và phân bổ NSĐP; phê chuẩn quyết toán NSĐP; Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NSĐP; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định. Đối với HĐND cấp tỉnh được quyền quyết định thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4. bai lam tong hop.doc
  • doc1. trang bia.doc
  • doc2. MUC LUC.doc
  • doc3. Loi mo dau.doc
  • doc5. Ket luan.doc
  • doc6. danh muc tu viet tat.doc
  • doc7. DANH MUC BANG BIEU.doc
  • doc8. TAI LIEU THAM KHAO.doc
  • doc9. PHU LUC.doc
  • pptNhom 4-De tai 2.ppt
Luận văn liên quan