Kinh tế thế giới ngày nay phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, không có một quốc gia nào tách khỏi phần còn lại của thế giới. Hoạt động kinh doanh của công ty cũng chịu tác động của xu hướng toàn cầu này. Thế nhưng, để thâm nhập thị trường của một quốc gia khác, chúng ta phải tìm hiểu về kôi trường văn hóa của họ.
Văn hóa luôn gắn bó với tư tưởng, tâm linh của con người chi phối mọi hoạt động và hành vi sinh hoạt cũng như trong giao tiếp. mỗi người, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng và cần được tôn trọng. họ tự hào về nền văn hóa của họ và muốn đem nền văn hóa đó giao lưu với các nước bạn. vì vậy nắm được yếu tố này là chúng ta cầm được chiếc chìa khóa thành công trên tay và việc có thành công hay không là tùy thuộc vào người mở khóa. Trong kinh doanh quốc tế để thành công ta cần tìm hiểu văn hóa của các nước, thấy được những nét giống và khác nhau giữa các nến văn hóa, và biết cách thích nghi với chúng.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia phát triển, nền văn hóa có nhiều điểm tương đồng như về ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, thói quen và cách ứng xử, thẩm mỹ, văn hóa vât chất, giáo dục. Bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt nhau. Phân tích môi trường văn hóa ở hai quốc gia này sẽ cho ta biết được văn hóa ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế như thế nào để từ đó ta có thể thích nghi được trong quá trình hội nhập, cũng như thâm nhập vào thị trường hai quốc gia này chiếm lĩnh được thị phần ngày càng nhiều hơn. Hợp tác, đầu tư sẽ thành công nếu đôi bên hiểu đối phương cần gì và nghĩ gì, kịp thời nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Dựa vào đó suy xét, dự đoán, đáp úng nhu cầu của họ .
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 19759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế tại Nhật - Hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
Khoa Thöông Maïi – Du Lòch - Marketing
Ñeà Taøi: Phaân tích aûnh höôûng cuûa moâi tröôøng vaên hoùa ñeán hoaït ñoäng kinh doanh quoác teá taïi Haøn Quoác vaø Nhaät Baûn.
Giaùo vieân höôùng daãn: Ths. Quaùch Thò Böûu Chaâu
Danh saùch thaønh vieân: Lôùp Ngoaïi thöông 2_K32
Nguyeãn Thò Vy Dieäu
Nguyeãn Thò Hoàng Haïnh
Nguyeãn Quang Minh Thuûy
Nguyeãn Ngoïc Thaûo Trang
Tp. Hoà Chí Minh, thaùng 9 naêm 2008
NGÔN NGỮ:
Nhật Bản:
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản ở khắp thế giới. Nó là một ngôn ngữ chắp dính, nổi bật với hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch. Hệ thống kính ngữ trong tiếng Nhật khá phức tạp, thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong hội thoại.
Tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc phía Nam. Nó được viết trong sự phối hợp của 3 kiểu chữ : Hán tự (Kanji), chữ mềm Hiragana và chữ cứng Katakana. Chữ Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn từ Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Chữ Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài. Từ vựng tiếng Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi những từ mượn từ các ngôn ngữ khác. Một số lượng khổng lồ các từ vựng mượn từ tiếng Hán, bên cạnh đó là các từ mượn từ tiếng Anh, Pháp, Hà Lan,… Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế đã góp phần khiến người Nhật rất coi trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy, để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.
Người Nhật rất coi trọng cách chào hỏi, xưng hô, tạo nên từ các hệ thống thứ bậc, đặc biệt là trong công ty. Chức vụ và vị trí của những người trong ban quản lý của người Nhật quan trọng nên người ta thường gọi chức vụ, vị trí thay cho tên họ của người ấy. Chẳng hạn như, trong công ty người Nhật, ông giám đốc có họ tên theo thứ tự là họ trước tên sau Tanaka(họ) Yasunori(tên) thì mọi người sẽ không trực tiếp gọi họ tên của ông ta mà gọi là Giám đốc hoặc là Giám đốc Tanaka.
Trên danh thiếp của người Nhật bao giờ cũng ghi đầy đủ và cụ thể tên họ, chức danh, công việc đảm nhiệm, tên công ty. Nếu ta làm ăn với người Nhật, nên chú trọng trong việc in ấn danh thiếp. Không nên để lỗi chính tả in sai lên danh thiếp, như thế sẽ gây sự mất uy tín trong làm ăn. Bên cạnh đó, người Nhật vẫn thích hơn là nhận một danh thiếp được viết bằng tiếng Nhật, hơn là những danh thiếp được viết bằng tiếng Anh hay bất kỳ tiếng khác. Nếu đối tác kinh doanh lại có thể nói được tiếng Nhật thì người Nhật sẽ rất thích vì bạn đã thể hiện rằng mình rất quan tâm đến nền văn hóa của đất nước họ. Tất cả những điều trên sẽ làm cho công việc hợp tác kinh doanh trở nên trôi chảy, tiến triển tốt đẹp và mau chóng thành công.
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Triều Tiên. Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào hệ ngôn ngữ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ biệt lập. Kể từ bậc tiểu học , người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.
Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul – chữ viết chính của người Triều Tiên – sử dụng 1 bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp như chữ Hán. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ.
Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Triều Tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Triều Tiên có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.
Trong kinh doanh, người Hàn Quốc đánh giá cao những nỗ lực của đối tác nước ngoài khi cố gắng bày tỏ sự cảm ơn hoặc lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc. Bên cạnh đó, khi giao dịch, nếu danh thiếp của bạn sử dụng tiếng Hàn Quốc thì không cần thiết phải dịch tên hoặc chức vụ của bạn ra tiếng Hàn, bởi đôi khi bạn sẽ bị nhầm khi dịch chức vụ của mình bằng ngôn ngữ này. Đặc biệt, tại Hàn Quốc, bạn không nên sử dụng danh thiếp kinh doanh bằng tiếng Nhật.
Khi đàm phán kinh doanh với người Hàn Quốc, nên tránh dùng từ lóng hoặc đặc ngữ, hãy nhớ rằng mục đích của bạn là để mọi người hiểu cặn kẽ những điều bạn nói. Hãy nói với tốc độ vừa phải, nếu không thể nói tiếng Hàn thì nên dùng tiếng Anh, nhưng phải dùng đúng ngữ pháp và không nên nói một cách rời rạc. Trong những buổi họp, nếu có thể, hãy cung cấp những bản copy bài phát biểu của bạn cho thính giả. Trong quá trình phát biểu, hãy chú ý nhắc lại và nhấn mạnh những điểm quan trọng của vấn đề. Nếu trong trường hợp cần thiết, bạn sẽ cần đến một phiên dịch chuyên nghiệp.
SO SÁNH:
Tiếng Nhật và tiếng Hàn cùng thuộc hệ ngôn ngữ Altai nhưng độ phức tạp của chúng khác nhau. Tiếng Nhật phức tạp và khó hơn tiếng Hàn nhiều. Vì vậy khi học tiếng Nhật để giao tiếp với người Nhật nên chú ý cấu trúc ngữ pháp ngược và cách dùng từ. Tuy nhiên, cả 2 thứ tiếng này cũng có một số nét tương đồng. Chúng đều bị ảnh hưởng của tiếng Hán xuất phát từ Trung Quốc, nên có một số từ phát âm giống nhau. Bên cạnh đó, cả 2 thứ tiếng đều sử dụng nhiều kính ngữ khi nói chuyện chào hỏi giữa những người ở khác cấp bậc với nhau, vì người Nhật và người Hàn đều rất coi trọng thứ bậc, đặc biệt là trong công ty. Do đó, khi gặp gỡ, chào hỏi và xưng hô, chúng ta phải chú ý với cách dùng từ , vì nếu không ta sẽ bị coi là thất lễ và sẽ gây một ác cảm không tốt từ đối tác.
Trong kinh doanh, cả người Nhật và người Hàn đều thích và thoải mái hơn nếu đối tác làm ăn của họ có thể nói được ngôn ngữ bản địa hay ít nhất cũng biết một vài câu chào hỏi thông thường bằng tiếng của đất nước họ. Thế nhưng ta không nên dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người Hàn, nếu ta không phải là người Nhật vì người Hàn không thích điều này. Nếu không biết tiếng Hàn, bạn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp.
Nhà kinh doanh người Nhật và người Hàn đều rất chú trọng danh thiếp trong kinh doanh. Trên danh thiếp ta nên ghi đầy đủ họ tên, chức vụ, tên công ty, công việc đang đảm nhiệm. Đặc biệt không nên để lỗi chính tả in sai trên danh thiếp. Điều này sẽ biểu hiện sự thiếu tôn trọng và cẩu thả trong công việc, gây ảnh hưởng xấu đến việc làm ăn trong kinh doanh. Người Nhật sẽ rất thích nếu nhận một danh thiếp được in bằng tiếng Nhật hơn là bằng tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào khác. Trái lại, bạn không nên dịch tên hay chức vụ của mình ra tiếng Hàn khi in trên danh thiếp, vì đôi khi bạn sẽ gây sự hiểu lầm với đối tác, vì trong tiếng Hàn có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa.
Trên bao bì sản phẩm, nếu sản phẩm đó chỉ được tiêu thụ trong nước Nhật, những nhà sản xuất Nhật thường in chữ dọc từ trên xuống dưới, viết từ phải sang trái; còn nếu đó là sản phẩm sẽ xuất khẩu sang nước khác, chữ sẽ được in theo hàng ngang từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, và sau 1 đoạn tiếng Nhật sẽ có 1 đoạn tiếng Anh giải nghĩa đoạn trên. Còn ở Hàn Quốc, chữ được in theo hàng ngang như ở phần lớn các nước khác trên thế giới.
TÔN GIÁO
Nhật Bản:
Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Các tôn giáo lớn của Nhật Bản là Thần đạo(Shinto), Phật giáo , cơ đốc giáo (bao gồm tin lành và thiên chúa) và đạo Hồi . Ngoài ra người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng hương hồn tổ tiên theo lễ nghi của đạo thần. Bên cạnh đó, Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.
Nét đặc biệt ở tôn giáo Nhật là có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theo nghi lễ của đạo phật.
Thần Đạo, tôn giáo cổ xưa nhất của Nhật Bản, có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Thần Đạo quan niệm là thần linh hiện hữu trong vạn vật. Quan niệm này đã giúp cho người Nhật có một cuộc sống gắn bó và hoà đồng với thiên nhiên.
Nếu người Nhật cho rằng Thần Đạo chăm lo cuộc sống hiện tại của họ thì Phật giáo lại lo cho cuộc sống của họ sau khi chết. Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm giàu nền nghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản. Thêm vào đó, Nho giáo cũng tạo ra một xã hội Nhật Bản có đẳng cấp trên dưới.
Bên cạnh đó còn phải kể đến Cơ đốc giáo.Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tạo nên một nước Nhật Bản cường thịnh như hiện nay.
Tôn giáo tuy không tác động thường xuyên nhưng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh quốc tế,là những nhân tố không thể thiếu trong tiếp thị hiện đại và cũng như trong các chiến lược của nhà quản trị, chẳng hạn như: các hoạt động bán lẻ sẽ đạt doanh số cao nhất trong các ngày lễ.Trong một năm ở Nhật Bản thường có rất nhiều ngày lễ được tổ chức như:
Hatsumode ,lễ cầu nguyện may mắn vào đầu năm mới.
Kodomo no hi - Lễ hội trẻ con, vào 5 tháng 5 âm lịch, ngày hội của tất cả những đứa trẻ trai, để cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của các em, người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
Hội Hina ( Lễ hội của bé gái hay còn gọi là ngày hội búp bê): Hội này được tổ chức vào mùng 3 tháng 3. Trong ngày này, các gia đình có con gái bày một bộ búp bê(Hinaningyo) tượng trưng cho cung đình xưa và uống một thứ sake trắng ngọt đăc biệt để mừng ngày hội và cầu chúc. Tại các trường học, các bé gái được tập làm những con búp bê Hina bằng giấy.
Ngày 7/7 hằng năm có lễ hội Tanabata - Lễ hội ngắm sao hay lễ hội vợ chồng chàng Ngâu. Trẻ em Nhật tin rằng những điều ước của mình sẽ trở thành hiện thực nếu viết những lời ước trên những tờ giấy sặc sỡ “tanzaku” và treo lên những cành tre trong dịp này.
Ngoài ra Nhật Bản còn có lễ hội gọi là Tuần lễ vàng, vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, đây là tuần lễ có ngày sinh nhật của mấy triều Nhật hoàng, là ngày Hiến pháp Nhật Bản được ban hành... là tuần lễ cầu cho quốc thái dân an...và nhiều lễ hội đặc sắc khác .
Thông qua các lễ hội này, người Nhật đều thể hiện rõ một tín ngưỡng tôn giáo, một văn hoá tâm linh hướng về Chân, Thiện, Mỹ để cầu mong những điều tốt lành, đẹp đẽ và chống lại những sự rủi ro, xấu xa. Có thể nói đây là những sự kiện quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp thực phẩm mà ta có thể dựa vào đó để đề ra chiến lược cho từng thời kì nhất định.
Tóm lại, tôn giáo Nhật Bản là sự uyển chuyển linh hoạt. Tất cả đã được Nhật Bản hoá để cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của Nhật Bản.
Hàn Quốc
Khác biệt với Nhật Bản , chỉ có khoảng 51% dân số Hàn Quốc có tín ngưỡng tôn giáo. Trong số này 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo (trong đó có 38% theo Tin lành và 10% theo Công giáo), 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác .
Ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo trên xã hội Hàn Quốc
Kinh tế:
Kinh tế là một lĩnh vực khác mà tinh thần Cơ Đốc được xem là một trong những nhân tố giúp tạo ra những chuyển biến có tính đột phá. Các tín hữu Cơ Đốc, với xác tín mạnh mẽ vào các giá trị Cơ Đốc, đã đóng góp tích cực vào phép mầu phát triển kinh tế của đất nước này. Họ xem đức tin là nhân tố quan trọng tạo ra sự tăng trưởng và tiến bộ của xã hội Hàn Quốc trong các lĩnh vực khác nhau trong ba thập niên qua, họ cũng tin rằng sự thành công và thịnh vượng và chỉ dấu của phước hạnh đến từ Thiên Chúa.
Quan hệ xã hội
Có lẽ không nơi nào mà các giá trị Cơ Đốc lại có ảnh hưởng mang tính cách mạng như trong lãnh vực quan hệ xã hội. Theo truyền thống, xã hội Hàn Quốc rất mực tuân giữ tôn ti trật tự đặt nền tảng trên những nguyên tắc Khổng học dưới quyền cai trị của một hoàng đế được xem là thiên tử. Không có một quyền xã hội nào được dành cho phụ nữ; trẻ con phải tuyệt đối tuân phục cha mẹ, và cá nhân không có quyền gì ngoài những quyền được xã hội ban cho. Cấu trúc này bị thách thức triệt để bởi sự dạy dỗ của Cơ Đốc giáo cho rằng mọi người được tạo dựng theo "Hình ảnh của Thiên Chúa" và mỗi cá nhân đều có giá trị tự thân. Sự truyền bá các giá trị Cơ Đốc đã góp phần vào công cuộc giải phóng phụ nữ, cho phép các goá phụ tái hôn (điều này vẫn bị cấm đoán trong các xã hội Đông Á), nghiêm cấm đa thê và quan hệ ngoài hôn nhân, cấm đoán hành vi bạo hành cũng như ruồng bỏ vợ. Cha mẹ có niềm tin Cơ Đốc học biết xem con cái là sự ban cho của Thiên Chúa và họ có bổn phận phải dạy dỗ con cái của mình. Tục tảo hôn và tệ hắt hủi con gái cũng bị cấm.
Ảnh hưởng của đạo Khổng
Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế.
Theo truyền thống, người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình được coi là người nắm giữ quyền hành tối cao.Sự tôn kính người lớn tuổi là một truyền thống lâu đời ở Hàn Quốc.
Ảnh hưởng của Nho giáo
Bên cạnh đó, đạo hiếu được xem là điều thiêng liêng nhất trong số những giá trị đạo đức của Nho giáo. Bởi thế trên khắp đất nước Hàn Quốc có nhiều tượng đài tưởng niệm những người trung thành, con trai hiếu thảo và phụ nữ thuỷ chung. Tuy nhiên, đạo hiếu của một người không chỉ liên quan đến mối quan hệ của người đó với cha mẹ mình mà còn liên quan đến cách cư xử đối với người khác và cách cư xử trong xã hội. Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, điều này cũng đồng nghĩa việc họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên ; có trách nhiệm với gia đình, trung thành với bạn bè, khiêm tốn, thật thà và có tác phong nhã nhặn lịch sự. Khía cạnh quan trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc chính là sự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội cũng như công việc.
Một điểm nữa là tư tưỏng Nho giáo mới đặc biệt coi trọng giáo dục,các mối quan hệ cá nhân và quan hệ gia đình .Nó cũng nhấn mạnh đến tự trau dồi,tự hoàn thiện ,tự rèn luyện về tinh thần và tâm lý. Điều này giải thích tại sao giáo dục trở thành một trong những vấn đề kinh tế -xã hội quan trọng nhất ở Hàn Quốc .Một điều thường thấy ở Hàn Quốc là cha mẹ sẵn sàng hy sinh cuộc sống riêng cuả mình cho việc học hành của con cái. Điều này cũng giải thích tại sao cả nhân dân và chính phủ Hàn Quốc đều sẵn sàng sử dụng nguồn tài chính lớn để phát triển nguồn nhân lực .
Thêm nữa là ,tư tưởng Nho giáo mới đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của gia đình.Gia đình là đơn vị cơ bản trong chi tiêu,phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc.Một đặc tính của chế độ gia đình Hàn Quốc, đặc biệt là chế độ gia đình truyền thống mở rộng,là những nhu cầu của gia đình luôn được ưu tiên hơn những nhu cầu của cá nhân. Lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia tộc .
Người Hàn chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo với tham vọng làm quan và định hướng địa vị cao, thế nên trong văn hoá của Hàn Quốc luôn có tính cạnh tranh cao . Đây là một đặc điểm văn hoá rất quan trọng, giúp cho Hàn Quốc mau chóng trở thành một quốc gia đô thị và công nghiệp. Tuy nhiên, dẫu sao thì trước thời kỳ công nghiệp hóa và đô thị hoá, trong xã hội Hàn Quốc sự cạnh tranh hãy còn chưa mạnh, phổ biến vẫn là sự hoà thuận và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng từ sau khi bước vào công nghiệp hóa và đô thị hoá, người Hàn đã dần dần thay đổi, xuất hiện sự so sánh và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau . Ở Hàn Quốc, cuộc cạnh tranh chạy theo điểm số thành tích và bằng danh dự, công việc và sự thăng tiến, nền tảng kinh doanh và thế lực chính trị, v.v. trở thành cuộc cạnh tranh suốt đời và là một chủ đề nổi bật ở các đô thị hiện đại Hàn Quốc. Phần thưởng cho sự cạnh tranh là kinh tế tốt, nhà ở tốt, nghề nghiệp tốt, hôn nhân tốt. Thái độ cạnh tranh phổ biến đó đã mang đến những thay đổi giật mình trong tính cách bên ngoài của người Hàn. Họ trở thành nổi tiếng như một trong những dân tộc có tinh thần làm việc chăm chỉ và hiệu quả nhất trên thế giới .
GIÁ TRỊ THÁI ĐỘ:
Những điểm tương đồng:
(Tôn trọng thứ bậc và địa vị:
Sự phân thứ bậc mang tính "đẳng cấp": Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rất sớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo như là một đẳng cấp hàng đầu: Võ sĩ - Trí thức - Công Nông - Thương nhân, đã làm nên một xã hội đẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng đề cao Lễ - Tín - Nghĩa - Trí - Nhân. Cho đến nay tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện: - Tôn ti trật tự " Công ty mẹ và con ". Hội sở và chi nhánh - Quan hệ cấp trên cấp dưới " Lớp trước và lớp sau" Khách hàng và người bán hàng. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường. Người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác.
Xã hội Hàn Quốc cũng xem trọng tôn ti trật tự không kém, đặc biệt với người lớn tuổi trong gia đình cũng như chức vụ trong công ty hay những bậc tiền bối cũng phải sử dụng kính ngữ và xưng hô kèm theo chức danh cũng như cuối chào cấp trên. Quan hệ trong công ty là quan hệ trên dưới, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, hậu bối phải nghe theo tiền bối, dân chủ vẫn được phát huy như trên đã đề cập nhưng không có nghĩa là cào bằng
Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc giao tiếp kinh doanh, biết được người đối tác ở vị trí cao hay thấp để cư xử cho đúng chuẩn mực là điều cần chú ý, cũng như vấn đề huấn luyện đội ngũ bán hàng.
( Đánh giá cao lòng trung thành:
Những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được người Nhật đánh giá như một phẩm chất cao quý. ở Hàn Quốc thì không có chế độ làm việc suốt đời như ở Nhật nhưng để tăng cường nội lực, nội sinh cho công ty một bí quyết là giáo dục cho nhân viên lòng trung thành tuyệt đối với công ty. Vì vậy mà luôn cố gắng để tạo được niềm tin cho nhân viên đối với doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật và Hàn đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ, được sự quan tâm của lãnh đạo. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao; nó có ảnh hưởng đến quá trình quản trị doanh nghiệp ở hai nước này cũng như độ lâu bền trong việc thiết lập mối quan hệ với họ.
(Tinh thần tập thể:
Một cố