Phân tích ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo và vị trí điểm bán đến tiêu thụ hàng hóa của công ty Viễn thông Quân đội (Vietteltelecom) - (Nhóm 03) Sinh v

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN!1 I. LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.5 1.1. Định nghĩa5 1.2. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình bao gồm nhiều hoạt động5 1.3. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp6 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa trong DNTMDV6 Giá cả hàng hóa6 Chất lượng hàng hóa và bao gói6 Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh6 Dịch vụ trong và sau bán hàng6 Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp6 Vị trí điểm bán6 Quảng cáo7 Hoạt động của những người bán hàng và đại lí10 Các nhân tố khác10 II. THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL (VIETTELTELECOM).10 2.1. Khai quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Viettel.10 Lịch sử phát triển11 Triết lý kinh doanh12 Quan điểm phát triển12 Hoạt động xã hội13 2.2. Quảng cáo và điểm bán đã ảnh hưởng đến tiệu thụ hàng hoá của công ty viễn thông Viettel.13 Quảng cáo và khuyến mại.14 Chiến dịch PR của Viettel14 • Kết quả của chiến dịch PR, Quảng cáo và khuyến mại.16 Điểm bán:16 Viettel đã đưa ra chính sách đối với điểm bán:17 Chính sách hỗ trợ về biển hiệu17 Hệ thống điềm bán.18 +) Những hạn chế19 III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CÒN HẠN CHẾ VÀ THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM.20 3.1. Kiểm soát vấn đề xuất hàng cho những đại lý, địa điểm bán sản phẩm, chống xuất hàng tràn lan…20 3.2. Quảng cáo hiệu quả, chính xác, thiết thực với sản phẩn của công ty…20 3.3. Xây dựng bộ máy tổ chức như một cơ thể khỏe mạnh:20 3.4. Cách tốt nhất để ổn định dài lâu là thường xuyên thay đổi:20 3.5. Thay đổi trước khi buộc phải thay đổi:20 3.6. IT là lõi:.21 3.7. Dùng văn hóa để lấp các lỗ hổng hệ thống:21 3.8. Khó khăn để duy trì đoàn kết:21 3.9. Học nghề là việc của cá nhân, dùng người là việc của công ty:21 IV. KẾT LUẬN22 I. LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. 1.1. Định nghĩa Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng ,chủ yếu của doanh nghiệp thương mại. Là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó mà hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp ,chu chuyển tiền tệ trong xã hội.thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động 1.2. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình bao gồm nhiều hoạt động Nghiên cứu thị trường nghiên cứu người tiêu dùng: Muốn tiêu thụ được hàng hóa ta phải biết thi trường cần gì? Hướng tới đối tượng khách hàng nào? Và kinh doanh như thế nào? Lựa chọn và xác lập kênh phân phối: Đây là hành vi đặc biệt quan trọng cuả doanh nghiệp nó quyết định phần thị trường mà doanh nghiệp đó có được Các chính sách và hình thức bán hàng: Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn đó là chính sách khuyến mãi hậu mãi ra sao?. Các hình thức quảng cáo Hoạt động bán hàng và nghiên cứu người bán hàng 1.3. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thực hiện trong thời gian nhất định Trong đó: M là doanh thu bán hàng Pi là giá bán 1 đơn vị hhóa loại I Qi là số lượng bán ra của hhóa loại i 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa trong DNTMDV Giá cả hàng hóa Chất lượng hàng hóa và bao gói Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh Dịch vụ trong và sau bán hàng Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp Vị trí điểm bán Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn sẽ mua một công ty bán lẻ. Địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này liệu có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do có những thay đổi ở khu vực lân cận hay không? Trong kinh doanh cũng như trong quân sự, những yếu tố cơ bản để đảm bảo sự thành công là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nếu làm đúng thời cơ biết lựa chọn đúng đắn thời điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh tốt là cái đảm bảo vững chắc của sự đứng vững của doanh nghiệp. Không ít nhà kinh doanh cho rằng lựa chọn điểm kinh doanh tốt là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của bán hàng ‘‘nhà rộng không bằng đông khách’’ luôn là tâm niệm của các nhà kinh doanh. Khi tìm địa điểm kinh doanh mỗi vị trí đều có sự thích hợp với kinh doanh nhất định. Thông thường các trung tâm thành phố nên đặt các trung tâm thương mại, khu thương mại ven đô do giá thuê rẻ hơn, thuận tiện đi lại thích hợp dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn khách vãng lai. Những dãy phố thương mại thường kinh doanh mặt hàng cùng loại, những khu vực đông dân cư trên đường giao thông là những nơi có thể đặt địa điểm kinh doanh vì người dân có thói quen mua hàng gần chỗ ở hặc nơi làm việc tiện đi lại để giảm bớt chi phí tiển bạc và thời gian mua sắm Vị trí điểm bán là tài sản vô hình của donh nghiệp tuy nhiên việc lựa chọn điểm bán tốt sẽ đem lại kết quả cao cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. .......

doc20 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3974 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo và vị trí điểm bán đến tiêu thụ hàng hóa của công ty Viễn thông Quân đội (Vietteltelecom) - (Nhóm 03) Sinh v, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN! Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của của cô giáo Đinh Thị Hương Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy hiệu trưởng trường Thương Mại. Xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện giúp chúng em thực hiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này./. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN! 1 I. LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. 5 1.1. Định nghĩa 5 1.2. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình bao gồm nhiều hoạt động 5 1.3. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp 6 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa trong DNTMDV 6  Giá cả hàng hóa 6  Chất lượng hàng hóa và bao gói 6  Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh 6  Dịch vụ trong và sau bán hàng 6  Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp 6  Vị trí điểm bán 6  Quảng cáo 7  Hoạt động của những người bán hàng và đại lí 10  Các nhân tố khác 10 II. THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL (VIETTELTELECOM). 10 2.1. Khai quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Viettel. 10  Lịch sử phát triển 11  Triết lý kinh doanh 12  Quan điểm phát triển 12  Hoạt động xã hội 13 2.2. Quảng cáo và điểm bán đã ảnh hưởng đến tiệu thụ hàng hoá của công ty viễn thông Viettel. 13  Quảng cáo và khuyến mại. 14  Chiến dịch PR của Viettel 14  Kết quả của chiến dịch PR, Quảng cáo và khuyến mại. 16  Điểm bán: 16 Viettel đã đưa ra chính sách đối với điểm bán: 17 Chính sách hỗ trợ về biển hiệu 17  Hệ thống điềm bán. 18 +) Những hạn chế 19 III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CÒN HẠN CHẾ VÀ THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 20 3.1. Kiểm soát vấn đề xuất hàng cho những đại lý, địa điểm bán sản phẩm, chống xuất hàng tràn lan… 20 3.2. Quảng cáo hiệu quả, chính xác, thiết thực với sản phẩn của công ty… 20 3.3. Xây dựng bộ máy tổ chức như một cơ thể khỏe mạnh: 20 3.4. Cách tốt nhất để ổn định dài lâu là thường xuyên thay đổi: 20 3.5. Thay đổi trước khi buộc phải thay đổi: 20 3.6. IT là lõi:. 21 3.7. Dùng văn hóa để lấp các lỗ hổng hệ thống: 21 3.8. Khó khăn để duy trì đoàn kết: 21 3.9. Học nghề là việc của cá nhân, dùng người là việc của công ty: 21 IV. KẾT LUẬN 22 I. LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. 1.1. Định nghĩa Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng ,chủ yếu của doanh nghiệp thương mại. Là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó mà hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp ,chu chuyển tiền tệ trong xã hội.thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động 1.2. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình bao gồm nhiều hoạt động Nghiên cứu thị trường nghiên cứu người tiêu dùng: Muốn tiêu thụ được hàng hóa ta phải biết thi trường cần gì? Hướng tới đối tượng khách hàng nào? Và kinh doanh như thế nào? Lựa chọn và xác lập kênh phân phối: Đây là hành vi đặc biệt quan trọng cuả doanh nghiệp nó quyết định phần thị trường mà doanh nghiệp đó có được Các chính sách và hình thức bán hàng: Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn đó là chính sách khuyến mãi hậu mãi ra sao?.... Các hình thức quảng cáo Hoạt động bán hàng và nghiên cứu người bán hàng 1.3. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thực hiện trong thời gian nhất định Trong đó: M là doanh thu bán hàng Pi là giá bán 1 đơn vị hhóa loại I Qi là số lượng bán ra của hhóa loại i 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng hóa trong DNTMDV Giá cả hàng hóa Chất lượng hàng hóa và bao gói Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh Dịch vụ trong và sau bán hàng Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp Vị trí điểm bán Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn sẽ mua một công ty bán lẻ. Địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này liệu có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do có những thay đổi ở khu vực lân cận hay không? Trong kinh doanh cũng như trong quân sự, những yếu tố cơ bản để đảm bảo sự thành công là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nếu làm đúng thời cơ biết lựa chọn đúng đắn thời điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh tốt là cái đảm bảo vững chắc của sự đứng vững của doanh nghiệp. Không ít nhà kinh doanh cho rằng lựa chọn điểm kinh doanh tốt là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của bán hàng  ‘‘nhà rộng không bằng đông khách’’ luôn là tâm niệm của các nhà kinh doanh. Khi tìm địa điểm kinh doanh mỗi vị trí đều có sự thích hợp với kinh doanh nhất định. Thông thường các trung tâm thành phố nên đặt các trung tâm thương mại, khu thương mại ven đô do giá thuê rẻ hơn, thuận tiện đi lại thích hợp dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn khách vãng lai. Những dãy phố thương mại thường kinh doanh mặt hàng cùng loại, những khu vực đông dân cư trên đường giao thông là những nơi có thể đặt địa điểm kinh doanh vì người dân có thói quen mua hàng gần chỗ ở hặc nơi làm việc tiện đi lại để giảm bớt chi phí tiển bạc và thời gian mua sắm Vị trí điểm bán là tài sản vô hình của donh nghiệp tuy nhiên việc lựa chọn điểm bán tốt sẽ đem lại kết quả cao cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Quảng cáo Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị. Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu của Công ty. Công tác quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Đó là một nghệ thuật: Nghệ thuật quảng cáo. Chi phí cho quảng cáo rất lớn. Ví dụ ở Hoa Kỳ chi phí cho quảng cáo năm 1991 là 126,4 tỷ đô la, trong đó: Báo chí chiếm 24,1% (30,4 tỷ đô la), truyền hình chiếm 21,7% (27,4 tỷ đô la) Quảng cáo là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh. Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm của Công ty, tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng, Quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắc A.I.D.A đây là 4 chữ đầu của các từ. A - Attention (tạo ra sự chú ý) I - Interest (làm cho thích thú) D - Desire (Gây nên sự ham muốn) A - Action (Dẫn đến hành động mua hàng) Những quyết định chủ yếu trong hoạt động quảng cáo bao gồm +) Quyết định về mục tiêu quảng cáo Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ: mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu này nâng cao uy tín của Công ty, của sản phẩm…Các mục tiêu quảng cáo thường được phân loại thành mục tiêuđể thông tin mục tiêu để thuyết phục hay mục tiêu để nhắc nhở. - Quảng cáo thông tin hình thành mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu. Nó có thể giới thiệu cho thị trường bết về một sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của một sản phẩm hoặc sự thay đổi về giá cả. - Quảng cáo thuyết phục cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng mua ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể dùng thể loại so sánh. Ví dụ: hãng Toyota đã so sánh loại xe Lexus của họ với loại xe Mercedes của Đức cả về giá cả lẫn chất lượng (động cơ chạy êm như thế nào). Quảng cáo so sánh cũng được sử dụng nhiều đối với các loại thuốc khử mùi hôi, kem đánh răng, rượu và các loại thuốc giảm đau. - Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành (bão hòa) của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó ở đâu v.v… +) Quyết định về ngân sách quảng cáo Sau khi xác định các mục tiêu quảng cáo rồi, doanh nghiệp có thể quyết định ngân sách quảng cáo cho mỗi sản phẩm nhằm hòan thành mục tiêu bán hàng. Có 4 phương pháp để xác định ngân sách: - Phương pháp tùy khả năng: Nhiều Công ty xác định ngân sách quảng cáo có tùy theo khả năng Công ty có thể chi được. Phương pháp này bỏ qua ảnh hưởng của quảng cáo đối với khối lượng tieu thụ, nó dẫn đến ngân sách quảng cáo hàng năm hông ổn định. - Phương pháp tính theo phần trăm của doanh số, ví dụ, 5% hay 10% của doanh số năm tới. Ưu tiên của phương pháp này là chi phí quảng cáo gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh (với doanh số, lợi nhuận…) và đảm bảo sự ổn định cạnh tranh. - Phương pháp cân bằng cạnh tranh. Một số Công ty xác định ngân sách quảng cáo của họ ngang bằng với mức chi của các hãng cạnh tranh cùng cỡ. Tuy nhiên, do uy tín, tài lực, cơ may và mục tiêu của từng Công ty khác nhau rất xa nên chắc chắn kết quả chiêu thị sẽ khác nhau. - Phương pháp mục tiêu và công việc. Phương pháp này đòi hỏi nhà marketing lập ngân sách bằng cách: - Xác định mục tiêu của doanh nghiệp - Xác định những công việc, chương trình cần thực hiện để đạt mục tiêu (quảng cáo trên báo, radio, TV như thế nào…) - Ước tính chi phí để hòan thành công việc tổng số chi phí này chính là ngân sách quảng cáo đề nghị cho năm tới. +) Quyết định về lời rao quảng cáo. Quyết định về lời rao quảng cáo thường gồm 3 bước: tạo ra lời rao, đánh giá và tuyển chọn lời rao, thực hiện lời rao. Việc tạo lời rao đòi hỏi giải quyết 3 vấn đề: Nói cái gì (nội dung lời rao), nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc lời rao) và nói thế nào cho có hiệu quả (hình thức thực hiện lời rao) Về nội dung lời rao Cần thiết kế, phác họa những sự gợi dẫn để có được những đáp ứng mong muốn. Có 3 loại gợi dẫn: + Gợi dẫn sự hợp lý: Sản phẩm đem lại những ích dụng theo yêu cầu (bền, tiết kiệm, có giá trị… Ví dụ: “ổn áp Lioa chất lượng ngoại, giá nội”, “Giá mà mọi thứ đều bền như Electrolux”. + Những gợi dẫn tạo xúc cảm. Những gợi dẫn tạo xúc cảm kích thích những tình cảm tích cực để đưa đến việc mua. Ví dụ: sợ sâu răng dẫn đến việc đánh răng thường xuyên. + Những gợi dẫn đạo đức. Những gợi dẫn đạo đức hướng đến cái thiện nơi khách hàng. Ví dụ: có ý thức bảo vệ môi trường, mua vé ủng hộ lũ lụt. Về cấu trúc lời rao Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc khá nhiều vào cấu trúc của lời rao. Thứ nhất, có nên đưa ra kết luận rõ ràng hay để khách hàng tự kết luận lấy. Đưa ra kết luận thường hiệu quả hơn. Thứ hai, trình bày luận chứng theo kiểu đơn tuyến hay song tuyến? Thường đơn tuyến hiệu quả hơn. Thứ ba, nên đưa luận chứng đanh thép nhất vào đầu hay cuối điệp truyền. Hình thức lời rao. Cần triển khai một hình thức sinh động cho lời rao. Trong quảng cáo in ấn, nhà marketing phải quyết định tiêu đề, lời lẽ, minh họa và màu sắc. Để thu hút sự chú ý có thể sử dụng những cách như tính độc đáo và tương phản hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức hấp dẫn, kích cỡ và vị trí của lời rao hợp lý. Lời rao cần phải đáng tin cậy, được ưa thích, tạo nên sự tin tưởng hòan tòan nơi khách hàng. Thực hiện lời rao nên như thế nào? Kết quả của lời rao quảng cáo không những chủ tùy thuộc vào những gì được nói mà còn tùy thuộc vào cách thức dược nói như thế nào? Cần có một văn phòng một ngữ điệu và một sự trình bày hợp lý để thực hiện lời rao. Nếu lời rao được truyền trên ti vi người trình bày phải chú y sự biểu lộ của nét mặt, cử chỉ, trang phục tư thế và kiểu tóc. Có thể dựng lên một khung cảnh, một kiểu dáng hay một hình ảnh mang tính nghệ thuật với sắc đẹp, tình yêu, thiên nhiên, sự trong sáng…. +) Quyết định về phương tiện quảng cáo. Tùy theo khách hàng mục tiêu và loại sản phẩm kinh doanh mà Ciông ty có thể chọn phương tiện quảng cáo cho phù hợp. các loại phương tiện quảng cáo thường được sử dụng: báo chí, Radio, Tivi, phim ảnh quảng cáo, Quảng cáo bằng thư gửi qua bưu điện, Quảng cáo bằng Pano, ap phichvv... +) Đánh giá hiệu quả của quảng cáo Để đánh giá hiệu quả của quảng cáo cần phân tích xem mục tiêu của quảng cáo có đạt được không? Đích cuối cùng của quảng cáo là làm cho việc bán hàng được nhiều hơn nhằm tăng doanh số và lợi nhuận. Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào hai yếu tố: Hiệu quả của tin tức của lời rao quảng cáo. Và hiệu quả của phương tiện quảng cáo. Hiệu quả của tin tức quảng cáo nghĩa là tin tức quảng cáo đã đưa ra được những lợi ích, ưu việt của sản phẩm làm thu hút sự chú ý của khách hàng, có thể còn làm thay đổi quan điểm ý kiến, sự ưa thích và thái độ của họ đối với sản phẩm. Hiệu quả của phương tiện: Phương tiện quảng cáo mà thích hợp với nội dung và tin tức quảng cáo đồng thời có tác dụng nhanh, mạnh tới khách hàng thì quảng cáo sẽ có hiệu quả, ít tốn kém hơn. Quảng cáo còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín và gấy tiếng tăm cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Trong đó quảng cáo và vị trí điểm bán là 2 nhân tố quan trọng nhất mà Viettel chú trọng nhất: Hoạt động của những người bán hàng và đại lí Các nhân tố khác II. THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL (VIETTELTELECOM). 2.1. Khai quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Viettel. Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.   Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04. 62556789 Fax: 04. 62996789 Email: gopy@viettel.com.vn Website: www.viettel.com.vn Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội và Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội. * Hoạt động kinh doanh: - Cung cấp dịch vụ Viễn thông; - Truyễn dẫn; - Bưu chính; - Phân phối thiết bị đầu cuối; - Đầu tư tài chính; - Truyền thông; - Đầu tư Bất động sản; - Đầu tư nước ngoài. Lịch sử phát triển Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập. Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động. Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam. Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội. Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông! Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết: -Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới. -Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao -Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam. Triết lý kinh doanh     Viettel Telecom là một thành viên trong đại gia đình VIETTEL, bởi vậy, chúng tôi tự hào được truyền tải và thực hiện những giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của VIETTEL: Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng. Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel. Quan điểm phát triển Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng. Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định. Kinh doanh định hướng vào nhu cầu thị trường. Lấy con người là yếu tố chủ đạo để phát triển. Hoạt động xã hội  Tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo đi đôi với phát triển sản xuất, kinh doanh là một trong những triết lý kinh doanh căn bản thấm đẫm tính nhân văn của Viettel. Bởi vậy, trong suốt chặng đường phát triển của mình, Viettel luôn có các hoạt động cụ thể hỗ trợ, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn.  Trong giai đoạn vừa qua, Viettel Telecom đã làm tốt công tác chăm sóc giúp đỡ các gia đình chính sách, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà trẻ mẫu giáo, nhà tình thương, với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng…Với phương châm “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Công ty đã tham gia tích cực quyên góp tiền, ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”,  chủ động phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng quỹ “Tấm lòng Việt” bằng tiền trích từ quỹ số đẹp, chương trình phẫu thuật "Vì nụ cười trẻ thơ", chương trình mổ tim nhân đạo "Trái tim cho em"… Ngoài ra, cán bộ, công nhân viên công ty cũng đã đóng góp hàng trăm triệu đồng ủng hộ hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, nạn nhân chất độc màu da cam... những việc làm đó đã thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của Viettel.  2
Luận văn liên quan