Phân tích báo cáo tài chính Bảo Việt năm 2006

- Là một tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt hiện đươc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con với các đơn vị thành viên sau: * Các đơn vị sự nghiệp phụ thuộc: - Trung tâm Đào tạo Bảo Việt. * Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ 100% vốn điều lệ: - Bảo Việt Nhân Thọ: gồm 61 công ty hạch toán phụ thuộc. - Bảo Việt Việt Nam: gồm 65 công ty hạch toán phụ thuộc. - Công ty Đại lý Bảo hiểm tại Vương quốc Anh ( BAVINA) - Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) * Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối khác: - Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (V.I.A) - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt ( BVSC) - Công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt. - Ngân hang Cổ phần Bảo Việt (BVBank) ( sắp thành lập) - Công ty Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Bảo Việt ( sẽ thành lập trong thời gian tới). Và 16 công ty liên kết có vốn góp của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Bảo Việt năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu khái quát về tập đoàn Bảo Việt: 2 1.Giới thiệu chung: 2 2.Vốn kinh doanh và nhân sự: 2 3.Cơ cấu tổ chức: 2 4.Lĩnh vực hoạt động: 3 5. Đặc điểm ngành kinh doanh chính và 1 số đối thủ cạnh tranh: 3 5.1. Đặc điểm ngành kinh doanh chính – bảo hiểm: 3 5.2. Một số đối thủ cạnh tranh: 5 5.2.1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh: 5 5.2.2. Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (Việt Nam): 6 5.2.3.Công ty cổ phần bảo hiểm Pjico: 7 II. Phân tích báo cáo tài chính: 8 1. Phân tích khái quát: 8 1.1. Bảng cân đối kế toán: 8 1.1.1.Phân khái quát tình hình biến động tài sản: 10 1.1.2.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: 11 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: 12 1.2.1. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận: 13 1.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến LN của doanh nghiệp: 14 1.2.3. Phân tích khả năng sinh lời: 14 1.2.3.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động: 14 1.2.3.2. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: 15 1.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ: 16 2. Phân tích các chỉ số tài chính: 18 2.1. Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán: 18 2.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn: 20 2.1.2. Hệ số thanh toán nhanh: 20 2.1.3. Hệ số thanh toán tức thời: 20 2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động: 21 2.2.1 Vòng quay tổng tài sản: 22 2.2.2 Vòng quay tài sản cố định: 22 2.2.3. Vòng quay vốn lưu động: 22 2.2.4. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: 23 2.3. Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời: 23 2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp: 24 2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động: 24 2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng: 25 2.3.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản: 25 2.3.5. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: 25 2.4. Chỉ số đánh giá cơ cấu vốn (khả năng trả nợ): 25 2.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: 26 2.4.2. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản: 26 2.4.3. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: 27 3. Kết luận: 27 4. Đề xuất: 28 4.1. Về tình hình sử dụng vốn: 28 4.2 Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 29 4.3. Về tài sản cố định: 31 I. Giới thiệu khái quát về tập đoàn Bảo Việt: 1.Giới thiệu chung: - Tên gọi: Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt. - Thành lập: 15/1/1965. - Ngày 31/5/2007 đánh dấu sự kiện Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng, chính thức trở thành công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. - Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (84-4) 9 289 999 * Fax: (84-4) 9 289 609 E-mail: service@baoviet.com.vn Website: www.baoviet.com.vn 2.Vốn kinh doanh và nhân sự: -Vốn điều lệ: 5.730 tỷ đồng. -Tổng tài sản: 28.581 tỷ đồng (tính đến 15/10/2007) -Cổ đông chiến lược: Tâp đoàn HSBC Insurance (Asia – Pacific), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) -Đội ngũ: 5000 cán bộ, nhân viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và 40.000 đại lý bảo hiểm. 3.Cơ cấu tổ chức: - Là một tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt hiện đươc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con với các đơn vị thành viên sau: * Các đơn vị sự nghiệp phụ thuộc: - Trung tâm Đào tạo Bảo Việt. * Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ 100% vốn điều lệ: - Bảo Việt Nhân Thọ: gồm 61 công ty hạch toán phụ thuộc. - Bảo Việt Việt Nam: gồm 65 công ty hạch toán phụ thuộc. - Công ty Đại lý Bảo hiểm tại Vương quốc Anh ( BAVINA) - Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) * Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối khác: - Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (V.I.A) - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt ( BVSC) - Công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt. - Ngân hang Cổ phần Bảo Việt (BVBank) ( sắp thành lập) - Công ty Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Bảo Việt ( sẽ thành lập trong thời gian tới). Và 16 công ty liên kết có vốn góp của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. 4.Lĩnh vực hoạt động: - Bảo hiểm nhân thọ ( với khoảng 80 sản phẩm) - Bảo hiểm phi nhân thọ ( với chừng 40 sản phẩm) - Tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. - Đầu tư tài chính - Quản lý quỹ đầu tư. - Chứng khoán. - Ngân hàng. - Kinh doanh bất động sản. - Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 5. Đặc điểm ngành kinh doanh chính và 1 số đối thủ cạnh tranh: 5.1. Đặc điểm ngành kinh doanh chính – bảo hiểm: Năm 2005 toàn thị trường bảo hiểm có 32 doanh nghiệp hoạt động trong đó có 16 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 7 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành là 15.678 tỉ đồng, đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm 4 628 tỉ đồng và dự phòng bồi thường 5 363 tỉ đồng. Tổng vốn điều lệ 4.614 tỉ đồng và 122 triệu USD, tổng tài sản 31.497 tỉ đồng, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 23.899 tỉ đồng, tổng đầu tư vào nền kinh tế quốc dân 26.906 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho 143.540 cán bộ nhân viên và đại lý bảo hiểm. Riêng lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, đội ngũ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm, tai nạn con người cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ được cấp phép hoạt động với tổng số vốn điều lệ 2.590 tỉ đồng và 51 triệu USD, tổng tài sản đạt 6.904 tỉ đồng, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 3.313 tỉ đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 5.535 tỉ đồng, tổng số tiền đã giải quyết bồi thường 2.091 tỉ đồng, tổng số tiền đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân 4.469 tỉ đồng. Ngoài ra có 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vừa mang tính bảo hiểm rủi ro vừa mang tính tiết kiệm phục vụ cho kế hoạch tài chính lâu dài (5 năm, 10 năm, 15 năm ... suốt đời) của người tham gia bảo hiểm như cho con du học, cho con theo học đại học, hưu trí, chữa bệnh theo tiêu chuẩn y tế chất lượng cao ... Cùng hoạt động với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn có 7 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, với tư cách là người đứng về phía khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp, không thu phí dịch vụ của khách hàng mà chỉ thu hoa hồng môi giới từ các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Cả thị trường bảo hiểm Việt Nam có một công ty tái bảo hiểm có quan hệ hầu hết với các công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm lớn trên quốc tế, là trung gian so sánh giá phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam với thị trường quốc tế thông qua tái bảo hiểm. Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã cung cấp trên thị trường hơn 500 sản phẩm bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm tai nạn, chi phí y tế cho người lao động. Bảo hiểm là bán lời cam kết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ sở thực hiện lời cam kết đó là khả năng tài chính, lịch sử kinh nghiệm, uy tín với khách hàng, khả năng khai thác thị trường bảo hiểm (khai thác càng nhiều quỹ bảo hiểm càng lớn và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi thường càng cao). Chất lượng thực hiện lời cam kết đó là phục vụ khách hàng kịp thời chu đáo về các thắc mắc, vướng mắc, hướng dẫn thủ tục liên quan đến bảo hiểm, giải quyết bồi thường nhanh chóng và chính xác không gây phiền hà chậm chễ. Vì vậy, khi quyết định mua bảo hiểm của của công ty bảo hiểm nào thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ đơn thuần quan tâm đến phí bảo hiểm đóng thấp mà phải quan tâm ở các yếu tố nói trên. Tham gia bảo hiểm doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ bỏ ra một ít tiền đóng phí bảo hiểm được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng nếu xảy ra tổn thất sẽ được bồi thường kịp thời đầy đủ để khắc phục hậu quả về mặt tài chính, để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh được bình thường. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được công ty bảo hiểm trợ giúp kỹ thuật và một phần kinh phí (trong khả năng quy định của Bộ Tài chính) để đầu tư vào đề phòng hạn chế cho đối tượng được bảo hiểm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia bảo hiểm nhiều năm tại một công ty bảo hiểm còn được hưởng quyền lợi “thưởng do không để xảy ra tổn thất” bằng cách giảm phí cho những năm sau đó. Thậm chí nếu sản xuất kinh doanh tốt , các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kêu gọi công ty bảo hiểm đầu tư vốn theo hình thức liên doanh, mua cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp cho vay từ quỹ dự phòng nghiệp vụ như Luật Kinh doanh bảo hiểm cho phép. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận thức được ý nghĩa tác dụng của việc tham gia bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong mặt bằng sản xuất kinh doanh, phải thuê mướn hay không xin được cấp thêm nên nhà xưởng chật hẹp, thiết bị lạc hậu, thành phẩm nguyên liệu không đủ kho chứa... nhiều nguy cơ rủi ro đe doạ rình rập với doanh nghiệp. Ngành bảo hiểm đã góp phần gánh chịu, chia sẻ rủi ro này khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Rất nhiều nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng phương tiện vận chuyển và tai nạn lao động đã được giải quyết bồi thường khi xảy ra cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, nước cuốn trôi.. Chế độ quản lý nhà nước và các văn bản pháp quy quy định đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện. Ngoài Luật kinh doanh bảo hiểm còn có NĐ42 hướng dẫn chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm, NĐ 43, NĐ 118 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, QĐ 153 Ban hành chỉ tiêu giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm.Đây là những cơ sở pháp lý định hướng hoạt động và kinh doanh của công ty bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm.   Với tổng số vốn điều lệ 4.614 tỉ đồng và 122 triệu USD, tổng tài sản 31.497 tỉ đồng, tổng qũy dự phòng nghiệp vụ là 23.899 đồng, tổng sản phẩm bảo hiểm trên 600 sản phẩm, ngành bảo hiểm Việt Nam sẵng sàng chấp nhận chia sẻ rủi ro của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cùng nhau phát triển trong mọi giai đoạn thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010. 5.2. Một số đối thủ cạnh tranh: 5.2.1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh: Tổng công ty cổ phần Bảo Minh thành lập ngày 28 tháng 11 năm 1994.Từ 1994 đến 2004 là doanh Nghiệp 100% vốn Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài chính.Từ 10/2004: doanh nghiệp Cổ phần Bảo hiểm Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành một Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam họat động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có thương hiệu, có uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm”. Tôn chỉ hành động: “Sự an tòan, hạnh phúc và thành đạt của khách hàng và xã hội là mục tiêu họat động của chúng tôi”. Phương châm họat động: BẢO MINH –TẬN TÌNH PHỤC VỤ. Kinh doanh bảo hiểm Phi nhân thọ và đầu tư tài chính có cổ phần chi phối của Nhà nước (63% của Bộ Tài chính và trên 20% của các doanh nghiệp nhà nước khác).- Chuyên tư vấn, cung cấp khoảng 20 nhóm sản phẩm bảo hiểm thương mại cho Hàng không, Hàng hải, Tài sản, Trách nhiệm, Con người, Xe Cơ giới  và họat động kinh doanh trên phạm vi cả nước. Hơn 1,700 nhân viên. Hơn 8000 đại lý và công tác viên hoạt động trên toàn quốc. 57 công ty đặt tại các tỉnh thành lớn trong nước. 16 phòng ban chức năng thuộc Trụ sở chính Tổng Công ty. Năm 2006 tổng tài sản là 1.439 tỷ đồng. Thị phần BM năm 2006: 21.80%(Đứng thứ hai trên thị trường).Tổng doanh thu phí bảo hiểm: 1.386 tỷ. Lợi nhuận sau thuế: 101 tỷ. Nộp ngân sách: 92.8 tỷ. Bảo Minh là Nhà bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 5.2.2. Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (Việt Nam): Công ty THNN Bảo Hiểm Quốc Tế Mỹ (Việt Nam) là công ty bảo hiển nhân thọ 100% vốn nước ngoài với gần 400 nhân viên và 9.000 đại lý bảo hiểm. AIA Việt Nam không ngừng mở rộng kinh doanh thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng đại diện và văn phòng Tổng đại lý tại 23 tỉnh thành trên cả nước, trụ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh. AIA Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 8 năm 2000, cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm của AIA Việt Nam được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng, bao gồm các dòng sản phẩm Tích luỹ, Giáo dục và Bảo vệ. đến cuối năm 2006, AIA Việt Nam đã phục vụ hơn 300.000 khách hàng trên cả nước, đồng thời chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gần 3.000 khách hàng với tổng số tiền khoảng 30 tỉ đồng. Định hướng đến năm 2010, AIA Việt Nam sẽ trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ được ưa chuộng trên thị trường bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, sản phẩm phong phú đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, đồng thời duy trì môi trường làm việc tốt nhất cho toàn thể nhân viên và đại lý. AIA Việt Nam đã được trao tặng 2 giải thưởng Rồng Vàng cho phong cách kinh doanh chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ cao. Năm 2006, AIA được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là Thương Hiệu Nổi Tiếng. Với cam kết hoạt động lâu dài tại Việt Nam, AIA luôn chú trọng tham gia các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cộng động trên cả nước. 5.2.3.Công ty cổ phần bảo hiểm Pjico: Công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, được thành lập năm 1995 theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà nước, đến nay Pjico đã vươn lên vị trí là một trong 4 nhà bảo hiểm hàng đầu trên thi trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Hiện tại, Công ty có đội ngũ phục vụ khách hàng gồm trên 1.000 cán bộ nhân viên, gần 4.000 đại lý năng động, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại trụ sở chính tại Hà Nội và 51 chi nhánh trên khắp cả nước. Pjico đang bán hơn 80 sản phẩm bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng hải, xe cơ giới, trách nhiệm... và đã vươn lên vị trí đứng đầu thị trường trong một số nghiệp vụ bán lẻ như bảo hiểm xe máy... Trong năm 2007 vừa qua, Pjico đã đạt được những thành công lớn trên nhiều phương diện. Tổng doanh thu kinh doanh của Công ty đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với năm 2006. Lợi nhuận của Công ty tăng trưởng 62% so với 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt gần 40%, là một trong những Công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ cao nhất thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm 2007 Pjico đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính của Công ty và tiếp tục thực hiện các công tác chuẩn bị cho việc tăng vốn lên tối thiểu 500 tỷ đồng vào năm 2008. Pjico là một trong những Công ty có lượng khách hàng cá nhân lớn nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, với xấp xỉ 12 triệu khách hàng. Năm 2007, Pjico đã vươn lên trở thành Công ty bảo hiểm số 1 trên thị trường về bảo hiểm xe máy và là Nhà bảo hiểm ô tô có chất lượng phục vụ sau bán hàng đứng đầu thị trường II. Phân tích báo cáo tài chính: 1. Phân tích khái quát: 1.1. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Bảo Việt (31/12/2006) Tài sản  Số cuối năm  Số đầu năm   A. Tài sản ngắn hạn  4.706.856  2.982.950   I. Tiền  1.255.132  455.950   II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  2.206.903  1.772.235   III. Các khoản phải thu  1.196.954  688.535   IV. Tài sản dự trữ  19.827  22.212   V. Tài sản ngắn hạn khác  28.040  44.730   B. Tài sản dài hạn  11.976.354  10.741.631   I. Tài sản cố định  763.896  692.579   1. Tài sản cố định hữu hình  302.768  303.833   2. Tài sản cố định vô hình  7.724  8.713   3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  453.404  380.033   II. Bất động sản đầu tư  20.938    III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn  11.136.970  10.016.832   1. Đầu tư vào công ty con  11.141  6.191   2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh  138.035  111.600   3. Đầu tư dài hạn khác  10.987.794  9.899.041   IV. Tài sản dài hạn khác  54.550  32.220   Tổng cộng tài sản  16.683.210  13.724.581   Nguồn vốn  Số cuối năm  Số đầu năm   A. Nợ phải trả  14.189.008  11.851.907   I. Nợ ngắn hạn  1.529.728  537.973   II. Nợ dài hạn  59.438  64.682   III. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm  12.599.842  11.249.252   1. Dự phòng phí bảo hiểm chưa đc hưởng  1.445.425  1.246.690   2. Dự phòng bồi thường bảo hiểm  290.328  234.785   3. Dự phòng dao động lớn  238.702  299.587   4. Dự phòng toán học bảo hiểm nhân thọ  10.254.309  9.226.027   5. Dự phòng chia lãi  363.365  236.838   6. Dự phòng đảm bảo cân đối  7.713  5.325   B. Vốn chủ sở hữu  2.283.229  1.857.711   I. Vốn chủ sở hữu  2.133.107  1.723.641   1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu  1.349.086  1.219.515   2. Thặng dư vốn cổ phần  105.316    3. Quỹ đầu tư phát triển  455.402  365.735   4. Quỹ dự phòng tài chính  150.861  109.714   5. Quỹ dự trữ bắt buộc  37.898  20.895   6. Lợi nhuận chưa phân phối  34.544  7.782   II. Nguồn kinh phí và quỹ khác  150.122  134.070   C. Lợi ích cổ đông thiểu số  210.973  14.963   Tổng cộng nguồn vốn  16.683.210  13.724.581   Bảng 1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu  Cuối năm  Đầu năm  % theo quy mô chung  Chênh lệch      Cuối năm  Đầu năm  Tuyệt đối  Tương đối   Tài sản         A. Tài sản ngắn hạn  4.706.856  2.982.950  28,21%  21,73%  1.723.906  36,63%   I. Tiền  1.255.132  455.950  7,52%  3,32%  799.182  63,67%   II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  2.206.903  1.772.235  13,23%  12,93%  434.668  19,7%   III. Các khoản phải thu  1.196.954  688.535  7,17%  5,02%  508.419  42,48%   IV. Tài sản dự trữ  19.827  22.212  0,12%  0,16%  (2.385)  -12,03%   V. Tài sản ngắn hạn khác  28.040  44.730  0,17%  0,33%  (16.690)  -59,52%   B. Tài sản dài hạn  11.976.354  10.741.631  71,79%  78,27%  1.234.717  10,31%   I. Tài sản cố định  763.896  692.579  4,58%  5,05%  71.317  9,34%   1. Tài sản cố định hữu hình  302.768  303.833  1,81%  2,21%  (1065)  -0,35%   2. Tài sản cố định vô hình  7.724  8.713  0,05%  0,06%  (989)  -12,8%   3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  453.404  380.033  2,72%  2,77%  73.371  16,18%   II. Bất động sản đầu tư  20.938   0,13%   20.938  ∞   III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn  11.136.970  10.016.832  66,76%  72,99%  1.120.138  10,06%   1. Đầu tư vào công ty con  11.141  6.191  0,07%  0,05%  4.950  44,43%   2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh  138.035  111.600  0,83%  0,81%  26.435  19,15%   3. Đầu tư dài hạn khác  10.987.794  9.899.041  65,86%  72,13%  1.088.753  9,91%   IV. Tài sản dài hạn khác  54.550  32.220  0,33%  0,23%  22.330  40,93%   Tổng cộng tài sản  16.683.210  13.724.581  100,00%  100,00%  2.958.629  17,73%   Nguồn vốn         A. Nợ phải trả  14.189.008  11.851.907  85,05%  86,36%  2.337.101  16,47%   I. Nợ ngắn hạn  1.529.728  537.973  9,17%  3,92%  991.755  64,83%   II. Nợ dài hạn  59.438  64.682  0,36%  0,47%  (5244)  -8,82%   III. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm  12.599.842  11.249.252  75,52%  81,96%  1.350.590  10,72%   1. Dự phòng phí bảo hiểm chưa đc hưởng  1.445.425  1.246.690  8,66%  9,08%  198.735  13,75%   2. Dự phòng bồi thường bảo hiểm  290.328  234.785  1,74%  1,71%  55.543  19,13%   3. Dự phòng dao động lớn  238.702  299.587  1,43%  2,18%  (60.885)  -25,51%   4. Dự phòng toán học bảo hiểm nhân thọ  10.254.309  9.226.027  61,46%  67,22%  1.028.282  10,03%   5. Dự phòng chia lãi  363.365  236.838  2,18%  1,73%  126.527  34,82%   6. Dự phòng đảm bảo cân đối  7.713  5.325  0,05%  0,04%  2.388  30,96%   B. Vốn chủ sở hữu  2.283.229  1.857.711  13,69%  13,54%  425
Luận văn liên quan