Phân tích các chỉ tiêu hóa học trong dầu thực vật

Thực tập là khoảng thời gian cho sinh viên trải nghiệm với những kiến thức được học ở trường và những kiến thức mới mà bản thân người học phải tự cập nhật. Nhưng đây là dịp cho sinh viên có thể cọ sát với các điều kiện làm việc thực tế, rèn luyện tác phong làm việc cũng như sự linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử. Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu là cơ quan đứng đầu cả nước về lĩnh vực nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ các cây có dầu. Trong suốt thời gian thực tập ở đây em đã được các anh chị nhiệt tình chỉ dẫn, được nghe báo cáo về các công trình nghiên cứu của Viện trong năm 2012, được làm các chỉ tiêu về dầu thực vật và được kiến tập các thiết bị hiện đại của nghành phân tích. Nội dung báo cáo thực tập gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về Viện Dầu và Cây có Dầu Chương 2: Thành phần và tính chất của dầu mỡ Chương 3: Phân tích một số chỉ tiêu dầu béo Chương 4: Kết luận và kiến nghị

doc46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7768 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các chỉ tiêu hóa học trong dầu thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG DẦU THỰC VẬT ĐƠN VỊ THỰC TẬP: VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Nguyễn An Sa Cán bộ hướng dẫn: K.s Bùi Thanh Bình Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Hồng MSSV: 09088791 Khóa: 2009-2013 Lớp: ĐHPT5 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG DẦU THỰC VẬT ĐƠN VỊ THỰC TẬP: VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Nguyễn An Sa Cán bộ hướng dẫn: K.s Bùi Thanh Bình Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Hồng MSSV: 09088791 Khóa: 2009-2013 Lớp: ĐHPT5 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô hiện là giảng viên khoa hóa trường đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ chúng em trong suốt 4 năm qua. Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô Trần Nguyễn An Sa đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành bài báo cáo thực tập, các anh chị kỹ sư tại Viện luôn tận tình chỉ dẫn, cho em thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích khi thực tập ở đây. Trong suốt thời gian thực tập, Viện luôn tạo điều kiện cho em áp dụng những kiến thức đã học ở trường và cung cấp thêm những kiến thức mới giúp em có thể hoàn thiện hơn. Qua đó cho em hiểu sâu hơn về chuyên nghành phân tích, hình dung trước những khó khăn, thử thách mà công việc thực tế yêu cầu để tự rèn mình nhằm phù hợp với nhu cẩu thực tế. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------- GIẤY XÁC NHẬN Kính gửi: BGH Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Phòng Đào tạo Khoa Công nghệ Hoá học Tôi tên: ………………………………………………………………… Chức vụ: ………………………………………………………………… Thuộc: …………………………………………………………………… Nay tôi xác nhận sinh viên: Lê Thị Thu Hồng Đã hoàn thành đợt thực tập tại đơn vị chúng tôi từ ngày…..tháng…năm đến ngày…tháng…năm Dưới đây là nhận xét của chúng tôi trong thời gian sinh viên thực tập tại Trung tâm: Ngày …tháng …năm GĐ. Trung tâm… (ký tên và ghi rõ họ tên) Ngày …tháng…năm Trưởng phòng ….. (ký tên và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Các thành tựu khoa học của Viện gần đây 8 Bảng 1. 2. Danh mục các chỉ tiêu phân tích 10 Bảng 2. 1. Một số nguồn nguyên liệu chứa dầu ở Việt Nam 12 Bảng 2. 2. Lấy mẫu dầu dạng bao gói 20 Bảng 3. 1. Kết quả thực nghiệm xác định chỉ số iod 25 Bảng 3. 2. Kết quả thực nghiệm xác định chỉ số xà phòng 28 Bảng 3. 3. Hướng dẫn cân mẫu theo hàm lượng dầu dự kiến 29 Bảng 3. 4.Kết quả xác định hàm lượng dầu trực tiếp 30 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Sơ đồ tổ chức Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu 7 Hình 2. 1. Công thức cấu tạo của Triglyceride 13 Hình 2. 2. Công thức cấu tạo 14 Hình 2. 3. Cấu trúc của phospholipid 15 DANH MỤC VIẾT TẮT Stt: thứ tự TT: Trung Tâm KL: khối lượng ĐVTT: đơn vị thực tập TTSX: Trung Tâm Sản Xuất KHCN: Khoa Học Công Nghệ TTCG: Trung Tâm Chuyển Giao AOCS: American Oil Chemists’ Society LĐ TPHCM: Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh NN & PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn LỜI MỞ ĐẦU Thực tập là khoảng thời gian cho sinh viên trải nghiệm với những kiến thức được học ở trường và những kiến thức mới mà bản thân người học phải tự cập nhật. Nhưng đây là dịp cho sinh viên có thể cọ sát với các điều kiện làm việc thực tế, rèn luyện tác phong làm việc cũng như sự linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử. Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu là cơ quan đứng đầu cả nước về lĩnh vực nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ các cây có dầu. Trong suốt thời gian thực tập ở đây em đã được các anh chị nhiệt tình chỉ dẫn, được nghe báo cáo về các công trình nghiên cứu của Viện trong năm 2012, được làm các chỉ tiêu về dầu thực vật và được kiến tập các thiết bị hiện đại của nghành phân tích. Nội dung báo cáo thực tập gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về Viện Dầu và Cây có Dầu Chương 2: Thành phần và tính chất của dầu mỡ Chương 3: Phân tích một số chỉ tiêu dầu béo Chương 4: Kết luận và kiến nghị Bài báo cáo là kết quả của quá trình học và thực tập. Tuy nhiên với kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót. Mong được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các anh chị để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn. CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU Giới thiệu về Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu [7] Giới thiệu sơ lược về Viện Tên cơ quan: Viện Nghiên Cứu Dầu Và Cây Có Dầu Địa chỉ: 171-175 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM Điện thọai : 08 38297336 Email: ioop@ioop.org.vn Website: www.ioop.org.vn Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu là cơ quan khoa học công nghệ trực thuộc Bộ Công Thương. Viện có chức năng nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh doanh về ngành công nghiệp chế biến dầu và cây có dầu theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho sản xuất. Viện đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh... góp phần không nhỏ vào sự phát triển cho ngành dầu thực vật và ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Chức năng Nghiên cứu đề xuất xây dựng chiến lược, huy hoạch phát triển dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẫm. Tổ chức triển khai các đề tài, dự án, chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Nghiên cứu, ứng dụng, triển khai sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm và các giống cây có dầu, tinh dầu, các nguyên liệu để chế biến dầu và dầu thực vât, bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu dầu thực vật và tinh dầu. Phân tích đánh giá chất lượng các loại dầu béo, tinh dầu, hương liệu, tổ chức các loại hình hoạt động tư vấn, xây dựng tiêu chuẩn, xử lý môi trường, liên doanh, liên kết khai thác tiềm năng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, đất đai, trạm trại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Nhiệm vụ Nghiên cứu các quy trình công nghệ mới, cải tiến các quy trình công nghệ hiện có nhằm phát triển sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, tổ chức sản xuất thực nghiệm các quy trình công nghệ đã nghiên cứu đạt chất lượng tốt để chuyển giao cho sản xuất và giới thiệu ra thị trường. Nghiên cứu phát triển các giống cây có dầu mới có năng suất cao, khảo nghiệm các giống cây có dầu, bảo tồn các nguồn gen cây có dầu, cây tinh dầu. Nâng cao năng suất, chất lượng các nguồn nguyên liệu dầu thực vật, tinh dầu và tư vấn chuyển giao công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nguyên liệu cho các đối tượng có nhu cầu. Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh và tư vấn bao gồm: phân tích, đánh giá chất lượng các loại nguyên liệu cũng như sản phẩm dầu béo, tinh dầu, hương liệu, phục vụ cho nhập khẩu và xuất khẩu và tổ chức thực hiện các dịch vụ, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để khai thác thế mạnh của Viện, tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ này cho Viện. Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về đất đai, trang thiết bị nghiên cứu hiện có, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Tổ chức liên doanh rộng rãi với các đơn vị sản xuất trong nước và ngoài nước để sản xuất và kinh doanh các loại cây có dầu, cây tinh dầu, tiến tới thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế. Liên kết với các tổ chức khoa học và kinh tế ở nước ngoài để thực hiện các chương trình nghiên cứu, trao đổi kỹ thuật, sản xuất các giống cây có dầu có năng suất và chất lượng cao, các sản phẩm dầu béo, tinh dầu, hương liệu. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm thực phẩm và công nghiệp trong ngành dầu thực vật. Phương hướng phát triển Phương hướng tổng quát Nghiên cứu phát triển sản xuất nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến dầu thực vật, các biện pháp canh tác và bảo vệ thực vật hữu hiệu, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh các nghiên cứu thử nghiệm chế biến dầu thực vật, đa dạng hóa các sản phẩm từ dầu và tinh dầu, các sản phẩm có giá trị cao từ những nghiên cứu hóa béo. Các bộ môn nông sinh học của Viện đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và phát triển cây có dầu sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu. Đặc biệt là việc sản xuất các giống lai có năng suất cao, thích nghi với các điều kiện của môi trường, cung cấp cho thị trường theo hướng ngày một cao hơn về nhu cầu, đồng thời mở rộng các cây có dầu mới có triển vọng. Các bộ môn chế biến công nghệ đã đạt được các thành tựu trong nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm từ cây có dầu và sản phẩm phụ của chúng. Tiếp tục đưa nhanh các kết quả nghiên cứu trên ra thị trường, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Sắp tới sẽ đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất ở các địa phương nhằm mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm ngành dầu thực vật. Định hướng cụ thể Xây dựng và tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện tốt nhiệm vụ của giai đoạn mới, Viện lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực lượng cán bộ nghiên cứu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Viện sẽ có chủ trương thu hút cán bộ KHCN giỏi, thực hiện đào tạo, đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao đội ngũ hiện có. Đổi mới và hiện đại hóa thiết bị nghiên cứu. Nhờ sự quan tâm của Bộ Công nghiệp cũng như các Bộ, Ngành có liên quan, thông qua các dự án nghiên cứu phát triển, các dự án sản xuất thử và dự án nâng cấp, tăng cường năng lực nghiên cứu hàng năm, các trang thiết bị nghiên cứu của Viện đã và tiếp tục được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu. Chỉ khi các nghiên cứu của Viện được thử nghiệm trong sản xuất và được sản xuất chấp nhận, thì hiệu quả của công tác nghiên cứu KHCN của Viện mới được khẳng định. Vì thế, trong nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệu dầu thực vật Viện luôn gắn với các địa bàn sản xuất và ngày càng mở rộng xứng đáng là Viện nghiên cứu khoa học quốc gia. Hợp tác với các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN & PTNT và Sở Công nghiệp các tỉnh, thông qua ngân sách hoạt động khoa học hoặc ngân sách khuyến công, khuyến nông. Tổ chức các vùng thử nghiệm trong dân, kết hợp lâu dài với các nông dân giỏi để làm nguyên liệu dầu thực vật. Liên kết với các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân trong sản xuất các sản phẩm từ dầu hoặc các sản phẩm phụ cây có dầu để gia tăng giá trị của sản phẩm, tăng nguồn thu cho người sản xuất. Tăng cường hợp tác trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Viện đẩy mạnh hợp tác với các Viện và cơ quan nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiệm phân tích khác cũng như các công ty, nhà máy có chủ trương đầu tư vùng nguyên liệu cây có dầu để phát triển diện tích, năng suất và sản lượng nguyên liệu dầu thực vật, tăng cường nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ dầu thực vật và cây có dầu, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm dầu thực vật. Trong giai đoạn sắp tới Viện cũng sẽ tăng cường công tác hợp tác quốc tế. Bên cạnh các hợp tác đã có, xây dựng thêm mối quan hệ với các nước ASEAN, với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ La Tinh như Mexicô, Cu Ba, ... Vừa thiết kế hợp tác song phương, vừa thuyết phục các tổ chức quốc tế tài trợ kinh phí ở dạng dự án, nghiên cứu thử nghiệm, nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ KHCN cũng như từng bước nâng cao vị thế của Viện trong khu vực và trên quốc tế Các giai đoạn phát triển của Viện Ngày 17/7/1980 trung tâm nghiên cứu dầu và cây có dầu được thành lập gồm hai bộ môn: nông sinh học và hóa chế biến phân tích, trực thuộc Viện khoa học Việt Nam. Tháng 09/1981 trung tâm được chuyển về Bộ Công nghiệp Thực phẩm, do liên hiệp các xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam quản lý. Tháng 02/1987 Bộ Công nghiệp Thực phẩm chuyển trung tâm thành một viện nghiên cứu chuyên đề với tên gọi “ Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu. Tới tháng 07/1989, theo quyết định của bộ chủ quản lúc đó là Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm thì Viện có tên mới là “Viện nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu Mỹ phẩm”. Tháng 01/1992 Viện được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ. Trong năm đó, cùng với sự sắp xếp tổ chức lại ngành dầu thực vật Việt Nam, Bộ Công nghiệp nhẹ đã có những định hướng phát triển mạnh mẽ đối với Viện, nhằm làm cho Viện có điều kiện đảm nhận những nhiệm vụ to lớn hơn. Từ năm 2003, Viện chính thức trở thành Viện trực thuộc Bộ Công nghiệp. Sau 32 năm họat động, đến nay Viện đã có 04 bộ môn nghiên cứu: nông sinh học và công nghệ chế biến gồm bộ môn Cây có Dầu ngắn ngày, bộ môn Cây có Dầu dài ngày, bộ môn Công nghệ Sinh học, bộ môn Công nghệ Dầu béo và Phân tích. Viện có 01 phòng thí nghiệm phân tích tổng hợp, 01 phòng thí nghiệm công nghệ nuôi cấy mô và phôi. Ngoài ra Viện còn có 03 trung tâm trực thuộc làm nhiệm vụ sản xuất thực nghiệm và áp dụng các kết quả nghiên cứu của Viện là: Trung tâm Dừa Đồng Gò với diện tích 60 ha đặt tại tỉnh Bến Tre chuyên lai tạo các giống dừa mới, xây dựng mô hình thâm canh, nuôi trồng xen trong vườn dừa, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm nhằm gia tăng giá trị của cây dừa. Trung tâm sản xuất Giống Trảng Bàng với diện tích 100 ha đất, đặt tại tỉnh Tây Ninh làm nhiệm vụ sản xuất thực nghiệm các giống cây dầu ngắn ngày, trung tâm tư vấn, đầu tư chuyển giao công nghệ. Trạm thực nghiệm Bình Thạnh. Hình 1. 1. Sơ đồ tổ chức Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu Thành tựu của Viện Thông qua hàng loạt các công trình nghiên cứu, Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu đã gặt hái được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ thúc đẩy sự phát triển dầu thực vật ở nước ta. Mới đây, Viện đã cho ra mắt ta tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và bảng 1.1 là những thành tựu tiêu biểu Bảng 1. 1. Các thành tựu khoa học của Viện gần đây Stt Tên đề tài Người thực hiện 1 Nghiên cứu tạo giống lạc mới bằng phương pháp lai hữu tính Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Ngô Thị Lam Giang 2 So sánh phẩm chất và năng suất 4 giống vừng vụ xuân hè 2011 Nguyễn Thị Hoài Trâm, Hồ Thị My 3 Kết quả phát triển giống dừa chất lượng cao 2009-2010 Nguyễn Thị Bích Hồng và cộng sự 4 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi tại trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng Nguyễn Đăng Phú, Phạm Mạnh Hoàng, Lại Văn Sấm, Nguyễn Thị Mỹ Linh 5 Nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất Isopropyl Palmitate từ Isopropanol và Palmstearin Bùi Thanh Bình, Võ Bửu Lợi 6 Nghiên cứu liều lượng lưu huỳnh thích hợp cho cây cải dầu ở tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Đăng Chinh 7 Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dầu cọ tại miền nam Việt Nam Lưu Quốc Thắng và cộng sự 8 Nghiên cứu khả năng sử dụng chế phẩm bã dừa lên men trong chăn nuôi Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phan Văn Sỹ 9 Sản xuất thử giống dừa lai PB121, JVA1, JVA2 Nguyễn Thị Bích Hồng, Nguyễn Thị Thủy Giới thiệu bộ môn công nghệ dầu béo và phân tích [7] Chức năng, nhiệm vụ Chức năng Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ hóa dầu béo – Oleochemic và hóa sinh chế biến các sản phẩm công nghiệp từ các cây có dầu, tinh dầu, hương liệu và các phụ phẩm của công nghệ sau thu hoạch. Tổ chức sản xuất thực nghiệm và kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành cho các sản phẩm của đề tài. Phân tích chất lượng các sản phẩm và nguyên liệu dầu mỡ, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm phục vụ cho nghiên cứu khoa học và quản lý ngành. Nhiệm vụ Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế cho các cây nguyên liệu có dầu, tinh dầu, hương liệu. Thực hiện các đề tài phục vụ cho phát triển công nghệ hóa béo làm đa dạng hóa các sản phẩm mới của ngành dầu mỡ động thực vật. Triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu để sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ. Xây dựng phòng thí nghiệm phân tích nguyên liệu và sản phẩm dầu mỡ động thực vật đạt tiêu chuẩn ISO. Mở rộng các chỉ tiêu phân tích nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và hoạt động dịch vụ phân tích. Năng lực phòng thí nghiệm Danh mục thiết bị (phụ lục 1) Khúc xạ kế (phụ lục 1.1) Máy sắc ký khí GC Plus 6890 (phụ lục 1.2) Máy sắc ký khí GC 7890A (phụ lục 1.3) Máy so màu tự động Lovibond PFX 995 (phụ lục 1.4) Máy phân tích hàm lượng dầu nhanh NMR Máy soxtec 2043 (phụ lục 1.5) Máy sấy chân không (phụ lục 1.7) Ngoài ra còn có các dụng cụ, thiết bị thông dụng trong phòng thí nghiệm Danh mục các chỉ tiêu Bảng 1. 2. Danh mục các chỉ tiêu phân tích Stt Tên chỉ tiêu Phương pháp 1 Độ màu AOCS Aa4-38 2 Điểm đông đặc AOCS Cc6-93 3 Chỉ số khúc xạ AOCS Cc7-25(93) 4 Chỉ số axit AOCS Cd3d-63(93) 5 Chỉ số xà phòng AOCS Cd3-65(93) 6 Hàm lượng chất không xà phòng AOCS Ca6a-40(93) 7 Chỉ số iod AOCS Cd1-25(93) 8 Chỉ số peroxyt AOCS Cd8-53(93) 9 Hàm lượng dầu AOCS Aa4-38(95) 10 Hàm lượng tạp chất AOCS Ca3a-46(93) 11 Thành phần axit béo AOCS Ce1e-91(93) 12 Độ ẩm AOCS Ca2c-93 Nguồn nhân lực Hiện tại bộ môn công nghệ dầu béo và phân tích gồm có 4 kĩ sư có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu về dầu và cây có dầu. Thực hiện công tác nghiên cứu, xây dựng qui trình và phân tích dịch vụ. Sắp tới cùng với sự phát triển của Viện, bộ môn công nghệ dầu béo và phân tích ngày càng được mở rộng phạm vi phân tích, thu hút nhiều nguồn nhân lực, trang bị thêm thiết bị hiện đại. CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA DẦU MỠ Tổng quan về dầu mỡ [1], [2] Dầu mỡ được tìm thấy từ nền văn hóa cổ đại như: Trung quốc, Ai cập, Hy Lạp – La Mã cổ, có lẽ được biết đến đầu tiên từ đế chế Ai Cập (năm 1400 trước CN). Ngoài phục vụ cho ăn uống, sản xuất xà phòng từ dầu mỡ cũng đã được ứng dụng. Ánh sáng ban đêm của người cổ đại cũng được tạo ra từ mỡ động vật. Vì vậy dầu mỡ giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực: đời sống, sản xuất và một số dầu mỡ được sử dụng trong y học. Dầu mỡ (chất béo) là một trong ba nhóm thực phẩm chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể con người. Dầu mỡ có năng lượng lớn gấp hai lần so với gluxit, nó có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hay chế biến. Ngoài ra, dầu mỡ cung cấp một số nguyên tố vi lượng khác cho cơ thể, giúp hòa tan các vitamin như: A, D, E, K.. Dầu mỡ tham gia vào quá trình hình thành bức tường của tất cả các tế bào, tổng hợp các hormone điều chỉnh các chức năng khác nhau như: các phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm, đông máu, đặc biệt là duy trì nhiệt độ cho cơ thể. Trong sản xuất dầu mỡ là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến sơn, vecni, keo, mực in, nến, chất tạo nhũ, chất thấm ướt, chất tẩy rửa. Bã dầu thải ra trong công nghiệp sản xuất dầu thực vật có thể sử dụng để làm nước chấm, thức ăn gia súc, phân bón...Một số dầu thực vật còn được dùng trong y dược như: bơ ca cao, dầu mù u, dầu thầu dầu… Hiện nay, nguồn nguyên liệu cho sản xuất dầu mỡ trong nước chủ yếu là từ các cây có dầu và một ít từ mỡ động vật. Do đặc điểm khí hậu thuận lợi nên nước ta có nhiều loại cây có khả năng cho dầu với trữ lượng khá lớn. Tuy nhiên diện tích trồng cây lấy dầu vẫn chưa được mở rộng, quy mô trồng nhỏ lẻ, nên nguồn nguyên liệu cho sản xuất dầu thực vật trong nước không đáp ứng được nhu cầu. Sau đây là bảng tóm tắt một số cây có dầu phổ biến ở nước ta. Bảng 2. 1. Một số nguồn nguyên liệu chứa dầu ở Việt Nam Stt Nguyên liệu Vùng nguyên liệu Đặc điểm chính 1 Cọ Được trồng ở Phú Thọ, Tuyên Quang Quả cọ nặng: 5,5 - 10,2g, kích thước nhân: 18 x 8 x 15(mm), hàm lượng dầu của nhân: 47-53 % 2 Dừa Được trồng nhiều ở miền nam: Bến Tre, Tiền Giang... Quả dừa có: đường kính 300 mm, nặng 1,5-2kg, hàm lượng dầu: 62-74% chất khô. 3 Đậu nành Được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cao Bằng, Bắc Cạn… Là loại cây vừa có đạm, vừa có dầu, khối lượng riêng: 600-780kg/m3, hàm lượng dầu trong hạt khoảng 20%, hàm lượng protein khoảng 40%. 4 Hướng dương Được trồng ở Sapa Kích thước trung bình: 10x6x3mm, khối lượng riêng: 340-440kg/m3, hàm l