Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại do Liên Xô thiết kế và chế tạo thiết bị chính, đi vào sản xuất từ ngày28/10/1983 với công suất 440 MW , gồm 4 tổ máy 110 MW , mỗi tổ máy có 1 tua bin và 2 lò hơi . Nhiên liệu chủ yếu là than cám từ các mỏ Vàng Danh , Mạo Khê , Hòn Gai và Cẩm Phả . Việc vận chuyển than về nhà máy bằng đường thuỷ và đường sắt.
Than về bằng đường sắt qua khoang lật toa xuống máy cấp thấp , qua hệ thống băng chuyền vào kho than dự trữ hoặc thẳng kho than nguyên.
Than từ đường thuỷ được các cần cẩu bốc và đổ xuống các máy cấp , qua hệ thống băng chuyền đưa lên kho than nguyên hoặc về kho dự trữ . Việc cấp than từ kho lên lò do các xe gạt đảm nhiệm.
Xe gạt là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất điện của dây chuyền , nhất là về mùa mưa . Để đảm bảo cho xe gạt làm việc an toàn , liên tục và đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công tác vận hành sửa chữa cần phải đặc biệt chú ý. Các xe gạt được dùng ở nhà máy điện chủ yếu là xe T130 và một số xe T170.
Phân xưởng Sửa chữa cơ nhiệt đã và đang góp phần đáng kể vào công việc sửa chữa đại tu thiết bị cơ nhiệt nói chung và xe gạt nói riêng , đảm bảo cho thiết bị làm việc đáng tin vậy đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với chuyên đề được giao có 5 nội dung chủ yếu:
1. Nêu nguyờn lý cấu tạo , làm việc của “xe gạt T 130”.
2. Viết trình tự sửa chữa đại tu xe gạt T 130
3. Kiểm tra bảo dưỡng , sửa chữa căn chỉnh bơm cao áp vòi phun nhiên liệu của xe gạt T130
4. Bảo dưỡng , sửa chữa và điều chỉnh chế độ phân khối khí ( chỉnh góc mở sớm của xupáp nạp và góc đóng muộn của xupáp thải) cho xe gạt T 130
5. Phân tích các nguyên nhân gây hư hỏng của xe gạt T 130 và đề ra các biện pháp phòng ngừa để nâng cao tuổi tho của xe.
77 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các nguyên nhân gây hư hỏng của xe gạt T 130 và đề ra các biện pháp phòng ngừa để nâng cao tuổi tho của xe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại do Liên Xô thiết kế và chế tạo thiết bị chính, đi vào sản xuất từ ngày28/10/1983 với công suất 440 MW , gồm 4 tổ máy 110 MW , mỗi tổ máy có 1 tua bin và 2 lò hơi . Nhiên liệu chủ yếu là than cám từ các mỏ Vàng Danh , Mạo Khê , Hòn Gai và Cẩm Phả . Việc vận chuyển than về nhà máy bằng đường thuỷ và đường sắt.
Than về bằng đường sắt qua khoang lật toa xuống máy cấp thấp , qua hệ thống băng chuyền vào kho than dự trữ hoặc thẳng kho than nguyên.
Than từ đường thuỷ được các cần cẩu bốc và đổ xuống các máy cấp , qua hệ thống băng chuyền đưa lên kho than nguyên hoặc về kho dự trữ . Việc cấp than từ kho lên lò do các xe gạt đảm nhiệm.
Xe gạt là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất điện của dây chuyền , nhất là về mùa mưa . Để đảm bảo cho xe gạt làm việc an toàn , liên tục và đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công tác vận hành sửa chữa cần phải đặc biệt chú ý. Các xe gạt được dùng ở nhà máy điện chủ yếu là xe T130 và một số xe T170.
Phân xưởng Sửa chữa cơ nhiệt đã và đang góp phần đáng kể vào công việc sửa chữa đại tu thiết bị cơ nhiệt nói chung và xe gạt nói riêng , đảm bảo cho thiết bị làm việc đáng tin vậy đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với chuyên đề được giao có 5 nội dung chủ yếu:
Nêu nguyờn lý cấu tạo , làm việc của “xe gạt T 130”.
Viết trình tự sửa chữa đại tu xe gạt T 130
Kiểm tra bảo dưỡng , sửa chữa căn chỉnh bơm cao áp vòi phun nhiên liệu của xe gạt T130
Bảo dưỡng , sửa chữa và điều chỉnh chế độ phân khối khí ( chỉnh góc mở sớm của xupáp nạp và góc đóng muộn của xupáp thải) cho xe gạt T 130
Phân tích các nguyên nhân gây hư hỏng của xe gạt T 130 và đề ra các biện pháp phòng ngừa để nâng cao tuổi tho của xe.
chương 1
nguyên lý cấu tạo , làm việc của xe gạt t130
giới thiệu chung về xe gạt t130
Xe gạt T130 thực chất là một máy kéo được lắp động cơ д 160 ( Động cơ diezel 4 kỳ) với thiết bị làm việc là cơ cấu ben ( lưỡi gạt) điều khiển bằng hệ thống nâng hạ thuỷ lực . Động cơ này có ưu điểm là được nâng cao công suất nhờ được lắp tuabin tăng áp. Do đó dùng xe gạt T130 để san đẩy trong các công trường nói chung và nhà máy nhiệt điện nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nguyên lý cấu tạo xe gạt T130
Sơ đồ động cấu tạo của xe gạt T130(Hình vẽ trang 6)
Các đặc tính kỹ thuật của xe gạt T130
- Động cơ diezel 4 kỳ : 4 xilanh
- Trọng lượng chế tạo : 14 030 kg
- Chiều dài : 4 393 mm
- Chiều rộng : 2 475 mm
- Chiều cao : 3 087 mm
- Mã hiệu động cơ : д 160
- Công suất : 117 kW (160 mã lực)
- Suất tiêu hao nhiên liệu : 245 gam/kWh
hoặc : 180 gam/ mã lực giờ
- Tốc độ quay của trục cơ : 1250 vg/ph
- Số máy : 04
- Đường kính xilanh : 145 mm
- Thể tích buồng đốt : 13,53 lít
- Hành trình pitston : 205 mm
- Tỉ số nén : 14
- Thứ tự nổ : 1- 3- 4 -2
- Khoảng cách nâng ben : 407 mm
- Cự li hai dải xích : 1 880 mm
- Khoảng cách hai trục : 2 478 mm
- áp lực trung bình nén xuống mặt đất : 0,58 kg/cm2
*Máy khởi động ( máy lai)
- Động cơ xăng 4 kỳ 2 xilanh : л 23 Y
- Số xilanh : 2
- Đường kính xilanh : 92 mm
- Hành trình pitông : 102 mm
- Tỉ số nén : 5,6
- Thứ tự nổ : 1 – 2 – 0 – 0
Tuabin tăng áp : TKP – 11 – H
- Số vòng quay làm việc cực đại : 42 000 vòng/ phút
- Tỷ số tăng áp : 1,4
- Tiêu thụ không khí : 0,18 kg/giây
- Nhiệt độ cho phép khí xả vào tuabin : 6500C
Hệ thống thuỷ lực
- áp lực định mức của dầu thuỷ lực trong hệ thống : 110 ữ 120 kG/cm2
- Xilanh thuỷ lực cơ cấu treo giá trước:
+ Đường kính xilanh : 100 mm
+ Đường kính cán pitông : 60 mm
+ Hành trình pitông : 800 mm
Nguyên lý vận hành xe gạt T 130
Khi động cơ máy lai làm việc ( khởi động động cơ máy lai bằng động cơ đề điện hoặc bằng phương pháp quay tay) mômen xoắn được truyền từ trục khuỷu máy lai --> li hợp máy lai ---> hộp số máy lai ---> bánh răng lai ( bánh răng quả na) ăn khớp với vành răng bánh đà động cơ chính (nhờ thao tác của người vận hành trên buồng lái) làm cho bánh đà trục khuỷu động cơ chính quay, động cơ chính đạt tới số vòng quay cần thiết thì động cơ tự làm việc được ( nhờ thao tác điều khiển của người vận hành).
Khi động cơ chính đã làm việc ổn định ở số vòng quay , muốn cho xe gạt di chuyển ta thao tác gài số ( gài chuyển động) muốn cho xe di chuyển tiến ta gài số đảo chiều về vị trí tiến , muốn xe di chuyển lùi ta gài số đảo chiều về vị trí lùi ( số chính tay số tăng tốc có thể gài I , II ...IV tuỳ theo). Như vậy xe gạt đã đử điều kiện đẻ thực hiện công tác , người vận hành xe gạt chỉ cần điều khiển xe và cần điều khiển nâng hạ thuỷ lực để xe gạt thực hiện hành trình công tác theo yêu cầu.
Muốn cho xe gạt nâng cao tuổi thọ , vận hành an toàn , ổn định đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao thì việc nắm vững nguyên lý cấu tạo và vận hành xe gạt là một điều cần thiết.
chương 2
trình tự sửa chữa đại tu một xe gạt t – 130
1- quy trình bảo dưỡng kỹ thuật xe gạt t – 130.
* Bảo dưỡng kỹ thuật xe gạt được chia làm 2 loại:
- Bảo dưỡng theo yêu cầu (bảo dưỡng phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của xe gạt).
- Bảo dưỡng theo kế hoạch ( theo chu kỳ bảo dưỡng)
Thực hiện bảo dưỡng theo yêu cầu xác định phụ thuộc vào kết quả việc kiểm tra thường xuyên của máy.
Thực hiện bảo dưỡng theo kế hoạch , xác định theo trị số báo của đồng hồ máy hoặc theo những dấu hiệu khách quan trong quá trình làm việc. Thực hiện công việc này theo quy trình bảo dưỡng kỹ thuật quy định . Công việc nhất thiết phải thực hiện không cần kiểm tra sơ bộ trạng thái máy.
Để thuận lợi trong việc bảo dưỡng máy , tất cả các công việc bảo dưỡng hàng ngày , bảo dưỡng định kỳ , trung đại tu phải tiến hành thường xuyên theo kế hoạch đã vạch . Căn cứ vào số giờ của máy lập kế hoạch bảo dưỡng như sau:
- Bảo dưỡng hàng ngày ( từng ca , kíp ): Sau 8 ữ 10h làm việc của máy
- Bảo dưỡng cấp 1 : Sau 60 giờ làm việc của máy
- Bảo dưỡng cấp 2 : Sau 240 giờ làm việc của máy
- Bảo dưỡng cấp 3 : Sau 960 giờ làm việc của máy
Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày , bảo dưỡng cấp 1 và bảo dưỡng cấp 2 có thể thực hiện ở nơi nơi xe gạt làm việc ở những vị trí sạch sẽ . Bảo dưỡng cấp 3 và trung đại tu phải tiến hành ở nhà xưởng có mái che chắn . Tất cả những trường hợp : xiết chặt hoặc điều chỉnh cơ khí , xuất hiện tiếng gõ , kêu , khói xả , chảy dầu nước , chảy nhiên liệu , đồng hồ chỉ thị báo không bình thường thì phải khắc phục ngay không chờ đến kỳ bảo dưỡng . Các thiết bị cơ khí hao mòn trong quá trình sử dụng thì để đến khi trung đại tu thay thế hoặc phục hồi.
Sau 4 000 giờ làm việc của máy , phải đưa xe gạt vào đại tu.
2- Trình tự sửa chữa đại tu một xe gạt t - 130
Sau 4 000 giờ làm việc vủa máy ta đưa xe vào đại tu.
- Công việc đầu tiên trước khi xe gạt vào sửa chữa đại tu là: Rửa xe , vệ sinh làm sạch xe.
- Công việc tháo máy : Chiếm một khối lượng lớn về công việc trong sửa chữa , nó chiếm 20 ữ 30% tổng khối lượng công việc chung . Trong sửa chữa máy chi tiết còn dùng lại được sau khi tháo chiếm 70 ữ 80% . Vì vậy chất lượng tháo không những ảnh hưởng đến năng suất lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sửa chữa và giá thành.
Kiểm tra chất lượng trong sửa chữa đại tu có vị trí quan trọng cả về mặt chất lượng sản phẩm và mặt tổ chức sản xuất . Qua kiểm tu , chi tiết được chia thành ba loại : còn dùng được , loại cần gia công khôi phục và loại cần phải bỏ.
kỹ thuật sửa chữa động cơ:
1 - Sửa chữa thân động cơ.
a – Các hư hỏng :
- Các vết nứt ở thân , nắp động cơ ở các đường làm mát hoặc cốc đặt vòi phun , rỉ nước ở các mối ghép ( vật liệu chế tạo động cơ la gang C Ч21- 46).
- Mặt phẳng lắp ghép giữa thân và nắp động cơ bị vênh , cháy.
- Các ổ đặt trục chính , bạc trục cam bị mòn côn , ô van.
- Hư hỏng các đường ren nối.
b- Kiểm tra :
- Kiểm tra các vết rạn , nứt bằng phương pháp dùng dầu hoả và bột phấn chì.
- Kiểm tra độ cong vênh mặt thân máy và nắp động sơ bằng thước chuyên dùng và đồng hồ so. Độ phẳng bình thường : 0,05 mm cho phép không sửa chữa nếu độ phẳng ≤ 0,10 mm .
- Độ không đồng tâm của mặt lỗ dặt máng đệm ≤ 0,07 mm trên toàn bộ chiều dài và ≤ 0,05 mm trên hai ổ đặt lân cận.
c- Sửa chữa:
- Nếu mặt phẳng lắp ghép giữa thân và nắp động cơ vượt quá trị số cho phép trên thì phải sửa chữa làm phẳng bằng phương pháp cạo rà thủ công hoặc gá mài trực tiếp trên máy.
- ổ đặt máng đện trục khuỷu , nếu hao mòn quá kích thước cho phép về độ côn, ô van thì phải sửa chữa bằng phương pháp mài , doa.
+ Độ côn , ô van sau khi mài doa không được > 0,02 mm
+ Độ nhẵn bề mặt sau khi doa cần phải đạt L 7ữL 8
-ổ đặt bạc cam : Nếu hao mòn nhiều mất độ găng làm bạc xoay thì phải sửa chữa bằng phương pháp mài doa . Sau khi doa độ nhẵn phải đạt L 7ữL 8 ; độ lệch tâm giữa các lỗ ≤ 0,05 mm.
- Sửa chữa xupáp: Trong quá trình làm việc xupáp thường xảy ra các hư hỏng ( Vật liệu chế tạo xupáp là thép 40 XM hoặc 50 XH và xupáp xả là thép 50 XH hoặc X90Г):
+ Đuôi xupáp bị mòn lõm.
+ Thân bị mòn , cong.
+ Phần lợi bị mòn rỗ , lồi , lõm.
- Dùng thước phẳng và căn lá để kiểm tra độ mòn lõm ở đuôi rồi mài lại cho phẳng.
- Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong thân xupáp . Nếu độ cong > 0,05 thì phải nắn lại.
- Dùng panme hoặc thước cặp kiểm tra đường kính thân rồi so sánh với tiêu chuẩn , nếu mòn > 0,18 mm thì thay mới.
- ổ đỡ nếu bị cháy rỗ hoặc mòn lõm ta dùng dao doa có góc nghiêng 450 doa lại , sâu > 2mm thì phải thay ổ đỡ mới.
- Sau khi doa ổ đỡ và mài lại xupáp ta rà thô bằng bột rà , rà tinh bằng dầu nhờn.
- Lò xo yếu đàn hồi kém thì thay mới . Kiểm tra đặt tất cả lò xo lên bàn rà cái nào có chiều cao thấp hơn thì loại bỏ.
* Lắp toàn cụm nắp động cơ : Sau khi kiểm tra hoàn chỉnh các chi tiết , khi lắp toàn cụm cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật.
* Đảm bảo độ kín khít giữa xupáp và lỗ lắp để xupáp trên lỗ lắp ( kiểm tra bằng dầu hoả)
2- Sửa chữa trục khuỷu bánh đà và trục cam
a- Sửa chữa trục khuỷu
Trục khuỷu thường có những hư hỏng (vật liệu chế tạo là thép 45X):
- Cổ chính và cổ thanh truyền bị mòn côn, ô van.Cổ lắp bánh răng puli bị mòn.
- Cổ chính và cổ thanh truyền bị xước rãnh .
- Lỗ ren lắp đầu để khởi động bị hỏng , lỗ lắp bulông bánh đà bị hỏng.
- Trục khuỷu bị cong , lỗ côn định tâm bị hỏng.
- Có các vết nứt.
* Kiểm tra:
- Dùng thước cặp hoặc panme kiểm tra độ côn và ô van.
- Kiểm tra độ côn ta đo ba tiết diện: ( Hình vẽ)
- Độ côn (C) = ( Ф max – Ф min)/ 2L = tgα/2 ≤ 0,02 ữ 0,025 mm
- Đọ côn cho phép : 0,02 ữ 0,025mm
- Độ ô van = (Фmax – Фmin)/ 2 ≤ 0,038mm.
- Dùng panme đo cùng tiết diện 2 đường kính vuông góc .
- Kiểm tra độ cong . Đặt trục khuỷu lên hai gối đỡ chữ V , dùng đồng hồ so hoặc mũi rà để xác định độ cong . Độ cong cho phép không được lớn hơn 0,2 mm.
- Kiểm tra độ xoắn : Đặt trục khuỷu lên 2 khối đỡ chữ V sao cho cổ biên nằm ngang . Dùng thước cặp đo chiều cao các cổ biên có cùng đường sinh ( Song hành) đến mặt bàn rà. Độ chênh lệch ( chiều cao ) này là độ xoắn của trục khuỷu . Độ xoắn ≤ 0,6 mm.
- Kiểm tra vết nứt bằng cách bôi bọt phấn và dầu hoả.
* Sửa chữa.
- Trục bị cong xoắn còn nằm trong giới hạn thì ta nắn trục bằng máy ép thuỷ lực hoặc dụng cụ chuyên dùng.
- Trục mòn , côn > 0,025 mm và ô van > 0,038 mm thì phải mài lại tới kích thước sửa chữa mỗi lần mài đi 0,25mm . Nếu cổ trục sau khi mài so với cổ trục mới < 1,5 mm thì phải thay trục mới . Sau khi sửa chữa cổ trục phải có độ nhẵn ≥L 9.
Chú ý:
Lỗ dầu bôi trơn bạc và cổ trục phải trùng với lỗ dầu ở gối đỡ.
Khe hở giữa bạc và trục phải đạt 0,03 mm
Bảng các chỉ tiêu kỹ thuật trục cam
Chiều dài của cam ( mm )
Độ đảo của cổ giữa so với cổ ngoài cùng không quá (mm )
Nạp
Thải
Bình thường
Cho phép
Bình thường
Cho phép
Bình thường
Cho phép
53 – 0,20
52,3
53 – 0,20
52,3
0,03
0,10
3-Sửa chữa , chọn lắp nhóm pítông – thanh truyền
Bảng khe hở xécmăng – rãnh pítông và khe hở miệng xécmăng
Xécmăng
Khe hở bình thường miệng xécmăng (mm)
Khe hở xéc măng rãnh pitston (mm)
Loại
Thứ tự
Bình thường
Cho phép
Giới hạn
Xécmăng hơi
1
2
3
0,7 ữ 0,9
0,6 ữ 0,9
0,08 ữ 0,12
0,7 ữ 0,11
0,30
0,30
0,50
0,45
Xécmăng dầu
4
5
0,5 ữ 0,9
0,04 ữ 0,08
0,20
0,35
* pitston ( vật liệu chế tạo là gang C Ч 21 – 40)
Các hư hỏng : Phần dẫn hướng của pítông bị mài mòn , cào xước ta dùng panme để đo độ mòn côn ở vị trí AA , BB ( Hình vẽ).
Độ mòn cân bằng:
( Фmax – Ф min) / 2L
Độ ôvan ở vị trí BB , hai tiết diện vuông góc với nhau.
Độ ôvan = ( Фmax – Ф min) / 2
- Độ mài mòn , cào xước nhẹ thì có thể dùng ráp mịn để đánh , nếu cào xước sâu thì phải thay thế.
- Phần lỗ chốt bị mòn rộng , tạo thành ôvan . Kiểm tra bằng panme nếu độ ôvan > 0,025 mm thì phải doa rộng rồi thay ắc pitston phù hợp.
Cấu tạo pitston
- Phần ép sát : rãnh đặt và các xécmăng bị hao mòn , ta dùng xécmăng mài lăn đều trên rãnh và kiểm tra khe hở vòng găng và rãnh pítông dùng thước lá kiểm tra khe hở nếu khe hở > 0,08 mm thì phải thay thế.
*Xi lanh: Cấu tạo ( H1)
- Kiểm tra độ mòn côn của xilanh (H2) dùng panme để đo ở hai vị trí Ф1 và Ф2 độ mòn côn = ( Фmax – Ф min) / 2L độ mòn côn của xilanh phải 0,24 mm thì phải doa lại theo kích thước sửa chữa.
Kiểm tra độ mòn ôvan của xilanh:
Trường hợp xilanh bị mòn méo , đường kính lớn thắng góc với trục cơ ở hai cạnh phát tuyến chịu lực ép mài mòn lớn nhất.
Dùng đồng hồ đo lỗ hoặc panme đo trong kiểm tra.
Đo độ ôvan của xilanh
Ф1
Ф2
Hình 3.
Đặt dụng cụ đo vào trong xilanh đo ở hai vị trí vuông góc với nhau ( H3) cách mặt trên 40 mm . Hiệu số Ф1 – Ф2 là độ mòn ôvan của xilanh . Nếu độ ôvan > 0,07 mm trên 100 mm đường kính thì phải doa lại theo kích thước sửa chữa . Sau đó dùng pitston và xécmăng có cốt phù hợp.
Sau khi phục hồi các xilanh phải có kích thước bằng nhau , độ chênh lệch không quá 0,05 mm ( với độ côn ) , độ ôvan của các xilanh phải nhỏ hơn 0,03 mm , độ bóng > L9.
* Xécmăng ( vật liệu chế tạo : gang CЧ 21 – 46 pha thêm P , Ni và Cr):
Quá trình làm việc các vòng găng thường bị masát mài mòn hoặc bị gẫy , mất độ đàn hồi do vậy ta phải thay mới .Khi thay mới ta cần chọn bộ vòng găng có kích thước đúng quy định , tức là phù hợp với cốt của pitston – xilanh ( theo bang tiêu chuẩn).
- Kiểm tra khe hở cạnh : Lăn đều vòng găng trên rãnh pitston nếu bị kẹt ta có thể cạo rộng rãnh hoặc mài bớt bê dày của vòng găng . Kiểm tra bằng căn lá nếu khe hở đạt 0,05 ữ 0,082 mm là được , nếu khe hở lớn quá tiêu chuẩn thì loại bỏ.
- Kiểm tra khe hở miệng : Đưa vòng găng vào trong lòng xilanh ( thẳng góc với rãnh xilanh) nơi vùng điểm chết dưới . Nếu khe hở 0,6mm thì loại bỏ . Khe hở cho phép là 0,25 – 0,6 mm.
- Kiểm tra khe hở lưng : Để nguyên còng găng như đã kiểm tra khe hở miệng , dùng tấm đậy lên trên còng găng sau đó đưa ngọn đèn xuống xuống phía dưới , rồi quan sát khe hở lưng còng găng với thành xilanh . Nếu khe hở > 0,03 mm chạy dài 600 thì phải thay xécmăng mới.
- Lắp xécmăng : Dùng dụng cụ chuyên dùng để lắp xécmăng . Cặp từ vòng dưới lên vòng trên , rãnh vát miệng xécmăng hướng lên trên . Các miệng xécmăng phải cách đều nhau , tránh miệng xécmăng trùng với vùng lỗ chốt pitston
* Kiểm tra sửa chữa tay biên ( thanh truyền):
- Lấy bạc lót ở đầu to thanh truyền ra , lắp chốt pítông tiêu chuẩn vào đầu nhỏ , đặt thanh truyền cố định để kiểm tra . Dùng thước đo 3 điểm loại con ngựa đặt lên chốt rồi dùng lá căn đo khe hở giữa các điểm tiếp xúc của thước đo với mặt rà thẳng đứng . Khe hở > 0,05 mm .
Dụng cụ kiểm tra thanh truyền
-Nếu thanh truyền không bị biến dạng thì cả ba điểm tiếp xúc của thước đo sẽ tiếp xúc hoặc cách đều với mặt phẳng rà.
- Nếu thanh truyền bị cong thì có điểm tiếp xúc có điểm không tiếp xúc trên thước đo.
- Thanh truyền bị xoắn thì chỉ có 1 điểm tiếp xúc , ở dưới không tiếp xúc với mặt phẳng rà và có những khe hở khác nhau.
- Nếu thanh truyền bị cong và xoắn ta phải nắn bằng dụng cụ chuyên dùng . Nắn xoắn trước , nắn cong sau . Độ cong xoắn cho phép là 0,04 ữ 0,06 mm / 100mm chiều dài.
Kỹ thuật lắp nhóm thanh truyền pitston
Chọn pitston – xilanh
Do pitston – xilanh được chia thành từng nhóm kích thước . Vì vậy về nguyên tắc nên lắp trên cùng một máy các pitston – xilanh thuộc cùng một nhóm . Trường hợp chọn lắp phải kiểm tra cẩn thận kích thước pitston – xilanh để đảm bảo khe hở lắp ghép đúng quy định . Tốt nhất là dùng đồng hồ chỉ thị đo lỗ và panme đo pitston vì pitston thường có độ côn là 0,05 ữ 0,06 (mm) và độ ôvan 0,15 ữ 0,30 (mm) nên cần đo ở vị trí vuông góc với lỗ chốt pitston và sát mép dưới của phần dẫn hướng là phần xác định khe hở pitston – xilanh lộn ngược đầu pitston xuống , đút vào xilanh . Dùng thước lá nhét vào phần dẫn hướng phía vuông góc với lỗ chốt pitston . Pitston được coi là thích hợp với xilanh nếu thước lá có bề dày bằng trị số bé nhất của khe hở giữa pitston – xilanh có thể đi qua dễ dàng , còn thước lá có bề dày bằng trị số lớn nhất của khe hở , thước lá phải đi qua với một lực lớn.
Bảng khe hở pitston - xilanh
Khe hở cho phép ( mm )
Bình thường
Cho phép
Giới hạn trong sử dụng
0,34 ữ 0,38
0,54
0,70
Để đảm bảo kết quả đo chính xác cần phải tiến hành kiểm tra khe hở pitston – xilanh ở nhiệt độ khoảng 15 ữ 30 0C.
Lắp thanh truyền pitston:
Để đảm bảo máy chạy được cân bằng , pitston cần được chọn sơ bộ sao cho trọng lượng của chúng sai lệch khác nhau không quá trị số trong bảng sau:
Sai lệch trọng lượng cho phép ( gam)
Pitston
Thanh truyền
Nhóm thanh truyền- pitston lắp với chốt
15
40
80
- Kiểm tra độ găng của mối ghép ngoài cách dùng đồng hồ chỉ thị và panme cũng có thể dùng phương pháp kinh nghiệm.
Luộc pitston trong dầu công nghiệp ( hoặc trong tủ sấy ) tới nhiệt độ 80 ữ 100 0C, ở nhiệt độ này pitston có thể dung búa gõ nhẹ là chốt chui vào lỗ . Nếu lỗ chốt pitston bị côn , ôvan ≥ 0,005 mm thì phải gia công lại chốt. Sau khi gia công phải đạt độ nhẵn L 8.
Lắp ráp chốt pitston , bạc đầu trên thanh truyền phải đảm bảo khe hở 0,02ữ 0,04 mm
- Phương pháp kiểm tra theo kinh nghiệm : Nếu nắm lấy một đầu chốt pitston đã lắp trong bạc lắc mà không cam thấy khe hở . Nhưng khi úp lỗ thanh truyền hướng xuống dưới để cho chốt pitston thẳng đứng thì chốt pitston có bôi lớp dầu máy sẽ từ từ rơi xuống đất theo trọng lượng bản thân. Lắp ghép như vậy cũng được coi là tốt.
- Để pitston khỏi biến dạng cần phải luộc trong dầu (hoặc sấy trong lò sấy) đến nhiệt độ 80 ữ 100 0C .ở nhiệt độ này chốt pitston dễ dàng lọt qua lỗ pitston .
- Sau khi lắp cụm pitston thanh truyền cần phải kiểm tra độ uốn toàn cụm trên trang bị chuyên dùng. Nếu độ lệch ≥ 0,01 mm cần kiểm tra lại độ uốn. Cần thiết mới nắn toàn cụm trên máy ép hoặc đồ gá chuyên dùng.
- Nếu thanh truyền bị cong và xoắn thì ta nắn xoắn trước rồi nắn cong sau.
- Độ cong và xoắn cho phép: 0,04 ữ 0,06 mm / 100 mm chiều dài.
Kiểm tra xửa chữa bạc biên , bạc palie.
Trước khi lắp ráp bạc biên , palie ta phải kiểm tra kích thước trục khuỷu kiểm
tra chốt bạc , độ găng, độ bám lưng và chất lượng của bạc.
- Kiểm tra độ găng: lắp bạc biên vào thanh truyền , bạc palie vào gối đỡ trục khuỷu . Xiết từ từ hai bên cho tới khi đủ lực ( lúc này không có ... trục khuỷu) . Nới lỏng hoàn toàn một bên , dùng lá căn sóc vào kiểm tra khe hở , nếu khe hở lớn quá thì phải dũa mép để đạt độ găng cho phép là: 0,05 mm ữ 0,1 mm.
- Kiểm tra độ bám lưng:
Dùng bột màu bôi một lớp mỏng lên giá đỡ trục khuỷu , đặt các bạc vào rồi xiết từ từ hai bên cho tới khi đủ lực . Tháo ra kiểm tra nếu đọ bám lưng đạt 75% diện tích bề mặt là đạt, nếu không đạt phải loại bỏ.
Đối với bạc biên cũng làm tương tự.
- Kiểm tra khe hở giữa bạc và trục:
Dùng panme đo ngoài và panme đo trong kiểm tra đường kính bạc và đường kính trục ( cổ biên , cổ palie ) dùng phương pháp so sánh suy ra khe hở lắp ráp hoặc dùng dây chì Ф 0,7 ữ 1mm , dài 40 ữ 35 mm lùa vào mặt tiếp xúc giữa bạc và trục . Xiết đủ lực , tháo ra kiểm tra chiểu độ dầy của dây chì chính là khe hở lắp ghép: yêu cầu đạt 0,03 mm.
4- Sửa chữa hệ thống bôi trơn , làm mát.
a- Sửa chữa hệ thống bôi trơn: Hệ thống bôi trơn thường có các hư hỏng
- Các ống dẫn dầu bị nứt , thủng . Các mối ghép bị hỏng.
- Bơm dầu bị hao mòn quá tiêu chuẩn.
- Két làm mát dầu bị bẩn tắc , nứt thủng.
* Kiểm tra