Phân tích chiến lược doanh nghiệp trường Đại học quốc gia Hà Nội

Chất lượng cao trong ĐHQGHN là sự phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn hướng đến trình độ khu vực và quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả cán bộ, sinh viên, đơn vị, xã hội. Chất lượng này vừa là động lực cho mọi hành động vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ quản lý và sinh viên. Chất lượng trong ĐHQGHN được thể hiện trong mọi mặt hoạt động và các cấp độ tổ chức cũng như cấp độ hành động của mỗi đơn vị và cá nhân. Sáng tạo ĐHQGHN là một môi trường tự do sáng tạo, luôn phát hiện và khuyến khích sự sáng tạo. Chủ động, sáng tạo là yếu tố sống còn để đột phá tạo những thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế của ĐHQGHN với tư cách như một đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ngang tầm khu vực và tiến tới trình độ quốc tế. Tiên phong Đi đầu luôn được coi là tiêu chí nhận dạng của các hoạt động và đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam: tiên phong trong đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao, dịch vụ cộng đồng; tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp mới trong quản trị đại học, quản lý đào tạo, đánh giá chất lượng, tiên phong nghiên cứu những lĩnh vực mới, triển khai thực hiện đào tạo những ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam. Tiên phong của ĐHQGHN góp phần giáo dục Việt Nam gần hơn với khu vực và trên thế giới. Tích hợp ĐHQGHN là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một hệ thống gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc gắn kết chặt chẽ, bổ khuyết cho nhau; liên thông, liên kết thống nhất ĐHQGHN thành một chỉnh thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự thống nhất trong đa dạng của ĐHQGHN giúp các đơn vị thành viên, trực thuộc phát huy được những ưu thế chung của ĐHQGHN cũng như của đặc thù của từng đơn vị, phát huy được thế mạnh liên thông, liên kết, tích hợp trí tuệ liên ngành, gắn kết chí hướng, phấn đấu theo cùng một mục tiêu, tạo được các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược doanh nghiệp trường Đại học quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP. Tên đầy đủ DN : TRƯỜNG ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI. Tên viết tắt : VNU ( Viet Nam University, Ha Noi ). Trụ sở : 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Ngày tháng năm thành lập : 15/ 4 / 1945. ( do đích thân chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì ). Loại hình : Giáo dục – Đào tạo. Tel: 84.4 37547669 – 37547013. Website : Ngành nghề hoạt động của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đại học Quốc gia Hà nội  là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (theoNghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). ĐHQGHN chính thức hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994. Các đơn vị chiến lược (SBU). Các trường đại học và khoa trực thuộc. Các viên nghiên cứu. Các trung tâm đào tạo và nghiên cứu. Các trung tâm phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Tầm nhìn, sứ mạng của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Tầm nhìn. Trở thành trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực trong nhóm các đại học tiên tiến của thế giới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước. Sứ mạng. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đỉnh cao; đóng vai trò nòng cột và đầu tầu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. 1. Xây dựng và phát triển mô hình một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. 2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 3. Nghiên cứu phát triển khoa học – công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn do kinh tế – xã hội đặt ra; tham gia tư vấn hoạch định chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học – công nghệ và kinh tế – xã hội. 4. Đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, hỗ trợ chuyên môn cho các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. 5. Là trung tâm giao lưu quốc tế về văn hoá, khoa học, giáo dục của cả nước. Giá trị cốt lõi.  Chất lượng cao Chất lượng cao trong ĐHQGHN là sự phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn hướng đến trình độ khu vực và quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả cán bộ, sinh viên, đơn vị, xã hội... Chất lượng này vừa là động lực cho mọi hành động vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ quản lý và sinh viên. Chất lượng trong ĐHQGHN được thể hiện trong mọi mặt hoạt động và các cấp độ tổ chức cũng như cấp độ hành động của mỗi đơn vị và cá nhân. Sáng tạo ĐHQGHN là một môi trường tự do sáng tạo, luôn phát hiện và khuyến khích sự sáng tạo. Chủ động, sáng tạo là yếu tố sống còn để đột phá tạo những thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế của ĐHQGHN với tư cách như một đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ngang tầm khu vực và tiến tới trình độ quốc tế. Tiên phong Đi đầu luôn được coi là tiêu chí nhận dạng của các hoạt động và đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam: tiên phong trong đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao, dịch vụ cộng đồng; tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp mới trong quản trị đại học, quản lý đào tạo, đánh giá chất lượng, tiên phong nghiên cứu những lĩnh vực mới, triển khai thực hiện đào tạo những ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam. Tiên phong của ĐHQGHN góp phần giáo dục Việt Nam gần hơn với khu vực và trên thế giới. Tích hợp ĐHQGHN là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một hệ thống gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc gắn kết chặt chẽ, bổ khuyết cho nhau; liên thông, liên kết thống nhất ĐHQGHN thành một chỉnh thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự thống nhất trong đa dạng của ĐHQGHN giúp các đơn vị thành viên, trực thuộc phát huy được những ưu thế chung của ĐHQGHN cũng như của đặc thù của từng đơn vị, phát huy được thế mạnh liên thông, liên kết, tích hợp trí tuệ liên ngành, gắn kết chí hướng, phấn đấu theo cùng một mục tiêu, tạo được các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo. Trách nhiệm ĐHQGHN có trách nhiệm cao trước xã hội, đặt nhu cầu xã hội ở một vị trí xứng đáng trong mục tiêu và hành động; là địa chỉ tin cậy của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; cam kết mạnh mẽ về sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, thực hiện các nghiên cứu theo những chuẩn mực được quốc tế thừa nhận. Trách nhiệm xã hội thể hiện trong từng hành động của mỗi một cá nhân cũng như trong các văn bản, chính sách điều hành của ĐHQGHN. Phát triển bền vững ĐHQGHN luôn quan tâm đến việc phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của đất nước mà còn hướng đến tương lai. Sự tích hợp các trụ cột cơ bản bao gồm cả môi trường, xã hội, kinh tế và thể chế là nền tảng cơ bản để ĐHQGHN phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực luôn được thực hiện vừa đảm bảo sự tái sản xuất vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Khẩu hiệu hành động (Slogan) Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức - Excellence through Knowledge.  Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Thu chi tài chính. Thực hiện quy chế công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nghiêm túc quy chế công khai tài chính theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ: công khai các khoản thu, các nội dung chi theo biểu mẫu quy định, niêm yết và gửi tới tất cả các đơn vị, Bộ Tài chính, Kiểm toán, đồng thời công khai tại Hội nghị tổng kết công tác kế hoạch tài chính tháng 8 năm 2010. Công khai các khoản thu từ học phí, các hoạt động sự nghiệp khác; công khai các nội dung chi tiền lương, bồi dưỡng chuyên môn, mức chi thường xuyên, chi đầu tư theo đúng quy định. Thông báo công khai tài chính của ĐHQGHN năm học 2010-2011- Chi tiết dưới đây (Theo Biểu mẫu 24 kèm theo công văn số 7510/BGDĐT-KHTC ngày 9/11/2010 của Bộ GD&ĐT). Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg.  STT  Nội dung  Đơn vị  Sỗ lượng.  Ghi chú.   I  Học phí chính quy chương trình đại trà năm học 2010-2011.  Triệu đồng/ năm     1  Tiến sỹ   7,25-7,75  Mức học phí thấp áp dụng đối với ngành của trường ĐHKHXH&NV , Đại học Ngoai ngữ, Đại học Kinh tế, Khoa Luật   2  Thạc sỹ   4,35-4,65    3  Đại học   2.9-3,1    II  Mức học phí thấp áp dụng đối với ngành của trường ĐHKHXH&NV, Đại học Ngoai ngữ, Đại học Kinh tế, Khoa Luật      1  Tiến sỹ    Mức thu học phí của từng chương trình thực hiện theo quy định của Nhà nước (nếu có) hoặc theo thỏa thuận với người học trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo.   2  Thạc sỹ      3  Đại học      III  Học phí hệ vừa làm vừa học năm học 2010-2011  Triệu đồng/ năm     1  Đại học   4,35-4,65  Bằng 1,5 lần học phí hệ chính quy của cùng ngành đào tạo.   IV  Tổng thu năm 2009  Tỷ đồng     1  Từ Ngân sách.  -  388.51     - Chi đầu tư xây dựng cơ bản.  -  75     - Sự nghiệp GD&ĐT.  -  262.13     - Sự nghiệp KHCN.  -  48.96     - Sự nghiệp bảo vệ môi trường.  -  2.02     - Sự nghiệp Kinh tế.   0.4    2  Từ học phí, lệ phí, các khoản thu khác từ người học.  -  251.266    3  Từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.  -  48.154    4  Thu từ viện trợ, tài trợ.  -  33.362    5  Từ nguồn khác.  -  15.32    Học phí và các khoản thu khác. ĐHQGHN đã ban hành văn bản số 2104 /ĐHQGHN-KHTC ngày 15/07/2010 hướng dẫn các đơn vị thực hiện cơ chế thu học phí và khung học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày tháng 6 năm 2010 của Chính phủ. Trong đó, các đơn vị đào tạo được quyết định mức học phí các chương trình đào tạo đại trà theo khung học phí quy định; các chương trình đào tạo chất lượng cao trình ĐHQGHN báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Văn bản số 2104 /ĐHQGHN-KHTC - Nghị định 49/2010/NĐ-CP Chính sách. Chính sách và kết quả thực hiện chính sách trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí. ĐHQGHN thực hiện đúng các quy định của Nhà nước đối với các đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội; quy định miễn, giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP . I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI. 1. Sự ra tăng số trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam ( tính theo trường thành viên) năm chỉ tiêu  2008  2009  2010   Số trường  393  403  414   Công lập  322  326  334   Ngoài công lập  71  77  80   Năm 2006, cả nước có 18 trường được thành lập, trong đó 6 trường mới thành lập, con số tương ứng năm 2007 là 11-10; 2008: 10-8; 2009: 9-5; 2010: 12-4 và 2011: 14-1. Trong 2 năm 2006-2007, trung bình mỗi năm có 20 trường được thành lập, còn từ năm 2008 đến nay, trung bình 11 trường/năm. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành. Đang trong giai đoạn tăng trưởng nhưng chưa ổn định. Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế sau thời kỳ đổi mới, giáo dục và đào tạo Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá quan trọng vào hai thập niên cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21. Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, rất ít nhà giáo dục và quản lý giáo dục Việt Nam nghĩ đến khái niệm “khách hàng” trong giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, và khái niệm lợi nhuận dường như không có chỗ đứng, hoặc thậm chí là một phạm trù nhạy cảm, không ai muốn nhắc đến khi bàn đến trong các diễn đàn và các văn bản chính thống về đổi mới và phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên, đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức và hành động của các nhà giáo dục và quản lý giáo dục các cấp khi triển khai chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Các tác nhân dẫn đến sự thay đổi đó đến từ cả bên trong và bên ngoai : Một mặt, giáo dục đại học Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chưa từng có về quy mô, gần gấp đôi sau 10 năm (từ 0,918 triệu năm 2000 lên  1,675 triệu năm 2008), đạt tỷ lệ 194 sinh viên/1 vạn dân. Trong khi đó, mức độ đầu tư của Chính phủ tăng với tốc độ chậm hơn nhiều. Điều này làm thay đổi khá cơ bản diện mạo giáo dục đại học Việt Nam về quy mô, chất lượng và mô hình tổ chức quản lý. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng giáo dục đại học ở các nước trong khu vực và quốc tế cũng tác động không nhỏ đến giáo dục đại học Việt Nam. Giáo dục đại học Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng đang còn nhiều bất cập, hạn chế… trong đó đặc biệt là chất lượng thấp, kém khả năng cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô. 3.1. Nhân tố chính trị - pháp luật. Việt Nam có được sự ổn định của chính trị, đây là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp ngành giáo dục nước nhà phát triển. Hệ thống luật :Với quan điểm giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, Nhà Nước ta luôn ưu tiên phát triển giáo dục. Nhà nước đã ban hành những chính sách, quy chế, quy định…để nền giáo dục có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nặng tính quan liêu bao cấp, vẫn còn tình trạng ôm đồm, sự vụ, làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất. Việc tách rời quản lý nhà nước về chuyên môn với quản lý nhân sự, tài chính đã làm giảm tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và làm cho bộ máy quản lý giáo dục trở nên cồng kềnh, nặng nề. Năng lực của các cơ quan quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý trong tình hình mới. Nhân tố công nghệ. Hàng ngày hàng giờ công nghệ ngày càng phát triển. Và Việt Nam là 1 nước đang phát triển nên nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật của chúng ta còn kém xa so với các nước phát triển. Vài năm trở lại đây, chúng ta đã có sự đổi mới hơn khi áp dụng công nghệ vào giảng dạy. Hầu hết các trường đều tổ chức giảng dạy thông qua hệ thống sline, một số trường đã có hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở các trường đại học trọng điểm. Nhân tố kinh tế Nhân tố tăng trưởng và suy thoái kinh tế Tình hình tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây:  2005  2006  2007  2008  2009  2010   Mức tăng trưởng (%)  8.4  8.2  8.4  6  5.32  6.78   Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm 2005-2007 tương đối cao, nhưng tới năm 2008-2009 thì mức tăng trưởng này giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế tăng trưởng kinh tế để giảm lạm phát của nhà nước, xong tuy nhiên tới năm 2010 thì mức tăng trưởng đã được phụ hồi tương đối Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu và nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. thu nhập của người dân tăng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho các gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục, tăng công ăn việc làm và giải quyết đầu ra cho các loại hình giáo dục- đào tạo.. Chính bởi điều kiện thuận lợi như vậy, nên nhu cầu học tập của con người cũng cao hơn để phục vụ trước hết là nhu cầu cá nhân,...người dân muốn nâng cao cuộc sống của mình, cũng như có nhiều điều kiên hơn để tham gia học tập....nên trường đại học quốc gia Hà Nội có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng quy mô giáo dục, phải đón đầu khuynh hướng phát triển kinh tế để đào tạo các ngành mới phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ Lạm phát Lạm phát ở Việt Nam cao, mức lạm phát năm 2008 là 22, 97%, năm 2009 là 6,88%, năm 2010 là 11,75%. Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng sẽ gia tăng, người tiêu dùng cố gáng cát giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu dùng giảm,...kéo theo sự khó khăn của nhiều hộ gia đình, việc học tập của con cái họ cũng gặp khó khăn về vấn đề tài chính, vì thế nhu cầu cũng giảm đi, thê nhưng nếu lựa chọn thì nhũng họ sinh sẽ cố gắng thi vào những trường tốt và học phí rẻ, cũng như hệ thống học bổng, liên kết tốt,.. và ĐHQGHN có thể đáp ứng. Hội nhập kinh tế Việc gia nhập WTO, và các FTA ASEAN,...đã tạo những cơ hội và thách thức cho Việt Nam, VN có nhiều cơ hội trao đổi và học hỏi kiến thức với các quốc gia khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển của VN, thế nhưng một khó khăn đặt ra đó là làm sao để khẳng định sức mạnh của mình trên thị trường quốc tế, co thể cạnh tranh với các quốc gia khác,....và để làm được điều đó thì cần một sự hỗ trợ rất lớn thì những con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Chính vì nhu cầu này, rất nhiều bạn trẻ một phần muốn học tập để đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước, mặt khác muốn khẳng định mình. Các trường đại học, đặc biệt là ĐHQGHN phải biết nắm bắt cơ hội này để mở rộng quy mô và chiêu sinh. Nhân tố văn hóa- xã hội. Như chúng ta biết người dân Việt Nam có truyền thống hiếu học, và tới giờ điều ấy vẫn không hề mai một, thậm chí tinh thần học tập còn được nâng cao hơn. Với sự phát triển kinh tế như hiện nay của thế giới, đòi hỏi Việt Nam cũng phải cố gắng phát triển hơn nữa để bắt nhịp cùng sự phát triển của toàn cầu. Muốn làm được điều ấy thì một nhân tố không thể thiếu đó là nguồn lực con người, họ chính là những người góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo của đất nước. Vâng nhận rõ tầm quan trọng của mình nên những người con của đất nước không ngừng giao lưu, học hỏi những kiến thức mới, bổ ích, những công nghệ tiên tiến,....trong và ngoài nước để áp dụng vào Việt Nam. Không đâu xa trước hết để mở mang kiến thức của mình, đòi hỏi họ phải trải qua sự đào tạo chuyên sâu, uy tín và có chất lượng: các trường đại học, trường nghề,... và đại học quốc gia Hà Nội là một môi trường lý tưởng cho sự lựa chọn của các bạn về chất lượng học tập, đáp ứng nhiều nhu cầu khác của họ. Người Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ là những người năng động, thông minh và ham học hỏi. Nhu cầu của người Việt là muốn học những trường công lập, bởi lẽ một phần chất lượng tốt được đảm bảo, thứ hai là học phí phù hợp... Nắm được những đặc điểm cơ bản này của người dân Việt Nam, chính vì vậy để thu hút đông đảo học sinh vào trường, trường đại học quốc gia Hà Nội cần cố gắng vận dụng thế mạnh mình đang có, uy tín và chất lượng, học phí không quá đắt. Mở rộng hơn nữa những liên kết với các trường nổi tiếng nhất là ở các nước phát triển để học hỏi và giao lưu nhiều kinh nghiệm, thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. 4. Đánh giá cường độ cạnh tranh. Tồn tại các rào cản ra nhập ngành. Hiện tại hệ thống giáo dục, đặc biệt là bậc đại học ngày càng phát triển manh mẽ về quy mô, không chỉ những trường công lập, mà còn có các trường dân lập và hợp tác với nước ngoài. Hơn nữa rõ ràng với sự phát triển của dịch vụ giáo dục đào tạo Việt Nam như bây giờ, kéo theo nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao, đặc biệt cùng với sự hội nhập của các nước phát triển vào thị trường trong nước, kéo theo con người ta cũng muốn phát triển mình hơn, họ mong muốn được đào tạo tại các trường học chuyên nghiệp, chất lượng cao,... chính vì vậy mặc dù trong nước có rất nhiều trường đại học, nhưng đâu mới là sự lựa chọn của họ. Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, rất ít nhà giáo dục và quản lý giáo dục Việt Nam nghĩ đến khái niệm “khách hàng” trong giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, và khái niệm lợi nhuận dường như không có chỗ đứng, nhưng theo xu hướng hiện nay, quả thất ngoài mục tiêu giáo dục quyết định sự phát triển của đất nước, các trường học muốn đào tạo những con người ưu tú, phục vụ đất nước, thì không thể phủ nhận “ lợi nhuận” đang là vấn đề được các trường học quan tâm, giáo dục có thể coi là một hình thức kinh doanh. Chính vì vậy đây là một ngành đang rất được quan tâm tại Việt Nam, rất nhiều tổ chứ muốn thành lập ra trường đại học. Có nhận định cho rằng 'Đầu tư xây trường đại học không khác gì lập công ty', quả là vấn đề làm dư luận phải quan âm, vì các trường đại học thì mở ra ào ạt ,trong khi chất lượng thì không đảm bảo, cư như vậy thì giáo dục Việt Nam sao sánh vai với các quốc gia khác. Chính vì vậy để tham gia vào ngành này cần một số rào cản nhằm đảm bảo chất lượng dạy, học và thực hành tại Việt Nam, cụ thể: Việc thành lập trường đại học phải bảo đảm các điều kiện sau: 1. Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Đề án thành lập trường đại học phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình, ngành nghề, quy mô đào tạo, cơ cấu tổ chức, quản lý,... 3. Ý kiến chấp thuận bằng văn bản về thành lập trường tại địa phương của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đặt trụ sở chính và giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục. 4. Diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5ha và đạt mức bình quân tối thiểu 25m2/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch 10 năm đầu sau khi thành lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trư
Luận văn liên quan