Phân tích chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đời sống con người ngày càng được nâng cao, khi nhu cầu vật chất đã được thỏa mãn thì nhu cầu về tinh thần như: vui chơi, giải trí ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vì thế mà du lịch đang là một trong những ngành có triển vọng phát triển không chỉ của Việt Nam mà còn của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, ngành du lịch nước ta vẫn còn nhiều bất cập, chưa khai thác một cách hiệu quả nguồn lực, tiềm năng phong phú của đất nước để phục vụ cho phát triển ngành du lịch. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết, nhờ có chiến lược cụ thể mà ngành du lịch nước ta có thể phát triển một cách bền vững và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để làm rõ chiến lược phát triển ngành du lịch nước ta trong những năm qua cũng như những định hướng trong thời gian tới, nhóm xin trình bày đề tài: “ Phân tích chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam”. Từ đó, nhóm đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

doc26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13004 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đời sống con người ngày càng được nâng cao, khi nhu cầu vật chất đã được thỏa mãn thì nhu cầu về tinh thần như: vui chơi, giải trí … ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vì thế mà du lịch đang là một trong những ngành có triển vọng phát triển không chỉ của Việt Nam mà còn của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, ngành du lịch nước ta vẫn còn nhiều bất cập, chưa khai thác một cách hiệu quả nguồn lực, tiềm năng phong phú của đất nước để phục vụ cho phát triển ngành du lịch. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết, nhờ có chiến lược cụ thể mà ngành du lịch nước ta có thể phát triển một cách bền vững và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để làm rõ chiến lược phát triển ngành du lịch nước ta trong những năm qua cũng như những định hướng trong thời gian tới, nhóm xin trình bày đề tài: “ Phân tích chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam”. Từ đó, nhóm đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của chiến lược thương mại Khái niệm: Chiến lược thương mại là định hướng phát triển thương mại quốc gia trong dài hạn với các mục tiêu tổng quát và hệ thống các giải pháp nhằm huy động tối ưu các nguồn lực và tổ chức thực hiện trong thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại. Chiến lược thương mại có tính định hướng, tính tổng quát, tính chọn lọc, tính khoa học và thực tiễn. Vị trí, vai trò của chiến lược thương mại: Chiến lược thương mại là bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành một chiến lược tổng hợp nhằm khuyến khích xuất khẩu và phát triển công nghiệp. Nó có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia hay một doanh nghiệp, nó hỗ trợ và giúp các nhà quản lý thương mại chủ động kế hoạch kinh doanh và thích nghi với môi trường. Chiến lược thương mại cho phép huy động phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong và ngoài ngành thương mại có liên quan đến sự phát triển của quốc gia, tạo cơ sở xây dựng các chính sách, các quyết định của cơ quan quản lý thương mại sao cho đúng đắn, hợp lý với điều kiện quốc gia, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro tiềm năng và hỗ trợ tăng cường khả năng tận dụng các cơ hội cho hoạt động kinh doanh thương mại của quốc gia. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của du lịch *) Khái niệm du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization - một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc), Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, thư giãn vừa biết thêm nhiều điều hay, mới lạ mà du khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...). *) Đặc điểm của ngành du lịch - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp về đi lại, ăn ở, tham quan, giả trí, mua sắm và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm đến du lịch .Cho nên đòi hỏi phải có nhiều ngành nghề khác nhau cung ứng các hàng hóa và dịch vụ cho khách để đáp ứng các nhu cầu nói trên. Do vậy ngành du lịch sẽ bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau như công ty lữ hành, khách sạn, đơn vị vận chuyển , ngân hàng ,bưu điện , y tế. - Du lịch là ngành dịch vụ : Du lịch được xếp vào nhóm ngành sản xuất phi vật chất mặc dù trong ngành vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất ra các sản phẩm hứu hình (như sản phẩm ăn uống, đồ lưu niệm...) nhưng doanh thu từ bộ phận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch. Nhận thức được đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ và các ứng xử thích hợp trong kinh doanh dịch vụ là những vấn đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch. - Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh: Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế lớn đối với một số quốc gia. Đối với một số quốc gia, du lịch thường chiếm một trong ba vị trí hàng đầu của các ngành kinh tế chủ yếu ở quốc gia đó. Số lượng người đi du lịch ngày một tăng trong phạm vi toàn thế giới - Du lịch là ngành kinh doanh có tính chất thời vụ: Hoạt động du lịch nói chung vẫn mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung và cầu du lịch. Đặc điểm này làm cho chính phủ của các quốc gia và các doanh nhân phải cân nhắc một cách thận trọng việc phát triển ngành du lịch.  - Du lịch là ngành công nghiệp không biên giới: Du lịch có tính chất hướng ngoại vì bản chất của hoạt động du lịch là sự di chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới hoặc biên giới quốc gia và cả do xu thế toàn cầu hóa về kinh tế là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch trên cả phương diện cung và cầu du lịch. 1.2. Tầm quan trọng của chiến lược trong phát triển ngành du lịch Chiến lược phát triển du lịch hình thành nhằm đưa ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể cần đạt được để phát triển ngành du lịch trong một thời gian cụ thể đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược, nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các chính sách, các quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện sẵn có về tài nguyên du lịch của nước ta. Hoạch định chiến lược cho phép ngành du lịch có thể huy động phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong và ngoài ngành có liên quan đến sự phát triển của quốc gia. Từ đó ngành có thể tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch, đồng thời thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển. Chiến lược còn giúp vạch ra những hướng đi cụ thể cho ngành du lịch, góp phần hạn chế những rủi ro và tận dụng những cơ hội của ngành du lịch. Chiến lược cũng đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ mà ngành du lịch cần đạt được trong một thời gian nhất định. Từ đó, đánh giá kết quả của việc thực hiện mục tiêu đó, những gì mà ngành đã đạt được và chưa đạt được để có những giải pháp tốt nhất nhằm phát triển ngành du lịch trong tương lai. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH 2.1. Thực trạng phát triển ngành du lịch của nước ta hiện nay 2.1.1. Đặc điểm của ngành du lịch nước ta Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng du lịch, chúng ta có những lợi thế rất lớn cả về điều kiện tự nhiên và văn hóa. Vì vậy chúng ta có điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển về Du lịch. Nước ta với hơn 3000km bờ biển, nhiều khu vực có đảo, biển đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc…Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển được đầu tư và khai thác trong đó có các khu vực có tiềm năng lớn đã được đầu tư phát triển. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, diện tích rừng khá lớn chiếm khoảng 37% diện tích đất. Chúng ta đã thành lập được trên 100 khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn và 34 khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường. Đến hết năm 2010, Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị ý nghĩa to lớn về kinh tế, du lịch. Các điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Với những lợi thế tự nhiên này, chúng ta có thể phát triển du lịch sinh thái, thành lập các khu thăm quan nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe của du khách khi đến đây. Tài nguyên du lịch của nước ta phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm chán khách du lịch. Việt Nam có 54 dân tộc cùng với nó là những nét văn hóa đa dạng mang bản sắc riêng độc đáo của từng vùng miền. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc Việt Nam. Các lễ hội văn hóa có sức hút to lớn đối với du khách thập phương trong và ngoài nước. Các di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên hàng đầu của du lịch. Cho đến nay nước ta có khoảng 4 vạn di tích các loại trong đó gần 3000 di tích được bộ văn hóa - thông tin xếp hạng. Các di tích này đã và đang được khai thác nhất định vào phát triển du lịch. Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, đảo nước khoáng, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình…) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc…), là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau. Điểm nổi bật là của du lịch Việt Nam là sự an toàn. Đây là một yếu tố tối quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến của du khách. Với những hình ảnh của tổng thống Nga Dmitry Medvedev đi bộ từ hồ Gươm về khách sạn, tổng thống Mỹ Bill Clinton đi dạo quanh hồ Gươm đã đủ minh chứng cho điều này đối với du khách quốc tế. Bên cạnh đó Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn như APEC 14, ASEAN 17, ASEM 9... Đây có thể coi là những tiềm năng rất lớn giúp ngành du lịch của Việt Nam phát triển. 2.1.2. Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Ở Việt Nam, ngành du lịch đã được hình thành và phát triển hơn 50 năm, song hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi động từ thập niên 90 của thế kỷ trước, gắn liền với chính sách mở cửa hội nhập. Trong các giai đoạn phát triển, mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng du lịch Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, dần khẳng định vị trí là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Kết quả, du lịch Việt Nam đã thu hút được nhiều khách trong nước và quốc tế. Theo thống kê, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng, từ 1.351.000 lượt khách quốc tế năm 1995 lên 2.140.000 lượt năm 2000 và năm 2010, số lượt khách quốc tế đến nước ta đã đạt 5 triệu. Lượt khách nội địa cũng tăng nhanh, đến năm 2010 đạt 28 triệu lượt khách. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng được chú trọng nâng cao về số lượng cũng như chất lượng. Nhiều loại hình du lịch ra đời, cùng với đó là vệc tạo ra các dịch vụ du lịch trọn gói chất lượng cao đã đem đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng. Du lịch Việt Nam ngày càng có sự liên kết đa quốc gia, phát triển du lịch quốc tế nhờ đó mà nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động du lịch ngày càng tăng. Trong những năm qua, ngành du lịch nước ta với việc chú trọng thực hiện các chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch đã góp phần tích cực đưa hình ảnh Việt Nam thân thiện mến khách đến với bạn bè quốc tế. Ngành du lịch ngày càng phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đáng kể vào thu nhập quốc dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì thu nhập ngoại tệ từ dịch vụ đó thu nhập du lịch đã tăng từ 6,4 ngàn tỉ đồng năm 1995 lên 17,5 ngàn tỉ đồng năm 2000 và trên 96 ngàn tỉ đồng năm 2010. Tốc độ du lịch năm 2008 đạt 4,02 tỉ đô la, chiến trên 55% trong cơ cấu của xuất khẩu dịch vụ và đứng thứ 5 trong các ngành tạo thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh những mặt sáng của ngành du lịch nước ta thì hiện nay ngành du lịch nước ta vẫn còn tồn tại nhều vấn đề bất cập. Trong nhiều năm nay, cho dù ngành du lịch Việt Nam ra sức thu hút du khách với những hoạt động khá rầm rộ, những lọai hình tour du lịch đa dạng, với những nỗ lực cải tiến địa điểm du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại hải ngọai… nhưng nói chung, du lịch Việt Nam xem chừng như vẫn “lận đận”, thu hút khách quốc tế ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Một thực trạng trong ngành du lịch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đó là chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình chưa phong phú, độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, chưa tập trung cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá cả so với một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu du lịch khai thác tự phát, chưa đầu tư đúng tầm. Quảng bá du lịch ra nước ngoài còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du khách và nhà đầu tư. Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khu du lịch còn có những bất cập. Quy hoạch không được thực hiện triệt để dẫn tới đầu tư không đồng bộ, manh mún, dàn trải, không tạo nên hiệu quả tổng thể. Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như vấn đề phương tiện giao thông cũ nát, đường xấu khách mất nhiều thời gian di chuyển trên đường,.. Ngoài ra tình trạng, vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường… tại các điểm du lịch đang là vấn nạn thách thức của ngành du lịch nước ta. Từ thực trạng trên dẫn đến năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế còn thấp, chỉ xếp thứ 97 trên tổng số 113 nước. Việt Nam chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc dân tộc, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, giá cả thiếu cạnh tranh, phát triển du lịch theo lãnh thổ còn thiếu sự gắn kết giữa các địa phương. 2.2. Phân tích môi trường ngành du lịch 2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh Xét về vẻ đẹp tự nhiên, giá trị văn hóa, Việt Nam hoàn toàn không thua kém các nước có ngành du lịch phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia… Thế nhưng hiệu quả từ ngành du lịch nước ta lại thua kém họ rất lớn. Nguyên nhân căn bản là chúng ta chưa biến được những lợi thế so sánh thành những lợi thế cạnh tranh vốn chỉ tồn tại một thời gian và sẽ trôi qua nếu như chúng ta không biết tận dụng mọi cơ hội. Khi so với các quốc gia Đông Nam Á, tính cạnh tranh giá cả của Việt Nam là tốt nhất, nhưng lại kém hơn các quốc gia cạnh tranh còn lại trên mọi phương diện khác. Singapore kém cạnh tranh nhất về phương diện môi trường do mật độ dân cư của quốc gia này quá cao nhưng lại dẫn đầu về tính cạnh tranh của tất cả các phương diện còn lại. Thái Lan luôn có tính cạnh tranh tốt hơn Việt Nam xét trên mọi phương diện ngoại trừ giá cả và môi trường. Tuy nhiên, đối với phòng ngủ là một khoản chi tiêu lớn nhất của khách du lịch thì hai đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Malaysia và Thái lan vẫn có mức giá cạnh tranh hơn Việt Nam. Thái Lan được coi là nước cạnh tranh nhất về giá khách sạn. Đối thủ cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam hầu hết là các quốc gia láng giềng và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, với nhữnng tiềm năng lớn mạnh về các điểm đến cũng như tài chính thì hiện nay Thái Lan vẫn được coi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài với năng lực tài chính mạnh, kinh nghiệm lâu năm và lợi thế quy mô cũng sẽ là thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. 2.2.2. Phân tích về người mua Từ năm 2000, sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn nghèo nàn hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì thế mà nhu cầu đi du lich đặc biệt là du lịch quốc tế đối với người Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, từ khi bước vào thiên niên kỉ mới đặc biệt là sau sau khi nước ta gia nhập WTO, sự hội nhập kinh tế kéo theo đó là sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia làm cho tư tưởng người Việt Nam được đổi mới, và cầu du lịch cũng cao hơn. Người có thu nhập trung bình thì nhu cầu đi du lịch nội địa, với những người có thu nhập cao, họ không chỉ có nhu cầu đi du lịch mà còn muốn đi du lịch nước ngoài. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp du lịch phát triển. Kết quả theo báo cáo mới do trang web du lịch Travelocity.com thực hiện thì 30% trong số 1.403 người tiêu dùng được khảo sát cho biết sẽ đi du lịch nhiều hơn trong năm 2011, chỉ 1% nói không dự định đi bất cứ nơi nào so với 4% vào năm ngoái. Những người nước ngoài, đặc biệt là khách phương tây thì đi du lịch với họ là nhu cầu thiết yếu. Thị trường du lịch chủ yếu của Việt Nam có thể kể đến như Mỹ, Nga hay Nhật Bản... Đây là những nước có lượng khách hàng năm đến du lịch ở nước ta nhiều nhất. Nước Nga không có nhiều nắng ấm nên người Nga thích đến những vùng có khí hậu ấm. Họ rất thích biển, đặc biệt là du lịch biển ở Việt Nam. Khách du lịch Nga có nhu cầu đi du lịch rất lớn, tuy nhiên việc tiếp thị và giới thiệu du lịch Việt Nam đối với khách này chưa nhiều, khiến cho khách Nga "quên" hình ảnh Việt Nam. Khách du lịch Nga thường dành một khoảng thời gian trong năm để đi du lịch trong nước và nước ngoài theo nhóm gia đình hoặc riêng lẻ. Nhóm khách du lịch Nga được xem là thích "xài sang" không kém khách du lịch phương Tây. Đối với khách du lịch Nhật Bản, họ rất nhạy cảm trước những tin tức tiêu cực, như những bất ổn về chính trị, rủi ro... Sự kiện 11/9 tại Mỹ hay cuộc chiến Iraq mà Mỹ phát động năm 2003 đã khiến lượng khách Nhật thích đi vãn cảnh nước ngoài giảm mạnh. Người Nhật yêu thích thiên nhiên tươi đẹp, các di sản thế giới, sự yên bình, sự hấp dẫn về ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ... của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam hiện là một trong 20 điểm đến hàng đầu của du khách Nhật. Tuy nhiên, khách Nhật lại ít quay lại Việt Nam, đặc biệt ít đối với lần thứ ba. Nguyên nhân là do họ thiếu thông tin, không hài lòng lắm khi đi mua sắm (sản phẩm còn nghèo nàn) và không thấy thông tin về hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, lý do còn là cơ sở hạ tầng của Việt Nam yếu kém và du lịch Việt Nam chưa thực sự hướng tới khách du lịch giàu có. Mỹ được xem là một trong những quốc gia có người dân đi du lịch nước ngoài nhiều nhất. Khách du lịch Mỹ có thể chia làm 4 nhóm, căn cứ vào sở thích du lịch của họ. Nhóm du khách thích thiên nhiên và du lịch sinh thái được xem là hạng sang, họ sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để tham gia những tour du lịch phù hợp với sở thích của mình. Nhóm khách này được đánh giá có mức chi tiêu trung bình khoảng 15.000 USD cho một lượt. Nhóm 2, được xem là bậc trung, có mức chi tiêu thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 1.000 USD/lượt. Loại khách du lịch này thích và quan tâm đến việc tìm hiểu văn hóa, ẩm thực và ngôn ngữ. Nhóm 3 là du lịch ba lô, tức loại du khách đi một mình, không tham gia đoàn và mua tour. Nhóm này thuộc loại thích mạo hiểm và đang có xu hướng gia tăng. Nhóm 4 là những du khách đi theo sự kiện, đặc biệt là thể thao. Bất kể thuộc nhóm nào, thì sự an toàn vẫn luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với du khách người Mỹ. Nhìn chung, nhu cầu du lịch của người Việt Nam nói riêng và của con người nói chung đang rất nóng đặc biệt khi đời sống con người ngày càng nâng cao. Chúng ta cần nắm rõ những sở thích, thị hiếu cũng như tâm lý của du khách, để có hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của ngành du lịch nước ta. 2.2.3. Phân tích về người bán Việt Nam đang tiến hành thực hiện các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và kinh doanh lữ hành, sắp xếp chỗ trong khách sạn ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành khai thác khách du lịch quốc tế của Việt Nam. Việc cho phép thêm các doanh nghiệp du lịch lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác khách du lịch trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lượng khách du lịch công vụ, hội ngh